Ngân hàng là một trong các tổchức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế, Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách
tiền tệ, vì vậy, là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính
phủ. Trong nền kinh tếthịtrường hiện nay làm tốt công tác thanh toán không
dùng tiền mặt có vai trò rất lớn, góp phần cải thiện công tác thanh toán, ổn
định lưu thông tiền tệ, khống chế được lạm phát, thúc đẩy tăng nhanh vòng
quay của vốn và một điều quan trọng là nó thểhiện được vai trò quản lý của
Nhà nước trong kinh tế.
Nước ta từkhi chuyển sang nền kinh tếthịtrường có sựquản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, việc sửdụng các công cụthanh toán
không dùng tiền mặt được chú ý. Thế nhưng, cho đến nay thì thanh toán
không dùng tiền mặt vẫn được phát triển và phổcập rộng rãi trong dân cư. Tỷ
trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷtrọng cao trong tổng thanh toán
của nền kinh tế.
77 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4257 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn”
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Nguyên từ
NHTM
NHNN
NH
TTKDTM
UNC
UNT
BKNS
BIDV
Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Nhà Nước
Ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt
Uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm thu
Bảng kê nộp séc
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế, Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách
tiền tệ, vì vậy, là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính
phủ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay làm tốt công tác thanh toán không
dùng tiền mặt có vai trò rất lớn, góp phần cải thiện công tác thanh toán, ổn
định lưu thông tiền tệ, khống chế được lạm phát, thúc đẩy tăng nhanh vòng
quay của vốn và một điều quan trọng là nó thể hiện được vai trò quản lý của
Nhà nước trong kinh tế.
Nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc sử dụng các công cụ thanh toán
không dùng tiền mặt được chú ý. Thế nhưng, cho đến nay thì thanh toán
không dùng tiền mặt vẫn được phát triển và phổ cập rộng rãi trong dân cư. Tỷ
trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán
của nền kinh tế.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế kém phát triển, trong thanh
toán thì thanh toán bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu. Vì vậy, việc đẩy nhanh công
tác thanh toán không dùng tiền mặt là điều cần thiết. Do đó, em đã chọn đề
tài: “ Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Bắc Kạn”, do kinh tế Bắc Kạn còn kém phát triển nên việc thanh
toán không dùng tiền mặt cũng chỉ thực hiện trong phạm vi quốc gia, nên đề
tài của em chỉ nghiên cứu về thanh toán không dùng tiền mặt trong nước.
Mục đích của việc nghiên cứu công tác thanh toán không dùng tiền mặt
là phân tích các vấn đề có liên quan tới thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó
rút ra dược những mặt làm được và những mặt chưa thực hiện được của công
tác này và đề xuất những giải pháp nhằm giúp phát triển và hoàn thiện công
tác thanh toán này tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.
Bài viết này em sử dụng phương pháp phân tích, so sánh số liệu công tác
thanh toán của chi nhánh trong năm 2005, 2006 và 2007.
4
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua
Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn
Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ thanh toán chi trả lẫn nhau
phải dùng hình thức tiền tệ, vì vậy, thanh toán tiền tệ là một yêu cầu khách
quan, là điều cần thiết phục cho quá trình tái sản xuất xã hội. Thanh toán tiền
tệ được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán
không dùng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng
tiền mặt trong các quan hệ thanh toán thu chi giữa nhân dân với nhau, giữa
các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước với nhân dân…. Thanh toán
bằng tiền hợp với vai trò của tiền tệ làm vật môi giới trong quá trình lưu
thông. Sau khi xuất chuyển hàng hoá hay cung ứng dịch vụ cho người mua,
người bán nhận được tiền ngay và quá trình thanh toán cũng chấm dứt ở đó.
