Đề tài Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi

Từ lúc trẻ lọt lòng mẹ tách rời khỏi cơ thể ấm áp của mẹ để sống hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Trẻ luôn bị đe dọa về sức khỏe nếu như không được bảo vệ về mọi mặt. Thời gian gần đây do thời tiết khí hậu thay đổi bất thường mưa nắng, bão lũ thường xuyên xảy ra nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Nhất là các bệnh lây qua đường tiêu hóa, trong đó bệnh tiêu chảy cấp là dễ bùng phát và dễ dàng xâm nhập qua đường thức ăn, phân của trẻ nhất nên dễ gây bệnh cho trẻ. Độ tuổi mắc bệnh tiêu chả y cấp chủ yếu là trẻ em dưới 12 tháng tuổi, nhất là những trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng. Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm gây tình trạng mất nước, sụt cân và nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng bội nhiễm, trụy tim mạch, suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, sự phát triển và cả tính mạng của trẻ. Tiêu chảy là bệnh thường gặp đứng thứ 2 mà trẻ em mắc phải sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 sau trẻ suy dinh dưỡng. Để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của tiêu chảy, từ năm 1978 Tổ chức Y tế Thế giới đã thành lập trung tâm nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ em ở Bangladesh. Từ đó đến nay trung tâm này đã công bố nhiều kết quả quan trọng áp dụng vào thực tế và được phổ biến rộng rãi trong Chương trình “ Phòng chống bệnh tiêu chảy” ở các nước đang phát triển.[5] Từ lâu Tổ Chức Y tế Thế Giới và chương trình lồng ghép và xử trí trẻ bệnh (IMCI) của Việt Nam đã phổ biến phác đồ điều trị và chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy tại nhà cũng như tại cơ sở y tế. Hiện nay tỉ lệ bệnh tiêu chảy dẫn đến tử vong ở nước ta là rất thấp điều này phần quan trọng là nhờ vào các chương trình y tế quốc gia như chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh khô mắt, xử trí lồng ghép bệnh trẻ em IMCI, nhất là chương trình CDD (Kiểm soát phòng chống tiêu chảy) đã phát minh ra dung dịch bù nước ORS uống phòng chống mất nước.

pdf31 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 20416 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 1 MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 3 2.1. Tình hình dịch tễ học. .................................................................................. 5 2.1.1.Tình hình bệnh tiêu chảy trên Thế giới: .................................................. 5 2.1.2.Tình hình bệnh tiêu chảy tại khu vực: ..................................................... 5 2.1.3.Tình hình bệnh tiêu chảy ở Việt Nam: ..................................................... 5 2.1.4.Tình hình bệnh tiêu chảy tại Quảng Nam: ................................................... 6 2.2. Đặc điểm dịch tễ học ...................................................................................... 6 2.2.1. Đường lây truyền ......................................................................................... 6 2.2.2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ...................................................... 7 2.2.2.1. Yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ đối với bệnh tiêu chảy ................. 7 2.2.2.2. Tính chất mùa: có sự khác biệt theo mùa và địa dư ................................. 7 2.2.2.3. Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy ............................................ 7 2.3. Tác nhân gây bệnh.......................................................................................... 8 2.3.1. Virus. ........................................................................................................... 8 2.3.2. Vi khuẩn. .................................................................................................... 8 2.3.3. Kí sinh trùng: ............................................................................................... 9 2.3.4. Nấm ............................................................................................................. 9 2.4. Định nghĩa và phân loại tiêu chảy .................................................................. 9 2.4.1. Định nghĩa tiêu chảy : ................................................................................. 9 2.4.2. Phân loại tiêu chảy .................................................................................... 