Đề tài Phố cổ Hội An

Có lẽ đối với tôi những chuyến đi là một điều gì đó khá thú vị , luôn cuốn hút hút vì bản chất trong tôi tính là tò mò. Tôi thích được đi nhiều nơi nhìn ngắm được nhiều thứ và khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn mà tạo hóa đã ban tặng. Không gì đẹp bằng cảnh vật của tự nhiên, vẻ đẹp của giá trị lịch sử văn hóa ., những vẻ đẹp đó luôn mang lại cho tôi một cảm giác khó tả , nó cứ len lấn rồi đục sâu vào trong tâm hôn . tôi muốn khám phá chúng muốn tìm hiểu sâu ,rông, kỉ . Đó giống như là một niềm đam mê vậy, có lẻ niềm đam mê này sẽ theo bước chân của cuộc đời tôi. Nếu như không có một chất xúc tác thì sẽ không tạo ra được gì và niềm đam mê của tôi cũng như vậy đó. Từ khi sinh ra và lớn lên tôi được ba me dẫn đi chơi hay tham quan cũng được kha khá chổ nhưng vào thờ điểm đó cảm nhận chung của tôi về những nơi ấy chỉ đẹp mà thôi, tâm hồn tôi thực sự sáo rỗng , chẳng có chut cảm giác nào cả tôi lý giải về điều này là chắc hẳn đầu óc của tối lúc này con thơ dại lắm nhưng không phải bởi vì chất xúc tác của tôi đã đến vào lúc kì nghĩ hè năm lớp 11 tôi đươc anh trai dẫn đi Đà nẵng và có dịp ghé vào Hội An. Không phải nói ngoa từ lúc đặt chân đến mảnh đất cổ này tôi đã gặp tiếng sét ái tình với nơi đây, tình yêu đam mê đã đến với tôi ngay trong lúc này . Tôi đặt chân đến nơi này vào một buổi chiều tà, lúc ngày sắp hết, cảm nhận đầu tiên của tôi về nơi này là một gam màu nâu thẩm . khách bộ và hàng quán bấy giờ đã vãn . họ tập trung vào những nhà hang cao lầu hay nhưng quán ăn đặc sản ở Hội an , nhưng ngôi nhà cổ lên đèn bên trong là mân cơm xum vầy bên gia đình. Nhưng nhà hang quán lên đèn từ những đền lồng mang đậm chất xứ hội an. Đi dọc theo con sông hoài rồi ngắm nhìn chùa cầu ở đăng xa trong tôi có một cảm giác bình an đến lạ kỳ sau đó vài phút cảm giác lại thay đôi khi tôi nhìn xung quanh con đưởng hem , ngôi nhà cổ hình như tôi đã trở về thời xa xưa , cái thời của cố kỵ nhà tôi.tự nhiên trong tôi yêu mảnh đất này đến lạ kỳ không phải là tình yêu quê hương mà là tình yêu dành cho một vẻ đẹp trầm mặc cổ kính , bình yên. Rong ruổi hội an theo nhưng ánh đèn lòng đã đưa tôi đi khắp từ con phố này đến con phố khác. Nhưng ngôi nhà cổ , nhưng tiếng mời chào khách. khoảng chưng ba bốn tiêng thì tôi phải theo anh trở lại Đá nẵng , cái cảm giác rời xa nơi đây như rời xa một người tình trong mộng bởi trái tim tôi đã trot dan díu với nơi này rôi, chiếc xe cứ lăn bánh hồn tôi cứ vẫn vơ theo nhưng con đường nhỏ , ngôi nhà cổ rồi nhưng món ăn đậm chất quảng . tôi tự hứa trong lòng rồi tôi sẽ có dip trở lại nơi đây. Và rồi ngày đó cũng đã đến nhân trong chuyến thực tế tham quan của mình tôi đã được trở lại nơi đây, tôi quyết tâm phải khám phá hết vẻ đẹp lịch sử văn hóa , vẻ đẹp ẩm thực , hơn thế nửa là vẻ đẹp của con người xứ hội. đây như là một cơ hội cho tôi , một cơ hội chìm đắm trong vẻ đẹp của văn hóa lịch sử , cơ hội để khám phá hết những ẩn tích bên trong mà lần trước tôi chỉ được nhìn ngắm và cảm nhận chưa thúc sự phám phá toàn bộ và chưa đủ thời gian để chim đắm vào nó.

