“Học đi đôi với hành” là triết lý giáo dục đã có từ lâu, tuy nhiên ở nước ta
chưa có nhiều chương trình giáo dục tuân thủ triết lý này cho dù sau rất nhiều cải
cách. Học qua dự án (HQDA) là một trong những đường hướng giúp người học
được thực hành các kỹ năng mềm vô cùng cần thiết trong môi trường làm việc
hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ở nước ta, chương trình HQDA của Intel
được khởi động từ năm 2003 tại một số tỉnh thành trong cả nước và dần dần được
nhân rộng trong những năm gần đây. Qua chương trình này, giáo viên Việt Nam
được tiếp cận với phương pháp HQDA nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trong
triển khai áp dụng vào thực tế. Với phương pháp dạy học này, cả giáo viên lẫn
sinh viên phải thay đổi vai trò và nhiệm vụ của mình so với phương pháp dạy học
truyền thống. Vì vậy, họ đã gặp rất nhiều thách thức; có thể do thói quen học tập
thụ động, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn (công nghệ), sức ỳ cá nhân lớn.
Vấn đề đặt ra là để áp dụng có hiệu quả HQDA, giáo viên và sinh viên phải thích
nghi với vai trò và nhiệm vụ mới, đồng thời biết cách vượt qua những thách thức
do phương pháp dạy học này mang lại cũng như vượt qua điều kiện giáo dục
khách quan ở Việt Nam.
59 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp học tiếng anh “học qua dự án” (project-based learning) để tăng cường hiệu quả tự học tiếng anh cho sinh viên đại học thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
--------o0o--------
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH “HỌC QUA DỰ ÁN”
(PROJECT-BASED LEARNING) ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TỰ HỌC
TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Người thực hiện : Vũ Thị Hạnh
Đơn vị : Bộ môn Dịch Tiếng Anh
Hà Nội, tháng 3 năm 2017
TÓM LƯỢC
Khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Việt Nam từ trước đến nay luôn
bị coi là yếu so với sinh viên các nước trong khu vực và trên thế giới. Gần đây, các
trường đại học đang dần chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức
tín chỉ để khắc phục nhược điểm này, giúp cho sinh viên chủ động hơn trong quá
trình đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu cũng như buộc họ phải tìm kiếm thông tin
phục vụ yêu cầu bắt buộc trong học theo tín chỉ là thảo luận cuối mỗi học phần. Tuy
nhiên, kết quả tự học của sinh viên vẫn còn rất nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan, trong đó có phương pháp giảng dạy vẫn theo lối đọc chép
truyền thống. Qua rất nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh
trên thế giới, phương pháp học qua dự án đã và đang thu hút được sự quan tâm lớn
nhờ đặc điểm giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu của nó. Nghiên cứu khoa học này
tổng hợp lý thuyết liên quan đến phương pháp học qua dự án và kỹ năng tự học, sau
đó áp dụng thí điểm cho sinh viên khối không chuyên tiếng Anh trong học phần
tiếng Anh 4, Đại học Thương mại để nâng cao kỹ năng tự học cho sinh viên. Điều
tra về thực trạng tự học cũng như những thay đổi sau khi áp dụng học qua dự án
được tiến hành dựa trên ba công cụ nghiên cứu là phiếu điều tra, phỏng vấn và quan
sát thực tế. Sau khi phân tích kết quả điều tra về thực trạng và kết quả ứng dụng
phương pháp học qua dự án trong học phần tiếng Anh 4, một số đề xuất được đưa ra
nhằm áp dụng thành công phương pháp này giúp sinh viên cải thiện các kỹ năng tự
học.