10 2.5. Thăm khám trẻ bị tiêu chảy .......................................................................... 11 2.5.1. Phân loại tiêu chảy .................................................................................... 11 2.5.2. Đánh giá mất nước .................................................................................... 11 2.5.2.1. Theo trọng lượng: ................................................................................... 11 2.5.2.2. Theo dấu hiệu ......................................................................................... 12 2.5.3. Đánh giá những vấn đề khác của bệnh nhi ............................................... 13 2.5.4. Cân bệnh nhi .............................................................................................. 13 BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 2 2.5.5. Xét nghiệm ................................................................................................ 14 2.6. Biến chứng ................................................................................................... 14 2.7 Phác đồ điều trị tiêu chảy .............................................................................. 14 2.7.1. Phác đồ A: ................................................................................................. 14 2.7.1.1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để đề phòng mất nước......... 14 2.7.1.2. Tiếp tục cho trẻ ăn, nếu trẻ còn bú phải tiếp tục cho bú bình thường.... 16 2.7.1.3. Hướng dẫn các bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay. .. 17 2.7.2. Phác đồ B .................................................................................................. 18 2.7.3. Phác đồ C .................................................................................................. 19 2.8. Điều trị nhiễm khuẩn và vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ..................................................................................................................... 19 2.8.1. Kháng sinh chỉ được chỉ định trong các trường hợp sau: ......................... 19 2.8.2. Một số bệnh và cách dùng kháng sinh cho trẻ .......................................... 20 2.8.2.1. Lỵ trực khuẩn ......................................................................................... 20 2.8.2.2. Đơn bào: Giardia .................................................................................... 20 2.8.2.3. Tả nặng ................................................................................................... 20 2.8.3. Không dùng các thuốc chống nôn, cầm ỉa: ............................................... 20 2.9. Phòng bệnh tiêu chảy ................................................................................... 20 2.9.1. Dự phòng cấp 0 ......................................................................................... 20 2.9.2. Phòng ngừa cấp 1 ...................................................................................... 22 2.9.3. Phòng ngừa cấp 2 ...................................................................................... 25 2.9.4. Phòng ngừa cấp 3 ...................................................................................... 25 2.10. Tóm tắt bài viết: ......................................................................................... 27 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 30 BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 3 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ lúc trẻ lọt lòng mẹ tách rời khỏi cơ thể ấm áp của mẹ để sống hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Trẻ luôn bị đe dọa về sức khỏe nếu như không được bảo vệ về mọi mặt. Thời gian gần đây do thời tiết khí hậu thay đổi bất thường mưa nắng, bão lũthường xuyên xảy ra nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Nhất là các bệnh lây qua đường tiêu hóa, trong đó bệnh tiêu chảy cấp là dễ bùng phát và dễ dàng xâm nhập qua đường thức ăn, phân của trẻ nhất nên dễ gây bệnh cho trẻ. Độ tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu là trẻ em dưới 12 tháng tuổi, nhất là những trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng. Tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm gây tình trạng mất nước, sụt cân và nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng bội nhiễm, trụy tim mạch, suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, sự phát triển và cả tính mạng của trẻ. Tiêu chảy là bệnh thường gặp đứng thứ 2 mà trẻ em mắc phải sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 sau trẻ suy dinh dưỡng. Để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của tiêu chảy, từ năm 1978 Tổ chức Y tế Thế giới đã thành lập trung tâm nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ em ở Bangladesh. Từ đó đến nay trung tâm này đã công bố nhiều kết quả quan trọng áp dụng vào thực tế và được phổ biến rộng rãi trong Chương trình “ Phòng chống bệnh tiêu chảy” ở các nước đang phát triển.[5] Từ lâu Tổ Chức Y tế Thế Giới và chương trình lồng ghép và xử trí trẻ bệnh (IMCI) của Việt Nam đã phổ biến phác đồ điều trị và chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy tại nhà cũng như tại cơ sở y tế. Hiện nay tỉ lệ bệnh tiêu chảy dẫn đến tử vong ở nước ta là rất thấp điều này phần quan trọng là nhờ vào các chương trình y tế quốc gia như chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh khô mắt, xử trí lồng ghép bệnh trẻ em IMCI, nhất là chương trình CDD (Kiểm soát phòng chống tiêu chảy) đã phát minh ra dung dịch bù nước ORS uống phòng chống mất nước. Với việc áp dụng rộng rãi liệu pháp bồi phụ dịch bằng đường uống, tỉ lệ tử vong do tiêu chảy cấp đã giảm đáng kể. Vì muốn tìm hiểu kỹ hơn, biết rõ hơn về bệnh cũng như cách phòng chống bệnh nên em chọn chủ đề “Phòng chống Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi” để làm bài Thu hoạch tốt nghiệp của mình. Qua bài thu hoạch này em mong muốn đạt được những mục tiêu sau đây: BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 4 1.Nêu được định nghĩa, phân loại 3 loại tiêu chảy và các tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Trình bày được đặc điểm dịch tể học của bệnh. 2.Trình bày được cách thăm khám đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ, phân loại độ mất nước của trẻ bị Tiêu chảy cấp. 3.Trình bày được phác đồ điều trị, chỉ định dùng thuốc kháng sinh và biện pháp phòng chống bệnh Tiêu chảy cấp. BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 5 2. NỘI DUNG 2.1. Tình hình dịch tễ học. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đang được quan tâm rộng rãi trên Thế giới, bệnh đã lôi cuốn nhiều đến sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà y học, bởi đó là nguyên nhân gây nên bệnh tật và tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển và nhất là các nước nghèo. 2.1.1.Tình hình bệnh tiêu chảy trên Thế giới: Trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, người ta ước tính hàng năm có 1300 triệu lượt trẻ em <5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy và 4 - 5 triệu trẻ em chết vì bệnh này. Trên toàn thế giới, trung bình 1 trẻ mắc 3,3 đợt tiêu chảy trong 1 năm. Riêng các nước Đông - Nam Á: mỗi đứa trẻ hàng năm mắc 6 - 16 lần tiêu chảy, ở Việt Nam trung bình 2,2 đợt/năm.[5] 2.1.2.Tình hình bệnh tiêu chảy tại khu vực: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều công trình nghiên cứu điều tra ở Châu Á, Châu Phi và châu Mỹ La Tinh cho thấy ở các nước đang phát triển hàng năm có trên 750 triệu trường hợp tiêu chảy, trong đó 500 triệu là trẻ em dưới 5 tuổi. Tử vong do tiêu chảy hàng năm từ 4-5 triệu trẻ em, có 80% trong số này là trẻ em dưới 2 tuổi.[5] 2.1.3.Tình hình bệnh tiêu chảy ở Việt Nam: Ở nước ta có khí hậu nóng ẩm nên bệnh tiêu chảy cũng chiếm vị trí quan trọng trong các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Theo thống kê của Viện Nhi Việt Nam - Thụy Điển: các bệnh nhi bị bệnh về tiêu hóa chiếm 18,08% tổng số bệnh nhi vào viện, trong số đó tiêu chảy chiếm 72,39%.[6] Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm. Theo thông báo dịch năm 2008, tiêu chảy vẫn là một trong 5 bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất.[6] Ngoài vấn đề tỉ lệ mắc và tử vong cao, bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác ở cơ thể trẻ. Các chi phí thuốc, trang thiết bị và nhân lực cho vấn đề sức khỏe này là rất lớn, chưa tính đến thời gian và sức lực mà mỗi gia đình phải mất. Như vậy tiêu chảy vẫn còn là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, gia đình và xã hội phải chi một khoản kinh phí không nhỏ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy. Hiện nay với các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả có thể làm giảm rõ rệt số lượng tử vong do tiêu chảy đồng thời làm giảm sự nhập viện không cần thiết của hầu hết các trường hợp. Các phương pháp này ngày càng được phổ biến rộng hơn tại cộng đồng, đã đóng BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 6 góp thành công đáng kể vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong do tiêu chảy gây ra. Mọi hành vi về sức khỏe đều có giá trị rất lớn đến việc giảm tỉ lệ mắc và chết của một bệnh. Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt để khi cá nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khỏe có hại do chính mình gây ra. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các hành vi hiện có của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi liên quan đến tỉ lệ mắc tiêu chảy của cộng đồng đó. 2.1.4.Tình hình bệnh tiêu chảy tại Quảng Nam: Mặc dù chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy đã và vẫn được triển khai trong nhiều năm nay nhưng thời gian qua tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi còn khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là tại các xã vùng cao do hành vi và việc thực hiện biện pháp phòng bệnh của các bà mẹ chưa thật kỹ lưỡng, do tập quán thói quen, sự hiểu biết, môi trường sống, các yếu tố khách quan. Vì vậy, sự hiểu biết của cộng đồng về các biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy là rất quan trọng. Ở Quảng Nam tình hình tiêu chảy vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Theo báo cáo của đoàn công tác do UBND huyện Phước Sơn vừa có chuyến khảo sát tình hình sau lũ tại xã Phước Thành trở về cho biết: Tại xã Phước Thành, thuộc khu vực đào đãi vàng lớn nhất của huyện đã bùng phát dịch tiêu chảy.[2] Ghi nhận ban đầu đã có 18 trường hợp người dân mắc bệnh tiêu chảy đang được điều trị tại nhà và trạm y tế của xã. Tuy nhiên, nguồn thuốc điều trị các loại bệnh hiện vẫn đang thiếu. Trong 18 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, ghi nhận ban đầu đã có 1 trường hợp tử vong là trẻ em, tên Hồ Văn Tân (5 tháng tuổi) được xác định nguyên nhân tử vong ban đầu là do tiêu chảy và viêm phổi cấp không được điều trị kịp thời.[2] Đứng trước thực tế đó, để tìm hiểu tình hình tiêu chảy và các yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy là vấn đề luôn được tất cả chúng ta quan tâm hàng đầu. Hơn ai hết chúng ta là những cán bộ y tế bằng mọi cách làm sao chuyển tải những kiến thức chính xác nhất và thật sự đầy đủ để cải thiện tình hình tiêu chảy ở trẻ em như hiện nay. 2.2. Đặc điểm dịch tễ học 2.2.1. Đường lây truyền - Bệnh lây qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm, nhiễm bẩn hoặc các vật dụng chế biến thức ăn cho trẻ bị nhiễm bẩn. - Tiếp xúc trực tiếp với thức ăn đã bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây gây bệnh. BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 7 - Một số tập quán tạo thuận lợi cho sự lan truyền các tác nhân gây bệnh như: không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ bú bình, để trẻ bò chơi ở vùng đất bấn có dính phân người hoặc phân súc vật Trẻ chơi ở những nơi đất cát, bụi bẩn 2.2.2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy 2.2.2.1. Yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ đối với bệnh tiêu chảy - Tuổi: Bệnh tiêu chảy hay xảy ra trong 2 năm đầu đời của trẻ, tỉ lệ cao gặp ở nhóm trẻ từ 4-18 tháng tuổi khi cho trẻ tập ăn sam hay ăn dặm quá sớm và giảm kháng thể thụ động. [1] - Thể trạng suy dinh dưỡng, ức chế hoặc suy giảm miễn dịch: sau bị sởi, HIV/AIDS hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. 2.2.2.2. Tính chất mùa: có sự khác biệt theo mùa và địa dư - Vùng ôn đới: Tiêu chảy do vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao vào mùa nóng và tiêu chảy do virus Rotavirus chiếm tỉ lệ cao vào mùa đông. - Vùng nhiệt đới: Tiêu chảy do Vi khuẩn xảy ra nhiều vào mùa mưa - nóng và ngược lại tiêu chảy do virus Rotavirus chiếm tỉ lệ cao vào mùa khô lạnh. 2.2.2.3. Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy - Không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (NCBSM trong 6 tháng đầu sẽ giúp trẻ giảm bệnh tiêu chảy hơn trẻ không được bú sữa mẹ 5 lần) [3] - Cai sữa mẹ trước 1 tuổi - Không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn - Do cha mẹ chưa có chế độ ăn khoa học cho bé - Do sử dụng một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy cho trẻ ( thường là thuốc kháng sinh ) khi trẻ bị một số bệnh nhiễm trùng khác - Không quản lý và xử lý phân hợp lý - Cho trẻ bú bình BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 8 Hình ảnh cho trẻ bú bình 2.3. Tác nhân gây bệnh 2.3.1. Virus. - Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa đến tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi.[1] - Adenovirus - Norwalk virus gây viêm các nhung mao ruột và làm giảm các men ở ruột Hình ảnh Rotavirus 2.3.2. Vi khuẩn. Có 5 loại E. coli gây tiêu chảy thường gặp dựa vào một số yếu tố độc lực của chúng [5] + E.Coli sinh ra độc tố ruột : (ETEC) Enterotoxigenic Escherichia Coli + E.Coli bám dính đường ruột : (EAEC) Enteroaggregative Escherichia Coli + E.Coli gây bệnh lý đường ruột: (EPEC) Enteropathogenic Escherichia Coli + E.Coli xâm lấn niêm mạc ruột : (EIEC) Enteroinvasive Escherichia Coli + E.Coli gây chảy máu đường ruột : (EHEC) Enterohemorhagia Eschenchia Coli * ETEC là tác nhân quan trọng trong 5 loại E.coli trên gây Tiêu chảy cấp phân tóe nước. BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 9 - Trực trùng Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ - Salmonella: đây là chủng Salmonella không gây thương hàn và là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở các nước sử dụng rộng rãi các thực phẩm chế biến kinh doanh. (Samonella murimun) - Phẩy khuẩn tả: Vibrio choleraae 01 - Ngoài ra còn do một số vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như tụ cầu, Clostridium perfringen.... 2.3.3. Kí sinh trùng: - Cryptosporidium thường gây tiêu chảy nặng và kéo dài ở bệnh nhi suy giảm miễn dịch(AIDS).[1] Ngoài ra còn gây bệnh cho nhiều loại gia súc. - Giardia lamblia là đơn bào bám dính lên liên bào ruột non gây teo nhung mao ruột làm giảm hấp thu, gây tiêu chảy. - Entamoeba histolytica xâm nhập liên bào hồi tràng hay đại tràng tạo các ổ apxe nhỏ rồi loét, tăng tiết chất nhày lẫn máu dẫn đến lỵ Amip và cuối cùng gây apxe gan do Amip 2.3.4. Nấm Candida Albican: Sau khi bệnh nhi dùng kháng sinh kéo dài hoặc suy giảm miễn dịch(HIV/AIDS).[1] 2.4. Định nghĩa và phân loại tiêu chảy 2.4.1. Định nghĩa tiêu chảy : Là tiêu phân lỏng hay tóe nước và có thể kèm theo có đàm máu trong phân trên 2 lần trong vòng 24 giờ [1] Hình ảnh trẻ đi cầu phân lỏng BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP Phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi TRANG 10 2.4.2. Phân loại tiêu chảy * Có 3 loại tiêu chảy: (1) Tiêu chảy cấp: Là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày, thông thường từ 5 - 7 ngày. Loại tiêu chảy này chiếm phần lớn so với các loại tiêu chảy khác.[1] Hai cơ chế gây nên tiêu chảy cấp: a. Xuất tiết: Dưới tác dụng của độc tố vi trùng (tả hoặc E.coli sinh độc tố ruột ETEC) hoặc do bám dính trên đỉnh liên bào nhung mao như Rotavirus. Từ đó cản trở sự hấp thu của đỉnh liên bào nhung mao. Trong khi đó thì việc bài tiết ở vùng hẻm liên bào nhung mao vẫn bình thường hoặc gia tăng dẫn đến lượng nước vào trong lòng ruột va trong phân nhiều hơn. Như vậy đối vớ tiêu chảy do xuất tiết thì việc cầm tiêu chảy không thể giải quyết bằng thuốc mà phải bằng dinh dưỡng để tác động lên quá trình đổi mới tế bào ruột đồng thời duy trì sự sống của trẻ bằng cách không để mất nước điện giải. b. Thẩm thấu: Thường xảy ra do ăn hoặc uống những chất có tính hấp thụ kém hoặc có độ thẩm thấu cao. Tuy nhiên, tiêu chảy cấp có thể chuyển sang tiêu chảy kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ sau này. Bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh theo cơ chế xâm nhập, chế độ điều trị và dinh dưỡng không hợp lý là những yếu tố nguy cơ chuyển từ tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài. (2) Tiêu chảy kéo dài: Đợt tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên. Thời gian tiêu chảy được tính liên tục, nếu trong đó có 2 ngày tiêu phân bình thường thì đợt tiêu chảy tiếp theo được tính như một đợt tiêu chảy cấp khác.[1] Cơ chế gây tiêu chảy kéo dài là do tiêu chảy dài ngày, khả năng hồi phục của niêm mạc thành ruột kém dẫn đến giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột. Gần đây qua nghiên cứu những mảnh sinh thiết ruột người ta thấy tình trạng teo nhung mao ruột,
Luận văn liên quan