Không còn nghi ngờ gì nữa, hiện nay cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm đã thắng thế so với cạnh tranh bằng giá cả trước đây. Và cũng chẳng còn lý do gì để chất lượng sản phẩm không trở thành một vũ khí hay con bài quyết định sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp trên thương trường.
Đất nước ta đã chia tay với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để chuyển mình đón nhận cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Chính từ các thời khắc ấy, nền kinh tế nước ta đã trở thành một cơ thể sống mới. Luồng sinh khí đó đã tiếp lực cho mọi doanh nghiệp khí thế của quá trình thi đua sản xuất rầm rộ khắp trên phạm vi cả nước. Bước ngoặt vĩ đại đó cũng đã đánh dấu một chặng đường đầy phong ba mà các hãng phải đối mặt. Đó là mặt trận cạnh tranh cam go, khốc nghiệt đã làm cho không ít doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao thậm chí sập tiệm. Chúng ta đều biết rằng cạnh tranh có nghĩa là đào thải, vậy cái gì đã giúp cho các doanh nghiệp không những tồn tại lại sau những cơn lốc của cạnh tranh mà còn phát triển không ngừng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế. Phải chăng, sản phẩm của họ có phép màu nhiệm? Vâng, đó chính là sản phẩm của họ có chất lượng.
Và rồi việc gì đến cũng sẽ đến, chúng ta đang sống trong thời kỳ của sự mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, lại một lần nữa các doanh nghiệp chúng ta có thêm vận hội và thời cơ mới trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như phương pháp tổ chức quản lý tiền tiến. Nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Song mọi tấm huân chương đều tồn tại mặt trái. Hội nhập là vận hội đấy, thời cơ đấy nhưng thách thức, nguy cơ cũng đang đón chờ, rình rập sẵn sàng nhấn chìm các doanh nghiệp trong nước. Hàng hoá có chất lượng cao đang tràn ngập trên thị trường với giá rẻ, mẫu mã lịch sự, sang trọng chất lượng xem như hoàn hảo đã và sẽ lấn lướt các sản phẩm trong nước. Để doanh nghiệp ta không bị thua ngay trên sân nhà thì sản phẩm của ta phải đạt chất lượng tức phải có sự quản lý chất lượng một cách hết sức nghiêm túc.
223 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng ở Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
-----&-----
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng ở Công ty bánh kẹo Hải Hà
MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở DN.
I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
1. Chất lượng là gì 1
2. Các quan niệm khác nhau về CLSP 2
3. Sự hình thành của CLSP 3
4. Những đặc điểm cơ bản của CLSP 7
5. Sự phân loại CLSP - Ý nghĩa và mục đích 8
6. Các nhân tố ảnh hưởng tới CLSP 11
7. Các chỉ tiêu phản ánh CLSP 15
8. Vấn đề cơ bản của đảm bảo và cải tiến nâng cao CLSP 17
9. Lợi ích của việc nâng cao CLSP 18
II- VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP.
1. Quản lý chất lượng là gì? Vì sao phải tiến hành
QLCLSP? 19
2. Đặc điểm của công tác QLCLSP 22
3. Những yêu cầu chủ yế trong QLCLSP ở DN 26
4. Các chức năng của công tác QLCLSP 27
5. Những phương pháp được sử dụng trong QLCLSP 29
6. Hiệu quả của công tác QLCLSP trong DN 31
7. Những nội dung then chốt của TQMvà đưa TQM vào
doanh nghiệp 32
7.1 Khái niệm TQM và vai trò của nó trong HTQLCL ở
doanh nghiệp...............................................................................32
7.2 Những đặc điểm và yêu cầu của QLCL đồng bộ..............34
7.3 Đưa TQM vào doanh nghiệp và ưu thế của công tác QLCL
tổng hợp 37
ƯƠNG II-PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.
I- CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 42 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH.
1. Sự ra đời của Công ty Bánh kẹo Hải Hà 43
2. Những giai đoạn phát triển của Công ty Bánh kẹo Hải Hà 43
3. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Công ty Bánh kẹo
Hải Hà 47
4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới CLSP của
Công ty Bánh kẹo Hải Hà 50
4.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 50
4.2. Đặc điểm của tình hình tài chính Công ty 62
4.3. Đặc điểm về đội ngũ lao động của Công ty 65
4.4. Đặc điểm máy móc trang thiết bị và quy trình công nghệ
của Công ty 70
4.5. Đặc điểm về NVL& công tác quản lý NVL ở Công ty 77
II-THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.
