Trong vài thập kỷ qua, dầu khí là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong trong nền kinh tế thế giới. Có thể nói chưa có một khoáng sản nào mà phạm vi sử dụng đa dạng và phổ biến như dầu khí. Với sự tiến bộ của khoa học-công nghệ như vũ bão, chưa có thể tính hết được sự đóng góp của dầu khí với đời sống con người.
Nhu cầu về dầu khí trên thế giới ngày càng tăng, do sự khan hiếm và phân bố không đồng đều (Trung Cận Đông khu vực tập trung nhiều dầu mỏ và khí thiên nhiên nhất trên thế giới lại bất ổn về tình hình chính trị) mà vấn đề an ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam đã thực hiện theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là phát huy nội lực tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhiên liệu có sẵn trong nước cũng như để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa phương đa dạng trong hợp tác quốc tế làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế của các ngành kinh tế khác.
Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí ( DMC ) đã được thành lập với nhiệm vụ cung cấp các hoá phẩm và dịch vụ dung dịch khoan cho các nhà thầu Dầu khí tại Việt Nam mà trước hết là cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, ngoài ra còn cung cấp dịch vụ cho các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là ngành dịch vụ phụ trợ quan trọng cho công tác khai thác và thăm dò dầu khí do đó sự phát triển của ngành dịch vụ này có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng khai thác dầu thô của quốc gia. Ngoài ra , Tổng công ty còn chiụ trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tập đoàn phân công
Sau một thời gian thực tập nghiệp vụ kinh tế tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí ( DMC ) :
- Làm quen với công tác sản xuất kinh doanh, nắm được quy trình sản xuất các loại công tác chủ yếu trong doanh nghiệp dầu khí.
- Nắm được tình hình tổ chức quản lý – tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức tiền lương, việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính của doanh nghịêp.
- Thu thập số liệu cần thiết số liệu cần thiết em đã viết báo cáo kết quả thưc tập tổng hợp về công ty. Báo cáo gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
- Chương 2: Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
- Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
49 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh của tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong vài thập kỷ qua, dầu khí là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong trong nền kinh tế thế giới. Có thể nói chưa có một khoáng sản nào mà phạm vi sử dụng đa dạng và phổ biến như dầu khí. Với sự tiến bộ của khoa học-công nghệ như vũ bão, chưa có thể tính hết được sự đóng góp của dầu khí với đời sống con người.
Nhu cầu về dầu khí trên thế giới ngày càng tăng, do sự khan hiếm và phân bố không đồng đều (Trung Cận Đông khu vực tập trung nhiều dầu mỏ và khí thiên nhiên nhất trên thế giới lại bất ổn về tình hình chính trị) mà vấn đề an ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam đã thực hiện theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là phát huy nội lực tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhiên liệu có sẵn trong nước cũng như để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa phương đa dạng trong hợp tác quốc tế làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế của các ngành kinh tế khác.
Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí ( DMC ) đã được thành lập với nhiệm vụ cung cấp các hoá phẩm và dịch vụ dung dịch khoan cho các nhà thầu Dầu khí tại Việt Nam mà trước hết là cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, ngoài ra còn cung cấp dịch vụ cho các nước trong khu vực và trên thế giới.. Đây là ngành dịch vụ phụ trợ quan trọng cho công tác khai thác và thăm dò dầu khí do đó sự phát triển của ngành dịch vụ này có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng khai thác dầu thô của quốc gia.. Ngoài ra , Tổng công ty còn chiụ trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tập đoàn phân công
Sau một thời gian thực tập nghiệp vụ kinh tế tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí ( DMC ) :
- Làm quen với công tác sản xuất kinh doanh, nắm được quy trình sản xuất các loại công tác chủ yếu trong doanh nghiệp dầu khí.
- Nắm được tình hình tổ chức quản lý – tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức tiền lương, việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính của doanh nghịêp.
- Thu thập số liệu cần thiết số liệu cần thiết em đã viết báo cáo kết quả thưc tập tổng hợp về công ty. Báo cáo gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
- Chương 2: Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
- Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
Trong quá trình thực tập chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Hường và CBCNV Tổng Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em tìm hiểu nhưng thông tin cần thiết trong đợt thực tập này.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ (DMC )
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
1.1.1. Quá trình hình thành của Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
Tên giao dịch tiếng Anh: DRILLING MUD CORPORATION
Tên viết tắt: DMC.,CORP
Trụ sở chính : 34 - Thái Thịnh 2 - Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: (84.4) 35.14.03.50
Fax: (84.4) 38.56.25.52.
