Cùng với phương pháp dạy học mới việc sử dụng các phương tiện trực quan ngày càng được sử dụng nhiều trong dạy học đó là các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu Đặc biệt đối với bộ môn Hóa Học việc sử dụng hiệu quả các phương tiện này sẽ mang lại những lợi ích rất lớn bởi vì như chúng ta biết Hóa Học là bộ môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi một lượng lớn các thí nghiệm mà một số thí nghiệm chúng ta không thể tiến hành được trên lớp được. Tuy nhiên việc sử dụng vào thực tế dạy học gặp rất nhiều khó khăn đối với cả người dạy và người học .
Trước hết tôi xin khẳng định lại một lần nữa việc sử dụng máy vi tính, máy chiếu và các phần mềm máy tính tất cả đều chỉ là phương tiện dạy học. Một số Giáo viên đã lầm tưởng máy vi tính và máy chiếu sẽ thay thế được bảng đen và phấn trắng. Trên cơ sở hiểu biết của mình và kinh nghiệm từ việc giảng dạy các tiết sử dụng phương tiện dạy học này tôi nghĩ rằng vấn đề này cần được xem xét lại. Vậy chúng ta sẽ tìm cách khai thác phương tiện dạy học này như thế nào để mang lại hiệu quả lớn nhất và hợp lí nhất.
Đối với phương pháp lên lớp hiện tại, thông thường chúng ta theo 4 bước
Bước 1 : Ổn định lớp
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bước 3 : Nội dung bài mới
Bước 4 : Cũng cố
Nếu chúng ta dùng máy chiếu để chúng ta trình bày tất cả các phần mà chúng ta soạn ra từ kiểm tra bài cũ đến Cũng cố thì chúng ta đã vô tình biến máy chiếu thành bảng đen. Và cùng với sự lạ lẫm khi học với máy chiếu mà chính màu sắc, hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh đưa lên làm cho học sinh mất tập trung và cuối cùng học sinh chỉ biết xem chứ không phải là học. Tôi nghĩ rằng nên đưa vào 2 phần chính đó là mở bài và kết bài hoặc cần thiết nữa là hình ảnh các thí nghiệm mà chúng ta không thể biểu diễn trên lớp. Sở dĩ như vậy theo tôi có mấy nguyên nhân sau
Khi sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu không nên kiểm tra bài cũ như theo cách cũ mà ở đây nhờ các phần mềm máy tính chúng ta có thể tổ chức các trò chơi nhỏ liên quan đến bài học và môn học theo mô phỏng các chương trình trên truyền hình mà được các bạn trẻ rất ưa thích như ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYPIA như vậy sẽ kích thích hứng thú học tập mặt khác qua nội dung đó thì chúng ta cũng kiểm tra được kiến thức của học sinh. Trong phần này học sinh sẽ được kích thích hứng thú học tập và muốn khám phá bộ môn của mình thông qua các câu hỏi. Sau khởi động cho bài học ta nên dùng lại đi vào nội dung chính của bài ta sẽ dùng bảng đen và phấn trắng . Bởi vì bảng đen sẽ dễ dàng nhấn mạnh ở những nội dung chính, những kiến thức cơ bản, những phần lưu và nhận phản hồi từ học sinh.Việc này chúng ta khó có thể làm được khi sử dụng máy máy tính và máy chiếu.
Và sau khi kết thúc nội dung bài học chúng ta thường cũng cố lại kiến thức cho học sinh theo rất nhiều cách khác nhau tôi thấy phần lớn GV ra câu hỏi liên quan học sinh có thể xâu chuỗi kiến thức bài học để trả lời câu hỏi đó. Trong một số trường hợp việc cũng cố lại mang đến cho học sinh sự căng thẳng. Nếu người dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào phần này dưới các dạng trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc các trò chơi nhỏ sẽ mang lại sự nhẹ nhàng và tránh được sự căng thẳng cũng như tạo không khí hứng thú học tập.
Ngoài ra có rất nhiều lí do khác nhau mà chúng ta không thể tiến hành thí nghiệm được trên lớp nên việc quan sát thí nghiệm ở một số thí nghiệm chúng ta có thể chuyển lên máy tính. Hiện nay theo tôi được biết có rất nhiều phần mềm cho phép chúng ta tạo thí nghiệm ảo như Chemlap tuy nhiên chúng ta nên sử dụng những thí nghiệm ở dạng film do Trường ĐHSP Hà Nội 1 phát hành.