1. Khái quát về tình hình CLSP của Công ty 79
1.1. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá CL bánh 79
1.2. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá CL kẹo 80
1.3. Thực trạng CL bánh của Công ty 82
1.4. Thực trạng chất lượng kẹo của Công ty 84
2. Thực trạng công tác QLCLSP của Công ty bánh kẹo Hải Hà 87
2.1. Thực trạng hoạt động QLCLSP ở Công ty bánh kẹo Hải Hà 87
2.2. Đánh giá về chất lượng và công tác QLCLSP của Công ty 94
3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong quá trình SXKD
nói chung và nâng cao CLSP nói riêng 95
4. Những thành quả đạt được của công tác QLCL của Công ty 96
5. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao
chất lượng sản phẩm của Công ty 97
5.1. Những tồn tại cần được khắc phục 97
5.2. Những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng bánh
kẹo 98
5.3. Những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm 99
CHƯƠNG III- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.
I- NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
II- NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CLSP Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ.
1. Phương hướng chung của ngành và Công ty trong giai đoạn
từ nay tới năm 2005 102
2. Các giải pháp cơ bản nhằm duy trì và nâng cao CLSP của
Công ty bánh kẹo Hải Hà 103
2.1. BIỆN PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ . 104
-Phải xem xét doanh nghiệp theo quan điểm hệ thống và đưa
quả lý 104
-Chất lượng đồng bộ sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp 108
-Đưa các loại quy định liên quan tới CLSP và Công ty 113
2.2. BIỆN PHÁP DUY TRÌ, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 115
- Giáo dục tư tưởng cho người lao động 115
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty 116
- Tăng cường các biện pháp trọng dụng nhân tài 120
2.3. TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN
CÓ VÀ ĐẦU TƯ NC&TK KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI. 121
- Thay đổi nhận thức về vai trò và sự tác động qua lại giữa hiệu
quả sản xuất kinh doanh và đầu tư cho KHCN 121
- Nâng cao năng lực con người trong lĩnh vực sử dụng,
NC&TK công nghệ 122
- Các chiến lược tăng năng lực công nghệ của Công ty 123
- Đầu tư cho công cuộc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ
một cách có trọng điểm 124
2.4. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ
HIỆU QUẢ NGUYÊN VẬT LIỆU. 126
- Tổ chức tốt công tác thu mua, cung ứng NVL 126
- Thực hành tiết kiệm NVL trong quá trính sử dụng 129
- Tăng cường sử dụng NVL trong nước thay ngoại nhập 130
2.5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QLCL THEO TIÊU CHUẨN
ISO-9002 .130
2.5.1 Thực hiện tiếp cận hệ thống tiêu chuẩn về QLCL theo
ISO-9000 130
2.5.2Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO cần tuân theo những nguyên
lý cơ bản 132
2.5.3 Các điều kiện mà Công ty cần đáp ứng để đưa ISO-9000
vào QLCL 133
- Yêu cầu về nguồn lực 134
- Yêu cầu về trang thiết bị, máy móc công nghệ; kiểm soát
quá trình và hoàn thiện hệ thống thông tin. 134
- Hoạch định quá trình xây dựng và áp dụng ISO-9000 vào
Công ty 135
+Lựa chọn mô hình QLCL ISO-9002 135
+Các giai đoạn triển khai áp dụng ISO 9002 135
2.6. ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QLCL. 136
- Điều tra ý thức về vấn đề chất lượng và QLCL của CNV
và có biện pháp khắc phục 137
- Cần phải hiểu chất lượng là trên hết 138
- Chất lượng được khởi nguồn từ người tiêu dùng và cũng
quay trở lại nó 138
KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN VÀ NHÀ NƯỚC
- Về quản lý chất lượng sản phẩm 140
- Các cơ chế, chính sách khác 140
LỜI MỞ ĐẦU
Không còn nghi ngờ gì nữa, hiện nay cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm đã thắng thế so với cạnh tranh bằng giá cả trước đây. Và cũng chẳng còn lý do gì để chất lượng sản phẩm không trở thành một vũ khí hay con bài quyết định sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp trên thương trường.
Đất nước ta đã chia tay với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để chuyển mình đón nhận cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Chính từ các thời khắc ấy, nền kinh tế nước ta đã trở thành một cơ thể sống mới. Luồng sinh khí đó đã tiếp lực cho mọi doanh nghiệp khí thế của quá trình thi đua sản xuất rầm rộ khắp trên phạm vi cả nước. Bước ngoặt vĩ đại đó cũng đã đánh dấu một chặng đường đầy phong ba mà các hãng phải đối mặt. Đó là mặt trận cạnh tranh cam go, khốc nghiệt đã làm cho không ít doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao thậm chí sập tiệm. Chúng ta đều biết rằng cạnh tranh có nghĩa là đào thải, vậy cái gì đã giúp cho các doanh nghiệp không những tồn tại lại sau những cơn lốc của cạnh tranh mà còn phát triển không ngừng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế. Phải chăng, sản phẩm của họ có phép màu nhiệm? Vâng, đó chính là sản phẩm của họ có chất lượng.