Website: www. pvdmc.com.vn
Email: dmc@pvdmc.com.vn
Vốn điều lệ: 145.199.980.000 VNĐ
Mã số thuế: 0100150873
Số tài khoản:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: 0011000222894D (VNĐ)
Ngân hàng Công thương Ba Đình: 102 010 000 000 422 (VNĐ)
Ngân hàng Công thương Ba Đình:102 020 000 000 078 (USD)
Nhiệm vụ
Triển khai với quy mô và nhịp độ đầu tư lớn hơn trong hoạt động dịch vụ khoan thăm dò khai thác dầu khí trên địa bàn cả nước, đồng thời tích cực mở rộng địa bàn và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và quản lý đạt tầm quốc tế.
Phát triển kinh doanh song trùng với bảo vệ môi trường.
Chiến lược
Là nhà cung cấp có uy tín quốc tế trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí trong nước, DMC.,Corp xác định mục tiêu từng bước trở thành nhà cung cấp chính các loại hóa chất và các dịch vụ trọn gói về: dung dịch khoan, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí, góp phần vào sự phát triển khối dịch vụ dầu khí của Petro VN.
Quá trình hình thành
Ngày 8/3/1990, theo Quyết định số 182/ QĐ-TCDK của Tổng Cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam), Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí đã được thành lập với nhiệm vụ cung cấp các hoá phẩm và dịch vụ dung dịch khoan cho các nhà thầu Dầu khí tại Việt Nam và trong khu vực. Mục tiêu của công ty là từng bước vươn lên trở thành nhà thầu phụ dung dịch khoan ở Việt Nam , khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại vật tư hoá phẩm được sản xuất từ nguyên liệu sẵn có trong nước và các dịch vụ kỹ thuật công nghệ do lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty nghiên cứu và triển khai áp dụng. Các sản phẩm truyền thống của Công ty như Barite API DAK, Bentonite API DAK, Ximăng giếng khoan G DAK, Calcium Carbonate DAK mang thương hiệu DMC có mặt tại 12 nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Úc, Newzealand, Malayxia, Indonesia, Singapore, Philippin, Brunei, Nga, Nhật, Hàn Quốc,Thái Lan, Băngladesh...) Trung Đông và Trung Mỹ. Khả năng tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn sản phẩm mỗi năm.
Ngày 28/04/2005, theo quyết định số 1544/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp, Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Ngày 30/5/2008, Công ty chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí - CTCP.
1.1.2. Quá trình phát triển của Tổng Công Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
Trong suốt quá trình tồn tại của mình Tổng công ty đã trải qua các bước phát triển sau đây:
Ngày 8/3/1990 thành lập Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí với một chi nhánh DMC - Vũng tàu;
Tháng 12/1990, thành lập Xí nghiệp Hoá Phẩm Dầu khí Yên Viên ;
Ngày 12/8/1991 thành lập Công ty ADF - Việt Nam (nay là Công ty Liên doanh M-I Viet Nam) , là liên doanh giữa Công ty Dung dịch khoan và Hoá Phẩm Dầu khí với Công ty Anchor Drilling Fluids A/S Na Uy (năm 1996 ADF A/S Nauy đã chuyển 50% vốn sở hữu trong ADF- Việt Nam cho M-I Hoa Kỳ).
Tháng 6/1999, thành lập Xí nghiệp Hoá Phẩm Dầu khí Quảng Ngãi;
Ngày 28/4/2005, Công ty Dung dịch khoan và Hoá Phẩm Dầu khí được chuyển thành Công ty Cổ phần theo Quyết định số 1544/QĐ-TCCB của Bộ Công Nghiệp.
Ngày 18/10/2005, Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hoá Phẩm Dầu khí chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0103009579 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/10/2005.
Tháng 6/2007, thành lập Công ty cổ phần CNG Việt Nam với các đối tác :
+ Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí : 51% vốn điều lệ.
+ Công ty IEV Energy SDN.BHD: 42% vốn điều lệ.
+ Công ty TNHH Sơn Anh: 7% vốn điều lệ .
