Đề tài Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang ngày càng được hoàn thiện. Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua cho thấy Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất góp phần quyết định vào việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao và ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề phải lưu ý. Một trong những vấn đề đó là sự hình thành và phát triển các loại thị trường. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, một số vấn đề đặt ra là muốn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc phát triển các loại thị trường nói chung và một trong những thị trường trọng điểm nói riêng là thị trường hàng hoá và dịch vụ đang là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Thị trường hàng hoá và dịch vụ là bộ phận cơ bản của thị trường đầu ra của nền kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế- xã hội. Đây là một điều kiện cơ bản để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang ngày càng được hoàn thiện. Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua cho thấy Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất góp phần quyết định vào việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao và ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề phải lưu ý. Một trong những vấn đề đó là sự hình thành và phát triển các loại thị trường. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, một số vấn đề đặt ra là muốn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc phát triển các loại thị trường nói chung và một trong những thị trường trọng điểm nói riêng là thị trường hàng hoá và dịch vụ đang là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Thị trường hàng hoá và dịch vụ là bộ phận cơ bản của thị trường đầu ra của nền kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế- xã hội. Đây là một điều kiện cơ bản để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với đề tài “ Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” tôi xin được đề cập đễn một số khía cạnh của vấn đề này. B. Nội dung I.Khái niệm về thị trường và kinh tế thị trường : 1.1 Khái niệm về thị trường : Thị trường là một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán đã được thể chế hoá nhằm xác định giá cả và khối lượng hàng hóa. Như vậy thị trường chứa đựng tổng cung tổng cầu mối quan hệ cung - cầu, mức giá và những yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với một loại sản phẩm nào đó của nền sản xuất hàng hóa. Mức độ phát triển của thị trường phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế. 1.2 Khái niệm về kinh tế thị trường : Kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển xã hội loài người, nó là hình thức phát triên cao của kinh tế hàng hoá. Nếu kinh tế hàng hoá giản đơn chỉ dừng lại ở sự trao đổi thì kinh tế thị trường đã có những bước tiến vượt bậc về bản chất. Kinh tế thị trường thực hiện phân bố các nguồn lực của xã hội thông qua cơ chế thị trường được chi phối bởi các quy luật cơ bản là quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Các quan hệ mang tính áp đặt, cống nạp, cưỡng đoạt của kinh tế tự nhiên đã được thay bằng quan hệ thị trường ngang gía, trao đổi hàng hoá - tiền tệ. Lực lượng sản xuất phát triển được hỗ trợ bởi một hệ thống các thể chế thị trường nhằm đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách có hiệu quả nhất. 1.3 Một số đặc điểm của nền kinh tế thị trường : Thứ nhất, kinh tế thị trường là một sự phát triển mang tính tất yếu.Sự hiện diện của kinh tế thị trường tại tất cả các quổc gia trên thế giới cho thấy kinh tế thị trường có sức sống mãnh liệt và là bước phát triển tự nhiên mang tính quy luật trong lịch sử nhân loại. Từ những mầm mống phát sinh trong nền kinh tế phong kiến, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã phá vỡ những kết cấu phong kiến, thúc đẩy tự do hóa kinh tế và thiết lập vững chắc quan hệ hàng hóa tiền tệ. Tích lũy tư bản, quá trình công nghiệp hóa đã biến mọi yếu tố của sản xuất thành hàng hóa. Kinh tế thị trường luôn tồn tại và phát triển ngay cả khi một quốc gia nào đó không thừa nhận nó. Những động lực phát triển mang tính nội sinh đã giúp cho kinh tế thị trường trở thành tất yếu. Thứ hai, kinh tế thị trường có khả năng thích ứng với các hình thái xã hội khác nhau. Có thể nhận thấy tính đa dạng của các nền kinh tế thị trường hiện nay tại các quốc gia với những sự khác biệt về cơ cấu sở hữu xã hội. Quá trình phát triển kinh tế thị trường có thể phát huy tác dụng tích cực của nó với những chủ thể kinh tế khác nhau: cá thể, tiểu chủ, tư bản hay nhà nước. Điều quan trọng là các chủ thể kinh tế này cần có khă năng độc lập và cạnh tranh một cách bình đẳng, các quy luật của thị trường phải được tôn trọng. Nói cách khác, kinh tế thị trường gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa và hoàn toàn có thể được xây dựng tại những quốc gia có những chế độ chính trị xã hội khác nhau, vì bản chất