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Khoa học và Khoa Tiếng Anh đã cho phép tôi thực hiện đề tài khoa học này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tiếng Anh,
đặc biệt là trong Bộ môn Dịch Tiếng Anh, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để
tác giả hoàn thành đề tài khoa học ở mức tốt nhất có thể.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ trong
quá trình điều tra để đề tài có thể được thực hiện một cách thành công.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng biểu/ hình vẽ Trang
Hình 1: Mô hình tự học của Tassinari ....................................................................... 12
Hình 2: Kỹ năng lập kế hoạch ................................................................................... 26
Bảng 1: Những khó khăn sinh viên gặp trong quá trình tự học tiếng Anh ............... 28
Hình 3: Thay đổi về nhận thức của sinh viên về tự học và vai trò của việc tự học .. 28
Hình 4: So sánh các kỹ năng tự học trước và sau khi áp dụng HQDA ................... 31
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
ĐHTM Đại học Thương mại
HP Học phần
HQDA Học qua dự án
GV Giảng viên
SV Sinh viên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
“Học đi đôi với hành” là triết lý giáo dục đã có từ lâu, tuy nhiên ở nước ta
chưa có nhiều chương trình giáo dục tuân thủ triết lý này cho dù sau rất nhiều cải
cách. Học qua dự án (HQDA) là một trong những đường hướng giúp người học
được thực hành các kỹ năng mềm vô cùng cần thiết trong môi trường làm việc
hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ở nước ta, chương trình HQDA của Intel
được khởi động từ năm 2003 tại một số tỉnh thành trong cả nước và dần dần được
nhân rộng trong những năm gần đây. Qua chương trình này, giáo viên Việt Nam
được tiếp cận với phương pháp HQDA nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trong
triển khai áp dụng vào thực tế. Với phương pháp dạy học này, cả giáo viên lẫn
sinh viên phải thay đổi vai trò và nhiệm vụ của mình so với phương pháp dạy học
truyền thống. Vì vậy, họ đã gặp rất nhiều thách thức; có thể do thói quen học tập
thụ động, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn (công nghệ), sức ỳ cá nhân lớn.
Vấn đề đặt ra là để áp dụng có hiệu quả HQDA, giáo viên và sinh viên phải thích
nghi với vai trò và nhiệm vụ mới, đồng thời biết cách vượt qua những thách thức
do phương pháp dạy học này mang lại cũng như vượt qua điều kiện giáo dục
khách quan ở Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, thực trạng dạy và học tiếng Anh ở Đại học Thương mại
(ĐHTM) đối với sinh viên không chuyên tiếng Anh còn rất nhiều hạn chế: phương
pháp giảng dạy hầu như vẫn theo lối truyền thống, sinh viên học tương đối thụ
động, chương trình giảng dạy vẫn còn nặng về lý thuyết, ít thực hành Vì vậy,
tiếng Anh của sinh viên không chuyên trường Đại học Thương mại còn yếu so với
sinh viên khối ngành kinh tế của các trường đại học khác – điều này luôn là vấn đề
trăn trở của lãnh đạo nhà trường cũng như đội ngũ giảng viên khoa Tiếng Anh trong
nhiều năm qua. Một số nghiên cứu khoa học gần đây của giảng viên khoa tiếng Anh
đã chỉ rõ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như vậy là do ý thức tự học của sinh
viên còn rất thấp, sinh viên thiếu các kỹ năng tự học. Vai trò của việc tự học có ý
nghĩa rất lớn, kết quả học tập của người học được chứng minh là tỉ lệ thuận với
năng lực tự học của người học. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo
2
điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi
người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời. Hơn thế nữa, tự học là
một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày nay, do đó mục tiêu quan
trọng nhất của nhà trường không phải trang bị cho người học tri thức mà là phương
pháp tự học.
Để giải quyết vấn đề này trước hết cần phải xem xét các phương pháp giáo
dục có nhiều ưu việt trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đối chiếu phương pháp
HQDA và các ưu điểm của nó với các điểm yếu cần khắc phục trong dạy và học
tiếng Anh ở ĐHTM, trong đó ưu điểm nổi bật là cải thiện khả năng tự học của sinh
viên, tác giả nhận thấy HQDA dường như câu trả lời chính xác, là chìa khóa để mở
cánh cửa thành công cho việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tại
ĐHTM.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu và áp dụng phương pháp học qua dự án trong học phần
Tiếng Anh 4, nhằm nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp học qua dự án trong học
phần tiếng Anh 4 đối với sinh viên không chuyên tiếng Anh nhằm mục đích cải
thiện kỹ năng tự học của họ. Sở dĩ đối tượng này được chọn là do họ là đối tượng
chính trong trường ĐHTM song hiện nay điều kiện học tập còn nhiều khó khăn (lớp
đông, trình độ không đồng đều), sinh viên chưa được tiếp cận với những phương
pháp mới trong khi nhu cầu tiếng Anh đối với sinh viên ra trường ngày càng trở nên
cấp bách - đổi mới phương pháp giảng dạy là điều bắt buộc mới có thể khắc phục
tình trạng này. Học phần Tiếng Anh 4 được chọn để áp dụng là vì học phần này do
tác giả trực tiếp giảng dạy qua 8 năm kinh nghiệm.
