Có thể nói vật lý là môn khoa học có nhiều ứng dụng trong thực tế và trong
đời sống cũng như trong khoa học kĩ thuật.
Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề mà học sinh cũng như mọi người còn thảo luận
khó hiểu. Một trong những vấn đề đó là bài toán về mắt và các dụng quang
học hổ trợ cho mắt. Đây là một bài toán vừa mang tính trừu tượng, vừa mang
tính ứng dụng thực tế. Đa số học sinh của chúng ta vướng mắc khi giải bài
toán về mắt và các dụng cụ quang học hổ trợ cho mắt.
19 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp giải bài toán về các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..2
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3
1. Về kiến thức..3
2. Về kĩ năng.3
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN.3
IV. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.....3
B. KIẾN THỨC CƠ BẢN.4
I. MẮT...4
II. CÁC TẬT CỦA MẮT..5
1. Tật cận thị..5-7
2. Tật viễn thị....8
3. Mắt lão..9
III. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC HỖ TRỢ CHO MẮT10
1. Nhìn chung các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt10
2. Kính lúp..11-13
3. Kính hiển vi và kính thiên văn14
4. Các bài tập luyện tập..14-15
IV. KẾT QUẢ.16
C. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...18
Trang
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
2
A. MỞ ĐẦU
Có thể nói vật lý là môn khoa học có nhiều ứng dụng trong thực tế và trong
đời sống cũng như trong khoa học kĩ thuật.
Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề mà học sinh cũng như mọi người còn thảo luận
khó hiểu. Một trong những vấn đề đó là bài toán về mắt và các dụng quang
học hổ trợ cho mắt. Đây là một bài toán vừa mang tính trừu tượng, vừa mang
tính ứng dụng thực tế. Đa số học sinh của chúng ta vướng mắc khi giải bài
toán về mắt và các dụng cụ quang học hổ trợ cho mắt.
Với việc giảng dạy trong thực tế tôi thấy học sinh chưa hiểu sâu về các bài
toán này, để khắc phục một phần nào đó tôi có đưa ra một số luận điểm của cá
nhân qua chương trình giảng dạy, với mong muốn học sinh tiếp cận vấn đề
này một cách tốt hơn.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Mắt là một vấn đề rất thưc tế mà học sinh cũng như mọi người quan
tâm. Bởi vì mắt không chỉ đơn thuần là một khái niệm như các nhà thơ, nhà
văn từng miêu tả, về phương diện vật lí mà nói mắt là một bài toán mang tính
trừu tượng đối với học sinh.
- Về phương diện quang học mắt là “một máy ảnh sống” các bài toán
về mắt đặc biệt là cách sửa tật của mắt và các dụng cụ quang học bổ trợ cho
mắt học sinh thấy khó hiểu, trừu tượng.
- Việc nắm vững kiến thức về phương diện quang học của mắt và các
dung cụ quang học bổ trợ cho mắt, và đặc biệt là hoàn thành được các bài
toán về nó là một điểm phát huy khả năng tư duy,tính tích cực học tập của học
sinh.
- Thấy rõ được điều đó tôi mạnh dạn đưa nội dung trên làm đề tài tham
khảo cho học sinh, quý thầy cô giảng dạy.
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
3
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh tự giác trong học tập và trình bày được các tật của mắt, các
dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt.
- Vận dụng giải được các bài toán về mắt và các dụng cụ quang học bổ trợ
cho mắt.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic và giải thích các hiện tượng về mắt trong đời sống.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN.
- Thực hiện trong 5 tiết theo phân phối chương trình vật lý 11
BTTHPT.
IV. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
- Nắm vững các kiến thức về mắt và các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt.
Để đạt được kết quả cao trước hết giáo viên cần kiểm tra học sinh và trang bị
cho học sinh các kiến thức về mắt, các dụng cụ quang học hổ trợ cho mắt và
đặc biệt là:
- Các kiến thức về lượng giác sin, cos, tan.
- Giải toán tốt và sử dụng máy tính cá nhân tốt.
*Cấu trúc phần nội dung gồm:
I. MẮT.
II. CÁC TẬT CỦA MẮT.
III. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC HỖ TRỢ CHO MẮT.
IV. KẾT QUẢ.
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
4
B . NỘI DUNG
I. MẮT
- Mắt là một hệ gồm nhiều môi trường trong suất tiếp giáp nhau bằng các mặt
cầu.
- Thấu kính mắt có vai trò như vật kính.
