Đề tài Phối hợp chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu

Phối hợp chính sách kinh tế là một vấn đề quan trọng trong Liên minh kinh tế - tiền tệ. Môi trường kinh tế của các nước thành viên EU có đặc điểm là phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng (do thực hiện chiến lược Thị trường nội địa, EMU, tiến bộ công nghệ, ), nên chính sách kinh tế của một nước có thể sẽ có tác động tai hại đến các nước láng giềng. Do vậy, cần phối hợp chính sách để tránh những tác động “vượt biên giới” đó của các chính sách quốc gia. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phối hợp các chính sách kinh tế của EU.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phối hợp chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Phối hợp chính sách kinh tế là một vấn đề quan trọng trong Liên minh kinh tế - tiền tệ. Môi trường kinh tế của các nước thành viên EU có đặc điểm là phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng (do thực hiện chiến lược Thị trường nội địa, EMU, tiến bộ công nghệ,…), nên chính sách kinh tế của một nước có thể sẽ có tác động tai hại đến các nước láng giềng. Do vậy, cần phối hợp chính sách để tránh những tác động “vượt biên giới” đó của các chính sách quốc gia. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phối hợp các chính sách kinh tế của EU. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Một số vấn đề lý luận về phối hợp chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu. 1. Khái quát chung về chính sách kinh tế của Liên minh châu Âu. 1.1. Chiến lược kinh tế của EU trong nửa cuối những năm 1980. Trong nửa cuối những năm 1980, các nước EU tập trung theo đuổi chiến lược thống nhất và hoàn thiện các thị trường. Mốc quan trọng đánh dấu về việc thực hiện chiến lược này là việc các nước EU ký kết “Định ước châu Âu duy nhất” vào tháng 12/1985 (có hiệu lực từ tháng 7/1987), mục tiêu chính là thực hiện lịch trình 7 năm nhằm xóa bỏ các đường biên giới nội bộ EU, tạo ra một thị trường nội địa cho sự lưu thông tự do của hàng hóa, con người, dịch vụ và tư bản. Đến 1/1/1993, một thị trường nội địa của Cộng đồng châu Âu đã chính thức ra đời. Song song với việc thống nhất các thị trường châu Âu, EU cũng đã khẩn trương thúc đẩy các cải cách kinh tế theo hướng thúc đẩy sự vận hành hoàn thiện của cơ chế thị trường và cạnh tranh, giảm sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. 1.2. Chiến lượng kinh tế của EU trong những năm 1990 Mốc mới trong sự thay đổi chiến lược của EU từ những năm 1990 là Hiệp ước về Liên minh châu ÂU (Hiệp ước Maastricht, được ký ngày 7/2/1992, có hiệu lực từ ngày 1/11/1993). Mục tiêu chính của hiệp ước này là xây dựng một EU gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, chính sách kinh tế lẫn chính trị và xã hội. Một nội dung quan trọng là thành lập Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu với một đồng tiền chung. Theo tinh thần và định hướng của Hiệp ước, cải thiện các điều kiện kinh tế vĩ mô (nền tài chính công lành mạnh, giảm thâm hụt ngân sách, ổn định giá cá…) được coi là điều kiện tiền đề để tiến hành các cải cách kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của các nên kinh tế EU. Đồng thời với việc ra đời EMU, sự phối hợp các chính sách kinh tế trong EU đã được đề cao, các thể thức, cơ chế phối hợp cũng đã được cải thiện. 