Đề tài Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tưnước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Tiền thân là một xí nghiệp lắp máy ra đời vào những năm 60, chuyển lên mô hình Tổng công ty theo quyết định số999/BXD vào ngày 1/12/1995 đến nay Tổng công ty Lắp máy đã có 14 công ty thành viên, hàng chục công ty liên kết. Vượt qua muôn vàn khó khăn của một nền kinh tếsau chiến tranh Lilama đã đứng vững và phát triển. Nay đứng trước những thay đổi lớn của đất nước Tổng công ty đã làm gì để đứng vững và phát triển? Vào sân chơi chung toàn cầu, Việt Nam phải tuân thủ theo những nguyên tắc, luật lệ của sân chơi chung ấy. Thị trường cho các doanh nghiệp cũng mở ra rộng hơn nhưng cũng có nghĩa là thửthách lớn hơn. Đứng trước những thách thức về môi trường cạnh tranh, tiềm lực vốn và công nghệbuộc Lilama phải hợp tác, thu hút đầu tưnước ngoài. Vấn đềthu hút đầu tưnước ngoài là một vấn đềkhông còn mới mẻ đối với chúng ta. Luật đầu tưcủa Việt Nam ra đời vào năm 1987 và đến nay Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc thu hút đầu tưnước ngoài. Nhưng thu hút đầu tưnước ngoài vào một doanh nghiệp nhà nước, một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực mà nhà nước đang độc quyền nhưlắp máy, điện, xi măng là những vấn đềmới mẻ. Do đó, bài viết trình bày vềtình hình thu hút đầu tưnước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam từ đó rút ra những thành công cũng như những khó khăn mà Tổng công ty gặp phải trong việc thu hút đầu tưnước ngoài. Qua đó, có thểrút ra những kinh nghiệm quý báu cho sựphát triển của Lilama nói riêng và các Tổng công ty lớn của Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập.

pdf90 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tưnước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.” 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM ...................................................................... 6 1.1 Tổng quan về đầu tư quốc tế ............................................................................ 6 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư quốc tế ........................................................ 6 1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế ....................................................................... 6 1.1.1.2 Vai trò của đầu tư quốc tế ........................................................................... 8 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài .............. 13 1.1.2.1 Các yếu tố bên trong ................................................................................. 13 1.1.2.2 Các nhân tố bên ngoài .............................................................................. 14 1.1.3 Các loại hình đầu tư quốc tế ........................................................................ 17 1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................................... 17 1.2 Tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam . .............................................................................................. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM ................................. 36 2.1 Tình hình thu hút đầu tư thành lập các công ty liên doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam ................................................................................................ 36 2.1.1 Công ty tư vấn thiết kế CIMAS ................................................................... 39 2.1.2 Công ty tư vấn quốc tế LHT ......................................................................... 42 2.1.3 Công ty tư vấn thiết kế LFC ......................................................................... 43 3 2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu .............................................................................................................. 44 2.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu ..................................................................................................................... 44 2.2.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp ................................................................................................................... 55 2.3 Các chương trình hợp tác quốc tế khác .......................................................... 63 2.4 Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam ................................................................................................ 67 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM ....................................................................................... 74 3.1 Phương hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy .................................... 74 3.2 Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc tế của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam ............................................................................................................... 