Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội loài người trong quá trình phát tri ển trải qua bốn
thời đại hay nền văn minh (làn sóng phát triển): Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và tri
thức. Nền văn minh nông nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư bằng việc định cư,
trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các công cụ lao động còn thủ công. Nền văn minh công
nghiệp cho thấy, mọi người lao động bằng các máy móc hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ
bắp, giúp tăng sức mạnh và nối dài đôi tay của con người. Ở thời đại thông tin, máy tính, các
mạng lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát thông tin trên cơ thể
người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết và một số hoạt động lôgíc của bộ não. Nhờ công
nghệ thông tin, thông tin trở nên truyền, biến đổi nhanh, nhiều, lưu trữ gọn, truy cập dễ dàng.
Tuy nhiên, trừ loại thông tin có ích lợi thấy ngay đối với người nhận tin, các loại thông tin
khác vẫn phải cần bộ não của người nhận tin xử lý, biến đổi để trở thành thông tin có ý nghĩa
và ích lợi (tri thức) cho người có thông tin. Nếu người có thông tin không làm được điều này
trong thời đại bùng nổ thông tin thì có thể trở thành bội thực thông tin nhưng đói tri thức, thậm
chí ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được
gì từ đại dương giàu có đó. Thời đại tri thức mà thực chất là thời đại sáng tạo và đổi mới, ở đó
đông đảo quần chúng sử dụng phương pháp tư duy sáng tạo được dạy và học đại trà để biến
thông tin thành tri thức với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Nói cách
khác, phương pháp tư duy sáng tạo là hệ thống các công cụ dùng để biến đổi thông tin thành
tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới.
Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là cơ
sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để
sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần sáng tạo
vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù
chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa.
Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới,
các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc về sự kết hợp
độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể
dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa
chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Tóm lại, bạn
làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là sáng tạo. Sự sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và
mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp luận sáng tạo, vận dụng giải quyết một số vấn đề trong sự phát triển - Công nghệ chế tạo cpu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
________________
BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO, VẬN DỤNG
GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN -
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CPU
Giáo viên hướng dẫn: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Học viên thực hiện: Trịnh Duy Sâm
TP. HCM, 2012
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 2
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
I. SÁNG TẠO LÀ GÌ ................................................................................................ 4
1. Nghĩ sáng tạo .......................................................................................................................................... 4
2. Nghĩ sáng tạo xa hơn .............................................................................................................................. 4
3. Ứng dụng của nghĩ sáng tạo ................................................................................................................... 4
4. Bạn có thể học để nghĩ sáng tạo ............................................................................................................. 5
5. Cần gì để sáng tạo ................................................................................................................................... 6
6. Sáng tạo là gì .......................................................................................................................................... 7
II. THUYẾT SÁNG TẠO TRIZ .................................................................................. 8
1. Năm mức sáng tạo .................................................................................................................................. 8
2. Bốn mươi nguyên tắc sáng tạo ............................................................................................................... 9
3. Giải bài toán bằng thuyết sáng tạo Triz ............................................................................................... 16
4. Một số ví dụ .......................................................................................................................................... 16
III. ỨNG DỤNG THUYẾT SÁNG TẠO TRONG CÔNG NGHỆ CPU ................... 18
1. Cấu tạo của CPU .................................................................................................................................. 18
2. Lịch sử phát triển của CPU .................................................................................................................. 18
3. Công nghệ của CPU.............................................................................................................................. 22
4. Các nguyên tắc sáng tạo trong công nghệ CPU ................................................................................... 23
IV. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 25
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 3
LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội loài người trong quá trình phát triển trải qua bốn
thời đại hay nền văn minh (làn sóng phát triển): Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và tri
thức. Nền văn minh nông nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư bằng việc định cư,
trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các công cụ lao động còn thủ công. Nền văn minh công
nghiệp cho thấy, mọi người lao động bằng các máy móc hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ
bắp, giúp tăng sức mạnh và nối dài đôi tay của con người. Ở thời đại thông tin, máy tính, các
mạng lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát thông tin trên cơ thể
người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết và một số hoạt động lôgíc của bộ não. Nhờ công
nghệ thông tin, thông tin trở nên truyền, biến đổi nhanh, nhiều, lưu trữ gọn, truy cập dễ dàng.