Và rồi việc gì đến cũng sẽ đến, chúng ta đang sống trong thời kỳ của sự mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, lại một lần nữa các doanh nghiệp chúng ta có thêm vận hội và thời cơ mới trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ hiện đại cũng như phương pháp tổ chức quản lý tiền tiến. Nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Song mọi tấm huân chương đều tồn tại mặt trái. Hội nhập là vận hội đấy, thời cơ đấy nhưng thách thức, nguy cơ cũng đang đón chờ, rình rập sẵn sàng nhấn chìm các doanh nghiệp trong nước. Hàng hoá có chất lượng cao đang tràn ngập trên thị trường với giá rẻ, mẫu mã lịch sự, sang trọng chất lượng xem như hoàn hảo đã và sẽ lấn lướt các sản phẩm trong nước. Để doanh nghiệp ta không bị thua ngay trên sân nhà thì sản phẩm của ta phải đạt chất lượng tức phải có sự quản lý chất lượng một cách hết sức nghiêm túc.
Tiếp đó là sự tiến bộ không ngừng của KH-KT, hàng ngày có cả trăm phát minh, sáng chế mới ra đời và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng KH-KT cao. Với các nhân tố đó tất sẽ dẫn tới cuộc chạy đua chất lượng và vì thế chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ hoàn thiện lên. Những doanh ghiệp yếu kém về năng lực sản xuất, vốn ít, tổ chức quản lý kém làm sao có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao để lưu thông trên thị trường. Đồng nghĩa với các sản phẩm có chất lượng thấp là con đẻ của những máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu sẽ diệt vong, doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa sản xuất.
Thêm vào đó, mức sống của con người ngày một cao nhu cầu ngày một đa dạng và phong phú. Họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ cao chứ không phải sản phẩm có giá rẻ, chất lượng thấp. Lại một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp.
Nhận thức sâu sắc về vấn đề trên, các doanh nghiệp đã tìm cho mình những bước đi thận trọng với hàng loạt các chiến lược, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Hoà chung dòng chảy đó, Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng không phải là một ngoại lệ. Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra các chính sách chất lượng hợp lý luôn coi chất lượng sản phẩm là trên hết, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
Chúng ta đều thấy vấn đề nhạy cảm này đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu khai thác với nhiều giác độ khác nhau từ xa xưa, song không vì thế mà nó trở nên nguội lạnh mà ngược lại nó luôn mang tính thời sự nóng bỏng. Có lẽ không ai trong xã hội lại bàng quan trước "điểm nóng" -Chất lượng.
Là một sinh viên ngành quản trị kinh doanh nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm của bản thân và đặc biệt qua đợt tập học tập thực tiễn tại Công ty bánh kẹo Hải Hà em đã mạnh dạn chọn đề tài:
"Phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và công tác quản lý chất lượng ở Công ty bánh kẹo Hải Hà".
Nội dung của đề tài được trình bày qua 3 chương:
Chương I- Cơ sở lý luận của chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Chương II-Thực trạng chất lượng và công tác quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Chương III- Phương hướng và giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Để đảm bảo tính khoa học và lô-gic hợp lý của vấn đề, đề tài được xây dựng trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp duy vật lịch sử
-Phương pháp phân tích, so sánh và quan điểm hệ thống
-phương pháp quy nạp, diễn giải...
Đây là lần đầu tiên vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong được sự tham gia góp ý, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn để em có cơ hội nhận thức vấn đề được đầy đủ hơn.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
Không nằm ngoài các vấn đề khoa học, kinh tế kỹ thuật khác, chất lượng và chất lượng sản phẩm đã được nhiều các học giả cũng như các trường phái khác nhau nghiên cứu. Trên mỗi giác độ để nhìn nhận thì chất lượng và chất lượng sản phẩm lại có những tính chất, đặc thù riêng biệt vì nó chịu sự phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu. Chính vì lý do đó ta có thể coi chất lượng mang tính tương đối, nó nằm trong sự chi phối của rất nhiều yếu tố như: kinh tế – xã hội, kỹ thuật, tự nhiên, môi trường hay cả những thói quen của từng người.