Tất cả những nguyên nhân trên và kinh nghiệm từ bản thân rút ra từ các tiết lên lớp với phần mở bài và kết bài có sử dụng CNTT trong bài giảng Hóa Học để tôi mạnh dạn hoàn thành đề tài này.
13 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp vào bài và kết bài có sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI VÀ KẾT BÀI CÓ SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với phương pháp dạy học mới việc sử dụng các phương tiện trực quan ngày càng được sử dụng nhiều trong dạy học đó là các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu… Đặc biệt đối với bộ môn Hóa Học việc sử dụng hiệu quả các phương tiện này sẽ mang lại những lợi ích rất lớn bởi vì như chúng ta biết Hóa Học là bộ môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi một lượng lớn các thí nghiệm mà một số thí nghiệm chúng ta không thể tiến hành được trên lớp được. Tuy nhiên việc sử dụng vào thực tế dạy học gặp rất nhiều khó khăn đối với cả người dạy và người học .
Trước hết tôi xin khẳng định lại một lần nữa việc sử dụng máy vi tính, máy chiếu và các phần mềm máy tính … tất cả đều chỉ là phương tiện dạy học. Một số Giáo viên đã lầm tưởng máy vi tính và máy chiếu sẽ thay thế được bảng đen và phấn trắng. Trên cơ sở hiểu biết của mình và kinh nghiệm từ việc giảng dạy các tiết sử dụng phương tiện dạy học này tôi nghĩ rằng vấn đề này cần được xem xét lại. Vậy chúng ta sẽ tìm cách khai thác phương tiện dạy học này như thế nào để mang lại hiệu quả lớn nhất và hợp lí nhất.
Đối với phương pháp lên lớp hiện tại, thông thường chúng ta theo 4 bước
Bước 1 : Ổn định lớp
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ
Bước 3 : Nội dung bài mới
Bước 4 : Cũng cố
Nếu chúng ta dùng máy chiếu để chúng ta trình bày tất cả các phần mà chúng ta soạn ra từ kiểm tra bài cũ đến Cũng cố thì chúng ta đã vô tình biến máy chiếu thành bảng đen. Và cùng với sự lạ lẫm khi học với máy chiếu mà chính màu sắc, hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh … đưa lên làm cho học sinh mất tập trung và cuối cùng học sinh chỉ biết xem chứ không phải là học. Tôi nghĩ rằng nên đưa vào 2 phần chính đó là mở bài và kết bài hoặc cần thiết nữa là hình ảnh các thí nghiệm mà chúng ta không thể biểu diễn trên lớp. Sở dĩ như vậy theo tôi có mấy nguyên nhân sau
Khi sử dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu không nên kiểm tra bài cũ như theo cách cũ mà ở đây nhờ các phần mềm máy tính chúng ta có thể tổ chức các trò chơi nhỏ liên quan đến bài học và môn học theo mô phỏng các chương trình trên truyền hình mà được các bạn trẻ rất ưa thích như ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYPIA như vậy sẽ kích thích hứng thú học tập mặt khác qua nội dung đó thì chúng ta cũng kiểm tra được kiến thức của học sinh. Trong phần này học sinh sẽ được kích thích hứng thú học tập và muốn khám phá bộ môn của mình thông qua các câu hỏi. Sau khởi động cho bài học ta nên dùng lại đi vào nội dung chính của bài ta sẽ dùng bảng đen và phấn trắng . Bởi vì bảng đen sẽ dễ dàng nhấn mạnh ở những nội dung chính, những kiến thức cơ bản, những phần lưu và nhận phản hồi từ học sinh.Việc này chúng ta khó có thể làm được khi sử dụng máy máy tính và máy chiếu.
Và sau khi kết thúc nội dung bài học chúng ta thường cũng cố lại kiến thức cho học sinh theo rất nhiều cách khác nhau tôi thấy phần lớn GV ra câu hỏi liên quan học sinh có thể xâu chuỗi kiến thức bài học để trả lời câu hỏi đó. Trong một số trường hợp việc cũng cố lại mang đến cho học sinh sự căng thẳng. Nếu người dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào phần này dưới các dạng trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc các trò chơi nhỏ sẽ mang lại sự nhẹ nhàng và tránh được sự căng thẳng cũng như tạo không khí hứng thú học tập.