- Màng lưới có vai trò như phim.
- Khoảng cách từ thấu kính mắt đến màng lưới OV có giá trị nhất định
d’(không đổi).
- Vì d’ cố định với mỗi mắt do đó để nhìn được các vật có vị trí khác nhau đặt
trước mắt thì mắt cần điều tiết nghĩa là mắt phải thay đổi độ cong của thấu
kính mắt(thể thuỷ tinh) và do đó thay đổi tiêu cự để sao cho ảnh của các vật
ấy vẫn được tạo ra ở màng lưới.
Trong quá trình điều tiết: Mắt
Sơ đồ tạo ảnh qua mắt: AB A’B’
d d’
Ta luôn có:
f
1
'd
1
d
1
- d’ = 0V (khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc không đổi, V là
võng mạc).
- Khi vật lùi ra xa mắt d tăng f tăng thuỷ tinh thể xẹp xuống( độ
tụ thuỷ tinh thể giảm) .
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
5
- Khi vật lùi lại gần mắt d giảm f giảm thuỷ tinh thể phồng lên(độ
tụ thuỷ tinh thể tăng lên).
- Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của thuỷ tinh thể lớn
nhất( độ tụ bé nhất) fMAX .
Vật càng lại gần mắt, mắt càng phải điều tiết nghĩa là các cơ đỡ làm thuỷ tinh
thể phồng lên để giảm bán kính cong, do đó tiêu cự thuỷ tinh thể giảm. Mắt ở
trạng thái điều tiết tối đa khi đó tiêu cự của mắt nhỏ nhất fMIN .
- Điểm xa nhất nằm trên trục chính của mắt mà mắt còn nhìn thấy nó gọi là
điểm cực viễn CV của mắt. Mắt không có tật điểm cực viễn ở vô cực.
- Điểm gần nhất nằm trên trục chính của mắt mà mắt còn nhìn thấy nó gọi là
điểm cực cận CC của mắt. Mắt không có tật khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến
điểm cực cận 0CC = Đ ( thường cỡ 25 cm).
- Khoảng cách giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt gọi là khoảng
nhìn rõ của mắt.
- Để mắt có thể phân biệt được hai điểm A và B (thuộc vật nhỏ AB) thì góc trông
vật không thể nhỏ hơn một giá trị tối thiểu gọi là năng suất phân li của mắt:
- = Min = 1’
Ví dụ: Một người mắt cận đeo sát mắt kính -2dp thì nhìn rõ vật ở vô cực
mà không phải điều tiết. Điểm cực cận khi không đeo kính cách mắt 10 cm.
Khi đeo kính mắt nhìn thấy được điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
A. 12,5 cm. B. 20 cm. C. 25 cm. D. 50 cm.
II. CÁC TẬT CỦA MẮT
1. Tật cận thị
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
6
+ Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình thường (là mắt khi không
điều tiết tiêu điểm của thủy tinh nằm trước võng mạc).
+ fmax < OV
+ Khoảng cách OCv hữu hạn. Điểm Cc gần mắt hơn bình thường.
+ Mắt cận có thể do bẩm sinh hoặc do đọc sách nhiều ở chỗ không đủ ánh
sáng hoặc đọc sách quá gần.
+ Để khắc phục tật cận thị bằng cách đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp
sao cho có thể nhìn được vật ở vô cực không phải điều tiết.
Sơ đồ tạo ảnh khi đeo kính:
Kính Mắt
AB –––––––––––––> A1B1 –––––––––––––––> A2B2 A'B'
d d' a O
d: Khoảng cách từ vật đến kính
d': Khoảng cách từ ảnh A1B1 của vật qua kính đến kính.
a: Khoảng cách từ ảnh A1B1 đến mắt.
OV: Khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc (màng lưới).
Khi ngắm chừng ở cực cận (mắt điều tiết tối đa) thì ảnh A1B1 qua kính phải
nằm ở điểm cực cận hay d' = - (OCc - l)
Dấu "-" chỉ ảnh A1B1 qua thấu kính là ảnh ảo và l là khoảng cách từ mắt đến
kính.
VD1: Một học sinh có điểm cực viễn và cực cận cách mắt lần lượt là 50cm và
12 cm.
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
7
a. Mắt học sinh bị tật gì ? Vì sao ?
b. Để học sinh này đọc sách đặt cách mắt 27cm ở trạng thái mắt điều tiết tối
đa thì học sinh đeo thấu kinh có độ tụ bằng bao nhiêu ? Biết kính đeo cách
mắt 2cm.