Nhưng khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình độ cao hơn,
thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không còn tỏ ra là một phương thức
duy nhất nữa, lúc đó nó đòi hỏi một phương thức hiện đại hơn, bên cạnh đó
với sự phát triển vượt bậc của hệ thống Ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ
thanh toán đã được Ngân hàng nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho
mình một hình thức thanh toán thích hợp thay cho thanh toán bằng tiền mặt,
thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh từ đó. Thanh toán không dùng tiền
mặt là phương thức thanh toán "phi tiền mặt" thực chất là dùng các công cụ
khác để thay thế tiền mặt trong thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hoá
dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà vẫn được tiến hành bằng cách
trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ
hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán về mặt bản chất thì TTKDTM phản ánh sự
6
vận động của vật tư hàng hoá, dịch vụ lưu thông. Sự phát triển rộng khắp của
TTKDTM trong nền kinh tế thị trường hiện đại là yêu cầu tất yếu của sự phát
triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá, do kinh tế hàng hoá phát triển mạnh,
khối lượng hàng hoá, dịch vụ trao đổi lớn, tất yếu phải có cách thức trả tiền
thuận tiện và an toàn hơn.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, công dân Việt Nam và
nước ngoài sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam gọi chung là đơn vị và
cá nhân có quyền lựa chọn cho riêng mình Ngân hàng để mở tài khoản và
thực hiện giao dịch phục vụ cho nhu cầu của mình, các đơn vị và cá nhân có
tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng được gọi chung là chủ tài khoản. Nếu như
trong thanh toán sử dụng tiền mặt thì chỉ có sự tham gia của người mua và
người bán thì trong phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì chủ thể
tham gia còn bao gồm cả Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác cung ứng
dịch vụ thanh toán.
1.1.2. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
NHTM là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu cơ bản là lợi
nhuận, vì vậy, nên mạng lưới Ngân hàng rộng khắp để đáp ứng nhu cầu tiền tệ
- tín dụng và thanh toán của nền kinh tế hàng hoá phát triển rộng khắp quốc
gia và vươn ra thế giới. Nhìn lại lịch sử hình thành ban đầu của Ngân hàng,
chúng ta thấy dịch vụ ban đầu của Ngân hàng mà cung cấp là dịch vụ quản lý
vốn cho khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng còn đảm bảo thanh toán nhanh
chóng, chính xác, an toàn thuận tiện cho khách hàng, do đó tạo được sự tín
nhiệm cho khách hàng, và Ngân hàng đã thu hút được nguồn vốn quan trọng
nhất cho hoạt động của mình. Ngân hàng là trung gian thanh toán cho khách
hàng làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được tiến hành một cách có hiệu
quả. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì tần số giao dịch ngày càng tăng và
diễn ra nhanh; khối lượng tiền tệ ngày càng nhiều, phạm vi đã mở rộng ra tận
thế giới. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp không thể thanh toán trực tiếp
với nhau mà cần có sự tham giam của Ngân hàng, chính vì vậy Ngân hàng trở
thành trung gian thanh toán trong nền kinh tế.
7
Tiền mặt là phương tiện thanh toán không thể thiếu, song ngày nay
thanh toán dùng tiền mặt không còn là hình thức thanh toán tối ưu trong các
giao dịch thương mại dịch vụ nữa, đặc biệt là các giao dịch có giá trị và khối
lượng lớn, trước đây trong nền sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, khối lượng hàng
hoá ít thì việc thanh toán sử dụng tiền mặt là rất thuận tiện, nhưng trong nền
kinh tế thị trường hiện nay sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khối
lượng hàng hoá vô cùng lớn, việc trao đổi hàng hoá đa dạng và trên diện rộng,
các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ hàng hóa ngày nay diễn ra mọi
lúc, mọi nơi, vượt cả giới hạn về khoảng cách thì hình thức thanh toán bằng
tiền mặt không còn phù hợp nữa.
Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn phổ
biến bàng hình thức tiền mặt nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn
có thể dẫn đến một số bất lợi như:
• Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của
chính phủ cho việc in ấn, chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ
thống ngân hàng, các chủ thể tham gia giao dịch) là rất tốn kém.
• Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn
dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc chủ nợ.
• Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền luôn luôn
tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
• Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi
trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe doạ trực tiếp tới lợi ích
của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.
Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào,
song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến thì trong xã hội
tình hình sẽ càng phức tạp hơn và khó kiểm soát hơn. Mặt khác, khi nền kinh
tế càng ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng thì việc thanh toán
bằng tiền mặt không còn đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu thanh toán của
toàn bộ nền kinh tế nữa. Từ thực tế đó thì đòi hỏi phải có sự ra đời của một
8
phương thức tiên tiến và hiện đại hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh
toán ngày càng cao của xã hội, do vậy, sự ra đời của phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt là tất yếu.
1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
TTKDTM được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, trong hệ thống
này thì Ngân hàng là một trung tâm thanh toán. Mọi hoạt động trao đổi về
hàng hóa và dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán, quan hệ thanh toán
liên quan đến mọi hoạt động trong xã hội, vì vậy, việc tổ chức tốt công tác
thanh toán đặc biệt là TTKDTM có ý nghĩa kinh tế rất lớn, ý nghĩa này được
thể hiện qua các mặt sau:
TTKDTM góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
Ta biết rằng thanh toán vừa là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc của một
chu kỳ sản xuất kinh doanh, do vậy nếu tổ chức tốt công tác thanh toán sẽ góp
phần tăng nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn giúp cho các doanh nghiệp
thu hồi được vốn nhanh để phục vụ cho chu kỳ sản xuất sau, cũng tức là phục
vụ cho quá trình tái sản xuất không ngừng phát triển. Nhờ công tác thanh toán
không dùng tiền mặt mà các khách hàng ở xa vẫn có thể thanh toán tiền hàng
hoá dịch vụ nhanh chóng thay vì phải mất nhiều thời gian để vận chuyển tiền
mặt, có thể nói thanh toán không dùng tiền mặt đã rút nhanh vòng quay vốn
của khách hàng.
Thúc đẩy hoạt động thanh toán trong nền kinh tế với những ưu điểm như:
an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí. Phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt ra đời đã làm giảm được chi phí in ấn, bảo quản, vận
chuyển.
Thông qua công tác thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng có thể
biết được phần nào hoạt động thanh toán của khách hàng từ đó tổng hợp số
liệu để biết được hoạt động thanh toán vốn chung cho cả nền kinh tế. Thông
qua tình hình biến động số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng, Ngân hàng sẽ thu thập được những thông tin cần thiết về tình hình kinh
tế - tài chính của khách hàng như thông tin về dòng lưu chuyển tiền tệ, doanh
9
thu…. Từ đó, Ngân hàng gián tiếp đánh giá được tình hình kinh doanh, tình
hình tài chính, khả năng thanh toán… của khách hàng, để thực hiện kiểm soát
đồng tiền thông qua việc có các chính sách kịp thời, hợp lý đối với các quyết
định về huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ khác của Ngân hàng.
Góp phần tạo thêm nguồn vốn đầu tư: đối với Ngân hàng thì thanh toán
qua Ngân hàng làm tăng thêm nguồn vốn vì nó sử dụng được số tiền tạm thời
nhàn rỗi của khách hàng gửi vào để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Mỗi một
doanh nghiệp, cá nhân đều giữ một lượng tiền mặt nhất định để chờ sử dụng.
Nếu khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để thanh toán bằng chuyển khoản thì
số tiền này sẽ giảm, Ngân hàng sẽ huy động thêm nhiều nguồn vốn để đầu tư
cho nền kinh tế. Như vậy, việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ giúp cho khả
năng tạo tiền của NHTM, đảm bảo được nhu cầu thanh toán ngày càng tăng
trong nền kinh tế. Mặt khác ngân hàng thu phí dịch vụ do thực hiện nghiệp vụ
thanh toán giữa các khách hàng.