Ngoài ra có rất nhiều lí do khác nhau mà chúng ta không thể tiến hành thí nghiệm được trên lớp nên việc quan sát thí nghiệm ở một số thí nghiệm chúng ta có thể chuyển lên máy tính. Hiện nay theo tôi được biết có rất nhiều phần mềm cho phép chúng ta tạo thí nghiệm ảo như Chemlap tuy nhiên chúng ta nên sử dụng những thí nghiệm ở dạng film do Trường ĐHSP Hà Nội 1 phát hành.
Tất cả những nguyên nhân trên và kinh nghiệm từ bản thân rút ra từ các tiết lên lớp với phần mở bài và kết bài có sử dụng CNTT trong bài giảng Hóa Học để tôi mạnh dạn hoàn thành đề tài này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Sơ lược về giáo án điện tử
Giáo án Điện tử và bài giảng điện tử là gì?
Giáo án Điện tử Là một bản kế hoạch lên lớp của giáo viên được xây dựng bằng phần mềm tin học. Cần phải phân biệt Giáo án Điện tử với Bài giảng Điện tử, Bài giảng điện tử là những tập tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh. Như vậy, bài giảng là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của giáo án.
Dùng phần mềm gì và dùng như thế nào để xây dựng Bài giảng Điện tử
Sự lựa chọn số 1 cho một GV thuộc một trường có điều kiện máy chiếu (projector) và PC thì là phần mềm PowerPoint có trong Microsoft Office. Với các trường không có điều kiện như vậy thì có thể in bài giảng ra tờ giấy trong và chiếu lên máy overhead projector. Nếu trường có điều kiện thì GV có thể in một phần bài giảng hoặc các bài tập, các đề tài … ra các tờ giấy A4 phát cho HS/SV và một số tờ A1/A0 để treo như poster để làm công cụ giảng dạy trong giờ học. Ngoài ra để có một bài giảng hấp dẫn và đẹp ngoài Powerpoint ra có thể dùng một số phần mềm khác bổ trợ như Xara 3D để tạo chữ động, Chemoffice 2005 để vẽ công thức cấu tạo và mô hình phân tử, Macromedia Flash để vẻ hình …
Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử:
Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều:
Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ Giáo viên đến học sinh và thông tin phản hồi từ học sinh đến Giáo viên. Chú ý rằng kênh thông tin phản hồi không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà nó có thể (và cần thiết) diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy.
Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được Giáo viên chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết ,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó.
Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…trên màn hình chiếu. Tuy nhiên , vì PowerPoint không được thiết kế để giao tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương tiện truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết.
2. Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint: Quan sát một số giáo án điện tử, chúng tôi thấy có thể tạm chia các giáo án điện tử thành 3 kiểu:
Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế bảng và phấn một cách đơn thuần.
Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint. Giáo án kiểu 2 không chỉ thay thế bảng phấn, mà còn thay thế rất sinh động giáo cụ trực quan, thí nghiệm, tài liệu minh họa,..
Kiểu 3: Dùng PowerPoint để khai thác một phần nào đó của bài dạy như mở bài, kết bài hoặc thảo luận, thí nghiệm …. Ở trong nội dung tôi xin trình bày Kiểu Giáo án thứ 3 này.
3. Giáo án điện tử có lợi gì hơn :
Đối với các môn khoa học tự nhiên nói chung và bộ môn Hóa Học nói riêng, giáo án điện tử dùng PowerPoint có ưu thế rất lớn ở chỗ: Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn” không thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học sinh, ngoài ra Học sinh có thể xem những thí nghiệm mà không có điều kiện làm được …
4. Các bước để soạn một bài giảng điện tử
Bước 1.Trước hết chúng ta cần vạch ra đề cương chi tiết những mục tiêu bài học, thông tin và thời lượng dành để truyền tải, tiến trình và phương tiện giáo dục mà bạn muốn sử dụng cùng với các hình thức truyền tải. Bước này rất quan trọng nó chính là bước nêu ý tưởng bài dạy, nếu tác giả có ý tưởng tốt thì việc thực hiện các bước còn lại sẽ nhẹ nhàng và mất ít thời gian nhất. Kinh nghiệm của bản thân khi đã có ý tưởng tốt nhất sau đó vặch ra đề cương chi tiết khi đó mới bắt đầu viết hoàn thành bài giảng.
