Đề tài Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ - Hanosimex

Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có những bước chuyển mình phát triển về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội cũng như vị thế trên trường quốc tế. Trong sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế có sự đóng góp đáng kể của các ngành kinh tế mũi nhọn như da giầy, nông sản, chế biến thuỷ sản trong đó có ngành Dệt may . Trong những năm qua các doanh nghiệp Dệt may liên tục phát triển về quy mô cũng như đa dạng hoá cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Phát triển thương mại mà tập trung chủ yếu vào các thị trường xuất khẩu mạng lại lợi nhuận cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản phần lớn các doanh nghiệp không quan tâm hoặc ít quan tâm đến phát triển thương mại thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường miền Bắc. Hơn nữa, kinh tế phát triển, thu nhập ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu của người dân với mặt hàng Dệt may ngày càng cao và đòi hỏi về chất lượng cũng như mẫu mã cũng được nâng cao. Thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường cả nước, chiếm 1/3 dân số cả nước, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, rõ ràng đây là thị trường đầy tiềm năng với sức tiêu thụ đáng kể. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vì vậy ngay tại sân nhà cũng xẩy ra những cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt trên lĩnh vực phân phối. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang hình thành những kênh phân phối hiện đại hiệu quả thì hệ thống phân phối truyền thống của các doanh nghiệp dệt may lại trở lên không hiệu quả. Mặt khác mặt hàng dệt may cũng chưa thâm nhập sâu vào kênh phân phối hiện đại do sự thiếu quan tâm, do thiếu kinh nghiệm hay do tính chuyên nghiệp vì vậy mà mặt hàng dệt may được cho là bị lấn áp trên sân nhà. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại trên thị trường miền Bắc. Công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX cũng gặp nhiều hạn chế trong quá trình phát triển thương mại mặt hàng dệt may như: nguồn lao động chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu vốn nên công ty vẫn chưa đầu tư nhiều vào trang thiết bị máy móc hiện đại, mẫu mã sản phẩm của công ty cũng chưa phong phú và đa dạng, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài

doc44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4836 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền bắc của công ty cổ phần may đông mỹ - Hanosimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ -------TTT------- BẢN THẢO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ - HANOSIMEX Giáo viên hướng dẫn Họ và tên: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng Bộ môn : Kinh tế thương mại Sinh viên thực tập Họ và tên : Nguyễn Duy Khánh Lớp : K44F5 MSV : 08D160262 Năm 2012 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX” Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có những bước chuyển mình phát triển về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội cũng như vị thế trên trường quốc tế. Trong sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế có sự đóng góp đáng kể của các ngành kinh tế mũi nhọn như da giầy, nông sản, chế biến thuỷ sản… trong đó có ngành Dệt may . Trong những năm qua các doanh nghiệp Dệt may liên tục phát triển về quy mô cũng như đa dạng hoá cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Phát triển thương mại mà tập trung chủ yếu vào các thị trường xuất khẩu mạng lại lợi nhuận cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…phần lớn các doanh nghiệp không quan tâm hoặc ít quan tâm đến phát triển thương mại thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường miền Bắc. Hơn nữa, kinh tế phát triển, thu nhập ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu của người dân với mặt hàng Dệt may ngày càng cao và đòi hỏi về chất lượng cũng như mẫu mã cũng được nâng cao. Thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường cả nước, chiếm 1/3 dân số cả nước, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, rõ ràng đây là thị trường đầy tiềm năng với sức tiêu thụ đáng kể. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vì vậy ngay tại sân nhà cũng xẩy ra những cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt trên lĩnh vực phân phối. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang hình thành những kênh phân phối hiện đại hiệu quả thì hệ thống phân phối truyền thống của các doanh nghiệp dệt may lại trở lên không hiệu quả. Mặt khác mặt hàng dệt may cũng chưa thâm nhập sâu vào kênh phân phối hiện đại do sự thiếu quan tâm, do thiếu kinh nghiệm hay do tính chuyên nghiệp vì vậy mà mặt hàng dệt may được cho là bị lấn áp trên sân nhà. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại trên thị trường miền Bắc. Công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX cũng gặp nhiều hạn chế trong quá trình phát triển thương mại mặt hàng dệt may như: nguồn lao động chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu vốn nên công ty vẫn chưa đầu tư nhiều vào trang thiết bị máy móc hiện đại, mẫu mã sản phẩm của công ty cũng chưa phong phú và đa dạng, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài Xuất pháp từ những vấn đề trên, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may. Vì lẽ đó, em chon đề tài khóa luận: “Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX” là một vấn đề cấp thiết. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Trong quá trình thực hiện luận văn em có tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học của những năm trước: * Những công trình có liên quan gián tiếp tới mặt hàng dệt may Trịnh Thu Hằng (2005), luận văn tốt nghiệp “ Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu ở công ty Dệt may Hà Nội” – khoa Thương Mại Quốc Tế - ĐHTM. Luận văn đã làm rõ được thực trạng vấn đề tài chính doanh nghiệp trong sản xuất và từ đó đề ra các giải pháp ở tầm vi mô cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp thúc đẩy sản xuất trong thời kì nghiên cứu. Theo sinh viên Trần Thị Hà(2008) , luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp khai thác và sử dụng thông tin thị trường với đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may 10 sang thị trường Nhật Bản”, Khoa kinh tế thương mại - ĐHTM. Luận văn đã làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn tầm quan trọng của thông tin thị trường. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đánh giá thực trạng tình hình khai thác và sử dụng thông tin của doanh nghiệp và của ngành dệt may. Từ đó có những giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô cho ngành dệt may cũng như cho doanh nghiệp thực tập.công Các công trình đã có những thành công nhất định, tuy nhiên còn gặp phải những vấn đề sau: + Về phương pháp nghiên cứu: Các công trình trên chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích thống kê so sánh… mà chưa có nghiên cứu nào dựa trên phương pháp điều tra phỏng vấn để mang lại tính thực tế cao hơn, khách quan và toàn diện hơn. + Về nội dung nghiên cứu: các công trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu các khía cạnh tồn tại của doanh nghiệp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo hướng xuất khẩu. Vì vậy chưa có đề tài nào quan tâm nghiên cứu về thị trường trong nước cũng như thị trường miền Bắc. + Về tính thời sự: hầu hết các nghiên cứu từ các năm trước, vì vậy các đề tài này chưa đáp ứng được với sự thay đổi bối cảnh sự biến động không ngừng của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành dệt may nói riêng. Hơn nữa, ngày 1/1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, đây là một bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh gay gắt trên tất cả các phương diện, trong đó có mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Dẫn đến đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới phù hợp với tình hình mới thay thế cho những đề tài không còn mang tính thời sự hay không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Mặt khác các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp mà chưa đi sâu giải quyết những vấn đề chung của ngành dệt may. * Những đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp tới phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường miền Bắc Nguyễn Thị Tuyết (2009), luân văn tốt nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng thép. Bên cạnh đó cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như điều tra, phỏng vấn, phân tích thông kê… để làm rõ thực trạng của doanh nghiệp cũng như của ngành thép. Các đề xuất và giải pháp đưa ra với nhà nước, ngành thép cũng như các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để phát triển thương mại mặt hàng thép.cấp Mai Thị Anh (2009), luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm sữa nhập khẩu trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề tài nghiên cứu lý giải những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn sâu sắc của ngành sữa cũng như nhu cầu thiết yếu phải nhập khẩu sản phẩm sữa. Từ đó có kiến nghị với nhà nước những chính sách quản lý mặt hàng sữa nhập khẩu nhằm phát triển thương mại mặt hàng này. Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tính ứng dụng cao cho ngành và doanh nghiệp hướng tới phát triển thương mại bền vững. Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tính cấp thiết của vấn đề phải có nghiên cứu sâu sắc và rõ ràng về thị trường miền Bắc, một thị trường đầy hấp dẫn và hứa hẹn cho các doanh nghiệp. Các tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mới để phù hợp với tình hình mới do đó có tính khách quan cao đi sâu vào vấn đề đặt ra. Khóa luận có sử dụng các phương pháp phân tích thống kê so sánh để làm rõ thực trạng của ngành dệt may. Khóa luận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế thương mại, giúp giải quyết các vấn đề về phát triển thượng mại mặt hàng dệt may của công ty cổ phần mau Đông Mỹ - HANOSIMEX. Trên cơ sở thời gian nghiên cứu là từ năm 2007 đến 2011 tức là 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như cuộc suy thoái tài chính diễn ra gần đây, khóa luận mang đầy đủ tính thời sự và hữu ích của nó. Khóa luận đưa ra các đề xuất, phương hướng, quan điểm phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công ty rồi đưa ra các giải pháp cụ thể. Đồng thời, khóa luận cũng có những kiến nghị với nhà nước trên cơ sở thực trạng còn tồn tại trong quản lý nhà nước về ngành dệt may, cũng như với hiệp hội dệt may trên lĩnh vực liên kết tạo sức mạnh cạnh tranh. Và với các doanh nghiệp là giải pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại một cách ổn định và bền vững trên thị trường thị trường miền Bắc. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Đề tài khóa luận của em tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Về lý luận: khóa luận đã trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghên cứu, đi tìm hiểu bản chất, mục tiêu, vai trò của phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu một số công trình nghiên cứu đi trước. Những nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát triển thương mại, những đặc điểm vai trò của phát triển thương mại mặt hàng cũng được khóa luận nghiên cứu một cách kỹ càng. - Về mặt thực tiễn: trên cơ sở những lý luận cơ bản cùng với những phương pháp phân thu thập, phân tích số liệu thực tế, khóa luận đã cố gắng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại, thực trạng việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phẩn may Đông Mỹ - HANOSIMEX - Về mặt giải pháp: từ những vấn đề thực tiễn nêu ra, khóa luận đã đưa ra các dự báo, phương hướng và quan điểm của công ty cổ phẩn may Đông Mỹ - HANOSIMEX về phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể với nhà nước, hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp. Về phía nhà nước, khóa luận đề xuất những chính sách phù hợp nhằm phát triển thương mại mặt hàng dệt may. Về phía hiệp dệt may có biện pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của ngành. Về phía doanh nghiệp, khóa luận giúp doanh nghiệp có thể giải quyết được những tồn tại và thực hiện tốt hoạt động phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu - Lý luận: Hệ thống hóa những lý thuyết về khái niệm sản phẩm dệt may, thương mại, phát triển thương mại mặt hàng. Khóa luận cũng nghiên cứu những nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát triển thương mại, đồng thời nói rõ nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài. - Thực tiễn: + Khóa luận nắm rõ được thực trạng phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trong giai đoạn từ năm 2007 – 2011. + Khóa luận đã đánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX + Khóa luận đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục được những hạn chế trên * Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thương mại kinh doanh mặt hàng dệt may của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX * Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Do những hạn chế nhất định như về thời gian, kinh phí, năng lực hạn chế, bên cạnh đó là những giới hạn theo quy định cho phép, khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi thị trường miền Bắc. - Thời gian: Với đề tài, khóa luận nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX của giai đoạn năm 2007 – 2011. Trong khoảng thời gian này có những sự kiện đặc trưng để có thể cho thấy sự phát triển của thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Đó là 5 năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO đồng thời trong khoảng thời gian này cũng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến trì trệ trong phát triển thương mại. 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu là việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Dữ liệu thu thập được của đề tài này là dữ liệu thứ cấp. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ những nguồn có sẵn như sách báo, internet, báo cáo tài chính … một cách đầy đủ, chính xác nhất. Những thông tin này phục vụ quá tình nghiên cứu cả về lí luận lẫn thực tiễn. * Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp phân tích và so sánh Những số liệu đã được thu thập, tiến hành tính doanh thu, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và so sánh kết quả với nhau. Từ đó thấy được tình hình phát triển thương mại mặt hàng dệt may thông qua quy mô, chất lượng qua các năm với nhau tìm sự khác biệt và xu hướng phát triển của nó. Phương pháp phân tích và đánh giá Từ những số liệu thứ cấp thu thập được tiến hàng phân tích tổng hợp từ đó đưa ra đánh giá về tình hình phát triển thương mại của công ty. Qua đó chỉ ra những điểm chưa ổn trong sự phát triển - Một số phương pháp khác cũng được đồng thời áp dụng như: phương pháp quy nạp, phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thống kê tổng hợp.. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Đề tài khóa luận tốt nghiệp gồm các nội dung chính sau: Lời mở đầu: Tổng quan nghiên cứu về đề tài Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc Chương 2: Thực trạng vấn đề phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị đối với giải pháp phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm về sản phẩm dệt may Sản phẩm dệt may là sản phẩm làm từ nguyên liệu như: bông, sợi, cotton… để phục vụ việc mặc của con người, giúp con người chống lại những thời tiết, điều kiện khắc nghiệt, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu thời trang, làm đẹp. 1.1.2 Khái niệm phát triển thương mại mặt hàng Nghiên cứu Thương mại dưới các góc độ cơ bản: Hoạt động kinh tế, một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, cũng như góc độ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, chúng ta đều nhận thấy đặc trưng chung nhất của Thương mại là buôn bán, trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ gắn với tiền tệ và nhằm mục đích lợi nhuận. Từ đó có thể rút ra bản chất kinh tế chung của Thương mại là: Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận Thương mại hàng hóa là một bộ phận của thương mại nói chung, ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình, bao gồm tổng theercacs hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ các chủ thể kinh teesnhawmf thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo đúng mục tiêu đã xác định. Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu. 1.2 Một số lý thuyết về vấn đề phát triển thương mại mặt hàng dệt may 1.2.1 Mặt hàng dệt may 1.2.1.1 Đặc điểm Đặc điểm cơ bản của sản phẩm dệt may nói chung về mặt tiêu dùng cũng như chất lượng hay là tính năng của nó. Hàng dệt may thuộc loại sản phẩm hàng lâu bền có nghĩa là loại hàng được sử dụng nhiều lần và có tính lặp lại. Không những thế ngày nay hàng dệt may được xem như là hàng thiết yếu và mua có đắn đo bởi vì người tiêu dùng phần lớn mỗi khi bước ra khỏi nhà hàng dệt may là phương tiện đầu tiên không chỉ là phục vụ ăn mặc, bảo vệ sức khỏe mà còn tạo ra phong cách và mẫu thời trang. Sản phẩm của ngành dệt may rất đa dạng và phong phú, có tính chất thời trang, vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, yêu cầu hàng dệt may lại càng phong phú và chất lượng cao hơn. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống nhân dân mặc hàng ngày, thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện làm quen với công nghệ may phức tạp, thời trang của thế giới. 1.2.1.2 Phân loại * Theo biểu thuế của cục hải quan Việt Nam, hàng may mặc được phân chia làm 10 loại: - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe( car-coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm( kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe, áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ(kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần sooc dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn, quần sooc, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai - Áo choàng ngắn, áo sơ mi và áo choàng sơ mi phỏng kiểu nam cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Áo may ô và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Áo may ô và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót trong, quần xilip, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà,áo choàng tắm và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. - Quần áo may sẵn và đồ phụ kiện hàng may mặc cho trẻ em. - Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi, quần áo khác * Hàng dệt: hàng dệt cũng hết sức đa dạng với các sản phẩm: thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác; các loại hàng dệt kim hoặc móc; quần áo dệt cũ và các loại hàng dệt cũ khác, vải vụn; lông cừu, lông động vật , vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên; các loại vải dệt thoi đặc biệt, hàng ren, hàng trang trí, hàng thêu; quần áo dệt kim hoặc móc,… 1.2.2 Phát triển thương mại mặt hàng 1.2.2.1 Bản chất Phát triển thương mại mặt hàng là sự nỗ lực cải thiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường, nhằm tối đa hoá tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thương mại cũng như tối đa hoá lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường. Như vậy, bản chất của phát triển thương mại mặt hàng dệt may là sự tăng lên về số lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm, mối quan hệ bền vững với khách hàng và sự phát triển ổn định, bền vững về mọi mặt của mặt hàng dệt may trên thị trường. 1.2.2.2 Mục tiêu * Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường - Mục tiêu của doanh nghiệp là chiếm được thị phần lớn trên thị trường, mức tiêu thụ lớn, dành được doanh thu cao nhằm tăng trưởng lợi nhuận. - Tăng cường lợi ích cho khách hàng và đối tác, đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. - Phát triển bền vững các quan hệ với khách hàng và đối tác. Đây là cơ sở, môi trường để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh của mình. - Tối đa hoá hiệu quả sử dụng các nguồn lực và lợi ích cuả các nhà cung cấp. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. * Đối với kinh tế - xã hội - Phát triển thương mại mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, góp phần tạo thu nhập, tăng trưởng cho nền kinh tế. -Phát triển thương mại mặt hàng nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu các ngành. - Phát triển thương mại mặt hàng nhằm ổn định thị trường nội địa, góp phần bình ổn nền kinh tế. - Phát triển thương mại mặt hàng nhằm giải quyết công ăn việc làm cho một số bộ phận người lao động, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. - Phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn. 1.2.2.3 Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc * Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân. - Góp phần vào sự ổn định và phát triển lành mạnh của thị trường nội địa. Phát triển thương mại mặt hàng dệt may không chỉ là tăng trưởng về quy mô mà còn cải thiện về cơ cấu, chất lượng tạo sự phát triển ổn định cho ngành da giầy, bên cạnh đó các ngành xoay quanh cũng có được sự phát triển ổn định đi kèm như ngành đầu
Luận văn liên quan