- Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế- xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường.
- Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” của sản xuất đều thông qua thị trường.
Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường khác nhau về trình độ phát triển nhưng cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
Trình độ phát triển của kinh tế thị trường có liên quan mật thiết với các giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất. Về đại thể, kinh tế hàng hóa phát triển qua ba giai đoạn tương ứng với ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất là: kinh tế hang hóa giản đơn, kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hiện đại. Kinh tế thị trường chính là nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường.
Trong thực tế hiện nay không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo cũng như không có một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp, có thể giúp phát huy ưu điểm và khắc phục một số nhược điểm của kinh tế thị trường, tùy mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Lí luận chung về Kinh tế thị trường.
I.1 Quan niệm về kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường:
- Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế- xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường.
- Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” của sản xuất đều thông qua thị trường.
Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường khác nhau về trình độ phát triển nhưng cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
Trình độ phát triển của kinh tế thị trường có liên quan mật thiết với các giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất. Về đại thể, kinh tế hàng hóa phát triển qua ba giai đoạn tương ứng với ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất là: kinh tế hang hóa giản đơn, kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hiện đại. Kinh tế thị trường chính là nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường.
Trong thực tế hiện nay không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo cũng như không có một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp, có thể giúp phát huy ưu điểm và khắc phục một số nhược điểm của kinh tế thị trường, tùy mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít.
I.2. Ưu, nhược điểm của Kinh tế thị trường:
- Ưu điểm:
Ưu điểm của kinh tế thị trường là bốn vấn đề: sản xuất cái gì? ai sản xuất? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?, được giải quyết rất hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.
- Nhược điểm:
Nhược điểm của kinh tế thị trường thể hiện ở những thất bại thị trường. Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hoàn toàn hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát. Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít.Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai nước.
Nền kinh tế thị trường không phải không có những bất công và lạm dụng, nhiều khi còn trầm trọng là đằng khác, nhưng có một điều không thể phủ nhận được là doanh nghiệp tư nhân hiện đại và ý chí kinh doanh, cùng với nền dân chủ chính trị, mang lại triển vọng tốt đẹp nhất cho việc giữ gìn sự tự do và mở ra những con đường lớn nhất cho phát triển kinh tế và đem lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người
I.3. Quan niệm về “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”:
Khi đưa ra khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", hệ quả kèm theo là gây cho những người quan tâm đến vấn đề này cảm giác nhận thức rằng kinh tế thị trường là sản phẩm tự nhiên, đặc thù của nền kinh tế dưới chế độ tư bản chủ nghĩa; rằng chủ nghĩa xã hội luôn gắn với kinh tế kế hoạch, chỉ huy và bao cấp; rằng sau những thất bại của kinh tế kế hoạch, các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay đang "vay mượn" mô hình kinh tế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa để "lắp ráp" thêm với nội dung "theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Thật ra, không phải đợi đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, mô hình kinh tế thị trường mới xuất hiện . Kinh tế thị trường đã xuất hiện từ khi loài người biết đến sản xuất hàng hóa, có nghĩa là khi các hộ gia đình, các vùng, miền đã biết phát huy lợi ích của chuyên môn hóa (hoàn toàn tự nhiên, tự phát như bản chất và qui luật tất yếu của xã hội loài người). Kinh tế thị trường đã có từ chế độ phong kiến (thậm chí kể cả trước đó), nhưng tuyệt nhiên không phải do nhà nước phong kiến chủ trương và áp đặt.
Như vậy, kinh tế thị trường là sản phẩm tự nhiên, tất yếu của nền sản xuất xã hội khi đã thoát khỏi trình độ tự cung tự cấp, bất kể ở thể chế chính trị nào: phong kiến, tư bản hay xã hội chủ nghĩa.
Khi phác thảo về tương lai của xã hội loài người, Mác và Ăngghen chưa thể cụ thể hóa các nội dung chi tiết, cụ thể cho từng bước đi, giai đoạn. Những người theo chủ nghĩa Mác ở các quốc gia do đảng cộng sản (hay dân chủ xã hội, công nhân thống nhất, lao động như Đức, Ba Lan, Triều Tiên...) cầm quyền, trong suốt một thời kỳ dài, chịu ảnh hưởng của mô hình Liên Xô, ngộ nhận rằng đã theo con đường xã hội chủ nghĩa thì nhất thiết phải áp dụng kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Thậm chí, không ít người trong giới lãnh đạo ở các nước này quan niệm rằng ở các nước tư bản chủ nghĩa thì nền kinh tế vận động theo thị trường một cách tuyệt đối, không hề có vấn đề kế hoạch được đặt ra (nước Pháp có Bộ Quốc gia kế hoạch). Đó là một nhận thức sai lệch hoàn toàn. Hệ thống luật lệ, quota, giấy phép... ở các nước tư bản phát triển cũng chằng chịt lắm.
