Chúng ta đã biết, tiếng Anh là một môn học khá khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp. Vì vậy, làm thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ luôn là câu hỏi lớn mà tất cả giáo viên dạy ngoại ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời.
Thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu người thầy áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thì chỉ có thiểu số học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung bài học, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Hơn nữa, lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học. Để khắc phục tình trạng trên, mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thông qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở hiểu biết về lý luận dạy học.
20 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 9143 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp gây hứng thú học sinh trong mỗi tiết học tiếng Anh lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng vấn đề:
Chúng ta đã biết, tiếng Anh là một môn học khá khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp. Vì vậy, làm thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ luôn là câu hỏi lớn mà tất cả giáo viên dạy ngoại ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời.
Thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu người thầy áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thì chỉ có thiểu số học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung bài học, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Hơn nữa, lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học. Để khắc phục tình trạng trên, mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thông qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở hiểu biết về lý luận dạy học.
2. Lý do chọn đề tài:
Việc dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng ở nhà trường phổ thông hiện nay đang được quan tâm đúng mức và phát triển sâu rộng trong cả nước.
Nhu cầu học tập và khả năng lĩnh hội kiến thức của người học ngày càng cao đòi hỏi người giáo viên không ngừng tự bồi dưỡng, nâng cao khả năng chuyên môn, nghiệp vụ và tư duy sáng tạo trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy - học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh là lẽ đương nhiên, góp phần làm cho người học thêm phấn khởi và càng yêu thích môn học.
Ở trường THCS, giáo viên dạy tiếng Anh cho học sinh cùng với các môn học khác trên cơ sở trang bị cho các em hệ thống những kiến thức cần thiết nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề cao, có kỹ năng thực hành, năng động và sáng tạo, ... Việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh giáo viên không chỉ chú ý vào việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, sử dụng các phương tiện dạy học mà phải quan tâm đến việc tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, đề cao và phát huy tốt vai trò tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng chính hoạt động của mình.
Qua nhiều năm được phân công trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6, bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Trong số đó, “Phương pháp gây hứng thú học sinh trong mỗi tiết học tiếng Anh lớp 6” là đề tài tôi luôn quan tâm.
3. Mục đích nghiên cứu
Giúp các em học sinh hiểu được sự cần thiết và tầm quan trọng của Tiếng Anh,
tạo sự hứng thú thích học môn Tiếng Anh đồng thời phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em tự giác chủ động và sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức với phương châm “Học thật, kiểm tra thật, chất lượng thật”
4. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể :Học sinh đại trà lớp 6 Trường THCS Bình Minh
5.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu : Các tiết học Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS
- Thời gian nghiên cứu đề tài này được chia làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: từ 6/10/20012 – giữa HKI.
* Giai đoan 2: từ giữa HKI – cuối HKI.
* Giai đoạn 3: từ đầu HKII – giữa HKII.
6.Phương pháp nghiên cứu:
* Đọc tài liệu:
Nghiên cứu thu tập các tài liệu có liên quan đến đề tài. Nhờ đó, định hướng được nội dung của đề tài, hiểu rõ vấn đề nghiên cứu và giải quyết vần đề với những tư liệu tương đối chính xác.
* Điều tra:
a.Dự giờ: Qua dự giờ các đồng nghiệp trong và ngoài trường
b.Thực nghiệm: thực nghiệm của bản thân qua các bài dạy trên lớp, áp dụng một số thủ thuật trong mỗi tiết dạy và tự đánh giá hiệu quả của các thủ thuật đó.
c.Đàm thoại: Qua các cuộc họp tổ, thảo luận về những vấn đề khó trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh
d.Kiểm tra: qua kết quả kiểm tra chất lượng học sinh, giáo viên tự nhận xét đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thủ thuật dạy học và đề ra những giải pháp phù hợp hơn.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Theo điều 5 của Luật Giáo dục (2005) - “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.”
