Tiếng Anh, ngày nay giữ một vai trò quan trọng đối với cách mạng khoa học kỹ thuật. Tiếng Anh ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học một ngoại ngữ và kích thích sự ham muốn của nhiều ngưới ở mọi lứa tuổi. Nắm bắt được nhu cầu đó, luật giáo dục 2005 (điều 5) qui định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và có ý chí vươn lên”.
Trong quá trình giảng dạy thực tế ở trường THCS Thị Trấn, tôi thấy các em tiếp cận một bài đọc rất khó khăn và còn nhiều hạn chế. Do vậy, để giúp học sinh học một bài đọc như thế nào là tốt nhất và hiệu quả nhất, đó là mối quan tâm hàng đầu của tôi khiến tôi quyết định thực hiện đề tài: Kinh nghiệm “Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng Anh 8”
30 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 13118 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng anh 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂY NINH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CHÂU THÀNH
---------& --------
Sáng kiến kinh nghiệm:
PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT
MỘT TIẾT ĐỌC TIẾNG ANH 8
Người thực hiện : TRẦN THỊ HỒNG MAI
Tổ: Tiếng Anh
Năm học: 2010 – 2011
Tháng 04 - Năm 2011
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Kinh nghiệm “Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng Anh 8”
Họ và tên giáo viên: Trần Thị Hồng Mai
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Châu Thành
Lý do chọn đề tài:
Tiếng Anh, ngày nay giữ một vai trò quan trọng đối với cách mạng khoa học kỹ thuật. Tiếng Anh ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học một ngoại ngữ và kích thích sự ham muốn của nhiều ngưới ở mọi lứa tuổi. Nắm bắt được nhu cầu đó, luật giáo dục 2005 (điều 5) qui định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và có ý chí vươn lên”.
Trong quá trình giảng dạy thực tế ở trường THCS Thị Trấn, tôi thấy các em tiếp cận một bài đọc rất khó khăn và còn nhiều hạn chế. Do vậy, để giúp học sinh học một bài đọc như thế nào là tốt nhất và hiệu quả nhất, đó là mối quan tâm hàng đầu của tôi khiến tôi quyết định thực hiện đề tài: Kinh nghiệm “Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng Anh 8”
Đối TƯỢNG phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trường THCS Thị Trấn.
Phương pháp nghiên cứu:
Đọc, nghiên cứu tài liệu.
Dự giờ đồng nghiệp.
Kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh.
Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh học một bài đọc.
Hướng dẫn học sinh lớp 8 học một bài đọc dể hiểu và đạt hiệu quả cao.
Vận dụng các thủ thuật và kết hợp việc đổi mới phương pháp dạy học vào nội dung của từng bài đọc.
Khắc sâu trí nhớ học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế.
Hiệu quả áp dụng:
Giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn, thông qua các kỹ năng đọc các em có thể pháp triển toàn diện cả bốn kỹ năng, nhằm nâng cao chất lượng trong việc học một môn ngoại ngữ.
Các tiết học trở nên sinh động và sôi nổi hơn.
Các em học sinh yếu kém có thể trả lời những câu hỏi đơn giản.
Học sinh tích cực tư duy và vận dụng kiến thức đã học vào các dạng bài tập đọc khác nhau.
Tiết dạy đạt hiệu quả hơn.
Giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với thực tế cuộc sống.
Phạm vi áp dụng:
Ap dụng cho tất cả các tiết “ đọc” 2 khối 8 + 9 nói riêng và cho tất cả học sinh khối bậc THCS .
Tây Ninh, tháng 4 năm 2011
Người thực hiện
(đã kí)
Trần Thị Hồng Mai
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM“PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT MỘT TIẾT ĐỌC TIẾNG ANH 8”.
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu mới cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn hiện nay, đòi hỏi đội ngũ lao động kế cận có trình độ, có năng lực, có tính năng động, tích cực, sáng tạo, biết vận dụng tri thức. Do đó, ngành giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển con người.