Bước 2. Tìm tài nguyên, nguyên liệu cho bài giảng đó là những hình ảnh, hình động hay đoạn phim minh họa lý thuyết. Tuy nhiên, một bài giảng nên phải đảm bảo tính gọn nhẹ (file nhỏ), linh hoạt nhiều môi trường (có thể in ra giấy mà HS vẫn hiểu, ko phải bận tâm xem PC có phải cài chương trình tương thích mới chạy được file giáo án .v.v) do đó hình ảnh luôn được lựa chọn số 1. Với bộ môn Hóa Học những đoạn phim thí nghiệm nếu không làm được trên lớp chúng ta có thể đưa vào bài dạy làm cho bài giảng sinh động hơn rất nhiều mà học sinh dễ tiếp thu.
Bước 3. Hoàn thiện giáo án và trình diễn bài giảng điện tử trên lớp, tiếp nhận và xử lý các phản hồi từ HS từ đó hoàn thiện bài giảng của mình
III. PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI
Vào bài là công việc quan trọng nếu vào bài hay và tốt sẽ kích thích được hứng thú học tập của học sinh tuy nhiên Giáo Viên thường xem nhẹ khâu này mà nặng vào kiểm tra bài cũ việc đó sẽ tạo một phần áp lực cho người học trước nội dung bài mới. Khi giảng dạy một số bài có sử dụng CNTT thông thường tôi không kiểm tra bài cũ mà tổ chức trò chơi theo mô phỏng của Showgame trên truyền hình Tôi xin trình bày các kiểu tổ chức mà tôi đã tiến hành:
1.Khởi động bài học theo kiểu ô chữ
Hình thức tổ chức Giáo Viên có thể chia lớp theo tổ và tăng cường tính sôi nổi có thể cho Học Sinh thi với nhau. Thời gian tiến hành khoảng 5-7phút trước tiết dạy để tổ chức theo hình thức ô chữ.
Nội dung : Ô chữ càng phát huy hiệu quả khi nội dung câu hỏi liên quan đến phần kiến thức cũ học sinh đã được học nhưng không nên quá cứng nhắc mà nên mở ở những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết và cả sự suy luận.
+ Chương trình ô chữ đây là hình thức vào bài rất được học sinh yêu thích kiểm tra được nhiều kiến thức.Tuy nhiên để thực hiện được một phần khởi động như vậy yêu cầu người dạy cần phải có một kiến thức nhất định đối và khả năng làm việc nhanh với phần mềm Microsoft Office PowerPoint .
Trong phần ô chữ để đảm bảo sự hợp lí kiến thức các bài trước và sự kích thích tính tìm tòi thì nên có ô chữ hàng dọc liên quan đến nội dung bài mới còn các chữ hàng ngang có thể liên quan hoặc mở rộng ra theo ngành như các công trình có sự liên quan đến hóa học, gải Nobel…. Trong đĩa CD kèm theo tôi đã trình bày phần khởi động trong một số bài. Dưới đây tôi xin giới thiệu phần mở của ô chữ khởi động Tiết 67 Bài Luyện Tập chương Anđehit-Xeton-Axit Cacboxylic lớp 11 ban KHTN
+ Để có phần khởi động hấp dẫn liên quan đến sự hiểu biết Hóa Học chung nhất là các nhà bác học Hóa học chúng ta có thể dấu hình ảnh của một nhà bác học nào đó dưới các tấm che, trả lời được câu nào thì tấm che được mở ra. Cùng với việc tổ chức hoạt động theo tổ, nhóm thì phương pháp khởi động này rất hiệu quả làm cho các nhóm thi đua với nhau. Đây là những hình ảnh mà tôi đã mở bài trong bài Nitơ với hình ảnh nhà bác Học Nobel.
Hoặc đặc trưng bộ môn hơn đó là hình ảnh của một số nhà Bác học Hóa Học, hình ảnh các khu công nghiệp, hoặc giáo dục môi trường cho học sinh thông qua hình ảnh môi trường bị xâm hại …. Tất cả làm tăng sự tìm tòi khám phá và cảm hứng cho bộ môn.