Giải
a. Mắt học sinh bị tật cận thị vì điểm cực viễn có giới hạn (OCv = 50cm) và
điểm cực cận gần mắt hơn bình thường.
b. Học sinh đọc sách đặt cách mắt 27cm (d = 25cm vì cách kính 25cm) ở
trạng thái mắt điều tiết tối đa. Do đó ảnh hưởng của cuốn sách qua kính phải
nằm ở điểm cực cận của mắt hay d' = - (OCc - l) = - 10cm.
Thấu kính phải đeo có độ tụ là:
Thay số: d = 25cm = 0.25m
d' = -10cm = - 0,1m
Ta được: D = dp6,0
)1,0.(25,0
1,025,0
Vậy học sinh phải đeo thấu kính phân kì có độ tụ D = - 0,6dp
Cách thực hiện ở trên ít được áp dụng ở ngoài thực tế.
Khi ngắm chừng ở điểm cực viễn (mắt không phải điều tiết) thì ảnh A1B1 qua
kính nằm ở điểm cực viễn của mắt hay d' = - (OCv - l)
VD2: Một học sinh có điểm cực viễn và cực cận cách mắt lần lượt là 50cm và
12 cm.
'.
'
'
111
dd
dd
ddf
D
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
8
a. Mắt học sinh bị tật gì ? Vì sao ?
b. Để học sinh nhìn được vật ở vô cùng mà không điều tiết thì thấu kính học
sinh phải đeo có độ tụ bằng bao nhiêu ? Biết kính đeo sát mắt.
Giải
a. Mắt học sinh bị tật cận thị vì điểm cực viễn có giới hạn (OCv = 50cm) và
điểm cực cận gần mắt hơn bình thường.
b. Học sinh nhìn vật ở vô cùng mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật phải
nằm ở cực viễn của mắt hay d' = - (OCv - l).
Áp dụng công thức:
'
111
ddf
D
Vì d = --> d' = f hay f = - (OCv - l) = -50cm = -0,5 m
Vậy dp
f
D 2
5,0
11
Học sinh phải đeo thấu kính phân kì có độ tụ
D = - 2dp
Cách thực hiện này thường được áp dụng ngoài thực tế.
2. Tật viễn thị
+ Mắt viễn thị có độ tụ nhỏ hơn của mắt bình thường.
+ fmax > OV
+ Mắt viễn nhìn vật ở vô cực đã phải điều tiết.
+ Điểm cực cận Cc xa mắt hơn mắt bình thường.
+ Người viễn thị điều tiết mắt (giảm tiêu cự) có thể nhìn thấy được các vật ở
xa.
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
9
+ Để khắc phục tật viễn thị, người viễn thị đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở
gần như mắt bình thường.
So đồ tạo ảnh khi đeo kính:
Kính Mắt
AB –––––––––> A1B1 ––––––––––> A2B2 A'B'
d d' a OV
d; d'; a và OV như ở trên mục 1.
Do người viễn thị có thể nhìn được các vật ở vô cực, còn các vật ở gần mắt thì
không nhìn thấy do đó để nhìn được AB ở gần mắt thì ảnh của vật qua kính
phải nằm ở điểm cực cận tức d' = -(OCc - l) hoặc có thể lớn hơn OCc.
Ví dụ: Mắt của một người có tiêu cự của thể thủy tinh là 18 mm. Khi không
điều tiết.
a, Khoảng cách từ quang tâm đến vừng mạc là 15 mm. Mắt bị tật gì ?
b, Xác định tiêu cự và độ tụ của thấu kính phải mang để mắt thấy vật ở vô cực
mà không phải điều tiết( kính ghép sát mắt).
Giải
a, f axm > 0V : mắt viễn.
b,
1
kf
=
1
0V
-
ax
1
mf
axmf =
15.18
18 15
= 90 mm = 9cm.
D =
1
kf
11 dp.
3. Mắt lão
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
10
+ Hầu hết mọi người kể từ tuổi trung niên khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt
yếu đi và thủy tinh thể trở nên cứng hơn. Hậu quả là điểm cực cận Cc dời xa
mắt. Đó là tật lão thị (mắt lão).
+ Mắt lão không phải là mắt viễn thị, mắt cận, viễn hay mắt không tật khi lớn
tuổi đều có thêm tật lão thị.
+ Mắt lão nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết.