Qua nhiều năm dạy tiếng Anh ở trường THCS theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy rằng phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương pháp học ngoại ngữ. Việc vận dụng tiếng Anh ở mức đơn giản còn nhiều hạn chế, các em không dám nói bằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè không dám sử dụng tiếng Anh; giáo viên giới thiệu hoặc hỏi - sử dụng tiếng Anh các em không dám trả lời. Hơn nữa, trong quá trình học các em còn yếu về kỹ năng làm bài kiểm tra, viết sai chính tả, ngữ pháp còn lúng túng. Nhiều em chưa biết cách viết từ bằng tiếng Anh, có em viết ngay từ phiên âm bằng tiếng Việt.
II. Giải quyết vấn đề:
Trong quá trình học, học sinh sẽ đạt được kết quả cao nếu như các em xác định được động cơ học tập của mình. Đối với học sinh THCS, động cơ học tập sẽ có được khi các em cảm thấy có hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình qua mỗi tiết học. Khi ấy, trách nhiệm của người giáo viên là rất lớn, họ phải có nhiều tâm huyết với nghề mới có thể đáp ứng được nhu cầu chính đáng của học sinh.
Sau đây, tôi sẽ trình bày một vài phương pháp gây hứng thú học sinh mà tôi tâm đắc và thường hay áp dụng.
a. Phương pháp gây hứng thú học sinh thông qua đồ dùng trực quan:
Theo tôi, các phương tiện dạy học như băng, đĩa và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật, đều có thể gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Trong đó, việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất trong giảng dạy ngoại ngữ vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch.
Với các chủ đề gần gũi, sát thực với cuộc sống thường ngày của bộ sách giáo khoa, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật.
Ví dụ: Khi dạy Unit 9 – THE BODY (A1) – English 6, để giới thiệu từ mới: head, shoulder, arm, , giáo viên có thể lần lượt chỉ vào các bộ phận cơ thể của mình và giới thiệu bằng tiếng Anh, rồi yêu cầu học sinh quan sát và lĩnh hội. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ vựng mà giáo viên giới thiệu là những từ rất gần gũi đối với các em.
(hình 1)
Giáo viên có thể kiểm tra nhanh khả năng lĩnh hội của học sinh bằng cách đọc các số đếm được ghi chú và yêu cầu các em nhắc lại bằng tiếng Anh các từ vựng chỉ bộ phận cơ thể tương ứng. (hình 1)
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sẵn đồ vật thật ở trường nên giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thay thế.
Ví dụ: Khi dạy Unit 9 - THE BODY (A3) - English 6, ngoài hình ảnh trong sách giáo khoa, ta có thể sưu tầm thêm các hình ảnh ngộ nghĩnh theo từng cặp từ dễ phân biệt, in ra giấy A4 và giới thiệu cho học sinh.
Với những hình ảnh trên, rõ ràng học sinh sẽ rất hứng thú và hiểu ngay nội dung người thầy cần truyền đạt.
Hoặc ở một tình huống khác, ví dụ khi dạy Unit 9 - B. Faces - English 6, để dạy các từ chỉ màu sắc như: đỏ, vàng, tím, , ta có thể sưu tầm các hình ảnh về màu sắc, in ra giấy A4 (có thể tô màu hoặc in màu thì quá tốt) và giới thiệu cho học sinh.
Ở hình 3, các em có thể nhận biết được các màu; hình 4 các em đính màu cụ thể lên sơ đồ tư duy theo sự hướng dẫn của giáo viên.
(hình 3)
(hình 4)
Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học nhằm giúp cho học sinh khắc sâu hơn nội dung của bài và lớp học sôi nổi hơn.