4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về điều kiện giảng dạy
tiếng Anh dành cho sinh viên khối không chuyên như đã đề cập ở trên, nghiên cứu
khoa học này áp dụng một phương pháp mới nhằm cải thiện khả năng tự học cho
3
sinh viên có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đối với sinh viên không chuyên tiếng Anh, đây
là lần đầu tiên họ “rơi” vào tình huống buộc phải làm việc cật lực trong suốt học
phần, trong các dự án, phải làm việc nhóm, phải tìm tài liệu, nhờ vậy, kỹ năng tự
học Tiếng Anh và các kỹ năng mềm khác cũng được cải thiện. Những kỹ năng này
ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với môi trường làm việc hiện đại, năng động
mà các em chuẩn bị bước vào.
Ngoài ra, nghiên cứu khoa học này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với giảng viên
tiếng Anh ĐHTM. Trước hết, giảng viên được củng cố thêm về tầm quan trọng của
việc hướng dẫn sinh viên tự học, sau đó, giảng viên có thêm các kỹ năng như thiết
kế dự án, quản lý, đánh giá, điều chỉnh nội dung giảng dạy Đây là những nhận
thức và kỹ năng hết sức quan trọng để thúc đẩy việc tự học cho sinh viên, giúp đổi
mới phương pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu xã hội.
5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Trên thế giới, việc đưa dự án vào chương trình dạy học đã có từ rất lâu, được
áp dụng trong nhiều môn học và cho đối tượng học sinh phổ thông cũng như sinh
viên đại học. Dự án ở đây được hiểu là những nhiệm vụ phức tạp từ các câu hỏi hay
vấn đề mang tính chất kích thích người học tìm hiểu, khám phá (Jones, Rasmussen
& Moffitt, 1997). Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, việc triển khai dự án đã phát
triển chính thức thành một chiến lược dạy học. Dạy học theo dự án đã chiếm được
vị thế đáng nể do các lợi ích vượt trội mà nó mang lại, thu hút được nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu và giáo dục. Một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến
là “Tổng quan Học qua dự án”, do Thomas, J.W. (1998). Novato, CA: Viện Giáo
dục Buck thực hiện; “Sử dụng công nghệ trong HHTDA”, tác giả Moursund, D.
(1999), Eugene, OR: International Society for Technology in Education; “Cơ sở lý
luận cho nghiên cứu về phương pháp học qua dự án (do Tiến sỹ John W. Thomas
tiến hành) được công bố trên trang web và nhà xuất bản Autodesk Foundation.
Ở nước ta, các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng
trong đào tạo đại học, các hình thức này khá gần gũi với dạy học theo dự án. Tuy
vậy, trong lĩnh vực lý luận dạy học, phương pháp này chưa được quan tâm một cách
thích đáng nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Gần đây, có một số nghiên cứu về
4
phương pháp học qua dự án đã tóm lược tổng quan về phương pháp này, chẳng hạn
như: “Dạy học dự án – từ lí luận đến thực tiễn” - Trịnh Văn Biều và nhiều tác giả
Nguyễn Văn
Cường (1997), “Dạy học Project hay học qua dự án”, Thông báo khoa học Trường
Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội; “Nhiệm vụ, thách thức của giáo
viên, học sinh Việt Nam trong dạy học theo dự án” (Phan Đồng Châu Thủy)
Tuy nhiên, các nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng quan chứ chưa
có nghiên cứu từng trường hợp, đặc biệt là trong môn Tiếng Anh. Hiện nay, mới chỉ
có một bài viết của tác giả Nguyễn Đức Chính, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà
Nẵng về phương pháp này (Ðổi mới phương pháp dạy-học các môn văn hóa Anh
Mỹ và giao thoa văn hóa thông qua phương pháp dự án). Bài viết cũng chỉ vắt tắt
trong phạm vi bốn trang nên chỉ có thể đưa ra những khái niệm và gợi ý sơ lược.
Như vậy, rõ ràng là vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạy
theo dự án, đặc biệt là trong môn tiếng Anh dành cho sinh viên không chuyên.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA DỰ ÁN
1.1.1 Định nghĩa về phương pháp học qua dự án
HQDA có nguồn gốc từ châu Âu từ kỉ 16 (ở Ý, Pháp), đến kỉ 20, ba nhà sư
phạm Mĩ gồm John Dewey (Dewey, 1966) và William H. Kilpatrick (Kilpatrick,
1918) xây dựng cơ sở lí luận cho HQDA nhằm thực hiện quan điểm dạy học lấy
người học làm trung tâm, khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống xoay
quanh vai trò chủ đạo của giáo viên. Lúc ban đầu, HQDA chỉ được áp dụng vào
giảng dạy các môn kỹ thuật, sau được mở rộng sang hầu hết các môn học khác, kể
cả các môn khoa học xã hội. Hiện nay, HQDA được vận dụng rộng rãi ở các nước
có nền giáo dục phát triển trên thế giới.