Trước vai trò quan trọng đó, ngành giáo dục đã có những thay đổi về sách giáo khoa, về phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp giáo dục là một đòi hỏi cấp bách và cơ bản, là một cuộc sống cách mạng trong toàn ngành trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Nhằm đáp ứng mục đích yêu cầu của việc đổi mối nội dung – phương pháp giảng dạy đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho học sinh THCS. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới sách giáo khoa cho phù hợp hơn. Trong chương trình tiếng Anh THCS được biên soạn theo từng chủ điểm, các chủ điểm được thiết kế rõ 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc và viết một cách riêng biệt trong mỗi đơn vị bài học.
Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, tôi nhận thấy rằng học sinh phải được rèn luyện để phát triển toàn diện cả bốn kỹ năng cơ bản này. Mặt khác, trong quá trình dạy bộ môn Tiếng Anh, đọc là một kỹ năng cơ bản rất được chú trọng và rất cần thiết trong việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thề nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học. Do đó, trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi giáo viên có phương pháp truyền đạt phù hợp với từng đối tượng, để học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Đối với học sinh lớp 8 bậc THCS, thông qua việc đọc hiểu các đoạn văn theo chủ điểm của từng bài, các em có thể nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết cho việc trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Anh. Nhờ các đoạn văn ngắn này các em có thể kiểm tra lại các dữ kiện có liên quan chặt chẽ với những hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Hoặc từ các bài khóa, các em có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Nếu học sinh không phát huy được kỹ năng đọc hiểu thì các em rất khó tiếp thu và ghi nhớ được thông tin một cách bền vững và lâu dài. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh tại trường THCS tôi nhận thấy rằng kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh của học sinh nhìn chung còn hạn chế. Vì vậy, để chuyển đổi được những thông tin trong các bài đọc hiểu thành kiến thức chung cho học sinh trong cuộc sống thường ngày chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tiếng Anh của học sinh. Để giải quyết được những khó khăn này, giáo viên cần phải quan tâm đến những thủ thuật, phương pháp dạy đọc hiểu tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 8.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Thị Trấn, tôi nhận thấy các em học một bài đọc rất khó khăn, hoặc qua các bài kiểm tra viết (bài kiểm tra 1 tiết hoặc học kì), đa phần các em bỏ qua bài đọc hiểu, có em làm bài tập đọc hiểu này sơ sài, máy móc, không hiểu rõ nội dung chính bài đọc.
Để khắc phục tình trạng trên và đồng thời áp dụng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục bộ môn Tiếng Anh. Tôi có nhiều băn khoăn suy nghĩ là làm thế nào để dạy một bài đọc là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào hiệu quả nhất, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản và các dạng bài tập đọc hiểu , để học sinh đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình học tập. Và trên đây cũng là những lý do tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm “Phương pháp dạy tốt một tiết đọc tiếng Anh 8”
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 8 (chủ yếu lớp 8A1, 8A3 và 8A4) trường THCS Thị Trấn Châu Thành Tây Ninh được trực tiếp áp dụng giảng dạy ở các tiết đọc Tiếng Anh 8.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi dạy đọc hiểu các bài khóa tiếng Anh lớp 8 tại trường THCS Thị Trấn Châu Thành.
Chú trọng vào việc nghiên cứu và vận dụng các bước dạy và các thủ thuật trong tiết dạy đọc hiểu tiếng Anh 8.
Phương pháp nghiên cứu:
a.Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu: tham khảo sách giáo viên, sách bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu workshop và các tài liệu có liên quan.
Quán triệt các công văn, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo Dục & Đào tạo, kế hoạch của trường và của tổ chuyên môn.
b. Phương pháp điều tra, đối chiếu:
Bằng nhiều phương pháp khác nhau: dự giờ các đồng nghiệp, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu kết quả học tập của học sinh => rút ra được phương pháp dạy học tốt nhất cho học sinh.
