Ông sinh năm 1963 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam, dù phải dành thời gian và nỗ lực làm nhiều việc để mưu sinh khi theo học tại trường Trung cấp giao thông, ông vẫn đạt kết quả học tập xuất sắc và được giữ lại trường làm giảng viên sau khi tốt nghiệp – mơ ước của nhiều bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, Lê Phước Vũ đã từ chối bởi cơ chế đãi ngộ khó có thể cho phép ông đỡ đần gia đình. Ra trường, với đôi bàn tay trắng nhưng trái tim đầy ắp ý chí và nhiệt huyết, ông cùng gia đình khăn gói ngược phương Nam.
Hai năm đầu, Lê Phước Vũ làm việc cho một công ty vận tải ở Tây Ninh, thường xuyên chạy tuyến Sài Gòn – Vinh. Luôn phải xa nhà, tuyến đường nguy hiểm, kinh nghiệm đường trường chưa có, ông và gia đình vẫn phải sống trong khó khăn. Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn đẩy vợ chồng ông lên Buôn Ma Thuật thử lập nghiệp. Nhưng hy vọng cũng nhanh chóng tàn lụi sau 2 tháng thay đổi. Trở lại Sài Gòn lần hai, thất bại không làm Lê Phươc Vũ nản lòng, trái lại, trước các thử thách, ý chí và khát vọng vươn lên trong ông ngày càng mãnh liệt.
Như sự sắp đặt của số phận con đường kinh doanh đến với Lê Phước Vũ hoàn toàn tình cờ. Ban đầu, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay, đang niêm yết tại HOSE với mã GDT). Trong thời gian này, ông tình cờ gặp gỡ Giám đốc một công ty thép nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Quý mến sự thật thà, tư chất thông minh và đặc biệt ý chí vươn lên mạnh mẽ của chàng trai Việt vị Tổng Giám đốc nọ gợi ý cho Lê Phước Vũ thử tự kinh doanh.
Năm 1994, chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích lũy sau nhiều năm bôn ba, Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh với một cửa hàng nhỏ bán tôn. Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào, mừng tủi nắm trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba.
Tuy nhiên đến năm 1997, nhận ra cửa hàng kinh doanh tôn hoạt động không còn hoạt động hiệu quả, Lê Phước Vũ nghĩ đến chuyện sản xuất với việc mở một xưởng cán tôn. Bên cạnh việc mua máy móc thiết bị thanh toán trả góp, ông phải cạnh tranh với rất nhiều công ty khác, thậm chí nhiều lúc xưởng của ông ngấp nghé bở vực phá sản. Chính chữ “nhẫn” học từ Đạo Phật đã giúp Ông vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng. Dần dần, xưởng của ông thu hút được khách hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng thuận lợi. Lê Phước Vũ tính chuyện mở rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác.
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5844 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phong cách lãnh đạo của ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch tập đoàn tôn Hoa Sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN HỌC: LÃNH ĐẠO
ĐỀ TÀI:
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG
LÊ PHƯỚC VŨ-CHỦ TỊCH
TẬP ĐOÀN TÔN HOA SEN
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Lê Ngọc Thắng
Nhóm 8
Sinh viên thực hiện : 1. Trần Thế Thiện
2. Lê Vương Quốc Trung
3. Lê Ngọ
4. Thái Châu
5. Phạm Ngọc Tươi
TP HCM, ngày 30 tháng 3 năm 2014
MỤC LỤC
Giới thiệu.
Tiểu sử:
Ông sinh năm 1963 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam, dù phải dành thời gian và nỗ lực làm nhiều việc để mưu sinh khi theo học tại trường Trung cấp giao thông, ông vẫn đạt kết quả học tập xuất sắc và được giữ lại trường làm giảng viên sau khi tốt nghiệp – mơ ước của nhiều bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, Lê Phước Vũ đã từ chối bởi cơ chế đãi ngộ khó có thể cho phép ông đỡ đần gia đình. Ra trường, với đôi bàn tay trắng nhưng trái tim đầy ắp ý chí và nhiệt huyết, ông cùng gia đình khăn gói ngược phương Nam.