Để thực hành phần cấu trúc câu, ta có thể đưa ra một sơ đồ tư duy khác kết hợp giữa từ vựng và cấu trúc, yêu cầu các em quan sát, sau đó thực hành theo cặp, chẳng hạn như Unit 9 – B. Faces (2,3)- English 6:
Hoặc khi chúng ta muốn ôn lại cho học sinh thì hiện tại đơn với động từ thường, sau khi gợi ý cho học sinh đưa ra mẫu câu và đặt các ví dụ cho từng dạng câu khẳng định, phủ định và nghi vấn, giáo viên có thể đưa ra bảng tổng hợp mẫu câu dùng như bảng dưới đây (có thể dùng tờ lịch cũ viết để tiết kiệm kinh phí)
Hoặc như ở Unit 9-Part B-English 6, sau khi dạy xong bài học, giáo viên có thể củng cố từ vựng vừa học bằng cách sử dụng bản sơ đồ tư duy chỉ về các bộ phận trên khuôn mặt, các em quan sát nhanh và sẽ rất thích thú để phát biểu ý kiến.
Sau khi học sinh quan sát nhanh sơ đồ, giáo viên yêu cầu các em gấp sách vở lại, nhìn vào tranh và nói về các bộ phận cơ thể dựa vào sơ đồ trên cả tiếng Anh kèm theo tiếng Việt.
* Một phương pháp nữa mà bản thân tôi hay sử dụng khi dạy học đó là vẽ phát họa những hình ảnh đơn giản, kèm theo những từ gợi ý và yêu cầu học sinh dựa vào những hình ảnh và từ gợi ý đó đặt câu ; Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên cùng học sinh kiểm tra, sửa lỗi (nếu có).
Ví dụ: AROUND THE HOUSE: UNIT 6 : C1, 2
Để giúp cho học sinh tả được cảnh vật quanh nhà.
1. Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại những từ vựng mô tả cảnh vật xung quanh nhà và gọi từng học sinh lên viết trên bảng.
VD: a tree, a well, flowers, mountains ...
2. Giáo viên vẽ căn nhà và các cảnh vật xung quanh nhà lên bảng .
Vẽ phát họa hình ảnh
3. Giáo viên yêu cầu học sinh miêu tả từng câu về ngôi nhà.
VD: S1: There are tall trees to the left of the house.
S2: There is a yard in front of the house.
S3: Behind the house, there are mountains.
S4: ..............................................................
4. Giáo viên yêu cầu học sinh tả hết cảnh vật quanh căn nhà:
To the left of the house, there are tall trees and many flowers ................
Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy giáo cụ trực quan luôn làm cho giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây được hứng thú đối với học sinh trong giờ học.
b. Phương pháp khêu gợi trí tò mò, tính ham hiểu biết của học sinh:
Đối với lứa tuổi học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 6, sự tò mò và tính ham hiểu biết của các em rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà các em quan tâm.
Do vậy, khi biên soạn sách giáo khoa tiếng Anh 6, các nhà biên soạn sách hiện hành đã tập trung vào những chủ đề gần gũi, sát thực với học sinh, phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi, nhu cầu, sở thích cũng như vốn sống của các em. Chẳng hạn:
- Khi nói đến chủ đề về công việc hàng ngày, có các chủ điểm như:
A. My day (Unit 5- English 6); B. My routine (Unit 5 - English 6)
- Nói đến chủ đề về đồ ăn và đồ uống, có các chủ điểm như: Food and drink (Unit 10 - English 6); At the store (Unit 11 - English 6)
- Nói đến chủ đề về địa điểm/ nơi chốn, có các chủ điểm như: (A) Our house (Unit 6 - English 6); (C) Around the house (Unit 6 - English 6)
Tất cả các chủ đề trên đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi được ở các em tính tò mò rất cao. Vì vậy, giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động ở trên lớp.
