Tác phẩm Ngọc Kiều Lê mà chúng tôi giới thiệu và tuyển dịch do Di
Thu Tản Nhân biên soạn, Phùng Vĩ Dân hiệu điểm, Nhà xuất bản Văn học
nhân dân, Bắc Kinh, năm 1999. Tiểu thuyết gồm 232 trang, viết từ trái sang
phải, lối chữ giản thể và được trình bày như sau: trang bìa; mục lục (2 trang)
ghi rõ tựa đề các hồi và số trang tương ứng; nội dung chính gồm 20 hồi kể về
chuyện tình giữa các cô gái Hồng Ngọc, Mộng Lê với chàng thư sinh Tô Hữu
Bạch. Tuy có người vẫn chưa biết mặt nhau nhưng cảm vì tài năng mà đem
lòng yêu mến, trải bao sóng gió nào nhận lầm nhau, lưu lạc, lừa đảo rồi ép
duyên nhưng cuối cùng họ vẫn đoàn viên hạnh phúc.
Ngọc Kiều Lê còn có tên là Song mĩ kì duyên, tuy vậy vấn đề tác giả và
thời điểm ra đời tác phẩm vẫn chưa được xác định rõ, ángchừng được sáng
tác vào khoảng thời Minh – Thanh. Trong cuốn Trung Quốc tiểu thuyết sử
lược, Lỗ Tấn xếp tác phẩm này vào phần tiểu thuyết nhân tình đời Minh.
Trong khi đó, trong Trung Quốc tiểu thuyết sử cảo xuất bản năm 1960 của
Trường đại học Bắc Kinh, lại xem Ngọc Kiều Lê như một thứ văn chương rẻ
tiền nhân khi bàn về loại tiểu thuyết tài tử giai nhân thời Minh – Thanh.
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phiên dịch đối sánh 10 hồi đầu của "Ngọc Kiều Lê" và "Ngọc Kiều Lê tân truyện", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
Phiên dịch đối sánh 10 hồi đầu của
"Ngọc Kiều Lê" và "Ngọc Kiều Lê
tân truyện"
1.2. Tiểu thuyết Ngọc Kiều Lê
Tác phẩm Ngọc Kiều Lê mà chúng tôi giới thiệu và tuyển dịch do Di
Thu Tản Nhân biên soạn, Phùng Vĩ Dân hiệu điểm, Nhà xuất bản Văn học
nhân dân, Bắc Kinh, năm 1999. Tiểu thuyết gồm 232 trang, viết từ trái sang
phải, lối chữ giản thể và được trình bày như sau: trang bìa; mục lục (2 trang)
ghi rõ tựa đề các hồi và số trang tương ứng; nội dung chính gồm 20 hồi kể về
chuyện tình giữa các cô gái Hồng Ngọc, Mộng Lê với chàng thư sinh Tô Hữu
Bạch. Tuy có người vẫn chưa biết mặt nhau nhưng cảm vì tài năng mà đem
lòng yêu mến, trải bao sóng gió nào nhận lầm nhau, lưu lạc, lừa đảo rồi ép
duyên nhưng cuối cùng họ vẫn đoàn viên hạnh phúc.
Ngọc Kiều Lê còn có tên là Song mĩ kì duyên, tuy vậy vấn đề tác giả và
thời điểm ra đời tác phẩm vẫn chưa được xác định rõ, ángchừng được sáng
tác vào khoảng thời Minh – Thanh. Trong cuốn Trung Quốc tiểu thuyết sử
lược, Lỗ Tấn xếp tác phẩm này vào phần tiểu thuyết nhân tình đời Minh.
Trong khi đó, trong Trung Quốc tiểu thuyết sử cảo xuất bản năm 1960 của
Trường đại học Bắc Kinh, lại xem Ngọc Kiều Lê như một thứ văn chương rẻ
tiền nhân khi bàn về loại tiểu thuyết tài tử giai nhân thời Minh – Thanh.