Hai năm đầu, Lê Phước Vũ làm việc cho một công ty vận tải ở Tây Ninh, thường xuyên chạy tuyến Sài Gòn – Vinh. Luôn phải xa nhà, tuyến đường nguy hiểm, kinh nghiệm đường trường chưa có, ông và gia đình vẫn phải sống trong khó khăn. Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn đẩy vợ chồng ông lên Buôn Ma Thuật thử lập nghiệp. Nhưng hy vọng cũng nhanh chóng tàn lụi sau 2 tháng thay đổi. Trở lại Sài Gòn lần hai, thất bại không làm Lê Phươc Vũ nản lòng, trái lại, trước các thử thách, ý chí và khát vọng vươn lên trong ông ngày càng mãnh liệt.
Như sự sắp đặt của số phận con đường kinh doanh đến với Lê Phước Vũ hoàn toàn tình cờ. Ban đầu, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay, đang niêm yết tại HOSE với mã GDT). Trong thời gian này, ông tình cờ gặp gỡ Giám đốc một công ty thép nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Quý mến sự thật thà, tư chất thông minh và đặc biệt ý chí vươn lên mạnh mẽ của chàng trai Việt vị Tổng Giám đốc nọ gợi ý cho Lê Phước Vũ thử tự kinh doanh.
Năm 1994, chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích lũy sau nhiều năm bôn ba, Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh với một cửa hàng nhỏ bán tôn. Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào, mừng tủi nắm trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba.
Tuy nhiên đến năm 1997, nhận ra cửa hàng kinh doanh tôn hoạt động không còn hoạt động hiệu quả, Lê Phước Vũ nghĩ đến chuyện sản xuất với việc mở một xưởng cán tôn. Bên cạnh việc mua máy móc thiết bị thanh toán trả góp, ông phải cạnh tranh với rất nhiều công ty khác, thậm chí nhiều lúc xưởng của ông ngấp nghé bở vực phá sản. Chính chữ “nhẫn” học từ Đạo Phật đã giúp Ông vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng. Dần dần, xưởng của ông thu hút được khách hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng thuận lợi. Lê Phước Vũ tính chuyện mở rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác. Trong thời gian đó, ông đã tìm cách tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau cũng như học hỏi các công nghệ sản xuất mới và kiến thức về quản trị kinh doanh.
Sau một thời gian, ông chyển lên sản xuất lớn đòi hỏi đầu tư hiện đại, cho ra sản phẩm tốt cao... Tiếp đến, Tôn Hoa Sen xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối hiệu quả... để cạnh tranh với các đối thủ nặng ký là những tập đoàn lớn của nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam. Và ông đã gặt hái được rất nhiều thành công sau những cố gắng không ngừng nghỉ của mình.
Ai cũng có thể biện cho mình một lý do kinh doanh nhưng riêng ông có một quan điểm kinh doanh rất đáng trân trọng: "Khi kinh doanh tôi tuyệt đối không dùng kỹ xảo, thủ đoạn, bởi tôi tin khởi nghiệp xuất phát từ tinh thần đúng sẽ tạo nên phong cách chuẩn mực, tạo được niềm tin nơi người khác", ông chia sẻ.
Năm 2001, ông Vũ thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen tại Bình Dương, vốn điều lệ khi đó là 30 tỷ đồng với 22 nhân viên. Ngành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu, sản xuất tấm lợp kim loại, gỗ thiếp, nhựa... Ngày 5/12/2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của Hoa Sen khoảng 570,4 tỷ đồng. Hiện, HSG đang lưu hành hơn 98 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường gần 1.834 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2013, ông Lê Phước Vũ đã bứt phá mạnh mẽ trở thành một trong 10 người giàu nhất Việt Nam. Với gần 1.800 tỷ đồng, ông Vũ chiếm vị trí thứ 7 và đánh ngã mọi đối thủ về mức tăng giá trị tài sản cả về tuyệt đối lẫn tương đối (+940 tỷ và +115%).