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
Từ sau nghị định Trung ương 2 (khóa VIII) và đặc biệt là sau Đại hội Đảng IX và nghị định Trung ương 6, khoá IX, chỉ thị 40 của ban Bí thư Trung ương Đảng, cùng với các văn bản chỉ đạo của nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo, nền giáo dục Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong các mặt phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí trong đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/ 2006/ QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặt trưng môn học, đặc điểm của đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Theo quan điểm của một số chuyên gia như Colvin & Root (1981), Havernson & Haynes (1982), Mc Gee (1977), Thornis (1980) vv… Người giáo viên dạy tiếng Anh cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc và đọc hiểu đó là những khả năng như: Khả năng tập trung của học sinh, khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn, khả năng đọc một mình và đọc với người khác, khả năng quan hệ với những người bạn cùng học, khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện vv… Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt động đọc. Kết quả đến nhanh hay chậm tùy thuộc vào kiến thức cơ bản mà học sinh đã có trước trong việc học tiếng mẹ đẻ, sức khoẻ, và sự nhanh nhạy trong khả năng nghe nhìn. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động đến việc học đọc của học sinh như trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Vì vậy các em cần được hướng dẫn kỹ trong việc đọc các bài khóa, để từ đó tăng thêm sự quan tâm trong chủ đề của bài khóa. Nhiều học sinh cảm thấy ngợp hoặc sợ khi phải đọc những bài khóa dài và có nhiều từ mới. Nhìn chung học sinh thường có thói quen đọc hiểu từng từ trong bài chứ chưa chú ý đến việc đọc hiểu tổng quát theo ý trong bài. Nói một cách khác là học sinh có khuynh hướng tập trung vào việc giải mã các từ trong ngôn ngữ mới trong khi lại hạn chế sự chú ý đến việc hiểu nghĩa của bài khóa. Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu và các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban đầu. Mức độ hiểu các bài khóa tùy thuộc vào khả năng, tư chất học tiếng của học sinh.
Vậy để việc dạy đọc một bài khóa tiếng Anh có hiệu quả, giáo viên cần phải chú ý đến nhiều đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi làm sao cho tiết học đọc trở nên sống động, lôi cuốn. Giáo viên cần biết kết hợp các kỹ năng nói, viết hợp lý trong tiết dạy đọc để học sinh có thể phát biểu những ý kiến, quan điểm, nhận xét của mình về đoạn văn.
Mặt khác, năm học 2010 – 2011 “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, năm học tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06 – CT/TW của bộ Chính trị, cuộc vận động“mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để nâng cao chất lượng. Do vậy, giáo viên ở mọi bộ môn học khác nhau đều trang bị cho học sinh của mình hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Cơ sở thực tiễn:
Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng mà ngành giáo dục đã đặt ra và tình huống thực tế ở trường, đa số học sinh chưa có phương pháp học tập thực sự hiệu quả. Một số học sinh thường xao lãng, ít quan tâm đến việc học của mình, một số em ít có thời gian học tập ở nha vì còn phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh, một số lớn học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên các em có ít sách tham khảo để nâng cao vốn từ ngoài sách giáo khoa cung cấp. Mặt khác, các em có ít điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh và các em cũng ngại giao tiếp, trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học.
Qua nhiều năm dạy khối 8 và 9, tôi nhận thấy đây là hai khối lớp có các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được phân chia rạch ròi và cụ thể nhất. Mỗi kỹ năng đều khó hơn hẳn so với lớp 6 và 7. Đối với kỹ năng đọc được thể hiện rất rõ rệt ở từng bài. Các em không phải chỉ đơn thuần đọc một bài đọc hoặc một bài đối thoại ngắn, đơn giản với yêu cầu cũng rất đơn giản như điền từ, mà các em phải đọc hẳn một bài khóa hoặc bài đối thoại dài, sau đó phải nắm thật chắc nội dung toàn bài đọc để trả lời câu hỏi hoặc chọn câu đúng sai, tùy theo yêu cầu của từng bài.Tức là các em phải có trình độ đọc hiểu tương đối mới có thể đáp ứng nổi yêu cầu kiến thức này.
Tuy nhiên qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy rõ một điều đa số các em rất yếu kỹ năng này. Thậm chí cứ đến tiết đọc, có nhiều em tỏ ra rất căng thẳng và không có hứng thú học tập, chỉ một vài em khá giỏi hoặc một vài em đã tham khảo sách hướng dẫn học tốt ở nhà là tham gia xây dựng bài. Như vậy chứng tỏ rằng học sinh học chưa đều các kỹ năng, kỹ năng đọc chưa được học sinh đầu tư nhiều như các kỹ năng khác .