của kinh tế thị trường là sử dụng nguồn lực khan hiếm có hiệu quả của quá trình sản xuất và dịch vụ. Thứ ba, sự đa dạng trong mô hình của kinh tế thị trường,các nền kinh tế đang phát triển hiện nay hoàn toàn có khă năng rút ngắn thời gian phát triển. Ngày nay, các quốc gia với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau đã có những phương thức tiến trình xây dựng kinh tế thị trường hoàn toàn khác nhau. Những khác biệt to lớn có thể tìm thấy trong sự phát triển của các nước NIEs so với Anh, Mỹ hay Nhật Bản. Với lợi thế của những nước đi sau, áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, các quốc gia này có thể tiến hành xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển trong vòng 15-20 năm so với hàng trăm năm của nước Anh hay 50 năm của Nhật. II. Thị trường hàng hoá và dịch vụ : 2.1 Khái quát thị trường hàng hoá và dịch vụ : Thị trường hàng hoá và dịch vụ là bộ phận cơ bản của thị trường đầu ra của nền kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế- xã hội. Theo nghĩa hẹp, thị trường hàng hoá và dịch vụ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại hàng hoá và dịch vụ. Mặt khác, khi nói đến thị trường hàng hoá và dịch vụ, chủ yếu đề cập đến các loại hàng hoá và dịch vụ là sản phẩm cuối cùng và phục vụ tiêu dùng.Các loại hàng hoá và dịch vụ phục vụ sản xuất thưòng được phân tích sâu hơn trong thị trường các yếu tố sản xuất. thị trường hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thễ tham gia thị trường đã được thể chế hoá. 2.2 Đặc trưng của thị trường hàng hoá và dịch vụ : Đặc trưng của thị trường hàng hoá và dịch vụ là sự đa dạng của các chủng loại và hàng hóa trên thị trường, của các thành phần tham gia, các hình thức và các cấp trên thị trường Chủng loại các hàng hoá dịch vụ đang ngày càng tăng lên một cách không có giới hạn. Cấu trúc của thị trường hàng hóa còn rất phức tạp với nhiều cấp khác nhau: bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu và nhập khẩu v.v.. Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì hình thức và phạm vi hoạt động của các thị trường hàng hóa và dịch vụ dã có nhiều thay đổi so với thị trường truyền thống. Những hình thức mới như bán hàng qua mạng internet đã thực sự tác động sâu sắc tới lối sống và phương thức tiêu dùng của xã hội. 2.3 Đặc điểm cơ bán của thị trường hàng hoá và dịch vụ : Thị trường hàng hoá và dịch vụ mang tính cạnh tranh cao. Khả năng độc quyền chi phối toàn bộ thị trường của một doanh nghiệp nào đó là hết sức khó khăn. Mức giá và lượng hàng hoá và dịch vụ được cung ứng quyết định bởi thị trường thông qua quan hệ cung - cầu.Tuy vậy do những đặc điểm của từng loại hàng hóa và yêu cầu của quy mô tối ưu, trên một số thị trường hàng hoá và dịch vụ có sự tập trung phát triển của một nhóm các doanh nghiệp lớn với thị phần áp đảo. thực tế cho thấy, các doanh nghiệp cũng khó thoả thuận với nhau để tiến hành chi phối độc quyền thị trường. Tuy vậy, vai trò của các thể chế độc quyền là hết sức quan trọng, tính cạnh tranh phải được đảm bảo trên cả hai phương diện: từ góc độ người mua và từ góc độ người bán. Sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực hệ thống phân phối, công nghệ sẽ đảm bảo cho việc cạnh tranh hiệu quả giữa các nhà sản xuất và tạo điều kiện cho mọi khách hàng có nhu cầu tiếp cận thuận lợi với các nguồn cung cấp hàng hóa, làm cho hệ thống phân phối hoạt động mạnh và hiệu quả hơn. Phần lớn các thị truờng hàng hoá và dịch vụ có độ co dãn lớn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các chính sách của chính phủ. Ngoại trừ một số loại hàng hoá đặc biệt, phần lớn các loại hàng hoá đều có sản phẩm thay thế, vì vậy sự chuyển dịch của người tiêu dùng từ thị trường này sang thị trường khác là tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Do vậy, thị trường hàng hoá và dịch vụ nhìn chung là dễ bị tổn thương truớc các biến động của môi trường. Thị trường hàng hoá và dịch vụ có độ liên kết lớn. Thị trường hàng hóa có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo chủng loại hàng hóa, theo phưong thức mua bán( bán buôn – bán lẻ), theo hình thức tổ chức( tập trung, phi tập trung, qua mạng), theo phạm vi (địa phương , cả nước , quốc tế) v.v.. Điểm đặc biệt là dù phân loại theo phương thức nào thì mối liên hệ giữa các thị trường là hết sức sâu sắc. Mọi sự phân chia cắt đoạn thị trường đều gây ảnh hưởng xấu, lan truyền đến toàn bộ hệ thồng thị trường. III. Quá trình hình thành và phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ : 3.1 Đường lối đổi mới của Đảng về phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam : Năm 1986, Đại hội Vi Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi sướng công cuộc đổi mới ở nước ta. Từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một bước ngoặt quan trọng trong lích sử phát triển kinh tế Việt Nam. Từ đổi mới tư duy đến đổi mới cơ chế kinh tế và xây dựng hang loạt chính sách, luật pháp theo nguyên tắc thị trường là một quá trình lích sử lâu dài. Từ Đại hội Vi đến Đại hội IX của Đảng, nhiều tư duy, nhận thức mới đã được đúc rút thành các quan điểm mới. Nhiều vấn đề lý luận trong đường lối, chính sách đã dần sáng tỏ. Thực tiễn đã làm sáng tỏ nhiều nhận thức mới. những quan điểm mới về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cũng dược sáng tỏ dần. chủ nghĩa xã hội gắn với thực tiễn cuộc sống không duy ý chí như trước. Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội. Đa dạng hoá các hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sỡ hữu tư nhân, sở hữu tập thể với các hình thức tổ chức sản xuất phong phú, tạo ra một môi trường cạnh tranh có sự quản lý hữu hiệu của Nhà nước như là mô hình kinh tế hướng tới ở nước ta. Theo các quan điểm đổi mới, đến Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phải phát triển các loại thị trường. Nghị quyết IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ”. Dựa trên những quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước ta cũng đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững theo mục tiêu đến năm 2020, nước ra cơ bản hình thành một thể chế thị trường đồng bộ. 3.2 Sự hình thành và phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ : Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các chủ thể tham gia vào lưu thông hàng hóa trên thị trường chủ yếu là thương mại quốc doanh và tập thể. Thương mại tư bản tư doanh bị xoá bỏ. Hoạt động thương mại được quy định theo địa chỉ cụ thể, theo chỉ tiêu kế hoạch. Hàng hóa kinh doanh trên thị trường được phân loại theo chỉ tính chất sử dụng và hình thành nên hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh theo từng mặt hàng: doanh nghiệp kinh doanh vật tư, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng v.v.. Ngoài hệ thống này còn tồn tại hệ thống kinh doanh thương mại những vật tư hàng hóa chuyên dùng của các bộ, các ngành theo nguyên tắc sản xuất – tiêu dùng. Nhà nước quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ thông qua các bộ: Bộ Ngoại thương, Bộ Vật tư, Bộ nội thương. Chế độ hạch toán kinh doanh trong thương mại mang tính hình thức. thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh, các doanh nghiệp thương mại tiến hành tiêu thụ theo chỉ tiêu định sẵn. Việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh như vậy đã dẫn đến một thực trạng là cung và cầu gặp gỡ nhau trước khi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường. IV. Thực trạng phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ ở Việt Nam hiện nay 4.1 Thực trạng phát triển thị trường hàng hóa : 4.1.1 Thị trường hàng hóa trong nước : Sự phát triển của thị trường hàng hóa được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tăng mạnh, đặc biệt là từ sau năm 1985. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tăng nhanh về tổng sản lượng hàng hóa bán lẻ là do sự đổi mới cơ chế kinh tế, đời sống dân cư được cải thiện, sức mua hàng hóa tăng nhanh. Bên cạnh đó còn kể đến sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ngày càng hoàn thiện, các hoạt động kinh doanh cũng như dịch vụ bán hàng. Việc lưu thông hàng hóa đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị theo quan hệ cung cầu. Thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính, “ tự cấp, tự túc” sang tự do lưu thông hàng hóa, làm thị trường trong nước sống động và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng nhanh. 4.1.2 Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu : Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm không ngừng tâng nhanh. Năm 1985 tăng gấp 1,54 lần so với 1980, năm 1990 tăng gấp 2 so với 1985. Đến năm 1992, lần đầu tiên Việt Nam đạt được mức cân bằng trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 1994 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam tăng lên 50% so với năm 1993,. Tuy nhiên tốc độ tăng của xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu là do trong giai đoạn này nhiều nhà đầu tư vào Việt nam, nhiều khu lien doanh, khu chế xuất ra đời. Hàng hóa nhập khẩu cho nhu cầu trong khu vực kinh tế này tăng nhanh. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997-1998 đã làm cho nền kinh tế một số nứoc trong khu vực lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ năm 1999, tốc độ xuất nhập khẩu của Việt nam đã tăng lên với nhịp độ nhanh. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và có khả năng đạt 47,5 tỷ USD trong năm 2007. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000, lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu á và thứ 8 trên thế giới). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng từ 36,4 USD năm 1990, lên 75 USD năm 1995, lên 186,8 USD năm 2000, lên 391 USD năm 2005, lên 473,2 USD năm 2006 và khả năng năm 2007 đạt 557 USD. Sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu. Vậy từ thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý. Thứ nhất, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ nước ta đã tăng nhanh trong hơn mười năm qua. Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam bước đầu được mở rộng. Nhưng do Việt Nam còn là nền kinh tế thiếu hụt, lại vẫn còn bị bao vây cấm vận, nên số nước và vùng lãnh thổ đầu tư này vẫn còn rất ít và quy mô xuất khẩu của Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé. Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh. Đặc biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Cũng vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Thứ hai, trong 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, số đạt trên 100 triệu USD có 28, số đạt trên 500 triệu USD có 16, số đạt trên 1 tỷ USD có 7, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, CHND Trung Hoa, Australia, Singapore, Đức, Malaysia, Anh. Như vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, việc xác định các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết để giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo... Tuy nhiên, việc "bỏ trứng vào một giỏ" cũng là điều nên tránh và việc mở rộng thị trường để tăng lượng tiêu thụ, phòng tránh những rủi ro khi xảy ra ở một thị trường nào đó (chẳng hạn như việc kiện bán phá giá). Thứ ba, trong các thị trường trên có một số thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường mới, thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn thấp, như Indonesia, Mông Cổ, các nước Trung Nam Á, (kể cả Ấn Độ), các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Mỹ La tinh, các nước châu Phi, các nước Châu Đại Dương (trừ Australia là thị trường lớn). Thứ tư, trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Việt Nam, thì: Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ,.. Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait,... Theo đó, thì nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có công nghệ nguồn; còn xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở các thị trường xa, thị trường có công nghệ nguồn. 4.2 Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ : 4.2.1 Thị trường dịch vụ bảo hiểm : Thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt nam ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới. thời kỳ đầu, Bảo Việt là công ty độc quyển cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất, nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, làm địa lý giám định và xét bồi thường cho các công ty bảo hiểm ở nước ngoài về hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ khi nền kinh tế chuyển đổi, cơ chế hoạt động độc quyền không còn phù hợp nữa, chính phủ đã ban hành nghị định 100/CP ngày 18-12-1993 về kinh doanh bảo hiểm, từ đó đã tạo môi trường thuận lợi cho thị trường dịch vụ bảo hiểm phát triển. Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (năm 2007), hiện thị trường bảo hiểm Việt Nam có 18 doanh nghiệp cổ phần và 19 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu chia theo lĩnh vực kinh doanh thì có 20 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm; 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 8 doanh nghiệp môi gới bảo hiểm. Hiện có 150.000 đại lý bảo hiểm với trên 100 sản phẩm nhân thọ và hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đã được các công ty bảo hiểm đưa ra thị trường. Bảo hiểm cũng đã đóng góp 2% vào GDP của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%/năm. Tuy nhiên, với chính sách mở cửa khác nhau nên thị trường bảo hiểm Việt Nam được phân chia khá chênh lệch. Ở lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, do Việt Nam chưa mở cửa nên các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chiếm đến 95% thị phần, trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chiếm đến 62,5% thị phần bảo hiểm nhân thọ. Với hơn 800 sản phẩm các loại, nguồn thu chủ yếu của ngành là từ phí bảo hiểm. Mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của ngành từ 1993 đến 2004 là 38%/năm. Đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDP cũng có tăng trưởng đáng kể. Từ 0,37% năm 1993 tăng lên 2,13% vào cuối năm 2006. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cho các tổ chức kinh tế và dân cư từ năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỉ đồng. Dù có tăng trưởng cao, nhưng tỉ lệ đóng góp phí bảo hiểm vào GDP của Việt Nam như vậy là khá nhỏ nếu so sánh với các nước trong khu vực. Một vấn đề khác cần quan tâm là cho dù thị trường phát triển nhanh nhưng không cân xứng giữa các công ty, giữa các thành phần kinh tế. Mức độ tập trung thị trường cao nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, có hiện tượng độc quyền nhóm trong một số doanh nghiệp bảo hiểm chuyên sâu các ngành dầu khí, xăng dầu, bưu chính viễn thông. Qui mô vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hạn chế. Phương thức cạnh tranh vẫn chủ yếu là giảm phí và khai thác thị trường thông qua các mối quan hệ. Ho
Luận văn liên quan