Tuy nhiên, danh tiếng của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen nổi lên dữ dội nhất trong nửa đầu năm nay có lẽ lại từ sự kiện người không chân tay Nick Vujicic - một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới tới Việt Nam.
Một chương trình PR có thể nói hiệu quả rất cao, không trực tiếp tác động tới các khách hàng của tập đoàn nhưng lại có sức lan tỏa sâu rộng, tích cực về lâu dài.Còn gì bằng khi tiền nhiều mà danh tiếng cũng lên nhưng đi kèm với đó là những điều tiếng, những vụ việc lùm xùm. Và ông Vũ đã phải đối mặt với những vấn đề không mong muốn, nằm ngoài dự kiến và có lẽ không phù hợp với một phật tử như ông.
Lê Phước Vũ sinh sinh 28 tháng 5, 1963 trong một gia đình nghèo ở Bình Định, Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Giao thông ông đã cùng gia đình khăn gói vào miền Nam để tìm kế mưu sinh với hy vọng đổi đời.
Khởi nghiệp, ông làm việc cho một công ty vận tải ở Tây Ninh. Công việc luôn phải xa nhà và chạy những tuyến đường nguy hiểm mà cuộc sống của gia đình ông vẫn không cải thiện, vì thế gia đình ông lại tiếp tục khăn gói lên Buôn Mê Thuật lập nghiệp với mong ước cuộc sống sẽ tốt hơn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn vợ chồng ông lại dắt díu nhau quay trở lại Sài Gòn.
Thất bại không làm ông nản lòng mà ngược lại, ý chí quyết tâm vươn lên càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Trở lại Sài Gòn, ông Vũ làm quản đốc cho Công ty Gỗ Đức Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay). Sự gặp gỡ tình cờ của ông Vũ với vị giám đốc một công ty thép nước ngoài đã giúp ông nảy sinh ý định tự mình đứng ra kinh doanh.
Sóng gió, sự khó khăn và những điều tiếng
Trong bối cảnh các DN thép kho khăn, thì Hoa Sen của ông Vũ lại có tăng trưởng tốt. Khi các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực tôn chiếm tối đa 5-6% thì HSG vươn lên chiếm tới 42% thị phần trong nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự lớn mạnh là những vấn đề mới nảy sinh.
Khi HSG đang hào hứng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài thì ngay lập tức HSG bị các doanh nghiệp Malaysia tố bán phá giá vào thị trường nước họ là một rào cản đầu tiên trong quá trình mở rộng và lớn mạnh của tập đoàn này.Mặc dù ra sức bác bỏ và tuyên bố sẽ thắng cuộc trong vụ kiện này. Tuy nhiên, đòn tố bán phá giá của các đối thủ ở Đồng Nam Á sẽ là một đòn nặng, gây một trở ngại tham vọng mở rộng ra khu vực của DN này.
Bên cạnh đó, HSG và ông Vũ còn khiến nhiều người lo ngại về cách thức làm thương hiệu phát triển với tốc độ chóng mặt. Và tất nhiên đi kèm đó là những hệ quả ngoài mong muốn. Về cơ bản, vụ Nick Vujicic đã mang lại thành công nhưng không ít người đã đặt câu hỏi về số tiền quá lớn (hơn 30 tỷ đồng) mà HSG đã bỏ ra để có thể đưa được "người không chân tay" về nói chuyện tại Việt Nam. Không ít ý kiến cho rằng, vụ đầu tư này lãng phí, sính ngoại trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sản xuất đình đốn, doanh nghiệp nợ nần, giải thể, phá sản đồng loạt. Trước đó, vụ lùm xùm giữa HSG và cựu CEO của mình đã gây ra sự nghi ngại với khá nhiều NĐT. Phát biểu tại đại hội cổ đông 2013, ông Vũ cho biết lý do mà ông Phạm Văn Trung nghỉ việc tại HSG là vì thiếu minh bạch trong điều hành. Những cuộc khẩu chiến trên các phương tiện truyền thông đã đem lại những hình ảnh không mấy tốt đẹp về doanh nghiệp và lãnh đạo.