Ngày 15/11/2007, cổ phiếu của CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC) chính thức giao dịch phiên đầu tiên tại TTGDCK Hà Nội với mã chứng khoán PVC.
Ngày 4/1/2008, chuyển đổi chi nhánh DMC – Yên Viên thành Công ty TNHH 1 thành viên DMC – Yên Viên.
Ngày 24/1/2008, thành lập Công ty TNHH 1 thành viên DMC – Hà Nội.
Ngày 29/1/2008, chuyển đổi chi nhánh DMC – Quảng Ngãi thành Công ty TNHH 1 thành viên DMC – Quảng Ngãi.
Ngày 20/2/2008, chuyển đổi chi nhánh DMC – Vũng tàu thành Công ty TNHH 1 thành viên DMC – Vũng Tàu.
Ngày 30/5/2008, Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hoá Phẩm Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP.
1.2. Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị.
1.2.1. Sơ đồ bộ máy Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác Dầu khí
-Về cơ cấu tổ chức theo không gian Tổng công ty ( hình 1.1) bao gồm các cơ quan sau:
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DMC
(Nguồn: www.pvdmc.com.vn)
+ Trụ sở chính được đặt tại 34 - Thái Thịnh 2 - Đống Đa – Hà Nội bao gồm 10 văn phòng chức năng.
+ 3 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại 3 miền Bắc , Trung , Nam .
+ 3 văn phòng đại diện tại Lào , Tuyên Quang và TP.HCM.
+ 1 công ty liên doanh và một công ty cổ phần.
- Về cơ cấu bộ máy quản trị. Tổng Công ty là một doanh nghiệp lớn nên bộ máy quản trị bao gổm 3 cấp quản trị trong đó: cấp quản trị cao nhất là Hội đồng thành viên và Ban giám đốc. Các nhà quản trị cấp trung là lãnh đạo của các chi nhánh và các công ty con . Sau cùng là các bộ phận chức năng của các công ty con.
- Nguyên tắc hoạt động của bộ máy điều hành quản lý:
+ Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí chịu sự quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thực hiện theo chế độ thủ trưởng, thực hiện theo chế độ dân chủ.
+ Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hoá Phẩm Dầu khí có trách nhiệm giữ gìn tài sản, thường xuyên nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, điều kiện kinh doanh, điều kiện làm việc của công nhân.
1.2.2. Chức năng và mối quan hệ của các phòng ban.
Bộ máy quản lý và điều hành của PVEP được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị.
Ban giám đốc.
10 phòng ban chức năng được đặt tại trụ sở chính .
Ba công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại 3 miền Bắc , Trung , Nam .
Ba văn phòng đại diện tại Lào , Tuyên Quang và TP.HCM 10 công ty.
Một công ty liên doanh và một công ty cổ phần.
1.2.3. Ban lãnh đạo của Tổng Công ty.
1.2.3.1. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra, gồm 05 (năm) thành viên với nhiệm kỳ là 05 (năm) năm, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của TGĐ và những người quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định
Thành viên Hội đồng quản trị:
1. Ông Bùi Ngọc Quang - Chủ tịch HĐQT
Năm sinh: 30/8/1960
Trình độ văn hoá: Đại học
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư khoan Dầu khí
2. Ông Lương Nguyễn Khoa Trường – Uỷ viên Hội đồng quản trị
Năm sinh: 18/12/1953.
Trình độ văn hoá: Đại học.
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư chuyên ngành Động lực.
3. Ông Nguyễn Văn Lụa – Uỷ viên Hội đồng quản trị
Năm sinh: 16/02/1950.
Trình độ văn hoá: Đại học.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế Ngoại Thương.
4. Ông Lê Công Thanh - Uỷ viên Hội đồng quản trị
Năm sinh: 28/09/1953.
Trình độ văn hoá: Đại học.
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư công nghệ hoá học.
5. Ông Trần Quốc Việt - Uỷ viên Hội đồng quản trị
Năm sinh: 12/06/1963.
Trình độ văn hoá: Cao học.
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ kinh tế
1.2.3.2. Ban tổng giám đốc
Ban Tổng giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. TGĐ là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất- kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó TGĐ giúp việc TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được TGĐ uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
1. Ông Lương Nguyễn Khoa Trường – Tổng giám đốc
(Kiêm Uỷ viên Hội đồng quản trị)
Năm sinh: 18/12/1953.