Tuy nhiên, trừ loại thông tin có ích lợi thấy ngay đối với người nhận tin, các loại thông tin
khác vẫn phải cần bộ não của người nhận tin xử lý, biến đổi để trở thành thông tin có ý nghĩa
và ích lợi (tri thức) cho người có thông tin. Nếu người có thông tin không làm được điều này
trong thời đại bùng nổ thông tin thì có thể trở thành bội thực thông tin nhưng đói tri thức, thậm
chí ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được
gì từ đại dương giàu có đó. Thời đại tri thức mà thực chất là thời đại sáng tạo và đổi mới, ở đó
đông đảo quần chúng sử dụng phương pháp tư duy sáng tạo được dạy và học đại trà để biến
thông tin thành tri thức với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Nói cách
khác, phương pháp tư duy sáng tạo là hệ thống các công cụ dùng để biến đổi thông tin thành
tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới.
Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là cơ
sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để
sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần sáng tạo
vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù
chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa.
Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới,
các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc về sự kết hợp
độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể
dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa
chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Tóm lại, bạn
làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là sáng tạo. Sự sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và
mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 4
I. SÁNG TẠO LÀ GÌ
1. Nghĩ sáng tạo
Bạn hãy trả lời trước khi nhìn giải đáp: "Jack được trả 5 đôla cho một lần cưa khúc gỗ ra
làm đôi. Vậy Jack được trả bao nhiêu tiền để cưa khúc gỗ ra làm bốn?".
"Có 2 người ngồi trước cửa siêu thị và chơi cờ tướng. Họ chơi 5 ván. Mỗi người đều
thắng 3 ván. Sao lại thế?".
Ðây là giải đáp:
Câu 1: 15 đôla, vì để cưa khúc gỗ ra làm đôi thì chỉ cần một lần cưa, nhưng để cưa một
khúc gỗ ra làm 4 thì cần 3 lần.
Câu 2: Bởi vì 2 người này chơi với 2 người khác nhau.
Ðây là 2 trong số nhiều câu "đố mẹo" đơn giản nhất. Chúng đánh lừa não bạn vì não bạn
có xu hướng suy nghĩ theo kiểu "mặc định": 2 người chơi cờ thì "mặc định" là họ chơi với
nhau, cưa khúc gỗ làm đôi được 5 đôla thì cưa làm 4 (2x2) thì "mặc định" là được trả 5x2=10
đôla... Trong khi đề bài không hề có những dữ kiện như vậy. Tại sao bạn lại "mặc định" như
thế? Ðó chính là sức ỳ tâm lý làm cho não bạn bị mắc lừa ở những câu đố đòi hỏi nghĩ sáng
tạo.
Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi... theo những cách khác với thông thường.
Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo những cách không bị hạn
chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn...
2. Nghĩ sáng tạo xa hơn
Những câu chuyện về nghĩ sáng tạo không phải chờ đến thời kỹ thuật hiện đại. Từ
những năm 1400, Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha có lần yêu cầu mọi người tìm cách để
quả trứng đứng thẳng trên một đầu của nó, mà không được dùng cái đế gì kê ở dưới.
Tất cả các vị quan trong triều đình đều vò đầu bứt tóc chịu thua. Nhưng rồi một thuỷ thủ
trẻ bước đến, đập vỡ một đầu của quả trứng và dựng nó lên bằng đầu đó. Tất nhiên, ruột trứng
chảy hết ra và các quan thì vô cùng tức giận. Nhưng Nữ hoàng thì không. Nữ hoàng chưa bao
giờ nói rằng không được đập vỡ trứng, còn các quan đã nghĩ "mặc định" là như thế.
Và Christopher Columbus - một thuỷ thủ - bằng cách nghĩ ra bên ngoài chiếc hộp (lần
này có lẽ là bên ngoài cái vỏ trứng!), đã giải quyết được vấn đề. Ông được Nữ hoàng cung cấp
tàu và tiền để bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình.
Thực ra, đây là một ví dụ rõ ràng về một con người không chấp nhận bị giới hạn bởi
những suy nghĩ thông thường. Columbus lên tàu đi vòng quanh thế giới, trong khi tất cả mọi
người lúc đó còn khẳng định là thế nào rồi ông cũng đi đến "rìa" thế giới và rơi tõm ra ngoài.
3. Ứng dụng của nghĩ sáng tạo
Nếu sức ỳ tâm lý của bạn vẫn còn lớn, e rằng đến bây giờ bạn lại "mặc định" rằng vậy ra
"nghĩ sáng tạo", nói vòng vo mãi, cuối cùng cũng chỉ để... giải các câu đố!!!