doc35 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 9601 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phố cổ Hội An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phố cổ Hội An Phần 1 : MỞ ĐẦU 1: Lời Mở Đầu Có lẽ đối với tôi những chuyến đi là một điều gì đó khá thú vị , luôn cuốn hút hút vì bản chất trong tôi tính là tò mò. Tôi thích được đi nhiều nơi nhìn ngắm được nhiều thứ và khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn mà tạo hóa đã ban tặng. Không gì đẹp bằng cảnh vật của tự nhiên, vẻ đẹp của giá trị lịch sử văn hóa ., những vẻ đẹp đó luôn mang lại cho tôi một cảm giác khó tả , nó cứ len lấn rồi đục sâu vào trong tâm hôn . tôi muốn khám phá chúng muốn tìm hiểu sâu ,rông, kỉ . Đó giống như là một niềm đam mê vậy, có lẻ niềm đam mê này sẽ theo bước chân của cuộc đời tôi. Nếu như không có một chất xúc tác thì sẽ không tạo ra được gì và niềm đam mê của tôi cũng như vậy đó. Từ khi sinh ra và lớn lên tôi được ba me dẫn đi chơi hay tham quan cũng được kha khá chổ nhưng vào thờ điểm đó cảm nhận chung của tôi về những nơi ấy chỉ đẹp mà thôi, tâm hồn tôi thực sự sáo rỗng , chẳng có chut cảm giác nào cả tôi lý giải về điều này là chắc hẳn đầu óc của tối lúc này con thơ dại lắm nhưng không phải bởi vì chất xúc tác của tôi đã đến vào lúc kì nghĩ hè năm lớp 11 tôi đươc anh trai dẫn đi Đà nẵng và có dịp ghé vào Hội An. Không phải nói ngoa từ lúc đặt chân đến mảnh đất cổ này tôi đã gặp tiếng sét ái tình với nơi đây, tình yêu đam mê đã đến với tôi ngay trong lúc này . Tôi đặt chân đến nơi này vào một buổi chiều tà, lúc ngày sắp hết, cảm nhận đầu tiên của tôi về nơi này là một gam màu nâu thẩm . khách bộ và hàng quán bấy giờ đã vãn . họ tập trung vào những nhà hang cao lầu hay nhưng quán ăn đặc sản ở Hội an , nhưng ngôi nhà cổ lên đèn bên trong là mân cơm xum vầy bên gia đình. Nhưng nhà hang quán lên đèn từ những đền lồng mang đậm chất xứ hội an. Đi dọc theo con sông hoài rồi ngắm nhìn chùa cầu ở đăng xa trong tôi có một cảm giác bình an đến lạ kỳ sau đó vài phút cảm giác lại thay đôi khi tôi nhìn xung quanh con đưởng hem , ngôi nhà cổ hình như tôi đã trở về thời xa xưa , cái thời của cố kỵ nhà tôi.tự nhiên trong tôi yêu mảnh đất này đến lạ kỳ không phải là tình yêu quê hương mà là tình yêu dành cho một vẻ đẹp trầm mặc cổ kính , bình yên. Rong ruổi hội an theo nhưng ánh đèn lòng đã đưa tôi đi khắp từ con phố này đến con phố khác. Nhưng ngôi nhà cổ , nhưng tiếng mời chào khách. khoảng chưng ba bốn tiêng thì tôi phải theo anh trở lại Đá nẵng , cái cảm giác rời xa nơi đây như rời xa một người tình trong mộng bởi trái tim tôi đã trot dan díu với nơi này rôi, chiếc xe cứ lăn bánh hồn tôi cứ vẫn vơ theo nhưng con đường nhỏ , ngôi nhà cổ rồi nhưng món ăn đậm chất quảng . tôi tự hứa trong lòng rồi tôi sẽ có dip trở lại nơi đây. Và rồi ngày đó cũng đã đến nhân trong chuyến thực tế tham quan của mình tôi đã được trở lại nơi đây, tôi quyết tâm phải khám phá hết vẻ đẹp lịch sử văn hóa , vẻ đẹp ẩm thực , hơn thế nửa là vẻ đẹp của con người xứ hội. đây như là một cơ hội cho tôi , một cơ hội chìm đắm trong vẻ đẹp của văn hóa lịch sử , cơ hội để khám phá hết những ẩn tích bên trong mà lần trước tôi chỉ được nhìn ngắm và cảm nhận chưa thúc sự phám phá toàn bộ và chưa đủ thời gian để chim đắm vào nó. PHẦN 2 : NỘI DUNG I :Những nét khái quát chung về phố cổ Hội An 1:Giới thiệu về phố cổ Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An. Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng. Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ... Nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm... cho nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hoá khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc. Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã từng là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Bên cạnh những phong tục tập quán bản địa của người Việt còn có thêm những tập tục của cộng đồng cư dân nước ngoài đến định cư như tục thờ đá; thờ Cá Ông của cư dân ven biển Trung bộ; thờ các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, sét hay vật thiêng (cây cổ thụ),... Cộng đồng người Hoa ở Hội An có tục thờ các vị thần bảo trợ như Thiên Hậu, Quan Công, Bảo Sinh Đại Đế, Quan Âm Bồ Tát. Họ thường xuyên tổ chức các kỳ lễ hội hay sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng khác trong các ngày vía thần như tết Nguyên Tiêu (16/1 âm lịch), Thanh Minh (tháng 3 âm lịch), Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), Trung Thu (15/8), Trùng Cửu (9/9 âm lịch), Hạ Nguyên (15/10 âm lịch). Những yếu tố về mặt xã hội cũng như văn hoá đa dạng này tạo nên nét riêng cho cộng đồng cư dân ở Hội An. Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hoá lại sớm giao lưu với thế giới bên ngoài, không biết tự bao giờ đã hình thành một bản sắc văn hoá độc đáo riêng và được giữ gìn, bảo tồn qua bao thế hệ cho đến hôm nay. Cuộc sống của con người nơi đây thiên về nội tâm, phảng phất nét trầm lắng. Với họ đô thị Hội An như một mái nhà lớn cổ kính mà trong đó đang chung sống một đại gia đình đông đúc con cháu với những người thị dân hiền hoà gần gũi và hiếu khách; những chủ gia đình ân cần, thân thiện; những phụ nữ dịu dàng, khéo tay, nhân hậu; những trẻ em lễ độ, ngoan ngoãn... tạo nên một cộng đồng cư dân hoà thuận sống bình dị, êm đềm bên nhau qua bao thế hệ và cứ như vậy tiếp nối. Sự phong phú, đa dạng về tâm hồn giàu bản sắc văn hoá của người Hội An còn được biểu hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai... từ bao đời nay vẫn được lưu truyền để hôm nay thực khách bốn phương vẫn có cơ may được thưởng thức. Cuộc sống đã bao đổi thay qua năm tháng nhưng người Hội An không bị mất đi những điệu hò quen thuộc, những lễ hội văn hoá đã có từ ngàn xưa, tất thảy vốn cổ ở đây đều được trân trọng giữ gìn... Một đêm hội được tổ chức hằng tháng vào tối 14 âm lịch và đây cũng là dịp du khách khắp nơi được sống trong bầu không khí mang đậm bản sắc truyền thống của Hội An. 2:Lịch sử của mảnh đất Hội An Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại và từng nổi tiếng trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo Hoài Phố, Hội An... Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ hơn 2000 năm trước, mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn. Qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại 4 di tích mộ táng (An Bang, Hậu Xá I, Hậu Xá II, Xuân Lâm) và 5 điểm cư trú (Hậu Xá I, Trảng Sỏi, Ðồng Nà, Thanh Chiắm, Bàu Ðà), với nhiều loại hình mộ chum đặc trưng, với những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại... được lấy lên từ lòng đất đã khẳng định sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh. Ðặc biệt sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán (Ngũ Thù, Vương Mãng), những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, dáng dấp Ðông Sơn, Óc Eo, hoặc đồ trang sức với công nghệ chế tác tinh luyện trong các hố khai quật đã chứng minh một điều thú vị rằng, ngay từ đầu Công nguyên, đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An. Dưới thời vương quốc Chăm Pa (Thế kỷ 9-10), với tên gọi Lâm ấp Phố, Hội An đã từng là cảng thị phát triển, thu hút nhiều thương thuyền Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Với những phế tích móng tháp Chăm, giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng vũ công Thiên tiên Gandhara, tượng nam thần tài lộc Kubera, tượng voi thần...) cùng những mảnh gốm sứ Trung Quốc, đại Việt, Trung Ðông thế kỷ 2-14 được lấy lên từ lòng đất càng làm sáng tỏ một giả thiết từng có một Lâm ấp Phố (thời Chăm Pa) trước Hội An (thời Ðại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với sự phát triển phồn thịnh. Cũng chính nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, đô thị - thương cảng Hội An lại được tái sinh và phát triển thịnh đạt. Do hấp lực của cảng thị này, cùng với "con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ" trên biển hình thành từ trước nên thương thuyền các mước Trung, Nhật, Ấn Độ, Xiêm, Bồ, Hà, Anh, Pháp... tấp nập đến đây giao thương mậu dịch. Theo các nguồn sử liệu, lượng tàu thuyền