75 3.2.1 Xây dựng thương hiệu ................................................................................. 75 3.2.2 Xếp hạng hệ số tín nhiệm ............................................................................ 76 3.2.3 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ......................................................... 80 3.2.4 Thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư .................................................... 83 3.3 Kiến nghị với Nhà nước ................................................................................. 83 3.3.1 Hoàn thiện môi trường đầu tư ..................................................................... 83 3.3.2 Thực hiện các biện pháp hỗ trợ xúc tiến đầu tư .......................................... 87 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Tiền thân là một xí nghiệp lắp máy ra đời vào những năm 60, chuyển lên mô hình Tổng công ty theo quyết định số 999/BXD vào ngày 1/12/1995 đến nay Tổng công ty Lắp máy đã có 14 công ty thành viên, hàng chục công ty liên kết. Vượt qua muôn vàn khó khăn của một nền kinh tế sau chiến tranh Lilama đã đứng vững và phát triển. Nay đứng trước những thay đổi lớn của đất nước Tổng công ty đã làm gì để đứng vững và phát triển? Vào sân chơi chung toàn cầu, Việt Nam phải tuân thủ theo những nguyên tắc, luật lệ của sân chơi chung ấy. Thị trường cho các doanh nghiệp cũng mở ra rộng hơn nhưng cũng có nghĩa là thử thách lớn hơn. Đứng trước những thách thức về môi trường cạnh tranh, tiềm lực vốn và công nghệ buộc Lilama phải hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài. Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài là một vấn đề không còn mới mẻ đối với chúng ta. Luật đầu tư của Việt Nam ra đời vào năm 1987 và đến nay Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng thu hút đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp nhà nước, một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực mà nhà nước đang độc quyền như lắp máy, điện, xi măng … là những vấn đề mới mẻ. Do đó, bài viết trình bày về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam từ đó rút ra những thành công cũng như những khó khăn mà Tổng công ty gặp phải trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Qua đó, có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển của Lilama nói riêng và các Tổng công ty lớn của Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập. Mục đích nghiên cứu của đề tài Phân tích tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nêu lên những thành công và khó khăn của Tổng công ty trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó, đưa ra những giái pháp để Tổng công ty phát huy những thành công đã đạt được cũng như khắc phục những hạn chế để có thể đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập 5 Nhiệm vụ nghiên cứu Trình bày những khái niệm chung về hoạt động đầu tư nước ngoài, tìm ra vai trò của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Phân tích tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam chỉ rõ những thành công đạt được và những khó khăn cùng những nguyên nhân của những khó khăn ấy. Đưa ra phương hướng phát triển trong những năm tiếp theo của Tổng công ty Lắp máy và với những thành công và hạn chế phân tích ở trên đưa ra những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài của Lilama. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Với mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam dưới hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài là một hoạt động còn mới mẻ đối với Tổng công ty nên bài viết trình bày lại những hoạt động nổi bật nhất từ năm 2004 đến năm 2007. Phương pháp nghiên cứu Để làm nổi bật được nội dung, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các nguồn số liệu tổng hợp được từ Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, sách báo, tạp chí và mạng Internet. Kết cấu luận văn Chương 1 Tổng quan về đầu tư quốc tế và tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Chương 2 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Chương 3 Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về đầu tư quốc tế 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư quốc tế 1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế Theo Luật đầu tư Việt Nam năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư - kinh doanh theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan của Việt Nam. Đầu tư quốc tế là hình thức di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời. Tư bản di chuyển gọi là vốn đầu tư quốc tế. Vốn đó có thể thuộc một số tổ chức tài chính quốc tế, có thể thuộc một nhà nước hoặc vốn đầu tư tư nhân. Vốn đầu tư có thể đóng góp dưới các dạng sau : - Các ngoại tệ mạnh và tiền nội địa. - Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hoá, mặt đất, mặt nước và tài nguyên thiên nhiên… - Hàng hoá vô hình : sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh, nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hoá … - Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác : cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc, đá quý… Ngày nay, dòng vốn đầu tư quốc tế đang luân chuyển mạnh mẽ giữa các nước theo xu hướng đa phương, đa chiều do những nguyên nhân sau : - Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển, lực lượng sản xuất làm cho chi phí sản xuất hàng hoá giữa các nước không giống nhau. Ngoài ra điều kiện sản xuất giữa các nước không giống nhau, chênh lệch nhau về giá cả hàng hoá sức lao động, tài nguyên, vốn, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý…Tìm kiếm sự đầu tư 7 ở bên ngoài cho phép lợi dụng những chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng… - Ở các nước công nghiệp phát triển tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần và kèm theo là hiện tượng “dư thừa” tư bản ở trong nước. Cho nên đầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, tỷ lệ lãi trung bình của các công ty Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là 23%, gấp 2 lần tỷ lệ lãi trung bình cùng kỳ ở 24 nước công nghiệp phát triển. Các nước công nghiệp có tỷ lệ lãi trung bình thấp hơn so với các nước đang phát triển dẫn đến hiện tượng di chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. - Nhu cầu về vốn của thế giới rất lớn, trong khi khả năng tự thoã mãn ở từng nước, từng khu vực có hạn cho nên dẫn tới gia tăng đầu tư quốc tế. Các nước chậm và đang phát triển cần vốn để thực hiện quá trình công nghiệp hoá đất nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất lớn do nhu cầu vốn trong nước không đủ đáp ứng nên các nước này thực hiện các biện pháp nhằm thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài. - Sự quốc tế hoá kinh tế toàn cầu gia tăng dẫn đến sự hợp tác phân công lao động quốc tế và khu vực phát triển theo hướng mới, các nước đi trước (như Nhật Bản, EU) phải chuyển dịch cơ cấu lao động lên cao hơn và những lợi thế cũ để phát triển ngành dệt, lắp ráp, chế biến… được chuyển sang Thái Lan, Philippin, Việt Nam…Chính sự thay đổi trong phân công lao động tạo động lực kích thích đầu tư ra nước ngoài để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh mới. - Tình hình bất ổn định và an ninh quốc gia cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo toàn vốn, phòng chống rủi ro khi có sự cố về chính trị xảy ra ở trong nước. - Sự ra đời của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn tới hoạt động đầu tư quốc tế sôi động, sự dịch chuyển vốn giữa các nước diến ra sôi động không ngừng nghĩ. Bởi các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có sức mạnh to lớn, giữ vai trò chi phối một lĩnh vực thị trường liên quan đến nhiều 8 quốc gia. Do đó, các công ty này có khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia. 1.1.1.2 Vai trò của đầu tư quốc tế Đầu tư nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp đều có những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư. Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước kém và đang phát triển, Paul A.Samuelson ví hoạt động sản xuất và đầu tư của những nước này như là một vòng đói nghèo luẩn quẩn Đồ thị 1.1 Vòng luẩn quẩn Nguồn: Paul A. Samuelson, Economics, McGraw-Hill Đồ thị 1.1 cho thấy thu nhập dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp, tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở đến quá trình phát triển của vốn và làm cho tích tụ vốn thấp, không có đủ vốn cho đầu tư, không có đủ vốn cho đầu tư sẽ làm cho năng lực sản xuất của quốc gia đó giảm, năng lực sản xuất giảm đẫn đến thu nhập và lại quay trở lại chu kỳ ban đầu. Vòng luẩn quẩn đói nghèo cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ như trên. Do vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra Tiết kiệm và đầu tư thấp Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích luỹ vốn thấp Năng suất thấp 9 “một cú huých lớn” để phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Một trong những khâu của vòng luẩn quẩn đó là vốn dành cho đầu tư phát triển. Biện pháp hữu hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó là tăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập tăng. Vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư. Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Như vậy, thu hút đầu tư nước ngoài là một biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn tạo một cú huých lớn để phá vỡ vòng luẩn quẩn. Đối với nền kinh tế Việt Nam, thời kỳ 1991-1995 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư xã hội, thời kỳ 1996-2000 số vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8 lần so với giai đoạn trước đó, chiếm 24% tổng vốn đầu tư xã hội. Giai đoạn 2000-2005 đầu tư nước ngoài có sự gia tăng mạnh mẽ, sang năm 2006 số vốn đầu tư nước ngoài tăng vượt bậc với tổng số vốn 10,2 tỷ USD. Hoạt động đầu tư trực tiếp còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động cho các doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nền kinh tế có trình độ công nghiệp kém như nước ta để có công nghệ mới và tiên tiến phục vụ cho hoạt động sản xuất thì cần phải có quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Tuy vậy, việc chuyển giao công nghệ công nghệ trong thời đại hiện nay khác nhiều so với ba bốn thập kỷ trước. Nhận thức về chuyển giao công nghệ cũng đã thay đổi, việc chuyển giao không chỉ đơn thuần là chuyển giao các máy móc, thiết bị mà chuyển giao liên quan đến việc sử dụng dây chuyền công nghệ, kỹ năng sử dụng công nghệ và phần mềm công nghệ. Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ từ nước có công nghệ phát triển sang các nước tiếp nhận công nghệ được tiến hành theo hai phương thức đó là chuyển giao trực tiếp và chuyển giao gián tiếp. Chuyển giao trực tiếp là hoạt động đặt mua công nghệ hoặc yêu cầu nước có công nghệ chuyển giao. Chuyển giao gián tiếp chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đầu 10 tư trực tiếp nước ngoài hoặc thông qua các hình thức gián tiếp khác. Do hoạt động chuyển giao công nghệ ngày càng trở nên phức tạp nên đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một kênh chuyển giao công nghệ có hiệu quả nhất, nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Bởi vì, công nghệ đã được các công ty đa quốc gia chuyển giao trực tiếp phần cứng (máy móc, thiết bị) và phần mềm ( quy trình hoạt động của công nghệ ) từ nước gốc đến nước tiếp nhận đầu tư. Sau khi chuyển giao, công nghệ trực tiếp được được các chuyên gia kỹ thuật lành nghề của nước đi đầu tư đưa vào hoạt động mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Chi phí mua và chuyển giao công nghệ thấp hốn với hình thức mua công nghệ trực tiếp. Bời vì, công nghệ là một trong những đối tượng được bảo hộ về quyền sỡ hữu trí tuệ nên việc sao chép công nghệ hoặc một quy trình sản xuất nên việc sao chép công nghệ khó có thể thực hiện được. Như vậy, một dây chuyền công nghệ hoặc một quy trình sản xuất nếu mua trực tiếp sẽ đắt hơn rất nhiều khi nó được chuyển giao giữa công ty mẹ sang công ty con. Đây chính là ưu điểm lớn nhất về chuyển giao công nghệ trong hoạt động FDI so với các hình thức chuyển giao công nghệ khác. Chuyển giao công nghệ thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho khoảng cách công nghệ giữa các nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư bị thu hẹp. Hình thức chuyển giao công nghệ thông qua FDI được thực hiện thông qua: chuyển giao bên trong và chuyển giao bên ngoài. Chuyển giao bên trong là hình thức được chuyển giao chủ yếu nhất và được thực hiện giữa công ty mẹ (ở nước đi đầu tư) vào chi nhánh công ty con (nước tiếp nhận đầu tư). Chuyển giao bên ngoài được thực hiện giữa các công ty khác nhau như liên doanh với doanh nghiệp trong nước, hợp đồng li- xăng, hỗ trợ công nghệ…Việc chuyển giao công nghệ bên trong và bên ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư phụ thuộc vào một số nhân tố như bản chất công nghê, chiến lược của người chuyển giao, khả năng của bên tiếp nhận và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư. Khi chuyển giao công nghệ vào các nước tiếp nhận đầu tư, bên chuyển giao còn thực hiện hoạt động phổ biến công nghệ. Hoạt động FDI đã tạo ra hiệu ứng tích cực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư thông qua: 11 - Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước sẽ thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao công nghệ cả doanh nghiệp trong nước góp phần vào việc sản xuất có hiệu quả. - Nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các chi nhánh hoặc doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư để phổ biến công nghệ. - Di chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao từ chi nhánh công ty nước đầu tư sang doanh nghiệp nước nhận đầu tư góp phần chuyển giao công nghệ. - Tạo điều kiện tiếp xúc giữa các doanh nghiệp nước nhận đầu tư với các công ty đã quốc gia có trình độ công nghệ trong quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ. Đầu tư trực tiếp có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài cũng trực tiếp tham gia điều hành sản xuất. Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài. Đồng thời dưới sức ép tuyển lao động địa phương và chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn so với lao động địa phương, các chi nhánh công ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để lao động địa phương có thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thì doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực này để đáp ứng nhu cầu của công ty. Ngoài ra, trong các chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các tập đoàn lớn hay các công ty đã quốc gia luôn có chiến lược đào tạo lao động tại chỗ để thay thế cho lao động nước ngoài. Đào tạo lao động của doanh nghiệp FDI không chỉ dừng lại đối với những người trực tiếp sản xuất mà còn đào tạo cả kỹ năng, trình độ cho các đối tượng làm công tác quản lý hay quản trị doanh nghiệp. Phương thức đào tạo của các doanh nghiệp FDI rất đa dạng, có thể tiến hành đào tạo trực tiếp người lao động thông qua các khoá học do các chu
Luận văn liên quan