Trong cái kho tàng quá ư đồ sộ của văn học Trung Quốc, giống như
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Ngọc Kiều Lê chẳng có giá
trị gì mấy và có thể xem rằng gần như bị lãng quên ngay trên chính mảnh đất
đã sinh ra nó. Tuy nhiên, ngay từ rất sớm, vào năm 1862, Ngọc Kiều Lê đã
được dịch sáng tiếng Pháp rồi sau đó là Anh, Đức, Hà Lan. Kho sách loại văn
của nội các Nhật Bản cũng tàng trữ một bản đề là Trùng đính phê bình tú
tượng Ngọc Kiều Lê tiểu truyện. Chính Lỗ Tấn trong cuốn Trung Quốc tiểu
thuyết sử lược cũng thừa nhận rằng tác phẩm này “đặc biệt nổi tiếng ở nước
ngoài, vượt xa hơn là giá trị của nó ở Trung Quốc”.
Về mặt tư tưởng, tác phẩm xoay quanh mối quan hệ giữa chữ tình và
tài trong phẩm chất nhân vật nhưng tình vẫn là sợi dây xuyên suốt toàn bộ
câu chuyện. Vì trọng tình nghĩa mà người viết tỏ ra xem thường những kẻ giả
dối, hèn mạt, chịu luồn cúi mà chỉ đề cao cái tài hoa và tài tình như một ước
vọng cao cả để tìm kiếm. Các nhân vật trong truyện có những tư tưởng hết
sức tiến bộ về tình yêu và hôn nhân, họ sẵn sàng từ hôn kẻ quyền quí nếu
cảm thấy không tương tình, tương ý. Họ muốn tự quyết định số phận hôn
nhân như nhân vật Tô Hữu Bạch nếu thấy đó là người không tương xứng thì
dù cho người ta giàu sang đến đâu cũng kiên quyết chối từ. Như những câu
chuyện diễm tình khác, niềm tin về nhân quả thiện ác, ước muốn hạnh phúc
sum vầy, đề cao cái tài hoa, tình người trong cuộc sống là những thành công
nhất định về mặt tư tưởng của tác phẩm.
Xét về nghệ thuật, Ngọc Kiều Lê có một lối dẫn chuyện cuốn hút,
những đoạn cao trào được nẩy lên bất ngờ và được diễn đạt bằng một thứ
ngôn ngữ diễm lệ nhưng không sáo mòn, ý tứ lại rất chân phương, tự nhiên.
Vì dung lượng của một cuốn tiểu thuyết nên đôi chỗ vẫn còn diễn đạt dài
dòng, rườm rà nhưng chung quy vẫn tạo dựng nên được một thiên tình mộng
mơ khó phai. Các nhân vật được khắc họa với thủ pháp ước lệ của văn
chương cổ điển nhưng lại rất sống động, thần thái của kẻ xấu người tốt hiện
lên rõ ràng, rạch ròi, tiêu biểu cho thủ pháp miêu tả tâm lí tài hoa tuyệt thế và
xấu xa tột cùng của tiểu thuyết cổ điển.
1.3. Truyện thơ Nôm Ngọc Kiều Lê tân truyện
Văn bản Nôm Ngọc Kiều Lê tân truyện đã được Trần Văn Giáp phiên
âm từ bản Ngọc Kiều Lê tân truyện được tìm ở hiệu sách Thịnh Văn ở phố
Hàng Gai, Hà Nội, khắc in năm Mậu Tý, niên hiệu Đồng Khánh (1888). Theo
Kiều Thu Hoạch trong khi chỉnh lí, giới thiệu Ngọc Kiều Lê tân truyện có viết
tác phẩm này được diễn ca vào đầu thế kỷ XIX bởi Lí Văn Phức (1785-
1849), một tác giả người Việt gốc Hoa, giữ chức quan cao đồng thời là một
nhà văn sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Truyện được hoàn thành vào
những năm cuối đời, khoảng từ chuyến đi sứ sang Trung Quốc 1841 đến khi
ông mất năm 1849. Văn bản chúng tôi hiện có về tác phẩm này là một văn
bản đã được Trần Văn Giáp phiên âm, khảo dị, chú thích rất rõ ràng, do nhà
xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội ấn hành năm 1976.