Bạn hãy nghe câu chuyện này. Có 2 người làm bánh quế, với chất lượng và giá cả như
nhau. Khi mọi người chán ăn bánh quế và không mua nữa, một người bán chẳng biết làm sao
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 5
và bỏ nghề. Trong khi đó, người còn lại đã "thiết kế" bánh quế kiểu mới bằng cách cuộn tròn
nó lại theo hình nón và tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn: ốc quế cho kem.
Như vậy, người bán hàng thứ nhất đã không thể đi tiếp được, còn người thứ hai đã
chuyển dịch ra ngoài giới hạn và những mặc định thông thường.
Nếu không có sự "nghĩ sáng tạo" của người thứ hai, hẳn bây giờ chúng ta vẫn chỉ biết ăn
kem que hoặc dùng thìa múc từ cốc (hoặc nếu không có ai nghĩ sáng tạo từ ban đầu thì có thể
chúng ta thậm chí còn chẳng có kem mà ăn!).
Khả năng nghĩ sáng tạo càng trở nên cực kỳ quan trọng trong thế giới kinh doanh thay
đổi nhanh chóng như hiện nay.
Những phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo
- Ðộc lập.
- Tự tin.
- Chấp nhận rủi ro.
- Nhiều năng lượng.
- Nồng nhiệt.
- Không gò bó.
- Thích phiêu lưu.
- Tò mò, hiếu kỳ.
- Nhiều sở thích.
- Hài hước.
- Trẻ con, hiếu động.
- Biết nghi ngờ.
Thực tế cuộc sống không phải là một cái hộp, nên bạn đừng tự tạo ra rồi chui vào đó!
4. Bạn có thể học để nghĩ sáng tạo
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và tin tốt là nếu bạn thấy mình "chưa" (chứ
không phải là "không") sáng tạo, bạn có thể học. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động
càng tích cực. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của
mình! Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thậm chí, có rất
nhiều gợi ý cho cách học nghĩ sáng tạo.
a. Phương pháp SAEDI - "SAEDI"
không phải là từ gì quái dị, nó là từ "IDEAS" viết lộn ngược. Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ
cần bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi.
S = State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút nào" hoặc "Tôi
chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ huỷ hoại sức sáng tạo của bạn. Nghĩ sáng tạo đòi
hỏi nghĩ tích cực.
A = Atmosphere (không khí). Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra
nhiều thứ. Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được. Bạn hãy tạo
cho căn phòng mình có không khí tuỳ theo sở thích. Nếu bạn có nhiều ý tưởng khi đang... đi,
hãy chăm đi dạo ở công viên, bờ hồ... Trang trí phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng... mà
bạn thích.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 6
E = Effective thinking (Nghĩ hiệu quả). Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bạn
đến những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết mọi việc lên.
D = Determination (Quyết tâm). Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Bạn nên tạo thói quen
tưởng tượng. Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận,
nhưng đừng bỏ cuộc.
I = Ink (viết). Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn là
chỉ nghĩ đến nó.
b. TILS:
T = Think it: Suy nghĩ.
I = Ink it: Viết ra.
L = Link it: Nối, liên tưởng.
S = Sync it: Ðồng nhất.
Luyện tập
Có những bài tập suy nghĩ sáng tạo mà bạn có thể thử:
- Nếu bạn cần giao tiếp nhưng bạn không thể sử dụng từ ngữ, dù viết hay nói, thì bạn
làm cách nào? Một người đã đưa ra những ý sau: ngôn ngữ cử chỉ, dùng trống, dùng đồ vật,
dùng đèn nhấp nháy, vẽ...
- Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những đồ vật thường ngày, ví dụ: "nếu thang máy
không chỉ đi lên và xuống mà còn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?", "nếu mỗi cơ quan
yêu cầu mỗi ngày mỗi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?"...
- Vấn đề của một công ty bán khoai tây chiên: khoai tây chiên thường rất dễ vỡ vụn khi
đóng gói, vận chuyển..., vậy làm thế nào? Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra cách đóng gói
và vận chuyển mà không làm khoai tây bị vỡ. Sau đó, suy luận: về bản chất thì cái gì giống
miếng khoai tây chiên, chúng có dễ vỡ không?...
- Một cuốn sổ tay thì bạn có thể sáng tạo theo cách nào? "Sức ỳ tâm lý" rất dễ làm cho
đa số mọi người nghĩ rằng "sổ tay thì còn gì để sáng tạo nữa!". Nó rõ ràng đến phát bực mình!
Nhưng vẫn có những ý tưởng của những người không chịu thua: Sổ tay đổi màu; Sổ biết đọc
những thứ mình viết lên; Sổ sửa lỗi chính tả; Sổ hình tròn; Sổ có thể dán giấy lên mà không
cần hồ dán; Sổ có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh...