Đã một thời gian dài, ông Vũ và tập đoàn của mình hoạt động một cách âm thầm. Vị đại gia được tiếng thẳng tính, ít nói, ngoài việc kinh doanh người ta biết đến ông là một phật tử khá thận trọng và kín tiếng. Nhưng dường như mọi việc đã thay đổi, khi tiền nhiều hơn và danh tiếng nổi hơn, vị phật tử này cũng phải đối mặt với nhiều điều tiếng. Đến nay, nhất cử nhất động của ông và DN đều bị soi. Đó là điều không dễ chịu và cũng không dễ giải quyết.
Kinh doanh gắn liền với trực giác và kiến thức
Với ông khi làm kinh doanh việc đầu tiên là phải xác định được mục tiêu của mình sao cho phù hợp để từ đó có hướng phát triển tốt nhất mà hiệu quả nhất. "Những doanh nghiệp lâu năm, trong bối cảnh này đều phải cố gắng tự điều chỉnh. Có như vậy cơ hội mới có thể mở ra. Hẳn các bạn trẻ sẽ thắc mắc, làm thế nào để doanh nhân có thể nhận biết cơ hội mà nắm bắt kịp thời. Câu trả lời rất đơn giản: bằng trực giác. Do đó, không nên nhìn sự việc qua hiện tượng, mà nên xem xét bản chất của sự việc. Và trực giác tốt luôn đi kèm với kiến thức" - ông nói.
Trong khi đó trong quá trình kinh doanh, người trẻ nên tự hỏi xem tiền bạc là mục tiêu hay phương tiện? Nếu xem tiền bạc là mục tiêu, người trẻ sẽ dễ bất chấp phương tiện. Thực chất, người làm kinh tế là người mang lợi ích đến cho cộng đồng. Và trên thực tế, doanh nhân Việt Nam chịu rất nhiều áp lực. Các nước khác đều đã hoàn thiện về mặt chuẩn mực, nhân lực cũng có chất lượng cao, làm kinh tế do vậy cũng nhiều thuận lợi. Nên đòi hỏi người là kinh doanh phải hết sức tinh tế và đặt ra được những mục tiêu sao cho hiệu quả nhất.
"Tuy nhiên, khó khăn nhất cũng chính là cơ hội, bởi khi trật tự đã được xác lập thì rất khó để khởi nghiệp. Ở Việt Nam, rõ ràng còn nhiều cơ hội dành cho người biết nhìn ra cơ hội. Đặc biệt, khó khăn hiện tại cũng là giai đoạn tốt nhất cho những người khởi nghiệp tham gia thương trường. Tuy nhiên, cũng đừng quá ảo tưởng, mà phải biết dấn thân" - ông chia sẻ.
Quá trình hoạt động, tiểu sử, cột mốc quan trong.
Sự nghiệp:
Năm 1994, Lê Phước Vũ lấy 2 chỉ vàng mà vợ chồng ông tích lũy bao lâu nay mở một cửa hàng nhỏ bán tôn.
Sau 3 năm kinh doanh, ông Vũ nhận thấy rằng cửa hàng hoạt động không còn hiệu quả, đánh liều ông vay mượn khắp nơi mở một xưởng cán tôn.
Khi có một lượng khách hàng ổn định, ông Vũ quyết tâm mở rộng thêm nhiều xưởng tôn khác, vừa làm, vừa học để tích lũy kinh nghiệm về công nghệ sản xuất mới cũng như cách thức quản trị kinh doanh.
Tháng 8/2001, Lê Phước Vũ thành lập Công ty Cổ phần Hoa Sen với số vốn ban đầu 30 tỷ đồng, chỉ vỏn vẹn có 22 nhân viên. Ngành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu, sản xuất tấm lợp kinh loại, gỗ thiếp, nhựa...