1.3. Chiến lược kinh tế của EU từ năm 2000. Hội nghị thượng đỉnh EU tại Lisbon tháng 3/2000 đã thông qua một chiến lược mới cho EU: “Chiến lược Lisbon”. Mục tiêu chiến lược mới của EU cho thập kỷ 2000-2010 là “trở thành một nền kinh tế trí thức có sức mạnh cạnh tranh và năng động nhất thế giới, có khả năng tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao số lượng và chất lượng việc làm và gắn kết xã hội chặt chẽ hơn”. Để dạt mục tiêu này, Chiến lược Lisbon cũng đã đề ra các nhiệm vụ chiến lược chính sau đây: Để chuẩn bị cho sự quá độ sang nên kinh tế tri thức và xã hội tri thức, EU sẽ thực thi những chính sách thích hợp đối với xã hội thông tin và R&D, đồng thời từng bước đẩy nhanh quá trình cải cách cơ cấu, thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới, hoàn thiện Thị trường nội địa. Hiện đại hóa mô hình xã hội châu Âu, đầu tư vào con người và đấu tranh chống tính trạng “ngoài lề hóa xã hội” (tình trạng những người không có việc làm, bị bần cùng hóa, bị tách rời các sinh hoạt xã hội). Thực thi chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Như vậy, chiến lược phát triển kinh tế của các nước EU từ giữa những năm 1980 đến nay bao gồm các nội dung chính sau đây: 1. Thúc đẩy tiến trình liên kết và mở rộng EU. 2. Thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường. 3. Xây dựng Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu với một đồng tiền chung, điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng ổn định hóa, hình thành một thị trường thống nhất thực sự. 4. Chiến lược nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. 5. Củng cố và hiện đại hóa mô hình xã hội châu Âu, chú trọng bảo vệ môi trường. 6. Kiên trì định hướng xây dựng nền kinh tế mở cửa, củng cố và tăng cường địa vị của EU trong các quan hệ kinh tế Quốc tế. 2. Cơ chế phối hợp các chính sách kinh tế và nguyên nhân phải tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế trong Liên minh châu Âu EU. Phối hợp chính sách kinh tế trong EU là hoạt động do các thiết chế có thẩm quyền của liên minh thực hiện thông qua việc xây dựng hướng dẫn chung về chính sách kinh tế cho liên minh cũng như đề xuất chính sách kinh tế hữu hiệu cho từng quốc gia riêng biệt. Qua đó, đảm bảo sự gắn kết kinh tế giữa các quốc gia thành viên nhằm hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển. Hiệp ước Rôma ra đời với lời kêu gọi các nước thành viên EU phối hợp các chính sách kinh tế của mình để đạt được các mục tiêu nêu trên đã có những giới hạn khách quan bởi vì ở giai đoạn này, các nước thành viên còn thiếu nhất trí về các chính sách phối hợp, chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Tuy nhiên, với sự ra đời Hiệp ước Maastricht năm 1992, sự phối hợp các chính sách kinh tế trong EU đã được khởi động lại cùng với quá trình thành lập Liên minh kinh tế tiền tệ EMU và từ đó đến nay sự phối hợp này đã không ngừng được hoàn thiện, đồng thời đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó. Việc các quốc gia EU ngày càng tăng việc phối hợp các chính sách kinh tế trong liên minh xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Thứ nhất, việc soạn thảo và thực hiện một chính sách chung đương nhiên cần sự phối hợp chính sách. Tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng Euro, tỷ giá hối đoái của đồng Euro đã là các “tài sản chung” của các nước tham gia Khu vực đồng Euro, vì vậy các nước này cần phải có trách nhiệm quan tâm. - Thứ hai, do Liên minh kinh tế tiền tệ EMU đã mở ra một khuôn khổ chính sách kinh tế mới, độc đáo trong EU: ở đó có sự phân cấp trách nhiệm về chính sách kinh tế giữa EU và các nước thành viên; một chính sách tiền tệ duy nhất là thẩm quyền của riêng ECB, một ngân hàng siêu quốc gia, độc lập. Quyết