5. Cần gì để sáng tạo
Có một người cha giàu có với 3 người con trai. Ông muốn trao lại tài sản cho người con
thông minh nhất. Thế là ông nghĩ ra một cách: đưa cho mỗi người một khoản tiền nhỏ và bảo
những người con hãy mua thứ gì có thể làm đầy được nhà kho, càng đầy càng tốt.
Ba người con cầm tiền và đi tìm thứ vừa rẻ vừa dễ làm đầy nhà kho. Người con cả nhìn
thấy một cái cây rất to trên đường, và nghĩ rằng cành và lá cây rất cồng kềnh, sẽ tỏa ra được
mọi ngóc ngách của phòng. Thế là anh ta mua hết cành cây và thuê người đem về nhà.
Người con thứ hai thì mừng húm khi nhìn thấy đống cỏ khô. Cỏ vừa rẻ vừa nhẹ, lại nhỏ,
dễ dàng làm đầy nhà kho. Thế là anh ta mua hết cỏ và thuê người đem về nhà.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 7
Người con út nghĩ đi nghĩ lại về cách làm đầy nhà kho sao cho vừa hiệu quả, vừa không
tốn kém. Cuối cùng, anh ta chỉ mua một ngọn nến. Khi thắp ngọn nến lên, cả nhà kho đầy tràn
ánh sáng. Người cha rất hài lòng và để lại tài sản cho người con út.
Hàm ý của câu chuyện này là gì? Ðể thắp sáng được ngọn nến sáng tạo bên trong mỗi
người, trước hết, đầu óc chúng ta phải đầy đã.
6. Sáng tạo là gì
Sự chiến thắng của "kỹ năng số 1"
Có một chuyện vui thế này: Trong một chuyến đi dự hội nghị tin học, 3 kỹ sư của hãng
Apple và 3 kỹ sư của hãng Microsoft gặp nhau tại ga tàu. Các kỹ sư của Microsoft rất ngạc
nhiên khi các kỹ sư của Apple chỉ mua 1 vé duy nhất, làm sao họ có thể qua mắt được đội
kiểm soát vé gắt gao của tàu?
Khi người soát vé bước vào toa tàu, ba kỹ sư của Apple đồng loạt đứng lên đi vào toalet.
Hành động của họ không thoát khỏi 3 cặp mắt tò mò của các kỹ sư Microsoft. Sau khi kiểm tra
xong trong toa, người soát vé tiến về phía toalét và gõ cửa: "Cho kiểm tra vé!". Một giọng nói
ở trong vọng ra: "Thưa đây!" Và một chiếc vé được luồn qua khe cửa. Người soát vé kiểm tra
xong và bỏ đi. Các kỹ sư Microsoft ồ lên ngạc nhiên trước "công nghệ" của Apple.
Và khi hội nghị kết thúc, 6 kỹ sư lại gặp nhau ở nhà ga. Như lần trước, các kỹ sư Apple
chỉ mua 1 vé, trong khi các kỹ sư Microsoft lại chẳng mua vé nào. Đến lượt các kỹ sư Apple
ngạc nhiên không hiểu làm sao ba người kia có thể thoát được. Tương tự, 3 kỹ sư Apple lại
chui vào toalét đóng cửa lại. Ngay lập tức, 1 trong 3 kỹ sư Microsoft bước theo và giả giọng
người soát vé, rút luôn chiếc vé vừa thò qua khe cửa và cả 3 bọn họ chui tọt vào toalét bên
cạnh. Thật tuyệt vời vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người thành công luôn là người biết tiếp
thu những ý tưởng của người khác và áp dụng một cách thật sáng tạo. Thực chất thì sáng tạo là
quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Nói cho
dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng
được hai yêu cầu sau:
- Có tính mới (mới về chất)
- Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)
Vì sáng tạo có thể là sản phẩm vật chất (như bóng đèn điện, bóng bán dẫn, tivi...) hay
sản phẩm tinh thần (như tác phẩm hội họa, văn học...) nên có thể nói sáng tạo có mặt trong
mọi họat động của con người. Trước hết, chúng ta hãy gạt bỏ tư tưởng cho rằng sáng tạo chỉ
có trong khoa học, kỹ thuật hay nghệ thuật. Người ta vẫn nghĩ sáng tạo phải thể hiện trong
việc phát minh ra điện, ra vaccine phòng bệnh, hoặc viết một cuốn tiểu thuyết... Tất nhiên,
những việc kể trên đúng là sáng tạo, mỗi bước tiến để chinh phục vũ trụ của loài người đều là
kết quả của sự sáng tạo. Nhưng sáng tạo không chỉ tồn tại trong một số nghề nhất định hay
trong bộ óc của những người thông minh tuyệt đỉnh.