Trình độ văn hoá: Đại học.
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư chuyên ngành Động lực
2. Ông Nguyễn Ngọc Khánh – Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh
Năm sinh: 01/09/1957
Trình độ văn hoá: Đại học.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.
3. Ông Phạm Xuân Toàn – Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật
Năm sinh: 22/4/1961
Trình độ văn hoá: Tiến sỹ Công nghệ Dầu khí
Trình độ chuyên môn: Khoan khai thác Dầu khí
4. Ông Nguyễn Ngọc Vinh – Phó Tổng giám đốc Đầu tư Xây dựng cơ bản
Trình độ văn hoá: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh; Cử nhân Luật; Kiến trúc sư
Trình độ chuyên môn: Đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.3.3. Nhiệm vụ của Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị.
Tổng Giám đốc có những nhiệm vụ sau:
+ Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị và pháp luật hiện hành.
+ Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty.
+ Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
+ Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động của công ty như các hoạt động thăm dò, khai thác và đầu tư.
+ Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng thành viên.
+ Phát triển thị trường trong khu vực và trên thế giới.
+ Trực tiếp kí các Hợp đồng .
+ Quyết định ngân sách hoạt động cho các dơn vị và các phòng ban cụ thể trong công ty theo kế hoạch phát triển do Hội đồng thành viên phê duyệt.
+ Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
+ Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
Hội đồng thành viên có những nhiệm vụ sau:
+ Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty.
+ Bổ nhiệm và bãi miễn các cán bộ quản lí công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc và mức lương của họ.
+ Giải quyết các khiếu nại của công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc cũng như quyết định lựa chon đại diện của Công ty để giảI quyết các vấn đề liên quan tới thư tục pháp lí chống lại cán bộ quản lí đó.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc hay cán bộ quản lí hoặc người đại diện của Tổng công ty khi Hội đồng thành viên cho rằng đó là ví lợi ích tối cao của Công ty. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm.
+ Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.
+ Thành lập các Công ty con của công ty.
+ Quyết định thành lập chi nhánh hay các văn phòng đại diện của Công
ty.
+ Hội đồng thành viên tùy từng thời điểm quyết định việc thực hiện sửa đổi và hủy bỏ các hợp đồng lớn của công ty.
+ Quyết định các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngân sách vượt quá 10% giá trị kế hoạch và ngân sách kinh doanh hàng năm.
1.2.4. Nhiệm vụ chung của các phòng
- Các phòng có chức năng chung là tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Tổng Công ty trong công tác quản lý và điều hành hoạt động của Tổng Công ty, theo lĩnh vực hoạt động của phòng;
- Chủ trì xử lý và giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến chức năng và nhiệm vụ cụ thể của phòng theo quy định;
- Đầu mốí giải quyết các công việc liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của phòng mà có sự tham gia của các phòng, đơn vị khác;
- Tham gia, phối hợp giải quyết các công việc của các phòng, đơn vị khác có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ cụ thể của phòng mình, theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng Công ty hoặc khi được các phòng khác đề nghị;
- Hỗ trợ triển khai và giám sát việc thực hiện, điều hành các dự án của các Công ty con, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của Tổng công ty;
- Xây dựng quy định, quy trình làm việc của phòng đảm bảo thống nhất và phù hợp với quy định và hoạt động chung của Tổng Công ty, tham gia xây dựng các quy chế, chính sách, quy định nội bộ của Tổng Công ty liên quan đến lĩnh vực hoạt động của phòng;
- Xây dựng và đề xuất cơ cấu tổ chức, định biên lao động của phòng, xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tổ chức hoạt động phòng theo cơ cấu đã được phê duyệt và bố trí nhân lực theo đúng chức danh quy định;
- Tham gia xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Tổng Công ty;
- Trực tiếp quản lý lao động, giờ công lao động, đề xuất chế độ lương, thưởng, thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên phòng mình;
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong mỗi phòng, xây dựng tập thể phòng gắn bó, đoàn kết, đánh giá công bằng, phát huy năng lực làm việc của nhân viên;
- Báo cáo hoạt động của phòng theo định kỳ tuần, tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu câu của Lãnh đạo Tổng Công ty, báo cáo tổng kết công tác hàng năm trên các lĩnh vực hoạt động của phòng;
1.2.5. Nhiệm vụ riêng của từng phòng.
Phòng Tổ chức – Đào tạo
Tham mưu cho TGĐ tổ chức, thực hiện các chủ trương chế độ chính sách của Nhà nước, của Tập đoàn Dầu khí và của Côngty về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương; thực hiện các công tác về đào tạo,thi đua khen thưởng, kỷ luật; hướng dẫn đôn đốc kiểm tra công tác an ninh, thanh tra bảo vệ....