+ Để khắc phục tật lão thị, phải đeo thấu kính hội tụ tương tự như người viễn
thị.
Ví dụ : Một người lớn tuổi có mắt không bị tật. Điểm cực cận cách mắt 50
cm. Khi người này điều tiết tối đa thì độ tụ của mắt tăng thêm bao nhiêu ?
A. 5dp. B. 2,5 dp. C. 2 dp. D. A,B,C.
III. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC HỖ TRỢ CHO MẮT
1. Nhìn chung các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt
+ Các dụng cụ điều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật
nhiều lần. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng này là độ bội giác G:
00 tan
tan
G
Trong đó: là góc trông ảnh qua kính.
0 là góc trông vật có giá trị lớn nhất được xác định trong
từng trường hợp (phụ thuộc vào mắt từng người).
+ Dụng cụ gồm 2 nhóm chính:
- Các dụng cụ quan sát các vật nhỏ gồm kính lúp, kính hiển vi....
- Các dụng cụ quan sát các vật ở xa gồm kính thiên văn, ống nhòm,....
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
11
2. Kính lúp
a. Cấu tạo: Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hay 1 hệ ghép
tương đương với một thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (vài centimet).
b. Cách ngắm chừng qua kính lúp
+ Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp mắt nhìn ảnh ảo của vật đó qua kính.
Muốn thế, vật phải đặt trong khoảng cách từ quang tâm O của kính đến tiêu
điểm vật chính F.
+ Ngoài ra ảnh của vật qua kính phải nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
+ Như vậy ta phải điều chỉnh vật trước kính hoặc xê dịch kính trước vật. Nếu
ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.
+ Để quan sát trong 1 thời gian dài ta thường ngắm chừng ở điểm cực viễn để
mắt không bị mỏi.
c. Số bội giác của kính lúp
Xuất phát từ công thức:
00 tan
tan
G
Trong đó:
Tan0=
cOC
AB
(hình 1)
o
O V
V
B
A
Cc
F'
F
O
B
A
B'
A'
Kính Mắt
Hình 2 Hình 1
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
12
Tan =
ld
BA
lOA
BA
'
''
'
''
l: khoảng cách từ mắt đến kính lúp.
Do đó:
G =
ld
OC
K
ld
OC
AB
BA cc
'
.
'
.
''
* Khi ngắm chừng ở điểm cực cận.
Ta có: 'd + l = OCc
Do đó: Gc = Kc = -
d
d '
Với d: là khoảng cách từ vật AB đến kính lúp.
d': là khoảng cách từ ảnh A'B' đến kính lúp.
Và d' = - (OCc - l)
Ví dụ 3:
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm. Người này dùng kính lúp
để quan sát một vật nhỏ đặ trước kính. Mắt đặt cách kính 5cm, tiêu cự của
kính f = 5cm. Tính độ bội giác của kính khi người ấy ngắm chừng ở điểm cực
cận.
Giải:
Sơ đồ tạo ảnh
Kính
AB ––––––––––> A'B'
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
13
d d' = - (OCc - l)
Khi ngắm chừng ở điểm cực cận: d' = - (OCc - l)
= -5cm
Áp dụng công thức:
'
111
ddf
và k = -
d
d '
Suy ra: Gc = Kc =
f
df '
Thay số:
Gc =
5
)5(5
= 2
* Khi ngắm chừng ở cực viễn( mắt cận)
Ta có: 'd + l = OCv
Do đó: Gv = KV.
v
c
OC
OC
Ví dụ 4: Một kính lúp có tiêu cự 4cm. Một người cận thi quan sát vật nhỏ qua
kính lúp (mắt đặt cách kính 5cm) trên. Tính độ bội giác của ảnh khi người đó
ngắm chừng ở điểm cực viễn. Biết điểm cực viễn và cực cận của người ấy
cách mắt lần lượt là 105cm và 15cm.
Giải:
Sơ đồ tạo ảnh:
Kính
AB ––––––––––––> A'B'
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
14
d d' = - (OCv - l)
Khi ngắm chừng ở điểm cực viễn:
d' = - (OCv - l) = -100cm
=> Kv =
f
df '
=
4
104
4
1004
Vậy Gv = KV.
v
c
OC
OC
=
21
26
105
5
.
4
104
* Khi ngắm chừng ở vô cực:
Dễ dàng thiết lập được công thức:
f
§
f
OC
G c
Chú ý: Độ bội giác ở vô cực ký hiệu 3x; 5x,... hoặc X3; X5,... trên kính.