sách tiền tệ của ECB do Hội đồng quản trị ECB đưa ra, Hội đồng này bao gồm Ban Giám đốc ECB và các Thống đốc Ngân hàng Trung ương quốc gia của các nước tham gia Khu vực đồng Euro. Trong khi đó, các chính sách khác, nhất là ngân sách, cách chính sách cơ cấu, quyết định về tiền lương…nói chung vẫn chịu trách nhiệm (theo một số quy tắc chung) chăm lo cho nền kinh tế nước mình, ví dụ trong trường hợp có những vấn đề hay những cú sốc mang đặc điểm quốc gia. - Thứ ba, môi trường kinh tế của các nước thành viên EU có đặc điểm là phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng (do thực hiện chiến lược Thị trường nội địa, EMU, tiến bộ công nghệ,…) nên chính sách kinh tế của một nước có thể có ảnh hưởng lớn đến các nước láng giếng. Do vậy cần phối hợp chính sách kinh tế để tránh những tác động xấu của các chính sách quốc gia có thể tác động tiêu cực đến các quốc gia khác. Sự phối hợp chính sách cũng cần thiết để ngăn chặn hành vi “đi xe miễn phí” của các nước thành viên (hành vi nhằm lợi dung những điều chỉnh chính sách của các nước thành viên khác trong EU, ví dụ chính sách tụ do hóa thị trường). - Thứ tư, sự phối hợp chính sách kinh tế sẽ là có ích nếu xét từ quan điểm chính trị xã hội, vì nó giúp thực hiện những chính sách không được lòng dân nhưng cần thiết ở cấp quốc gia. Như vậy, phối hợp chính sách kinh tế trong Liên minh châu Âu EU được coi là một khuôn khổ bao trùm toàn bộ các hoạt động tương tác giữa các chủ thể chính sách gồm các chủ thể chính sách tiền tệ, tài chính và Ủy ban châu ÂU với tư cách là đại diện cho lợi ích chung của EU. Sự phối hợp này sử dụng một loạt các biện pháp bao gồm: trao đổi thông tin, thảo luận về các kinh nghiệm tốt, thảo luận chính sách, giám sát lẫn nhau giữa các nước thành viên để cùng đề ra các quy tắc và các mục tiêu chính sách, cách hành động chung. 3. Cơ sở pháp lý: Nghị quyết của Hội đồng châu Âu ngày 13 tháng 12 năm 1997 đã đưa ra chương trình phối hợp chính sách kinh tế, thể hiện một cam kết chính thức để tôn trọng các quy định của Hiệp ước về giám sát và điều phối các chính sách kinh tế, và tăng cường phối hợp giữa các nước thành viên, trong đó thống nhất một đồng tiền chung. Tất cả các nước thành viên, bao gồm cả những nước còn lại không tham gia khối đồng tiền chung euro (Đan Mạch, Anh và Thụy Điển) phải được đảm bảo trong việc phối hợp các chính sách kinh tế. Hiện nay, vấn đề phối hợp chính sách kinh tế trong Liên minh Châu Âu được quy định tại Điều 121TFEU: “1. Các thành viên sẽ coi chính sách kinh tế của họ là những vấn đề cần quan tâm chung và sẽ phối hợp chúng với nhau trong Hội đồng, phù hợp với quy định tại Điều 120. 2. Hội đồng, theo đề nghị của Ủy ban, xây dựng một dự thảo cho các hướng dẫn rộng rãi các chính sách kinh tế của các nước thành viên và của cả Liên minh. Trên cơ sở kết luận này, Hội đồng sẽ thông qua một đề nghị thiết lập ra các nguyên tắc này rộng. Hội đồng sẽ thông báo cho Quốc hội Châu Âu giới thiệu của nó. 3. Để bảo đảm phối hợp chặt chẽ hơn và hội tụ lâu dài của chính sách kinh tế và sự thực hiện của các nước thành viên, Hội đồng, trên cơ sở báo cáo của Ủy ban, theo dõi sự phát triển kinh tế ở mỗi nước thành viên và trong Liên minh đảm bảo sự nhất quán của chính sách kinh tế với các hướng dẫn rộng rãi quy định tại khoản 2, và thường xuyên tiến hành đánh giá tổng thể. Với mục đích giám sát đa phương này, thành viên sẽ gửi thông tin đến Ủy ban về các biện pháp quan trọng của họ trong lĩnh vực chính sách kinh tế và các thông tin khác mà họ cho là cần thiết. 