Theo thiển ý, điểm khác biệt cơ bản giữa một quốc gia xã hội chủ nghĩa và một quốc gia tư bản chủ nghĩa là vấn đề thiết chế chính trị.
Thời gian qua, trước những hiện tượng tiêu cực nổi cộm như tham nhũng, buôn lậu, hư hỏng của cán bộ có chức quyền, tệ nạn xã hội..., nhiều người đã rất phiến diện khi vội vã qui chụp cho kinh tế thị trường là nguyên nhân. Đó là một thái độ hoàn toàn không khoa học, không công bằng chút nào. Kinh tế thị trường là một khái niệm của khoa học xã hội nghiên cứu về kinh tế.
Quản lý nhà nước và pháp luật lại là một phạm trù khác. Chỉ cần liên hệ đến Singapore, Hà Lan..., chúng ta phải thừa nhận rằng kinh tế thị trường ở đó phát triển từ rất sớm và đến nay đã đạt mức khá cao, nhưng nạn tham nhũng đâu có tràn lan như ở nhiều quốc gia có nền kinh tế theo khuynh hướng kế hoạch và tập trung hay mới chập chững bước vào chủ trương kinh tế thị trường.
Vì vậy, để tránh những ngộ nhận thiếu khoa học, nên chăng trong lĩnh vực kinh tế chỉ cần đề ra chủ trương xây dựng, củng cố và hoàn thiện từng bước nền kinh tế thị trường (trong đó không thể thiếu vai trò của nhà nước trong việc khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường). Rồi trong vấn đề chính trị - xã hội, mới đề cập đến xây dựng thể chế xã hội chủ nghĩa. Lẽ đương nhiên, cần nêu được những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa mà đất nước cần hướng tới.
Trên thực tiễn đổi mới 20 năm qua ở Việt Nam có thể cho phép chúng ta vạch ra hướng đi và các bước đi tối ưu cho đất nước...
I.4. Sự tồn tại kinh tế thị trường ở nước ta là một tất yếu khách quan:
Ở nước ta hiện nay có đầy đủ điều kiện tồn tại, phát triển kinh tế thị trường, đó là:
-Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hang hóa chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển, Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
-Tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân( gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế đó là thành phần kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy cũng tồn tại nhiều chủ thể kinh tế đối lập, có lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hang hóa- tiền tệ.
Như vậy, kinh tế thị trường là bước phát triển tất yếu.[3. trg 293]
Chương II: Các giai đoạn hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam.
II.1. Giai đoạn bước đầu hình thành những yếu tố cơ bản của kinh tế hàng hóa:
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay, căn cứ vào 3 chức năng cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? thì có 2 hình thức tổ chức kinh tế xã hội là sản xuất tự cung tự cấp (kinh tế tự nhiên) và sản xuất hàng hoá (kinh tế hàng hoá).
* Kinh tế tự nhiên: là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà sản phẩm được sản xuất ra để người sản xuất ra nó tiêu dùng.
Các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản có đặc trưng chung là sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp chiếm ưu thế. Đặc điểm chủ yếu của sản xuất tự cung, tư cấp là:
-Sở hũư tư nhân nhỏ, chủ yếu là đất đai, sản xuất nông nghiệp độc canh lương thực.
-Sức lao động và tư liệu sản xuất được kết hợp ở cùng một chủ thể, chưa có sự phân công lao động và hoạt động trao đổi.
-Công cụ lao động lạc hậu, dựa trên lao động thủ công với kinh nghiệm cổ truyền, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất lao động thấp.
-Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún chủ yếu là hướng vào giá trị sử dụng để thoả mãn những nhu cầu hiện tại; tỉ suất hàng hoá thấp vì vậy thị trường kém phát triển, mang tính cát cứ, địa phương.
* Kinh tế hàng hoá: là kiểu tổ chức kinh tế- xã hội mà sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, mua bán
Quá trình phát triển dẫn đến tất yếu là sản xuất tự cung tự cấp chuyển hoá thành sản xuất hàng hoá. Lúc đầu là sản xuất hàng hoá giản đơn sau đó chuyển hoá thành sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hiện đại hay còn gọi là kinh tế thị trường (bao gồm: kinh tế thị trường cổ điển và kinh tế thị trường hiện đại) . Sản xuất tự cung tự cấp chuyển hoá thành sản xuất hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường, là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên, cái cũ sinh ra cái mới là một quá trình kinh tế- xã hội khách quan.[3. trg 50]
- Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá:
Điều kiện cần: là phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lực lượng lao động xã hội thành những ngành, những nghề chuyên môn hoá khác nhau, sản xuất những sản phẩm khác nhau.