Do đó, trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh 8 , tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh lớp 8 học tốt hơn với kỹ năng đọc, nhằm giúp các em nắm được kiến thức cơ bản và các dạng bài đọc, từ đó các em củng cố lại kiến thức đã học và làm các bài tập đọc đạt kết quả tốt hơn.
Từ thực tế trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài này nhằm giúp cho các em cải thiện phần nào những khó khăn , trở ngại khi các em học kỹ năng này và với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cố gắng nâng cao dần chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường một cách thực tế.
Nội dung vấn đề:
Vấn đề đặt ra:
Được phân công giảng dạy môn tiếng Anh 8A1, 8A3 và 8A4 với tổng số học sinh là 113, trình độ học tập của các em chênh lệch khá cao giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém. Do đó, học sinh yếu kém không thể học theo kịp những học sinh khá giỏi.
Nguyên nhân:
Mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới, không xác định được thì, dạng câu.
Vốn từ vựng của các em còn hạn chế nhiều.
Các em ngại khó, không chuẩn bị bài, không thuộc bài.
Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Gây hứng thú cho học sinh và giảng giải rõ ràng.
Tôn trọng học sinh và việc học của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh.
Thường xuyên có đánh giá và phản hồi phù hợp với học sinh.
Chỉ rõ mục tiêu và thách thức trí tuệ đối với học sinh.
Xác định cho học sinh khả năng tự chủ, tìm kiếm con đường độc lập nhằm thông hiểu bài học và tự kiểm tra.
Thầy phải luôn tìm hiểu rõ về học sinh nhằm đưa ra sự hướng dẫn phù hợp.
Để dạy một bài đọc thế nào là tốt nhất và sử dụng những phương pháp nào là hiệu quả nhất , ngay từ đầu giáo viên cần dựa vào tình huống bài đọc, giáo viên có thể đưa ra sự gợi ý, hoặc một số thủ thuật nhỏ nhằm giúp cho học sinh có hứng thú với môn học và dễ dàng hiểu và nắm bài thật chắc, nhanh hơn và chính xác hơn.
Mỗi giai đoạn dạy đọc có mục đích khác nhau nên giáo viên cần sử dụng các loại thủ thuật khác nhau và phù hợp với học sinh của mình nhằm đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất. Giáo viên cần bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng, mục tiêu bài học và quyết định sử dụng loại bài tập nào cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của bài dạy, mặt khác sự chuẩn bị đa dạng bài tập luyện đọc thì sẽ tránh cho học sinh khỏi sự nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu trong giờ học. Bên cạnh đó giáo viên phải tạo được sự hứng thú đối với học sinh khá giỏi, đồng thời tạo cảm giác tự tin cho các em học yếu, tạo cơ hội cho học sinh thực hành đọc hiểu ở nhiều thể loại khác nhau.
Cuối cùng, giáo viên cần khắc sâu trí nhớ của học sinh thông qua các dạng bài tập thực hành và liên hệ thực tế.
Các giải pháp chủ yếu:
Trước những khó khăn nêu trên, với cương vị là một giáo viên bộ môn tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh lớp 8 học tốt một tiết đọc.
Giới thiệu bài đọc ngắn gọn, súc tích.
Dùng tranh ảnh, dụng cụ trực quan để giới thiệu từ mới, tình huống bài đọc.
Đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc ngữ pháp mới để các em dễ hiểu bài hơn trong khi đọc.
Đưa ra một số câu hỏi gợi mở hoặc các câu đoán trước khi đọc.
Đưa ra các dạng bài tập phù hợp với các bước (while-reading / post-reading).
Khắc sâu trí nhớ học sinh thông qua các bài tập thực hành và liên hệ thực tế.
Quá trình thực hiện:
Trong bài dạy đọc thông thường đi theo phương pháp Communication Approach và theo The PPP Framework:
Pre-reading stage (Giai đoạn giới thiệu bài -> trước khi đọc).
While-reading (Giai đoạn luyện tập -> trong khi đọc).
Post-reading (Giai đoạn vận dụng -> sau khi đọc).