Về nội dung, tác giả diễn ca đã khá trung thành với cốt truyện của tiểu
thuyết gốc và lược bỏ đi những chi tiết rườm rà. Như tên gọi của thiên truyện,
chung qui đây là một câu chuyện tình với những phân đoạn, tình huống, tình
tiết và kết thúc đặc trưng quen thuộc của loại tiểu thuyết tài tử giai nhân. Tuy
nhiên, mỗi câu chuyện vẫn có hoàn cảnh và lí lẽ của riêng nó, Ngọc Kiều Lê
tân truyện là như vậy. Chính sách ràng buộc văn sĩ khắc khe của triều Thanh
hiện diện trong Ngọc Kiều Lê thì nay lại thấy thấp thoáng trong Ngọc Kiều Lê
tân truyện. Hơn ai hết, văn nhân họ Lí hiểu rõ chốn hoạn lộ phức tạp ba chìm
bảy nổi dưới nền chính chị khắt khe triều Nguyễn và việc diễn ca Ngọc Kiều
Lê như một hình thức giãi bày kín đáo của tác giả. Dường như bóng dáng của
ông hiện lên qua nhân vật thư sinh họ Tô và ở đó, cái hiện thực xã hội như
bày ra ngổn ngang trước mặt, có cả tài hoa và sự bịp bợm, tình yêu và tính đố
kị, tâm hồn thanh tao và thói dung tục tầm thường,...Đấy là những ưu điểm
nổi bật của truyện thơ. Song, giống Nhị độ mai, ý thức tôn quân trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể cũng thể hiện khá rõ ở nhà Nho Lí Văn Phức.
Về nghệ thuật, tác phẩm không phải là ngôi bảo tháp tráng lệ, đồ sộ
mà chỉ là một ngôi nhà nhỏ để những tâm hồn biết thưởng thức ghé qua. Tình
người chân thành nên mỗi câu chữ cũng tự nhiên, dung dị, văn chương lưu
loát và thỉnh thoảng điểm vào những câu thơ tao nhã, thi vị. Tác giả lại chịu
ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách của Nguyễn Tiên Điền trong Truyện Kiều
tuy vậy, mọi sự cố gắng chỉ dừng lại biên giới của sự học tập vừa phải chứ
không thể kế thừa và sáng tạo. Nhưng vẫn không thể phủ nhận việc Lí Văn
Phức đã cố gắng Việt hóa các thành ngữ Hán và sử dụng sao cho đúng chỗ
nên văn phong khá hàm súc, tránh được cái đơn điệu, dễ dãi, nhàm tẻ như
thường thấy ở các truyện Nôm khuyết danh. Tuy khiêm nhường và giản dị
nhưng Ngọc Kiều Lê tân truyện vẫn đóng góp giá trị nhất định vào mảng
truyện thơ dài hơi ở thế kỷ XIX.
MỤC LỤC
DẪN
NHẬP............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT DIỆN MẠO TÁC
PHẨM..........................................9
1.1. Tiểu thuyết thời Minh –
Thanh........................................................................9
1.2. Tiểu thuyết Ngọc Kiều
Lê................................................................................11
1.3. Truyện thơ Nôm Ngọc Kiều Lê tân
truyện.......................................................13
CHƯƠNG 2: PHIÊN DỊCH NGỌC KIỀU LÊ VÀ ĐỐI SÁNH VỚI
NGỌC KIỀU LÊ TÂN TRUYỆN.....................................................15
Hồi
1........................................................................................................................1
8
Hồi
2........................................................................................................................3
0
Hồi
3........................................................................................................................4
3
Hồi
4........................................................................................................................5
6
Hồi
5........................................................................................................................6
8
Hồi
6........................................................................................................................8
0
Hồi
7........................................................................................................................9
0
Hồi
8........................................................................................................................1
00
Hồi
9........................................................................................................................1
10
Hồi
10......................................................................................................................1
21
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỦ PHÁP CHUYỂN THỂ TỪ NGỌC KIỀU LÊ
SANG NGỌC KIỀU LÊ TÂN TRUYỆN.........................................131
3.1. Vấn đề thể
loại..................................................................................................132
3.2. Về bút pháp nghệ
thuật....................................................................................136
3.3. Hiệu quả thẩm
mỹ............................................................................................148
KẾT
LUẬN.............................................................................................................15
0
PHỤ
LỤC................................................................................................................15
2
TÀI LIỆU THAM
KHẢO.......................................................................................158