K.Frey định nghĩa “HQDA là một hình thức của hoạt động học tập trong đó
nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất một nội dung làm việc, tự
lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường
xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được”
Theo Thomas, Mergendoller và Michaelson (1999), “HQDA là một mô hình
tổ chức học tập xung quanh dự án. Các dự án có nhiệm vụ phức tạp, dựa trên các
câu hỏi hay vấn đề đầy thử thách, đòi hỏi sinh viên phải thiết kế, giải quyết vấn đề
hoặc tiến hành các hoạt động điều tra. Nó cung cấp cho người học cơ hội để làm
việc tương đối tự động trong một khoảng thời gian mở và kết quả cuối cùng là tạo
ra các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình trước lớp học”
Moursund, D. (1999) phát biểu “HQDA là phương pháp tổ chức cho giáo viên
và sinh viên cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực
tiễn một nhiệm vụ học tập có tính tổng hợp, tạo điều kiện cho sinh viên cùng và tự
quyết định trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm
hoạt động nhất định”.
Tác giả J. W. Thomas et al. (1999) cho rằng HQDA có những đặc điểm như sau:
6
1. Tập trung vào phương pháp rèn luyện.
2. Giúp người học trải nghiệm với các dự án thực tế, phức tạp, qua đó phát triển
kỹ năng và áp dụng kiến thức.
3. Phương pháp này buộc người học phải sàng lọc nhiều nguồn thông tin,
nguyên tắc khác nhau để giải quyết vấn đề.
4. Kết quả khóa học được xác định từ trước nhưng kết quả học tập của người
học thì không dễ đoán.
5. Qua các trải nghiệm trong quá trình thực hiện dự án, người học học được
cách quản lý và phân bổ các nguồn lực như thời gian và tài liệu.
Như vậy có thể thấy mặc dù được diễn giải theo các hình thức khác nhau nhưng
tựu trung lại, HQDA là mô hình dạy học lấy sinh viên làm trung tâm dựa trên quan
điểm việc học nên được thực hiện bằng cách làm (learning by doing), thay vì bằng
cách lắng nghe như trong sư phạm truyền thống.
1.1.2 Các đặc điểm của HQDA
Theo mô tả của Jones, Rasmussen và Moffitt (1997), HQDA là mô hình mà ở
đó việc học được thực hiện xoay quanh dự án. Người học được tổ chức thành các
nhóm với nhiệm vụ tiến hành các dự án theo phân công của giáo viên – lúc này chỉ
đóng vai trò của người hướng dẫn và và giám sát. Dự án được giao thường là các
nhiệm vụ phức tạp, dựa trên các câu hỏi và vấn đề có tính thách thức; sinh viên sẽ
phải lập kế hoạch, bàn bạc, phân tích, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định. Quá
trình này diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định cho trước (thường khá dài –
tối thiểu vài tuần cho đến cả kỳ học), kết thúc quá trình, nhóm sinh viên sẽ phải tạo
ra kết quả có tích thực tiễn.
Một điểm nổi bật khác của HQDA là việc sử dụng các tình huống thực, liên
quan đến những vấn đề mang tính thực tiễn, câu hỏi dẫn dắt phải có tính thách thức,
thông thường đòi hỏi nhóm thực hiện sử dụng các công cụ có tính trực quan và công
nghệ thông tin (Krajcik, Blumenfeld, Marx, & Soloway, 1994)
7
Để tóm lược những đặc điểm chính của HQDA và từ đó dễ dàng phân biệt
được các dự án nào không thuộc phương pháp này, Synteta (2001) đã tổng hợp lại
lý luận của Reginald & Laferrière, 1999; W. J. Thomas, 2000b và liệt kê như sau:
nội dung chính của HQDA là hoạt động
dài hạn (vài ngày hoặc cả học kỳ)
liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật,
các hoạt động mang tính xây dựng, có tính thách thức,
lấy sinh viên làm trung tâm,
tổ chức theo nhóm,
gắn với thực tiễn,
có kết quả là sản phẩm,
cải thiện các kỹ năng sống như kỹ năng tự quản lý, làm việc nhóm và giải quyết
vấn đề
có sử dụng các công cụ, thường là công nghệ thông tin (Krajcik, Blumenfeld,
Marx, & Soloway, 1994; Marx et al., 1994).
