Đề tài Phương pháp đo cao hình học và cao lượng giác

Do yêu cầu của thực tế, có thể chọn các mặt thủy chuẩn khác song song với mặt thủy chuẩn gốc làm mặt phẳng chiếu. Độ cao được xác định so với mặt chuẩn này là độ cao tương đối( Ví dụ; mặt nước Sông Hồng để xác định dộ cao một số điểm ở Hà Nội).

pptx20 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp đo cao hình học và cao lượng giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương Pháp Đo Cao Hình Học Và Cao Lượng Giác Giáo viênThS : Phạm Văn Chung Nhóm 3 Nguyễn Duy ThứcLương Văn ĐạtNguyễn Lê HoàngHoàng Minh ThếPhạm Văn Thắng Đào Duy TùngNội Dung Đề̀ Tài. Khái Niệm.Phân Loại.Đo Cao Hình Học. Đo Cao Lượng Giác.I. Khái Niệm. Đo độ cao là xác định khoảng cách từ một điểm trên bề mặt trái đất đến một mặt thủy chuẩn gốc quy ước theo phương của dây dọi. Độ cao của một điểm được xác định so với mặt thủy chuẩn gốc gọi là độ cao tuyệt đốiDo yêu cầu của thực tế, có thể chọn các mặt thủy chuẩn khác song song với mặt thủy chuẩn gốc làm mặt phẳng chiếu. Độ cao được xác định so với mặt chuẩn này là độ cao tương đối( Ví dụ; mặt nước Sông Hồng để xác định dộ cao một số điểm ở Hà Nội).Trong thực tế chỉ cần xác định tuyệt đối của một điểm A sau đó xác định độ cao tương đối của các điểm khác so với điểm A, như vậy ta tính được độ cao tuyêt đối của bất kì điểm nào khi đã biết độ cao tương đối so với điểm AII. Phân Loại. Có 3 Phương pháp đo độ cao. Đo cao hình học: Dựa vào nguyên lý hình học, để xác định hiệu độ cao giữa các điểm người ta sử dụng máy thủy bình có tia ngắm nằm ngang. Đo cao lượng giác: là xác định hiệu độ cao giữa các điểm dựa vào sự liên hệ hàm lượng giác trong tam giác vuông. Đo cao áp kế: Dựa vào nguyên tắc vật lý; áp suất không khí thay đổi theo độ cao, áp suất không khí được đo bằng áp kế thủy ngân hoặc áp kế kim.III. Đo cao Hình Học.Máy Thủy Bình.Dụng cụ cơ bản để xác định hiệu độ cao giữa các điểm khi đo cao hình học là máy Thủy Bình. Máy Thủy Bình Nikon AC-2S(giá khoảng 4tr8)Lưu Ý : Trục ống thủy dài TT phải vuông góc với trục quay VV. Trục ngắm của ông kính CC phải song song với trục ống thủy dài TT.Cấu tạo của mày thủy bình2. Mia Thủy Chuẩn. Mia thủy chuẩn là một thước gỗ có bề rộng từ 10-20cm, chiều dày 2-3cm và chiều dài từ 1,5-4m(2m, 3m). Thông thường mia được khắc vạch đến đơn vị cm và được đánh số theo dm .3. Đo Cao Hình Học.Nguyên lý đo cao hình học là dung tia ngắm nằm ngang của máy thủy bình với Mia thẳng đứng để xác định hiệ độ cao giữa hai điểm. Căn cứ vào nguyên lý đó có thể đo cao hình học theo 2 phương pháp saua/ Đo cao từ giữa ( đặt máy thủy bình giữa 2 điểm A,B) Điểm A đã biết độ cao HA gọi là điểm sau.Điểm B cần xác định độ cao HB gọi là điểm trước.Mia đặt tại A gọi là mia sau, mia đặt tại B gọi là mia trướcCăn cứ vào trục ngắm nằm ngang, đọc số trên mia tại A và B là s và t.Hiệu độ cao tại hai điểm A, B tính theo công thức: ΔHAB = s – t  ΔZAB có thể (-) hoặc (+) tùy theo điểm B cao hay thấp hơn điểm A Độ cao của điểm B sẽ bằng : HB = HA + ΔHAB Trong thực tế các điểm A,B cách rất xa nhau để xác đinh  ΔHAB ta cần thành lập đường truyền độ cao bằng cách đặt nhiều trạm máy thủy bình.b/ Đo cao từ một phía. Tại A đặt máy thủy bình, Tại B đặt mia thủy chuẩn. Đo chiều cao máy là i, đọc số trên mia là b.Chênh lệch độ cao giữa 2 điểm A và B ΔHAB = i – b HB = HA + ΔHAB = HA + i – b Đặt Hi = HA + i được gọi là độ cao tia ngắm ta có: HB = Hi- bIV. Đo Cao Lượng Giác.Phương pháp đo cao lượng giác được áp dụng khi địa hình mặt đất có độ dốc lớn hơn 5-8 độ. Đặt máy Kinh vĩ tại A, dựng Mia tại B. đo chiều cao máy, đo chiều cao tiêu l, đo góc đứng V. Gọi D là khoảng cách nằm ngang giữa 2 điểm A, B là ta có; ΔHAB = D.tgV + i – lĐể thuận cho việc tính toán ta lấy l bằng i suy ra : ΔHAB = D.tgV THE END!