vào ra bến cảng tấp nập đến nỗi cột buồm của chúng "như rừng tên xúm xít" (Thích Ðại Sán - Hải ngoại ký sự), còn hàng hóa thì "không thứ gì không có", nhiều đến mức " cả trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được" (Lê Quý  Ðôn - Phủ biên tạp lục). Trong thời kỳ này, Hội An là đô thị-thương cảng quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Ðông Nam Á, là cơ sở kinh tế trọng yếu của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn ở Ðàng Trong. Từ cuối thế kỷ 19, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố bất lợi, "cảng thị thuyền buồm" Hội An suy thoái dần và mất hẳn, nhường vai trò lịch sử của mình cho " cảng thị cơ khí trẻ"ớ Ðà Nẵng. Nhưng cũng nhờ đó, Hội An đã tránh khỏi được sự biến dạng của một thành thị trung - cận đại dưới tác động của đô thị hóa hiện đại để bảo tồn cho đến ngày nay một quần thể kiến trúc đô thị cổ hết sức độc đáo, tuyệt vời. Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 - 1975), hàng nghìn người dân Hội An đã ngã xuống cho độc lập và thống nhất đất nước. Nhiều địa phương và một số người trong số họ đã được phong tặng danh hiệu "Anh hùng" Vào ngày 22/8/1998, Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân". Hơn một năm sau, ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới và vào ngày 24/8/2000 Hội An một lần nữa được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động" trong thời kỳ đổi mới. II: Hành trình khám phá phố cổ Hội An Phố cổ Hội An là niềm tự hào du lịch Việt Nam bởi nét thơ mộng, sự cổ kính đậm đà bản sắc văn hoá. Hội An được mệnh danh là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, không thể bỏ qua của những người đam mê du lịch. Đến với Hội An vào đúng thời điểm đêm hội đèn lồng để thấy hết được những nét đẹp ẩn chứa nơi phố cổ mà những ngày thường bạn chưa có dịp chiêm ngưỡng. Hội An về đêm vốn đã yên ả, thanh bình đốn tim bao kẻ ghé qua nhưng đến khi tất cả ánh đèn điện vụt tắt, cả khu phố được chiếu sang chỉ bằng thứ ánh sang lung linh của đèn lồng thì càng trở lên huyền ảo. Đó là khi đêm hội đèn lồng bắt đầu. Kể từ những năm 1998, chính quyền Hội An bắt đầu tở chức Lễ hội đêm rằm vào đêm 14 âm lịch hàng tháng. Khi đó, cùng với trăng thanh mới tỏ và trời cao là màu sắc đa dạng của những chiếc đèn, các con phố chỉ là không gian cho du khách đi bộ vì không có phương tiện giao thông nào được lưu hành vào thời điểm này. Bạn sẽ như sống lại khung cảnh của thế kỉ XVIII với lối kiến trúc cổ xưa hoà vào không gian này. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho những cặp đôi có cho mình một chuyến đi thú vị. Hãy thử ghé qua vài ba hàng quán nổi tiếng, thưởng thức vài ngón ăn ngon. Hay cùng nhay thả đèn trôi dọc dòng sông, ước cho cuộc sống của mình thật yên ổn hạnh phúc. Rồi đi dọc con phố ngắm những con người qua lại, những địa điểm nổi tiếng thật khác biệt về đêm. Đó sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời mà nếu bạn bỏ lỡ khi đến với nơi đây thì không khác nào bạn đến Việt Nam mà bỏ quên đi món phở nổi tiếng. 1: Vẻ đẹp của di tích Văn hóa – Lịch sử Chùa cầu , Nhà cổ Tân Ký , Hội quán Phúc kiến là những di tích văn hóa - lích sử khi đến Hội An thì ta phải đặt chân đến đó. Chúng như là biểu tượng vật thể của phố cổ theo từng năm tháng. Dọc theo con đường Hai bà Trưng rồi rẻ qua đường Trần phú , đi vào một con đường nhỏ , cứ dần men theo con đường ấy . Tôi đã đặt chân thực sự vào những ngôi nhà nhỏ, những con đường vòng quanh dọc bên con sông hoài. Chùa Cầu Điểm dừng chân đầu tiên là chùa Cầu, ngôi chùa này là biểu tượng đặc trưng hay nói cách khác là hình ảnh đại diện của mảnh đất phố cổ này . Nhìn bề ngoài ngôi chùa này có vẻ hao hao giống Cầu ngói Thanh Toàn ở Huế nhưng càng tìm hiểu và theo lời của bác Hướng dẫn viên thì nó hoàn toàn khác mọi ngôi chùa cầu khác họa chăng chỉ giống ở điểm ngoài thờ cúng ra ngôi chùa này dùng để đi lại mà thôi.Chùa Cầu hay còn gọi là chùa Nhật Bản nằm trong khu phố cổ Hội An. Đây là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16.Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt - Trung. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An. Giá trị lịch sử Theo truyền thuyết, cả cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó. Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại được ghi ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng vào thời gian này. Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986. Nét hấp dẫn của Chùa Cầu Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Vãn Kiều.Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó (thân hầu), một đầu là tượng khỉ (thiên cẩu). Thân hầu là đại diện cho năm xây dựng còn thiên cẩu đại diện cho năm kết thúc công trình. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.Tổ hợp kiến trúc tín ngưỡng được lợp mái nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết liên quan đến hoạ phúc của mọi người nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay, Chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãn lai thành kính chiêm bái.Trước đây, Nhật Bản Kiều trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xoè hiện nay đã không còn nữa. Tuy nhiên, Thần Khỉ và Thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu.Ở hai bên tường của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn. Ngôi chùa đầy giá trị về cả nhân văn lẫn giá trị tinh thần của người dân nơi đây, xứng đáng là hình ảnh tiêu biểu cho phố cổ , nhìn ngắm ngôi chùa này vào ban ngày và ban đêm có sự khác nhau, không biết theo cảm nhận của mỗi người như thế nào, riêng tôi thì ban ngày ngôi chùa với hình ảnh sôi động với những dòng người tập nập qua lại ngược lại thì ban đêm ngôi chùa này cổ kính phá một chút mơ màng có chăng những ánh đèn mờ ảo đã họa lên bức tranh này. Rời chùa cầu hành trình tiếp tục với con đường Nguyễn Thái Học với ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất trong nhưng ngôi nhà cổ của hội an Nhà Cổ Tân Ký Nhà cổ Tấn Ký là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất phố cổ, và lưu giữ nhiều câu chuyện thú vị về những cổ vật vô giá. Mặt trước của nhà cổ Tấn Ký tại phố cổ Hội An - Ảnh: Hoàng Sơn Nhà cổ Tấn Ký là sự kết hợp tài tình giữa ba phong cách kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa. Ông Lê Dũng (62 tuổi, hậu duệ đời thứ 6 của họ Lê), người tiếp quản ngôi nhà chậm rãi: “Phải mất 10 năm trữ gỗ, 3 năm đục đẽo, ngôi nhà mới được dựng xong vào một năm cuối thế kỷ 18. Đến đời thứ 2, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký để kinh doanh, buôn bán nông sản. Tên nhà cũng ra đời từ đó”. Theo ông Dũng, đây là ngôi nhà đầu tiên tại phố cổ Hội An cùng hai kiến trúc khác là Chùa Cầu và Hội quán Phước Kiến được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử văn hóa vào năm 1985. Mặc dù trải qua nhiều biến động nhưng Tấn Ký vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn những giá trị về kiến trúc và văn hóa. Khi dựng ngôi nhà này, người thợ mộc Kim Bồng ngày xưa đã phối hợp ba phong cách Việt - Nhật - Hoa rất điêu luyện. Căn đầu tiên được thiết kế theo nhà ba gian đúng theo kiểu thức truyền thống của người Việt, trần nhà lợp ngói âm dương. Căn này cũng là điểm nhấn của ngôi nhà với hàng loạt vi kèo, xuyên, trính (thanh gỗ dọc nối các cột) được chạm trổ tinh xảo với những hình thù như: quả bí, hòm thư, con dơi, dải lụa. Phong cách Nhật Bản thể hiện rõ trong cách kết cấu trính “chồng rường giả thủ” ngay vị trí dưới giao điểm hai chiếc kèo. Lối kiến trúc này là sự kết hợp 3 thanh ngang trính biểu trưng cho thiên, địa, nhân và 5 cột đội dọc biểu trưng cho ngũ hành với mong ước an lành. “Trong ngôi nhà này, lối kiến trúc người Hoa lại nằm trên vì kèo “vỏ cua”. Những thanh vì vòm có dáng cong này còn được gọi là “thanh ngọc như ý” với hình chạm trổ dải lụa vấn quanh hai thanh kiếm đặc trưng của người Hoa xưa!”, ông Dũng cho biết. Điểm đặc biệt của ngôi nhà này là được dựng nên mà không sử dụng đến một chiếc đinh. Các tấm và thanh gỗ được khớp với nhau hoàn toàn bằng mộng mà vẫn “tự đứng” vững. Chính không gian đầy ấn tượng này đã “hút” các đoàn làm phim, truyền hình đến thực h