4. Nếu các chính sách kinh tế của một nước thành viên không phù hợp với các hướng dẫn rộng rãi quy định tại khoản 2 hoặc là có nguy cơ gây nguy hiểm cho các hoạt động đúng đắn của Liên minh kinh tế và tiền tệ, Ủy Ban có thể cảnh báo cụ thể cho các nước thành viên liên quan. Hội đồng, về một đề nghị của Ủy ban, có thể giải quyết các kiến ​​nghị cần thiết để các nước thành viên liên quan. Hội đồng có thể, trên một đề nghị của Ủy ban, quyết định kiến ​​nghị của công chúng. Trong phạm vi khoản này, Hội đồng sẽ hành động mà không tính đến các phiếu bầu của các thành viên của Hội đồng đại diện cho các quốc gia thành viên có liên quan. Một phần lớn có trình độ của các thành viên khác của Hội đồng phải được xác định theo quy định của Điều 238 (3) (a). 5. Chủ tịch Hội đồng và Ủy ban phải báo cáo với Nghị viện Châu Âu về kết quả giám sát đa phương. Chủ tịch Hội đồng có thể được mời trước ủy ban có thẩm quyền của Nghị viện châu Âu nếu Hội đồng đã có những kiến ​​nghị của công chúng. 6. Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu, theo quy định của quy trình lập pháp thông thường, có thể áp dụng chi tiết thủ tục giám sát đa phương nêu tại khoản 3 và 4”. 4. Công cụ điều chỉnh Có thể nói, trong những năm qua, EU đã phát triển một chiến lược kinh tế, xã hội và môi trường ổn định, bền vững để đạt được các mục tiêu đã đề ra đó là: (i) thực hiện sự tăng trưởng kinh tế mạnh nhất, đặc biệt là thông qua sự cải thiện trong tiềm năng tăng trưởng; (ii) tiến bộ hướng tới việc làm đầy đủ bảo gắn kết xã hội; (iii) tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững. Để đạt được điều này EU đã sử dụng công cụ điều chính chính sách cho nền kinh tế qua từng giai đoạn phát triển. Hướng dẫn chính sách kinh tế mở rộng (2000) Tăng tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế và thúc đẩy việc làm, gắn kết xã hội thông qua cải cách cơ cấu và chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, định hướng trong khi đưa ra nội dung hoạt động để các kết luận của Hội đồng châu Âu Lisbon. Các nguyên tắc chính sách kinh tế rộng (BEPG) cho nội dung hoạt động để các kết luận của Hội đồng châu Âu Lisbon, trong đó tập trung vào các cơ hội dành được toàn cầu hóa và kinh tế tri thức theo định hướng mới. Ở hướng dẫn chính sách kinh tế mở rộng năm 2000, Hội đồng đã đưa ra Khuyến nghị ngày 19/6/2000 về hướng dẫn chính sách kinh tế mở rộng của các nước thành viên và cộng đồng (Công báo L 210,2000/08/21). Hướng dẫn chính sách kinh tế mở rộng (2001) Hội đồng đã đưa ra Khuyến nghị ngày 15/6/2001 về các chính sách kinh tế mở rộng của các nước thành viên và cộng đồng (Công báo L 179,2001/07/02). Với mục tiêu cải thiện điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm bằng một chiến lược chính sách kinh tế bao gồm tăng trưởng và ổn định theo định hướng chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu nhằm bền vững, tạo việc làm và tăng trưởng không lạm phát, Mục tiêu chính của Liên minh châu Âu (EU) vẫn là đạt được toàn dụng lao động, trong số những thứ khác như một phương tiện đáp ứng những thách thức của dân số già. Hội đồng châu Âu cũng nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy phát triển bền vững cần được tích hợp trong các BEPGs. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các nhân tố của chính sách kinh tế và đối thoại giữa Hội đồng, các EUROGROUP và Ngân hàng trung ương Châu Âu liwwn quan đến việc Ủy ban là rất cần thiết trong việc thúc đẩy sự phát triển hài hòa kinh tế, đặc biệt là cho các nước thành viên khi tham gia khu vực đồng EURO. Hướng dẫn rộng rãi chính sách kinh tế (2002) Cải thiện điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm bằng một chiến lược chính sách kinh tế dựa cả về tăng trưởng và ổn định theo định hướng chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu để thúc đẩy bền vững, tạo việc làm và tăng trưởng không lạm phát. Vào ngày 21/6/2002, Hội đồng đã đưa ra Khuyến nghị về hướng dẫn rỗng rãi các chính sách kinh tế cưa các nước thành viên và cộng đồng (Công báo L 182,2002/07/11). Mục tiêu của EU là đạt được một sự mở rộng cân bằng và bền vững của các hoạt động kinh tế. Để đáp ứng mục tiêu Lisbon Hội đồng châu Âu về việc châu Âu nền kinh tế dựa trên tri thức cạnh tranh và năng động nhất vào năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng phải được tăng lên và tốc độ cải cách kinh tế đẩy mạnh. Các hướng dẫn chính sách kinh tế mở rộng của các nước thành viên để hành động trong các lĩnh vực sau đây: Các chính sách kinh tế vĩ mô Chất lượng và tính bền vững của tài chính công Thị trường lao động Cải cách cơ cấu trong thị trường sản phẩm Hiệu quả và hội nhập của thị trường dịch vụ tài chính Eu Doanh nhân Nền kinh tế dựa trên tri thức Phát triển bền vững Hướng dẫn rộng rãi chính sách kinh tế (2003-2005) Đây là lần đầu tiên EU gộp một thời hạn ba năm liên tiếp để hợp lý hóa và đồng bộ hóa quá trình phối hợp chính sách kinh tế với chính sách việc làm. Vào mùa xuân 2000, Liên minh châu Âu đề ra các mục tiêu trở thành "nền kinh tế dựa trên tri thức cạnh tranh và năng động nhất trên thế giới". Để đạt được mục tiêu này, EU đã quyết định hợp lý hóa các quy trình khác nhau để phối hợp chính sách kinh tế và chính sách việc làm. Các chính sách kinh tế hướng dẫn rộng nhấn mạnh sự đóng góp của các chính sách này vào chương trình Lisbon từ năm 2003 đến năm 2005. Tập trung vào các vấn đề chính sách kinh tế trọng điểm và các ưu tiên trong ba năm tới. EU cũng có đề xuất ngắn hạn, tuy nhiên sẽ được điều chỉnh mỗi năm, nếu cần thiết. Cụ thể, Hội đồng đã đưa ra Khuyến nghị (Khuyến nghị của Hội đồng 2003/555/EC ngày 26 tháng 6 2003 về hướng dẫn rộng rãi của các chính sách kinh tế của các nước thành viên và cộng đồng (2003-2005). Hướng dẫn rộng rãi chính sách kinh tế (2005 - 2008) Liên minh châu Âu phải tập trung các chính sách về tăng trưởng kinh tế và việc làm. Việc mở rộng hiện nguyên tắc chính sách kinh tế (BEPGs) phản ánh sự khởi đầu mới cho chiến lược Lisbon. Họ tập trung vào các chính sách kinh tế vĩ mô và các biện pháp và chính sách mà các nước thành viên cần có để làm cho Châu Âu là một nơi hấp dẫn hơn, trong đó để đầu tư và công việc (kinh tế vĩ mô, chính sách). Hội đồng có Khuyến nghị năm 2005: Khuyến nghị của Hội đồng 2005/601/EC của 12 Tháng Bảy 2005 trên những hướng dẫn chính sách kinh tế rộng lớn của các nước thành viên và cộng đồng (2005-2008) – Công báo L 205,2005/06/08). Kiến nghị nằm trong khuôn khổ chung của chiến lược Lisbon: Liên minh châu Âu phải huy động mọi nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của chiến lược này, được thiết kế để làm cho nền kinh tế EU cạnh tranh nhất trên thế giới vào năm 2010. đề nghị là trong hai phần. Người đầu tiên đề cập đến cách thức mà các chính sách kinh tế vĩ mô có thể đóng góp vào chiến lược Lisbon relaunching cái thứ hai đề với các biện pháp và chính sách mà các nước thành viên cần có để thúc đẩy kiến ​​thức và đổi mới cho sự phát triển (kinh tế vĩ mô, chính sách ). Các BEPGs áp dụng cho tất cả các nước thành viên và sẽ được bổ sung bởi các cộng đồng Lisbon Chương trình 2005-2008. Hướng dẫn chính sách