Ngày 5/12/2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của Hoa Sen khoảng 570,4 tỷ đồng. Hiện, HSG đang lưu hành hơn 98 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường gần 1.834 tỷ đồng.
Trong nửa đầu năm 2013, ông Lê Phước Vũ đã bứt phá mạnh mẽ trở thành một trong 10 người giàu nhất Việt Nam. Với gần 1.800 tỷ đồng, ông Vũ chiếm vị trí thứ 7 và đánh ngã mọi đối thủ về mức tăng giá trị tài sản cả về tuyệt đối lẫn tương đối (+940 tỷ và +115%)
Quá trình công tác:
2001 - 10/2006: Sáng lập viên - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hoa Sen.
11/2006 - 02/2007: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hoa Sen; Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Tôn Hoa Sen.
03/2007 - 12/2007: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hoa Sen; Chủ tịch Tôn Hoa Sen và VLXD Hoa Sen.
1/2008 - 4/2011: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Hoa Sen
Từ tháng 4/2011 – nay: Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen.
Đời tư tâm linh:
Ông bắt đầu tìm hiểu đạo Phật sau những biến cố trong cuộc đời. Sau một thời gian khá dài tìm hiểu Phật pháp ông đã có sự chuyển hóa tâm thức. Biến chuyển lớn nhất từ khi theo đạo Phật của ông chính là sự thay đổi hoàn toàn về lối sống tâm linh, về nhận thức, suy nghĩ và cách hành động như thế nào cho phù hợp.
Triết lý đạo Phật có ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của ông đó là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.
Trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, ông luôn nhất quán với nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật. Chính vì vậy, dù khó khăn thế nào, khủng hoảng thế nào, ông vẫn giữ được bình tĩnh, thấy được sự vận hành của quy luật mà tìm ra lối đi khả dĩ, tránh được họa mà đạt tới phúc viên mãn, trong kinh tế hiện nay có thể gọi là phát triển hay tăng trưởng bền vững.
Phân tích PCLĐ tương tác/trực tiếp.
Khái niệm
Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và được biểu hiện bằng công thức như sau:
PCLĐ= Cá tính x Môi trường
PCLĐ là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Phong cách lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào nghề nghiệp, lĩnh vực cũng như môi trường hoạt động. Điều quan trọng trong phong cách của người lãnh đạo là phải xây dựng dựa trên bản chất, sự nhận thức và đạo đức của từng người, phù hợp chung với những chuẩn mực của xã hội, tạo động lực tốt cho xã hội. Phong cách lãnh đạo không tự nhiên có, mà phải được đào tạo một cách bài bản. Một người lãnh đạo giỏi phải là một người có phong cách lãnh đạo hợp lý, ở đó họ vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tập thể người lao động trong tổ chức cảu mình, để đạt được mục tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra.
Phong cách lãnh đạo tương tác.
Phong cách lãnh đạo tương tác là là phong cách mà nhà lãnh đạo rất ít sử dụng quyền lực đối với cấp dưới của mình mà có sự tương tác qua lại giữa nhà lãnh đạo và nhân viên của mình. Nhà lãnh đạo sẽ tạo điều kiện và giúp đỡ nhân viên bằng cách cung cấp thông tin, cùng thảo luận vấn đề để hướng đến phương pháp giải quyết công việc một cách tốt nhất và hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Mô hình của phong cách lãnh đạo tương tác.
Các lãnh đạo tài ba luôn nắm rõ về những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Họ nỗ lực để tối đa hóa các điểm mạnh và bù lấp cho các điểm yếu. Mỗi lãnh đạo đều sở hữu một trong bốn phong cách lãnh đạo chủ yếu dưới đây. Không có phong cách nào tốt hơn hay kém hơn các cái còn lại. Hiểu rõ và điều chỉnh được phong cách chiếm ưu thế của mỗi người là một chìa khóa để lãnh đạo hiệu quả. Tuy nhiên, quan trọng hơn là khả năng nhận biết và hài hòa với các phong cách lãnh đạo của người khác mà chúng ta làm việc cùng. Sơ đồ "các phong cách lãnh đạo/ Tương tác" là một công cụ giúp cho các lãnh đạo nhận biết các phong cách nổi trội của họ và phát triển khả năng đánh giá của phong cách ưu thế của người khác.