Song dù có xem xét vấn đề này ở góc độ nào đi nữa, chúng ta cũng đều nhất trí với nhau một điều là nhờ có sự tiến bộ nhanh chóng của các ngành khoa học tự nhiên, xã hội mà ngày càng được hoàn thiện hơn, chính xác, khoa học hơn. Và tất nhiên chúng ta phải có một quan niệm đúng đắn, chính xác về chất lượng và chất lượng sản phẩm thì mới có thể đảm bảo cho hoạt động thực tiễn về quản lý chất lượng một cách có hiệu quả. Nếu như cái nhìn bị sai lầm, mơ hồ sẽ không biết quản lý cái gì và quản lý như thế nào. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta hãy tiếp nhận một số khái niệm khác nhau về chất lượng và chất lượng sản phẩm.
Chất lượng là gì ?
Theo Emanuel Cantơ( nhà triết học Đức) cho rằng: “ chất lượng là hình thức quan toà của sự việc”.
Điều đó cho thấy mội sự việc hay kết quả của những sự việc hữu hình hay vô hình thì cũng phải chiụ một sự chi phối chung mang tính tất yếu khách quan là chất lượng. Mọi kết quả của các quá trình không mang trong mình đặc tính chất lượng thì quá trình đó không có lý do để tồn tại.
Nhìn chung theo quan điểm triết học chất lượng là một phần tồn tại bên trong của các sự vật hiện tượng.
Còn trong từ điển Tiếng Việt ( 1994) thì chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc.
Điều này cho thấy chất lượng mang một ý nghĩa rất rộng và bao trùm lên mọi hình thái tồn tại của thế giới vật chất, kể cả hữu hình và vô hình. Xem xét vần đề này vi mô hơn trong sản phẩm hàng hóa, chúng ta cũng khó có thể đưa ra một khái niệm tuyệt đối chính xác. Vì như đã nói ở trên, chất lượng hay chất lượng sản phẩm luôn thay đổi theo các yếu tố tác động và vì thế nó cũng có nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận, nghiên cứu.
Các quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội không ai phủ nhận tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Nó là một yếu tố góp phần đảm bảo sự thành công của một doanh nghiệp nói riêng và cả một nền kinh tế nói chung. Ngay từ đầu thế kỷ 19 đã có những công trình vĩ đại của các nhà kinh điển trong đó có Karl Marx(1818- 1883). Ông cho rằng: “ người tiêu dùng mua hàng không phải hàng có giá trị mà hàng có giá trị sử dụngvà thỏa mãn những mục đích xác định”. Nghĩa là chất lượng sản phẩm không phải là một cái gì đó trừu tượng, vô định mà ngược lại nó có tính xác định, cụ thể mà chúng ta có thể nhờ vào đó để đáng giá sản phẩm này là có chất lượng cao, sản phẩm kia là hàng kém chất lượng- đó chính là các mục tiêu(sẽ được nghiên cứu trong phần sau). Vậy chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng biểu thị toàn bộ giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá.
Chúng ta chỉ đưa ra một số khái niệm mang tính đại diện và được sự đánh giá cao của giới chuyên môn.
Theo quan điểm của hệ thống XHCN trước đây mà Liên Xô làm đại diện thì “ Chất lượng sản phẩm là tất cả các tính chất sản phẩm bảo đảm khả năng thoả mãn nhu cầu nhất định trong những điều kiện nhất định”. Theo đó, chất lượng được coi là một chỉ tiêu tĩnh không gắn các chỉ tiêu của chất lượng sản phẩm với sự thay đổi nhu cầu, hiệu quả sản xuất kinh doanh, điều kiện sản xuất của mỗi nước và của từng doanh nghiệp.
2. Theo khuynh hướng quản lý sản xuất “ Chất lượng của một sản phẩm nào đó là mức độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy”. Quan niệm này lại quá nhấn mạnh tới những chỉ tiêu thiết kế của sản phẩm, hay quy trình sản xuất mà không đề cập đến khả năng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Theo khuynh hướng thoả mãn nhu cầu (Quan điểm của tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu – European Organization For Quality Control): “ Chất lượng của sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc của một dịch vụ thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng”.
4. Theo tiêu chuẩn AFNOR 50-109 : “ Chất lượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng”.
5. Theo J.Jvan(Mỹ) “ Chất lượng sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”.
Hai quan niện này phản ánh chất lượng sản phẩm hàng hoá phải vừa phù hợp với người tiêu dùng lại gắn với mục tiêu của các nhà sản xuất tức cả hai bên đều tăng lợi ích của mình khi sản xuất hay tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao.