TTKDTM có vai trò làm giảm khối lượng tiền mặt, hỗ trợ cung ứng tiền
mặt, điều hoà lưu thông tiền tệ của NHNN: khối lượng tiền mặt và khối lượng
tiền ghi sổ được quyết định bởi tổng giá cả hàng hoá - dịch vụ và tốc độ lưu
thông tiền tệ bình quân. Vì vậy, sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế sẽ
bao gồm sự vận động của tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt qua
Ngân hàng, tức là thanh toán không dùng tiền mặt tăng thì lưu thông tiền mặt
giảm và ngược lại, do NHNN là cơ quan duy nhất phát hành, kiểm soát và
cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế thông qua các kênh như nghiệp vụ thanh
toán thị trường mở, tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, từ đó điều tiết khối lượng
tiền ghi sổ tại các NHTM.
TTKDTM gắn với sự phát triển của hệ thống tài chính – tín dụng, đặc
biệt là sự phát triển của hệ thống Ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của hệ
thống này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, các tổ chức
xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tiền hàng dịch vụ thông
qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống này.
Như vậy, TTKDTM giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đứng trên giác
độ của ngành Ngân hàng, nó phản ánh khá trung thực trình độ quản lý, trình
10
độ kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng.
Trong nội bộ một Ngân hàng, TTKDTM không chỉ tác động đến nghiệp vụ
thanh toán mà còn tác động đến các nghiệp vụ khác của Ngân hàng như
nghiệp vụ tín dụng, nếu làm tốt công tác TTKDTM thì sẽ thúc đẩy nghiệp vụ
tín dụng phát triển và ngược lại. Đi đôi với sự phát triển kỹ thuật tin học, ngày
nay Ngân hàng hiện đại cũng chyển hướng kinh doanh bằng cách mở rộng các
dịch vụ tín dụng, chứ không chỉ là kinh doanh chênh lệch lãi suất tiền gửi và
cho vay là chủ yếu trước đây, trong đó dịch vụ thanh toán đóng vai trò trung
tâm và đặc biệt quan trọng.
1.1.4. Điều kiện để khách hàng tham gia vào thanh toán không dùng
tiền mặt
Khi tham gia vào thanh toán không dùng tiền mặt thì mọi khách hàng
đều phải thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng về các
thủ tục giao dịch, các giấy tờ thanh toán. Ngân hàng sẽ cung cấp các mẫu
giấy tờ cần thiết theo nhu cầu của khách hàng để họ có thể tham gia vào
phương thức thanh toán này. Đối với các chứng từ này thì cần được viết theo
các mẫu có sẵn của Ngân hàng và phải được ghi rõ ràng, chính xác, không
được tẩy xoá, viết bằng mực không phai….
Đối với các khách hàng thường xuyên tham gia thanh toán qua Ngân
hàng thì phải có tài khoản tại Ngân hàng và phải có số dư đủ để đảm bảo
thanh toán và đảm bảo duy trì tài khoản.
1.1.4.1. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán
Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán (sau
đây gọi chung là khách hàng) có quyền lựa chọn Ngân hàng làm dịch vụ
thanh toán để mở tài khoản. Khi quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán
tại các Ngân hàng, khách hàng thường quan tâm đến các yếu tố sau:
• Thuận tiện trong giao dịch, tốc độ nhanh
• Đảm bảo an toàn tài sản
• Chi phí giao dịch hợp lý
11
a, Mở tài khoản
Theo thông tư số 08/TT-NH2, ngày 21/02/1994 của NHNN Việt Nam,
hướng dẫn về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt thì việc mở và sử dụng
tài khoản tiền gửi phải chấp hành đúng những quy định sau:
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị
vũ trang:
+ Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản (Tổng Giám đốc, Giám
đốc, thủ trưởng đơn vị, chủ doanh nghiệp) ký tên đóng dấu trong đó phải ghi
rõ:
• Tên đơn vị
• Họ tên chủ tài khoản
• Địa chỉ giao dịch của đơn vị
• Mã số thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị.
• Số chứng minh thư, ngày tháng năm cấp, nơi cấp của chủ tài khoản.