Ví dụ: Khi muốn giới thiệu chủ đề “How do you feel?” - Unit 10 (English 6), để lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài học, giáo viên vừa hành động (uống nước) vừa nói: “I’m thirsty” - Cô khát. Sau đó, giáo viên hỏi học sinh “How do you feel?” - Em cảm thấy thế nào? học sinh trả lời “Em nóng”, “Em mệt”,
Như vậy, học sinh sẽ nhanh chóng hiểu được yêu cầu của giáo viên và dễ dàng thực hành. (Student 1: I’m hot.; Student 2: I’m tired.; )
Hoặc là khi dạy Unit 12: “Sports and pastimes” (English 6), để thu hút được sự chú ý của học sinh vào hoạt động trên lớp, giáo viên có thể làm điệu bộ của một vài môn thể thao và đưa ra câu hỏi: “Do you like sports?”, khi ấy học sinh sẽ hiểu được ý định sắp được trình bày của thầy và có thể các em sẽ trả lời “Yes, we do.”, và như vậy giáo viên sẽ dễ dàng giới thiệu chủ đề mới “Thể thao và các trò giải trí”; đồng thời giới thiệu cho học sinh một số từ mới nói về các môn thể thao và hướng dẫn cách đọc cho các em (có thể sử dụng hình ảnh kèm theo).
Giáo viên có thể khuyến khích học sinh giới thiệu thêm một số môn thể thao không được đề cập trong bài mà các em biết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Để lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực hành, giáo viên có thể làm mẫu:
Teacher: I play table tennis. Which sports do you play?
Học sinh sẽ dễ dàng hiểu được yêu cầu của giáo viên và thực hành.
Student 1: I play badminton.
Student 2: I play soccer.
c. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh:
Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên, thúc đẩy các em trong học tập.
Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành.
Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em khác ngại đưa tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười. Theo tôi, đây chính là yếu tố tâm lý mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học.
Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em tâm lý sợ mắc lỗi khi thực hành.
Ví dụ: Trong khi thực hành, học sinh nói: He play soccer hoặc I has a book, ...
Chúng ta không nên vội ngắt lời khi các em mắc lỗi, giáo viên có thể để cho học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: “Very good”, “Thank you” hoặc “Not bad”, Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí hay mất hứng thú luyện tập.
d. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ:
Việc sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ nhằm tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập đối với môn học. Vì vậy, giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy nhằm giúp cho học sinh “học mà chơi, chơi mà học”.
Nên nhớ rằng, tùy vào từng nội dung bài học cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài.
Có nhiều trò chơi có thể được áp dụng trong giảng dạy nhưng ở đây tôi chỉ muốn giới thiệu vài trò đơn giản và dễ dàng thực hiện, đó là:
1. Trò chơi “Jumble words”: được dùng để kiểm tra từ vựng.
Ví dụ: Khi dạy xong chủ đề “Food and drink” - English 6, để kiểm tra xem học sinh có thuộc từ vựng và nhanh mắt hay không, giáo viên có thể viết một số từ bị xáo trộn lên bảng và yêu cầu học sinh xếp lại thành từ có nghĩa:
- bnaaan ® banana
- ppael ® apple
- riutf ® fruit
- eronga ® orange
- awtre ® water
- amet ® meat
2. Trò chơi “Guessing games”:
Ví dụ: Khi dạy Unit 9 - “The body” - English 6, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi hỏi đoán như sau:
Sau khi học sinh được học cách mô tả hình dáng bên ngoài của các nhân vật, giáo viên mời một học sinh lên bảng và ghi tên của một bạn trong lớp (hoặc có thể trong tranh, ảnh) mà em học sinh này muốn miêu tả vào một mảnh giấy mà không cho các bạn ngồi dưới biết. Sau đó, giáo viên cho học sinh tả bằng tiếng Anh và yêu cầu các học sinh ngồi dưới đoán xem bạn đó là ai.
Ví dụ: This girl is tall and thin. She has an oval face. She has long black hair. Who’s she?
Các em đưa tay phát biểu ý kiến, nếu em nào đoán đúng thì được vinh dự lên thay thế bạn trên bảng và được giáo viên khuyến khích bằng cách cộng điểm thi đua ...
3. Trò chơi “Bingo”: được dùng để kiểm tra vốn từ vựng của học sinh đồng thời kiểm tra độ nhanh nhạy và kỹ năng nghe của các em.