Warm up:
Trước khi thực hiện 3 bước chính trong bài dạy đọc như đã nêu trên, trước tiên đòi hỏi giáo viên nên tránh gây căng thẳng cho học sinh bằng cách trò chuyện với các em (chatting) về một số điều có liên quan đến bài đọc hoặc hướng dẫn các em chơi một trò chơi (game) đơn giản và phù hợp nhằm hướng học sinh vào bài đọc. Nhớ rằng, phải cố tạo ra cho các em một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, hứng thú vào bài học sắp tới. Đây là bước mà ta gọi là “khởi động” (warm up).
Một số trò chơi có thể thực hiện như: brainstorming, word square, hangman, kim’s game, …vv.
Ví dụ 1: Warm up: (English 8 - Unit 4. Lesson 4 :Read )
Brainstorming:
Tấm Cám Cây tre trăm đốt
The folk tales
of Vietnamese -----
Sọ Dừa ----
Ví dụ 2: Warm up: (English 8 - Unit 5. Lesson 4 :Read )
Chatting :
Do you like learning English?
How many new words do you try to learn a day?
What do you do when you read a new word?
How do you learn or remember a new word?
Ví dụ 3: Warm up: (English 8 - Unit 6. Lesson 4 :Read )
Jumbled words:
racchtaer
iojn
mai
pexailn
nessmsimbuan
thauolgh
character
join
aim
explain
businessman
although
Ví dụ 4: Warm up: (English 8 - Unit 7. Lesson 4 :Read )
Guessing the words:
A place where you can buy vegetables and fruits -> grocery store
A place where you can buy everything -> supermarket / market
A place where you can buy books? -> bookstore / bookshop
A place you can come to eat -> restaurant / foodstall / …
A place you can come to see the movies -> movie therter
A person who comes to the store and buy something -> customer.
b. Pre – reading activities (các hoạt động trước khi đọc)
Đây là hoạt động rất cần thiết cho học sinh. Thiếu hoạt động này chắc chắn học sinh không ít khó khăn khi làm một bài tập đọc hiểu.
b.1 Giới thiệu bài đọc:
- Hoạt động này rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh thông tin về bài đọc.
- Lời giới thiệu cần ngắn gọn, súc tích, gây hứng thú và tạo được sự lôi cuốn học sinh vào bài đọc. Mặt khác, giáo viên cần giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với kiến thức đã học.
b.2 Những phương pháp giới thiệu một bài đọc:
- Sử dụng dụng cụ trực quan: giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc nhằm tạo không khí hào hứng cho học sinh.
- Giới thiệu từ mới: giới thiệu từ mới cho học sinh trước khi đọc là cần thiết nhưng không phải giảng hết mọi từ mới có trong bài đọc. Vì đây là bước nhằm để cho học sinh hiễu nhanh, nắm nội dung bài đọc.
+ Giáo viên có thể dùng một số cách sau để giới thiệu từ mới:
Sử dụng dụng cụ trực quan như: tranh ảnh (pictures), vật thật (real things), điệu bộ (mine).
Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (synonym / antonymn).
Dịch sang tiếng Việt (translation).
Giải thích bằng tiếng mẹ đẻ (explanation)
Sau khi giới thiệu từ mới, giáo viên có thể kiểm tra lại từ vựng của học sinh bằng một trò chơi nhỏ (games: matching, Rub out and remember, What and Where, Slap the board, …v. v.) sao cho phù hợp với vốn từ mới đã giới thiệu.
b.3 Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới:
- Giáo viên nên ôn lại hoặc giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp có trong bài đọc.
b.4 Các hoạt động hướng học sinh vào bài đọc :
- Giáo viên cần giới thiệu tổng quát về chủ đề sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt câu hỏi gợi mở và giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng quát của bài đđđọc. Giáo viên nên đặt các câu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn biến của sự kiện hay trình tự lý luận trong bài đđọc. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh đoán trước được nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn.
b.5 Các ví dụ minh hoạ :
Ví dụ 1: Pre – reading ( English 8 - Unit 4. Read )
Pre – teach vocabulary:
rags (n) (picture)
to marry -> married
upset (a) (mime)
fairy (n) (picture)
ma