• Tên NH nơi mở tài khoản
+ Bảng đăng ký mẫu dấu chữ ký để giao dịch với NH
• Chữ ký mẫu của chủ tài khoản và người được uỷ quyền
• Chữ ký mẫu của kế toán trưởng và người được uỷ quyền
• Mẫu dấu của đơn vị
- Đối với khách hàng là cá nhân
+ Giấy đăng ký mở tài khoản của chủ tài khoản, trong đó ghi rõ: Họ tên
của chủ tài khoản; Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản; Số, ngày tháng năm,
nơi cấp chứng minh thư của chủ tài khoản; Tên NH nơi mở tài khoản.
+ Bảng đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản để giao dịch với NH. Đối
với tài khoản là cá nhân thì không được uỷ quyền, tất cả các giấy tờ thanh
toán, giao dịch với NH buộc phải là chữ ký của chủ tài khoản.
Sau khi chấp nhận mở tài khoản cho khách hàng thì NH thông báo cho
khách hàng biết số hiệu tài khoản, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản.
12
b, Sử dụng tài khoản thanh toán
- Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán tại
thời điểm giao dịch thanh toán phải được thực hiện, Chịu trách nhiệm về việc
chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản. Trừ trường hợp NH cho phép thấu
chi. Ngân hàng là tổ chức tín dụng có nhận thanh toán phải duy trì trên tài
khoản tiền gửi tại NHNN số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt
buộc do NHNN quy định.
- Chủ tài khoản được toàn quyền sử dụng số dư tài khoản tiền gửi tại
NH thông qua các lệnh thanh toán phù hợp với quy định của Ngân hàng
Trung Ương. Chịu trách nhiệm về những sai sót hay hành vi lợi dụng, lừa đảo
khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
- Được hưởng lãi suất cho số tiền gửi trên tài khoản theo mức lãi suất do
NH quy định tùy theo đặc điểm của chủ tài khoản, số dư tài khoản và phù hợp
với quy chế quản lý lãi suất của NHNN ban hành trong từng thời kỳ.
- Được yêu cầu NH cung cấp các thông tin về những giao dịch và số dư
trên tài khoản của mình.
- Tuân thủ các hướng dẫn của NH nơi mở tài khoản về việc lập các lệnh
thanh toán và sử dụng các phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh
toán qua tài khoản: sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch, đảm bảo
các biện pháp an toàn trong thanh toán do NH quy định.
- Chủ tài khoản được uỷ quyền cho người khác bằng văn bản sử dụng tài
khoản theo quy định của pháp luật. Người được uỷ quyền có quyền hạn và
nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ
quyền lại cho người thứ ba.
- Không được cho thuê, cho mượn hoặc sử dụng tài khoản của mình cho
các giao dịch thanh toán đối với những khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn
gốc bất hợp pháp.
- Thông báo kịp thời cho NH nơi mở tài khoản khi phát hiện khi thấy sai
sót, nhẫm lẫn trên tài khoản của mình hoặc tài khoản của mình bị lợi dụng.
Cung cấp thông tin chính xác khi yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán hoặc
trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
13
Trong trường hợp có đóng chủ tài khoản thì mọi giao dịch thanh toán
trên tài khoản chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của những người đồng
chủ tài khoản.
1.1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng và khách hàng sử
dụng dịch vụ thanh toán
Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng
Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền quy định khách hàng
phải nộp phí khi nhận dịch vụ thanh toán, quy định hạn mức thấu chi đối với
từng khách hàng. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin có liên quan
trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán, từ chối thanh toán khi khách hàng
không đáp ứng đủ để sử dụng dịch vụ thanh toán, hoặc vi phạm nguyên tắc
thanh toán.
Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thanh toán chính
xác, kịp thời và an toàn tài sản theo yêu cầu của khách hàng. Niêm yết công
khai phí dịch vụ thanh toán, giữ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi của khách
hàng theo đúng quy định của pháp luật. Từ chối thực hiện các giao dịch thanh
toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. Cung cấp thông tin định
kỳ hoặc đột xuất (nếu cần) cho chủ tài khoản về số dư tài khoản và các giao
dịch thanh toán trên tài khoản của chủ tài khoản.
Ngân hàng chủ đ