Do phân công lao động xã hội, dẫn đến chuyên môn hoá, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc vài thứ sản phẩm hay chi tiết của sản phẩm. Mặt khác do sự hạn chế của con người về sức khỏe, thời gian, trình độ… nên không thể làm được tất cả sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của mình, do đó tất yếu cần có sự trao đổi sản phẩm lẫn nhau giữa những người sản xuất, vì thế sản phẩm mang hình thái là hàng hoá. Phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất liên hệ và phụ thuộc vào nhau, nó là cơ sở của kinh tế hàng hoá.
Điều kiện đủ: là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này là do sự tồn tại của các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà cội nguồn của nó là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất qui định. Quá trình sản xuất là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất. Chính sự tồn tại những quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, nên những chủ thể kinh tế phải tự quyết định sản xuất cái gì; như thế nào và cho ai, cho nên lao động của người sản xuất mang tính chất là lao động tư nhân, sản xuất và tái sản xuất giữa họ tách biệt nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó, các chủ thể kinh tế muốn tiêu dùng sản phẩm của nhau họ phải thông qua trao đổi, mua bán.
Đó là hai điều kiện khách quan cần và đủ để kinh tế hàng hoá ra đời, tồn tại và phát triển.[3. trg 51]
- Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cung tự cấp:
A. Sản xuất hàng hoá là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để bán vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Còn kinh tế tự nhiên, sản xuất với mục đích sản xuất ra những giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
B. Sản xuất hàng hoá ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội, tạo ra tình chuyên môn hóa cao là cơ sở nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cải tiến công cụ lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngược lại, kinh tế tự nhiên khép kín, cản trở phân công lao động xã hội.
C. Sản xuất hàng hoá với đặc trưng cơ bản là cạnh tranh vì lợi nhuận do đó nó bình tuyển, sàng lọc tự nhiên yếu tố người và yếu tố vật chất của sản xuất, nghĩa là nó kích thích quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển. Trong khi đó, kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, quy mô nhỏ, chủ yếu dực vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên không có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả.
D. Sản xuất hàng hoá với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hoá tốt và khối lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường mở rộng, giao lưu kinh tế- xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc tế phát triển, tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội. Ngược lại, với kinh tế tự nhiên, sản xuất kém phát triển, sản phẩm không đủ tiêu dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp.
Tuy nhiên gằn liền với quá trình sản xuất kinh tế hàng hoá là vô số những tiêu cực cả trong sản xuất và trong đời sống xã hội( vd: lạm phát, khủng hoảng, thất nghiệp…) [3. trg 52]
II.2. Giai đoạn mở rộng các quan hệ hang hóa- tiền tệ:
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ:
Trong lịch sử, lúc đầu có nhiều hàng hoá đóng vai trò tiền tệ, chẳng hạn như mai rùa, vỏ sò…khi loài người khai thác được kim loại, thì kim loại đóng vai trò tiền tệ, cuối cùng cố định ở vàng và bạc. Sở dĩ chọn vàng và bạc làm tiền tệ vì với một trọng lượng nhỏ nhưng giá trị lớn, do thời gian khai thác ra vàng và bạc dài; hơn nữa do thuộc tính lý học và hoá học của chúng(ít bị hao mòn, dễ dát mỏng, chia nhỏ).
Tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hoá phân thành hai cực: một cực là những hàng hoá thông thường đại biểu cho những giá trị sử dụng; cực khác là hàn ghoá đóng vai trò tiền tệ, đại biểu cho giá trị. Tiền tệ xuất hiện đánh dầu đỉnh cao mà văn minh loài người đạt được trong sự tiến hoà của mình; đồng thời, sự sùng bái hàng hoá được đẩy lên đỉnh cao hơn đó là sự sùng bái tiền tệ.
Trong lưu thông, tiền vàng và bạc tỏ ra không thuận tiện, loài người thay bằng tiền giấy. Tiền giấy không có giá trị( vì chi phí in ra tiền giấy với một mệnh giá nhất định mà nó đại biểu cho vàng coi như là rất nhỏ); tiền giấy chỉ là đại biểu, phù hiệu, kí hiệu của giá trị, là khế ước, qui định của xã hội. Để kiềm chế lạm phát gắn liền với tiền giấy, con người qui định những loại giấy tờ có giá trị như: tiền, séc, thẻ tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu…
Từ phân tích trên,tiền tệ đươc định nghĩa như sau: tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, nó được tách ra khỏi thế giới hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung trong trao đổi; tiền tệ đại biểu cho của cải vật chất của xã hội; nó thể hiện thời gian lao động xã hội cần thiết; và biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội.
Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt vì nó cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng( bạc) quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán, và làm chức năng tư bản. Là hàng hoá, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả( lợi tức) giá cả của tiền tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu. Là hàng hoá đặc biệt và tiền tệ làm vật ngang giá chung. [3. trg 63]
Tiền tệ có 5 chức năng cơ bản: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới.