6. Theo Oxford Pocket Dictionary “ Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, đấu hiệu đặc thù, các dữ kiện thông số cơ bản”.
7. Theo Johns. Oakland: chất lượng chỉ là sự đáp ứng yêu cầu. Điều này cũng đã được nhiều tác giả đề cập như: Juran, BS4778, 1987/ISO 8402/ từ vựng chất lượng ; Feigenbaum; Gost...Như vậy, chất lượng sản phẩm có nhiều ngụ ý rộng lớn, đó là số lượng của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, việc giao hàng độ tin cậy, lợi ích chi phí,...Ta có thể lưu ý ở đây là khách hàng có thể là người tiêu dùng cuối cùng mà cũng có thể trong nội bộ công ty như các phòng ban, công đoạn vừa là khách hàng của người này lại vừa là người cung ứng cho người khác.
8. Theo quan niệm CN, KT-XH( kiểm tra chất lượng hàng hoá HN 1979): “ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm, thể hiện mức độ thoả mãn những nhu cầu đã định trước cho nó trong điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật và xã hội”.
9. Theo TSO 8402- 86: “ Chất lượng sản phẩm là tổng thể những đặc điểm, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng, tên gọi của sản phẩm”.
10. Theo TCVN 5814- 94: “ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng, tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
Với các khái niệm này, ta thấy chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu “động” tức là khi có sự thay đổi trình độ kỹ thuật , tay nghề của người lao động được nâng cao, nhu cầu của thị trường biến động thì chất lượng sản phẩm sẽ thay đổi theo hướng ngày càng tốt hơn.
Tóm lại, ta có thể đưa ra một khái niệm tương đối khái quát như sau:
“ Chất lượng sản phẩm hàng hoá là tổng hợp các đặc tính của sản phẩm tạo nên giá tri sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao, trong những điều kiện sản xuất, kinh tế xã hội nhất định”.
Như vậy, chất lượng sản phẩm không những chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể. Hay chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Quan niệm này thể hiện sự KH và toàn diện về chất lượng, cũng như mối liên hệ hữu cơ giữa “ sản phẩm – xã hội – con người”.
Sự hình thành của chất lượng sản phẩm.
Trong sản xuất kinh doanh, mục đích lớn nhất đó là phải sản xuất ra những hàng hoá đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mà điều cốt lõi là khách hàng luôn muốn tìm cho mình một sản phẩm có chất lượng cao giá cả hợp lý đây là một điều không dễ dàng gì đối với các nhà cung ứng. Để tạo ra một sản phẩm có chất lượng không chỉ đơn thuần quan tâm đến một vài công đoạn của việc sản xuất ra sản phẩm mà bất cứ một sản phẩm nào cũng được hoàn thành theo một trình tự nhất định với nhiều nghiệp vụ khác nhau mà nếu một sự yếu kém bất kỳ nào trong trình tự ấy sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này đã được các học giả phân tích một cách chi tiết các công đoạn phải được quản lý, thực hiện theo một chu trình khép kín, vì sản xuất bắt nguồn từ nhu cầu thị trường và cũng quay trở về thị trường để kiểm chứng và tất nhiên chất lượng sản phẩm cũng được hình thành trong chu trình đó. Ta có thể minh hoạ các giai đoạn trong 3 phân hệ: Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất- tiêu dùng.
Sơ đồ 1: VTCL ISO 9004- 87, TCVN 5204-90.
Nghiên cứu thị trường
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Nghiên cứu, thiết kế, triển khai
Cung cấp vật tư
Kế hoạch hoá các quá trình
Sản xuất
Thử nghiệm, kiểm tra.
Bao gói dự trữ
Phân phối, bán
Lắp ráp đưa vào sử dụng
Hỗ trợ kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo hành
Các dịch vụ khác sau bán
Sơ đồ 2: Chu trình hình thành chất lượng 3 phân hệ.
8
1
Nghiên cứu
Thiết kế
Triển khai
Sản xuất
Kiểm tra bao gói
Bán hàng dịch vụ
Trưng cầu ý kiến
V/c, dự trữ
bảo quản
2
3
4
5
6
7
3.1 Phân hệ trước sản xuất :(Nghiên cứu thiết kế).
Sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng là mục tiêu của công tác quản lý chất lượng. Đây là một nghiệp vụ quan trọng của phòng marketing trong tổ chức. Nhờ đó mà người sản xuất xác định và làm rõ nhu cầu của người tiêu dùng. Như ta đã biết nguyên lý cơ bản của marketing là bán cái người ta cần chứ không phải cái mà mình có. Quả