Phòng Kế hoạch - Đầu tư
Tham mưu cho TGĐ Công ty định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng kế hoạch của Công ty trong từng thời kỳ, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tổng hợp tình hình đánh giá và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên mọi lĩnh vực.
Phòng Tài chính - Kế toán
Tham mưu giúp TGĐ Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tài chính, công tác kế toán trên phạm vi toàn Công ty.
Phòng Hành chính - Tổng hợp
Tổ chức công tác hành chính tổng hơp, đối ngoại, văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, công tác bảo vệ tài sản, trật tự an ninh trong Công ty.
Phòng Thương mại - Hợp đồng
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước TGĐ Công ty trong mọi lĩnh vực công tác chuyên môn của phòng: Kinh doanh sản phẩm Barite, Xuất nhập khẩu và kinh doanh các vật tư, hoá chất, thiết bị theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty; công tác vận tải, giao nhận hàng hoá, thực hiện công tác pháp chế đối với các hợp đồng kinh tế của Công ty.
Phòng Kỹ thuật sản xuất - An toàn - Chất lượng
Tham mưu cho TGĐ Cômg ty về công tác quản lý công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, an toàn và bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường đạt hiệu quả cao và đúng quy định của pháp luật, công tác quản lý hệ thống chất lượng Công ty theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.
Phòng Dịch vụ - kỹ thuật
Tham mưu giúp TGĐ Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác triển khai các dịch vụ kỹ thuật dung dịch khoan dầu khí; nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới; thực hiện theo dõi quản lý chất lượng sản phẩm; thực hiện quy định quy chuẩn theo ISO-9001:2000.
Phòng Chiến lược & Phát triển kinh doanh
Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược, đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược và các giải pháp phát triển kinh doanh của công ty.
Ban Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới
Nghiên cứu, phát triển ứng dụng các sản phẩm truyền thống, sản phẩm thay thế và sản phẩm mới, phối hợp và hợp tác với các đơn vị trong và ngoài công ty nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong, ngoài nước cho dung dịch khoan, khai thác, lọc hoá dầu và các ngành công nghiệp khác
Phòng marketing
Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển đơn vị (kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn,...); tham mưu trong việc quản lý, điều hành mạng lưới phân phối, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ...
Văn phòng
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc quản lý điều hành và triển khai công tác văn thư, hành chính và quản trị trong và ngoài nước của Tổng Công ty.
1.2.6. Quan hệ giữa các phòng, ban
- Quan hệ giữa các phòng là hợp tác cùng giải quyết nhiệm vụ chung của Công ty;
- Các phòng chủ động, trực tiếp trao đổi và đề xuất với các phòng liên quan để cùng giải quyết công việc; khi được hỏi ý kiến hoặc được yêu cầu tham gia, hỗ trợ, các phòng có trách nhiệm tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của phòng mình;
- Phòng chủ trì lựa chọn gửi các tài liệu liên quan đến các phòng tham gia; đôn đốc phòng tham gia thực hiện đúng thời hạn và báo cáo Lãnh đạo Tổng Công tynhững trường hợp thực hiện không đúng hạn; tập hợp kết quả và đề xuất, trình Lãnh đạo Tổng Công ty xem xét, quyết định;
- Phòng tham gia có trách nhiệm tham gia đúng nội dung, đảm bảo thời hạn do phòng chủ trì đề nghị và chịu trách nhiệm về phần tham gia của mình;
- Nếu phòng ban tham gia có ý kiến khác với đề xuất của phòng chủ trì thì phòng chủ trì có trách nhiệm trao đổi để làm rõ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu có ý kiến khác nhau thì phòng chủ trì có trách nhiệm báo cáo trực tiếp Lãnh đạo Tổng Công ty để xin ý kiến chỉ đạo;
- Lãnh đạo phòng được yêu cầu các phòng khác hoặc các đơn vị trong Tổng Công ty cung cấp đầy dủ và kịp t