Vậy thì sáng tạo là gì?
Một bạn sinh viên học giỏi, mà nghèo đã đặt quyết tâm đi du học và thành công vì tìm
được nguồn học bổng phù hợp. Bạn đó đã sáng tạo trong phương pháp học.
Một SV biết sắp xếp thời gian để có thể vừa học tốt ở trường lại vẫn có thời gian đi làm
để có tiền ăn học và còn giúp đỡ thêm cho gia đình. Bạn đó đã rất sáng tạo.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 8
Một nhân viên phải làm công việc tiếp thị sản phẩm trên đường phố. Anh ta đã có gắng
tránh sự nhàm chán bằng cách mỗi ngày thay đổi một lộ trình, sau 1 tuần mới đi lặp lại. Anh ta
đã biết sáng tạo trong công việc.
Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó trôi
chảy hơn, làm nên thành công. Trong câu chuyện vui về 6 chàng kỹ sư trên, chúng ta đều nhận
ra rằng các kỹ sư Apple đã có một giải pháp sáng tạo để trốn vé tàu, trong khi các kỹ sư
Microsoft lại có môt giải pháp sáng tạo nữ trên nền giải pháp cũ của Apple. Sáng tạo vì thế cứ
nối sáng tạo như một cuộc đua tiếp sức để đời sống loài người ngày một văn minh, tiện lợi
hơn. Khi đã hiểu sáng tạo là gì và sáng tạo có tầm quan trọng như thế nào thì rõ rằng, tư duy
sáng tạo luôn là phẩm chất số 1 của người lao động trong bất cứ xã hội nào.
13 kỹ năng cần có của người lao động trong thế kỷ 21 (theo Ủy ban Đào tạo và phát
triển Mỹ)
1. Tư duy sáng tạo
2. Đặt mục tiêu, tạo động cơ
3. Quan hệ (giao tiếp, ứng xử)
4. Lãnh đạo
5. Học hỏi
6. Lắng nghe
7. Thương lượng
8. Thuyết trình và diễn giải ý tưởng
9. Đảm bảo tính hiệu quả
10. Phát triển cá nhân trong công việc
11. Giải quyết nhanh vấn đề, tìm giải pháp
12. Lòng tự tôn về bản thân
13. Làm việc theo nhóm
II. THUYẾT SÁNG TẠO TRIZ
1. Năm mức sáng tạo
1. Vấn đề được giả quyết bằng các phương pháp trong chuyên ngành. Không cần sáng
tạo. Khoảng 32% giải pháp thuộc loại này
2. Cải tiến chút ít hệ thống đã có bằng cách phương pháp đã biết trong ngành công
nghiệp và thường có một vài thỏa hiệp. Khoảng 45% giải pháp thuộc loại này
3. Cải tiến cơ bản hệ thống đã có bằng phương pháp đã biết ngoài ngành công nghiệp.
Khoảng 18% giải pháp thuộc loại này
4. Một thế hệ mới sử dụng một nguyên lí mới để thực hiện những chức năng cơ bản của
hệ. Giải pháp tìm thấy mang tính khoa học nhiều hơn công nghệ. Khoảng 4% giải pháp thuộc
loại này
5. Một phát hiện khoa học hiếm hoi hay một phát minh tiên phong về một hệ hoàn toàn
mới. Khoảng 1% giải pháp thuộc loại này
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS. TSKH HOÀNG KIẾM
TRỊNH DUY SÂM 9
Mức Độ sáng tạo % giải pháp Nguồn kiến thức
Số giải pháp được
nghiên cứu
1 Giải pháp đã có 32 Kiến thức cá nhân 101
2 Cải tiến chút ít 45 Kiến thức công ti 102
3 Cải tiến nhiều 18 Kiến thức trong ngành công nghiệp 103
4 Khái niệm mới 4 Kiến thức ngoài ngành công nghiệp 105
5 Phát minh 1 Tất cả kiến thức của loài người 106
2. Bốn mươi nguyên tắc sáng tạo
1) Nguyên tắc phân chia
Chia vật thể thành những phần độc lập
Tạo một vật thể lắp ghép
Tăng mức độ phân chia của vật thể
VD : đồ gỗ lắp ghép, mô đun m