Lưu thông tiền tệ xuất hiện dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hoá. Ở mỗi thời kì nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định bởi qui luật chung của lưu thông tiền tệ. Qui luật này qui định: lượng tiền cần thiết cho lưu thông luôn tỉ lệ thuận với tổng giá cả của khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa vào lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ. Nếu vi phạm qui luật này sẽ dẫn tới hậu quả hoặc gây ra tình trạng lạm phát, hoặc thiết hụt tiền mặt trong lưu thông. [3. trg 73]
II.3. Quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN:
II.3.1. Bối cảnh của sự chuyển đổi: [2. trg 242]
Trên thế giới:
Hiện nay khối các quốc gia trên thế giới đang thực hiện quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung đến kinh tế thị trường có thể được chia ra làm hai nhóm có một vài điểm chủ yếu khác nhau: Nga và các quốc gia Đông Âu, và các quốc gia Châu Á. Nói một cách khác, cùng một sự chuyển đổi trên đường lối vận dụng chiến lược kinh tế có hai phương cách, phưong cách Đông Âu và phương cách Châu Á. Cả hai nhóm quốc gia này chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường vì hai lí do sau:
+ Nhìn một cách khách quan, trong các thập niên 70 và 80 có sự cách biệt về tốc độ phát triển giữa các quốc gia theo kinh tế thị trường và các quốc gia theo kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
+ Ở các quốc gia theo kinh tế kế hoạch hoá tập trung dần dần hiện rõ nhiều yếu tố cản trở trong hệ thống quản lí.
Liên Xô tranh đua từng bước một với Hoa Kì trên phương diện quân sự và nghiên cứu vũ trụ nhưng về kinh tế thì không dấu được sự châm trễ so với không những Hoa Kì mà với cả các quốc gia Tây Âu và Nhật Bản. Và trong khu vực các quốc gia đang phát triển, khoảng cách trên mức thu nhập đầu người giữa các quốc gia theo kinh tế thị trường như Nam Triều Tiên, Đài Loan, Xin-ga-po, Hồng Công, Mec-xi-co và Thái Lan và các quốc gia theo đường lối kế hoạch hoá tập trung ngày càng lớn. Trong hầu hết các quốc gia theo đường lối kế hoạch hoá tập trung, không những có sự đình trệ về sản xuất hàng hoá mà còn có sự bất cân bằng trầm trọng trên ngân sách nhà nước và mậu dịch quốc tế. Các quốc gia này bắt đầu ý thức được rằng rất khó duy trì chế độ quản lí giá hàng hoá, dịch vụ và hình thức xí nghiệp quốc doanh.
Như chúng ta đã biết đường lối Đông Âu ở đây chỉ tình trạng xảy ra ở các quốc qia như Liên Xô, Balan và Rumani, trong đó cải cách tiến hành một cách đột ngột và trên hầu hết phương diện, kinh tế và chính trị. So sánh với các quốc gia này, các chương trình cải cách xúc tiến ở các quốc gia Châu Á như Trung Quốc và Việt Nam tiến hành từ từ và giới hạn trong các hoạt động kinh tế. Hiển nhiên mỗi quốc gia có đặc thù riêng về xã hội, lịch sử và chính trị nên phạm vi biện pháp cải cách được lựa chọn phải khác nhau. Vì vậy rất khó mà đưa đánh giá toàn diện cho hai đường lối thị trường này. Nhưng nhìn vào các chỉ số kinh tế như mức tăng của GDP và thay đổi tỉ lệ lạm phát, chúng ta thấy rõ ràng, cho đến giờ đường lối Châu Á mang đến kết quả tốt hơn. Khác nhau về hiệu quả trên phương diện kinh tế quan sát được giữa các quốc gia Đông Âu và các quốc gia Châu Á có thể được xem như khởi nguồn từ các lí do sau:
+ Cải cách đột ngột về mặt chính trị ở các quốc gia Đông Âu gây hỗn loạn trong môi trường chính trị và xã hội, làm cản trở các hoạt động kinh tế.
+ Trong một thời gian ngắn không thể tổ chức được các đơn vị sản xuất và quản lí thay thế được các tổ chức chính trị hiện hành và các xí nghiệp quốc doanh.
Vì các lí do trên, các quốc gia Đông Âu như Nga và Balan trong các năm đầu cải cách luôn ở trong tình trạng đấu tranh liên tục về chính trị, và gây ra đình trệ trầm trọng trong các hoạt động kinh tế. So với tình trạng bi thảm ở Đông Âu này, Trung Quốc và Việt Nam trình bày bức tranh rất rực rỡ.
II.3.2. Quá trình đổi mới ở Việt Nam: [2. trg 244]
Song song với Áo Dài_ danh từ dùng để gọi y phục của người phụ nữ Việt Nam, từ ngữ Đổi mới đã thành một từ ngữ quốc tế được dùng trong cả tiế