Ví dụ: Khi dạy phần “Numbers” - English 6, giáo viên chuẩn bị sẵn một dãy số bất kỳ không theo thứ tự từ 1 đến 20; Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một bảng gồm 9 ô vuông và viết vào mỗi ô vuông một số bất kỳ nào đó trong nhóm từ 1 đến 20; Giáo viên đọc lần lượt các con số trong dãy số mà mình đã chuẩn bị sẵn.
Học sinh lắng nghe và đánh dấu vào ô con số giáo viên vừa đọc. Học sinh nào có 3 ô liên tục được đánh dấu thì hô to “Bingo”. Học sinh nào “Bingo” bảng số của mình trước là người chiến thắng.
III.KẾT QUẢ
a. Phạm vi phổ biến ứng dụng thực tiễn:
Được phân công giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6, đó là điều kiện thuận lợi và tôi đã quyết định chọn các lớp khối 6 để nghiên cứu đề tài với mục tiêu cải tiến phương pháp dạy học tiếng Anh 6 của bản thân nhằm phát triển khả năng tư duy cho học sinh; qua đó áp dụng vào thực tế nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy ở học sinh khối 6, đặc biệt là các lớp 6A, 6B, 6C, 6D mà tôi phụ trách.
Mặt khác, đề tài này cũng có giá trị áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 6 hoặc có thể các khối lớp khác trong toàn cấp THCS.
b. Kết quả:
Tôi nghĩ rằng quá trình giảng dạy là quá trình tự điều chỉnh liên tục, thường xuyên để ngày càng có tiết dạy tốt hơn . Để kiểm nghiệm được việc thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh theo từng giai đoạn thực hiện đề tài .
* Kết quả học tập giữa HKI – năm học 2014- 2015:
STT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
31
5
16,1
8
25,7
10
32,3
6
19,4
2
6,5
2
6B
28
6
21,4
7
25,0
9
32,1
5
17,9
1
3,6
3
6C
31
4
12,9
9
29,0
11
35,5
6
19,4
1
3,2
4
61D
31
5
16,1
9
29,0
10
32,3
5
16,1
2
6,5
Tổng cộng:
121
20
16,5
33
27,4
40
33,1
22
18,2
7
5,8
Sau một thời gian vận dụng các thủ thuật nêu trên trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy tiết học ngày càng sinh động hơn, học sinh có hứng thú trong các tiết học tiếng Anh hơn và kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài đã rất khả quan
* Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện đề tài (tháng 4/ 2015):
S
TT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
31
7
22,6
9
29,0
13
41,9
2
6,5
0
0
2
6B
28
8
28,6
7
25,0
12
42,9
1
3,5
0
0
3
6C
31
7
22,6
10
32,3
12
38,6
2
6,5
0
0
4
6 D
31
6
19,4
11
35,5
13
41,9
1
3,2
0
0
Tổng cộng:
121
28
23,1
37
30,6
50
41,3
6
5,0
0
0
* Rõ ràng, so sánh hai bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng đề tài áp dụng khá hiệu quả khi phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn.
c. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy ngoại ngữ ở trường THCS, tôi có thể nói rằng việc gây được hứng thú cho học sinh đối với môn học là vô cùng quan trọng bởi lẽ nếu các em đã có được hứng thú đối với môn học thì các em mới có động lực nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao nhất trong học tập.
Do vậy, để gây được hứng thú học tập cho học sinh tôi đã sử dụng giáo cụ trực quan, các trò chơi cũng như khích lệ các em tham gia thực hành trong quá trình giảng dạy của mình.
Tuy nhiên, để vận dụng thành công phương pháp trên không phải việc đơn giản mà bản thân tôi phải tìm tòi, học hỏi qua sách vở, đồng nghiệp, qua mạng Internet, Mặt khác, may mắn là bản thân tôi được công tác tại một đơn vị trường học có khá đầ