Đối chiếu với các tiêu chí này thì những trường hợp sau đây không phải là
HQDA (Synteta, 2002):
dự án không phải trọng tâm của chương trình mà chỉ là hoạt động bổ sung,
dự án không có mục tiêu khó về mặt trí tuệ,
dự án có thể tiến hành với kiến thức và kỹ năng đã có,
dự án theo kịch bản có sẵn (P. Dillenbourg, 2002),
dự án có mục tiêu thiếu thực tế.
Từ các đặc điểm nêu trên của HQDA có thể thấy phương pháp dạy này mang
lại nhiều lợi ích cho người học. Về tổng quan, HQDA giúp nâng cao tinh thần tự
chủ của người học – điểm yếu cố hữu của sinh viên Việt nam - xuất pháp từ phương
pháp dạy học truyền thống lấy người dạy làm trung tâm. Trong HQDA, người học
được ‘trao quyền’ quyết định mọi công việc trong quá trình thực hiện dự án, người
8
dạy chỉ giữ vai trò tư vấn, hướng dẫn và giám sát, qua đó rèn luyện cho người học
khả năng làm việc độc lập, tự chủ. Bên cạnh đó, bằng việc tổ chức người học thành
nhóm để giao đề tài, HQDA tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc
nhóm thông qua việc trao đổi ý kiến, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. Kỹ năng giải
quyết vấn đề, quản lý thời gian cũng được nâng cao bởi các nhiệm vụ được giáo
viên giao trong HQDA thường có tính thách thức cao và phải hoàn thành trong một
khoảng thời gian nhất định. Yêu cầu sử dụng công cụ thông tin trong quá trình thực
hiện và thuyết trình kết quả đạt được cũng là cơ hội tốt để rèn luyện kỹ năng vi tính,
thuyết trình, giao tiếp cho người học. Đây đều là những kỹ năng mềm có vai trò
ngày càng quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại.
1.1.3 Các bước tiến hành HQDA
Có nhiều mô hình tiến hành HQDA khác nhau, hay nói cách khác, cách làm
sẽ khác nhau tùy vào từng dự án, từng giáo viên. Theo Stix, A và Hrbek, F (2006),
có 9 bước tiến hành HQDA:
Bước 1. Giáo viên chuẩn bị dự án, mô tả dự án cho sinh viên
Bước 2. Sinh viên đóng vai trò nhà thiết kế dự án, có thể đưa ra hội thảo.
Bước 3. Sinh viên thảo luận và tổng hợp thông tin.
Bước 4. Giáo viên hướng dẫn và sinh viên đưa ra tiêu chí đánh giá dự án.
Bước 5. Sinh viên tìm và tổng hợp tài liệu.
Bước 6. Sinh viên tiến hành dự án.
Bước 7. Sinh viên chuẩn bị trình bày dự án.
Bước 8. Sinh viên trình bày dự án.
Bước 9. Sinh viên rút kinh nghiệm quá trình thực hiện dự án và đánh giá dự án theo
tiêu chí đã đề ra trong bước 4.
Một mô hình khác do Sheppard & Stoller (1995, 1997) đề xuất:
Bước 1: Giáo viên và sinh viên thống nhất nội dung dự án
Bước 2: Xác định kết quả cuối cùng.
9
Bước 3: Xây dựng khung dự án.
Bước 4: Giáo viên chuẩn bị cho sinh viên thu thập thông tin
Bước 5: Thu thập thông tin.
Bước 6: Giáo viên chuẩn bị cho sinh viên soạn thảo và phân tích dữ liệu
Bước 7: Soạn thảo và phân tích dữ liệu
Bước 8: Giáo viên chuẩn bị cho sinh viên về ngôn ngữ dùng để trình bày dự án
Bước 9: Trình bày sản phẩm cuối cuòng.
Bước 10: Đánh giá dự án.
Theo tác giả Trịnh Lê Hồng Phương (Dạy học dự án – từ lí luận đến thực tiễn),
các bước để HQDA gồm có:
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
- Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể ứng
dụng vào thực tế.
- Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào
những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm.
- Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác
định tên đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp
với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn đời
sống xã hội. Giáo viên cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người học lựa
chọn.
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
- Giáo viên hướng dẫn người học xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế
hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật
liệu, kinh phí
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng
của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được.
- Việc xây dựng đề cương cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó
mang tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả và
đánh giá dự án.
10
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự án, các
hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với
nhau; kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án.
- Học viên thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích
lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy, các kiến thức mà người học
tích lũy được thử nghiệm qua thực