kinh tế mở rộng (2008 - 2010) Thực hiện các điều chỉnh chính sách quốc gia để tạo ra tiềm năng kinh tế ổn định và tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU), bao gồm: - Thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô cho sự tăng trưởng và việc làm. - Cải cách kinh tế vi mô để nâng cao tiềm năng tăng trưởng của châu Âu. Các khuyến nghị về chính sách kinh tế mở rộng (BEPG) thiết lập các khuôn khổ cho việc phối hợp các chính sách của các các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Vào năm 2008, hội đồng đã đưa ra Khuyến nghị, đó là Khuyến nghị của Hội đồng 2008/390/EC ngày 14 tháng 5 năm 2008 về các hướng dẫn chính sách kinh tế mở rộng cho các nước thành viên và cộng đồng (2008-2010) – Công báo L 137,2008/05/27). Tóm lại, mục đích hướng dẫn rộng rãi các chính sách kinh tế là phối hợp các chính sách kinh tế của các nước thành viên EU. Và cũng nhằm tạo ra được sự tăng trưởng thông minh, bền vững và toàn vẹn trên toàn EU. Để làm được điều này, Hội đồng khuyến nghị việc đặc biệt coi trọng đến việc thực hiện chính sách kinh tế của các nước thành viên song song với việc phát triển các chương trình cải cách quốc gia.Trong việc thực hiện các chính sách của mình, các quốc gia thành viên EU phải triệt để tuân thủ hiệp ước ổn định và tăng trưởng (Stability and Growth Pact). Thông qua hiệp ước này, các quốc gia thành viên đã cam kết rằng sẽ phải tự mình kiểm soát được sự thâm hụt về tài chính công để tránh được tình trạng mất cân bằng về ngân sách. Ngoài ra, Hội đồng khuyến khích các quốc gia thành viên sử dụng đồng tiền chung Euro như thể là đơn vị tiền tệ duy nhất hiện hành để có thể làm giảm đi sự mất cân bằng về kinh tế vĩ mô trong khu vực đồng Euro của liên minh châu Âu. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng thông minh, bền vững và toàn diện, Hội đồng khuyến khích các quốc gia đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu và công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác giữa các trường học; dựa trên hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên. Các quốc gia thành viên cũng cần đảm bảo được quyền tự do, bình đẳng của công dân nước mình trong việc tiếp cận đối với nền kinh tế. Vì thế, một khu vực mà ở đó có sự tăng trưởng thông minh và bền vững về kinh tế là nơi mà ở đó tất cả các công dân đều có quyền tham gia vào nền kinh tế thông qua hoạt động lao động cá nhân của mình và được hưởng lợi nhuận từ chính hoạt động đó của mình. Điều cuối cùng, đó chính là các quốc gia thành viên phải đảm bảo được sự tương thích giữa nền kinh tế của mình với thị trường chung đơn nhất và phải tuân theo các qui luật cạnh tranh. II> Thực tiễn chính sách phối hợp kinh tế trong EU. Như vậy, thông qua chiến lược chính sách phối hợp kinh tế trong EU ta có thể nhận thấy rằng: chính sách phối hợp kinh tế là công cụ hữu hiệu để đảm bảo thống nhất về kinh tế, góp phần tạo nên một EU gắn kết, ổn định, thịnh vượng. Bên cạnh đó, chính sách phối hợp kinh tế vừa đảm bảo phù hợp với từng quốc gia thành viên. Đối với chính sách phát triển của mình, EU đang từng bước khẳng định mình trên các lĩnh vực của đấu trường quốc tế và là khối liên kết có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Tất cả những thành tựu này đạt được là nhờ những chính sách phối hợp kinh tế hiệu quả mà Liên minh Châu Âu( EU) đã thực hiện, cụ thể của những thành tựu đó: * Sự tăng trưởng và phát triển của toàn EU - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khu vực Euro tăng 2,7 % trong năm 2006, tốc độ
Luận văn liên quan