Phong cách lãnh đạo tương tác nhà tư tưởng: Nhà tư tưởng => Người mơ mộng=> Giám đốc=> Người tốt bụng.
Phong cách lãnh đạo tương tác giám đốc: Giám đốc=> Người tốt bụng=> Nhà tư tưởng => Người mơ mộng.
Phong cách lãnh đạo tương tác người mơ mộng: Người mơ mộng=> Nhà tư tưởng => Người tốt bụng=> Giám đốc.
Phong cách lãnh đạo tương tác người tốt bụng: Người tốt bụng=> Giám đốc tưởng => Người mơ mộng=> Nhà tư tưởng.
Mỗi trong số bốn phong cách này là một tổ hợp của các hành động ứng xử cùng với sự tập trung của một người (với nhiệm vụ hoặc là với mọi người) và cách tiếp cận tới biện pháp chia sẻ thông tin (bằng việc hỏi hoặc nói). Hiểu rõ bốn phong cách trên, cá nhân có thể học được cách tương tác hiệu quả hơn với người khác. Chúng ta không còn coi cách hành động, ứng xử và suy nghĩ khác là đúng hay sai, nhưng đơn giản là có thể thấy rằng chúng khác biệt. Chúng ta có khả năng nhìn thấy điểm mạnh trong cách tiếp cận và biện pháp khác (có thể không giống với của chúng ta). Thêm nữa, sơ đồ này không nhấn mạnh vào việc làm thế nào để thay đổi hoặc điều chỉnh lại ứng xử của chúng ta. Thay vào đó, chúng khuyến khích mỗi người tận dụng được các điểm mạnh của phong cách của họ trong khi tối thiểu hóa được các các cạm bẫy do các điểm yếu gây nên. Điều này nhằm giúp cho mọi người tạo được những gì tốt nhất mà họ có, chứ không phải là cố gắng "bịa ra" những gì mà họ thiếu.
Mỗi trong số bốn phong cách đều hiệu quả trong sự bố trí phù hợp. Phong cách nào cũng rất tốt. Sơ đồ "Các phong cách lãnh đạo/ Tương tác" được thiết kế để giúp cho các lãnh đạo giỏi trở nên giỏi hơn. Vì chúng ta ngày càng đi sâu vào cấu trúc lãnh đạo tương thuộc, chẳng hạn như trong các nhóm, nên điều này trở nên quan trọng tới mức mà chúng ta cần phải tìm các biện pháp để tương tác hiệu quả hơn. Hiểu rõ bản thân mình là bước quan trọng đầu tiên đối với việc tương tác tốt với người khác. Thành công của một tổ chức trên cơ sở nhóm dựa vào sự hình thành của các nhóm nhỏ cùng với các năng khiếu, kỹ năng và khả năng. Sơ đồ "Các phong cách lãnh đạo/ Tương tác" là một công cụ giúp tập hợp các thông tin cần thiết để tạo nên một nhóm lãnh đạo hiệu quả.
Một lợi ích cuối cùng của mô hình này là: việc nhận thức rõ về bản thân thường rất khác với cách mà mọi người nhận thức về chúng ta. Chúng ta có thể cảm nhận được bản thân chúng ta là một dạng lãnh đạo nào đó, trong khi những người khác làm cùng với chúng ta lại nhìn theo một cách cực kỳ khác biệt. Môi trường lãnh đạo khác nhau có thể khiến chúng ta hành động với phong cách không phải là cái chiếm ưu thế của chúng ta.