3. Kính hiển vi và kính thiên văn
Với kính hiển vi và kính thiên văn thiết lập công thức cũng tương tự
như kính lúp. Với lưu ý: Kính thiên văn và kính hiển vi trái ngược nhau, tuy
nhiên việc tính toán về số bội giác và phạm vi ngắm chừng cần giải tốt bài
toán về hệ số kính, mắt.
4. Các bài tập luyện tập
Bài 1: Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 0,4m. Để có
thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy đeo sát mắt một
kính có độ tụ bằng bao nhiêu ?
Đáp số: 2,5dp.
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
15
Bài 2: Một người bình thường có điểm cực cận cách mắt 25cm quan sát
một vật nhỏ qua kính lúp có tụ số 10dp. Kính sát mắt. Tính độ bội giác của
kính khi người ấy ngắm chừng ở cực cận.
Đáp số: 3,5.
Bài 3: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40cm. Nếu người
này đeo kính có độ tụ +5/3 điốp thì nhìn được vật ở gần nhất là bao nhiêu ?
Đáp số: 24cm.
Bài 4: Một người có mắt không tật dùng một kính lúp có tiêu cự 2,5cm,
không điều tiết. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm. Tính khoảng
cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt còn phân biệt được. Năng suất
phân li của mắt là = 1' = 3.10
-4
rad.
Đáp số: 7,5 . 10-4cm
Bài 5: Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính, thị kính lần lượt là f1,
f2. Điều nào sau đây đúng khi nói về trường hợp ngắm chừng ở vô cực của
kính.
A. Vật ở vô cực cho ảnh ở vô cực.
B. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là l = f1 + f2.
C. Độ bội giác G = f2/f1.
D. Tiêu điểm ảnh của vật kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính.
Đáp số: C.
Bài 6: Một kính hiển vi có tiêu cự của vật kính, thị kính lần lượt là f1 =
1cm, f2 = 4cm. Độ dài quang học của kính là 16cm. Người quan sát có mắt
không thật, đặt sát thị kính có khoảng nhìn rõ ngắn nhất bằng 20cm. Mắt
ngắm chừng ở điểm cực cận. Xác định vị trí của vật.
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
16
Đáp số: Trước vật kính 1,06cm
VI. KẾT QUẢ
Lớp
HS được kiểm tra
(em)
Xếp loại chất lượng
Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu
SL % SL % SL % SL %
11B1 38 1 2,6 13 34 15 63,4 0 0
11B2 44 1 2,3 12 27 22 70,7 0 0
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
17
C. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Với việc giảng dạy trong thực tế tôi thấy học sinh chưa hiểu sâu về các bài
toán này, để khắc phục một phần nào đó tôi có đưa ra một số luận điểm của cá
nhân qua chương trình giảng dậy, với mong muốn học sinh tiếp cận vấn đề
này một cách tốt hơn.
Với thực tế giảng dạy và kết quả đã thử nghiệm tôi thấy kết quả thật khả quan.
Do vậy, cá nhân tôi mong rằng việc giảng dạy với những kinh nghiệm trên sẽ
đem đến một phần nào đó sự bổ ích cho đồng nghiệp, cũng như đối với học
sinh thân yêu.
Rất mong sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp . Cuối cùng tôi mong muốn
chương trình giảng dạy theo cách trình bày của tôi ở trên sẽ được áp dụng vào
trong thực tế bài dạy của giáo viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thiệu Hoá, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi đáp về những hiện tượng Vật lý, tập IV (phần quang học) - NXB
Khoa học và kỹ thuật. Tác giả : Ngô Quốc Quýnh, Nguyễn Đức Minh.
2. Cơ sở vật lý , tập 6 (quang học và vật lí lượng tử ) NXB-GD 1999.
DAVID HALLIDAY – ROBERT RESNICK – JEARL WALKER.
3. Vật lý thật lý thú, tập 1,2 . NXB THANH NIÊN. Tác giả: Vũ Bội
Tuyền.
4. Bộ sách tri thức tuổi hoa niên. NXB VĂN HOÁ THÔNG TIN.
Nguyễn Thị Hằng Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2012-2013
19
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDTX THIỆU HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ CÁC DỤNG CỤ
QUANG HỌC BỔ TRỢ CHO MẮT
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Đơn vị trung tâm GDTX Thiệu Hoá
Thiệu Hoá, tháng 5 năm 2013