Sơ đồ các "phong cách Lãnh đạo/ Tương tác"
NHÀ TƯ TƯỞNG
• Không trịnh trọng• Thận trọng• Suy nghĩ logic• Coi trọng các cơ sở lập luận, hình vẽ, dữ liệu• Không ồn ào• Thích khảo sát các quan điểm, ý kiến• Thích các luận cứ/ tranh luận• Cẩn thận• Cần thời gian cho các quyết định/ đánh giá• Đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ/ yêu cầu cao• Tập trung vào kết quả cuối cùng• Dấu cảm xúc• Khả năng tổ chức tốt• Dấu kín các quan điểm• Hướng tới các nhiệm vụ• Chậm trong việc quyết định• Gắn chặt với các lịch trình/ phác thảo/ các kế hoạch• Giỏi trong việc lên kế hoạch
GIÁM ĐỐC
• Hướng tới các nhiệm vụ• Quyết đoán• Đầy nghị lực• Tập trung vào kết quả• Ý thức rõ về mặt thời gian• Dám mạo hiểm• Có sự tự tin đáng nể• Hành động mau lẹ• Khả năng tổ chức tốt• Ghét sự lãng phí thời gian• Hy vọng có sự đồng tình• Coi trọng lý do• Thực hiện công việc kinh doanh một cách nhanh chóng• Vượt qua lịch trình/ thời gian biểu• Muốn các câu trả lời/ phản ứng thật nhanh• Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác• Tư duy logic, theo tuyến• Hay khăng khăng giữ ý kiến của mình
NGƯỜI TỐT BỤNG
• Hướng tới mọi người• Có tính chất ngoại giao• Rất linh hoạt• Thích giúp đỡ• Coi chương trình nghị sự là thứ yếu so với các mối quan hệ• Nhạy cảm• Không khích xung đột/ đối đầu• Chăm chỉ• Đáng tin cậy• Muốn mọi người hạnh phúc• Tạo/ Giữ khoảng cách• Chân thật• Chịu khó lắng nghe• Làm việc như một người chuyên giải quyết các vấn đề• Muốn được mọi người yêu quý• Nhịp độ tiến triển chậm• Thích trò chuyện• Trung thành• Không bị gượng ép bởi thời gian/ lịch trình
NGƯỜI MƠ MỘNG
• Thân mật và thoải mái• Sáng tạo• Thích các thú vui• Tập trung vào "bức tranh toàn cảnh"• Hướng tới mọi người• Tìm kiếm rất nhiều sự liên hệ trong ánh mắt• Nói nhiều• Biểu cảm/ Gây xúc động• Có tính cạnh tranh• Rất chan hòa• Có sức thuyết phục• Sử dụng rất nhiều cử chỉ khi nói• Khăng khăng giữ ý kiến của mình• Không phải lúc nào cũng giữ lời hứa• Sử dụng các hình ảnh để biểu thị• Chán các lập luận logic• Không hiểu là lịch trình/ thời gian dùng để làm gì• Tự phát• Nhiệt tình
Hài hòa với các phong cách lãnh đạo/ tương tác
Hài hòa với Nhà tư tưởng
• Nói chuyện bằng các dữ liệu và cơ sở thực tế• Đúng giờ• Đặt ra một nhịp độ chậm rãi ôn hòa• Cho phép thời gian dành cho các câu hỏi• Sử dụng cách tiếp cận hệ thống (lịch trình)• Sử dụng logic và lý do• Đặt ra câu hỏi đối với các ý kiến của họ• Coi trọng các ý kiến khác• Chấp nhận một cách thức chính thống hơn• Giữ giọng nói nhã nhặn• Đừng quá sốt sắng• Sử dụng ít cử chỉ• Đừng thúc đẩy để có câu trả lời nhanh chóng• Luôn có khoảng lặng• Làm việc với các mục tiêu, mục đích rõ ràng• Theo dõi bằng cách ghi chép
Hài hòa với Giám đốc
• Đúng giờ• Có các cơ sở thực tế trong tay• Giữ tập trung vào nhiệm vụ• Tránh tán chuyện phiếm• Sử dụng các tuyên bố rõ ràng, chính x