Đó là hai kiểu mở bài theo kiểu KHỞI ĐỘNG bài học mà tôi cảm thấy đã kích thích được cảm hứng học tập và tạo không khí ban đầu cũng như phần nào kiểm tra việc học bài cũ của học sinh.
Để có một phần khởi động hay và hấp dẫn tôi xin đưa ra các kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được
Thứ nhất: Chọn hình thức tổ chức nếu chọn hình thức thứ nhất – hình thức ô chữ yêu cầu người soạn phải có kiến thức khá về Powerpoint ngoài ra người làm sẽ mất rất nhiều thời gian để chọn kiểu liên kết. Thông thường có hai dạng hoặc chúng ta tạo một Slide chính và Hyperlink đến các Slide con hoặc tạo các link ngay trên một Slide. Dĩ nhiên chúng ta chưa kể đến phải tìm nội dung của ô chữ sao cho hấp dẫn cũng như phù hợp với bài học. Nếu chúng ta không muốn mất quá nhiều thời gian cho phần này thì chúng ta chọn kiểu KHỞI ĐỘNG thứ hai. Với kiểu thứ 2 chúng ta chỉ cần 4-5 câu hỏi. Hình ảnh chúng để thực hiện khá phong phú với rất nhiều đề tài hay như hình ảnh nhà bác học Hóa học, Hiện tượng hóa học …
Thực hiện khi click vào ô thứ 2
2
Thứ hai: Thông thường để thực hiện trong Powerpoint chúng ta phải đặt các hiệu ứng, bình thường các hiệu ứng sẽ nhảy theo thứ tự ta đặt điều này là hạn chế khi ta thực hiện cả hai cách trên. Để các hiệu ứng thực hiện theo ý muốn của chúng ta, ta đặt hiệu ứng và thực hiện hiệu ứng đó khi ta chọn một đối tượng nào đó. Đó chính là chức năng Start Effect on click of trong Effect Options . Khi ta cần thực hiện xuất hiện câu hỏi biến mất màn chắn nào đó theo ý muốn chúng ta sẽ chọn chức năng này và như thế chúng ta có thể điều khiển được những hiệu ứng mà chúng ta cần đặt thông qua các Group như trình bày ở phần trên.
Để dễ dàng và nhanh chóng tạo ô chữ chúng ta có thể tạo một ô chữ có sẵn trước sau đó chọn các tấm che để che khuất ô chữ đó và khi ta click vào một đối tượng nào đó thì tấm che lật ra. Còn câu hỏi để dễ dàng chúng ta nên đặt các câu hỏi ở các Slide khác nhau sau đó chọn Hyperlinhk từ Slide chứa ô chữ đến các Slide khác. Tương tự như thế đối với hình thức KHỞI ĐỘNG thứ hai.
Thứ ba: Yếu tố thẩm mỹ là việc cũng khá quan trọng làm tăng thêm tính hấp dẫn. Thông thường tôi sẽ đổ màu cho những ô chữ và tạo phông nền cho Slide chính. Ngoài ra chúng ta có thể thêm một số ảnh động dạng .JPG và một số chữ động mà chúng ta có thể tạo được dễ dàng với phần mềm Xara 3D ….
IV. PHƯƠNG PHÁP KẾT BÀI
Thông thường sau mỗi bài dạy chúng ta có phần cũng cố phần này chúng ta thường ra các câu hỏi mang tính xâu chuỗi và tổng hợp kiến thức. Phần cũng cố một phần giúp học sinh nắm vững nội dung bài học nhưng mặt khác kiểm tra được sự tiếp thu và truyền đạt của người dạy. Kết hợp với máy tính và máy chiếu tôi xin trình bày một số phương pháp kết bài sau
1.Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Cùng với hình thức thi trắc nghiệm đang trỏ thành một xu thế chung như hiện nay nên trong bài dạy của chúng ta càng tăng cường các câu hỏi trắc nghiệm. Cũng cố cuối bài đem câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức là một việc rất cần thiết. Tuy nhiên tránh sự khô khan và sự căng thắng cho các em và có một sự thoải mái nhẹ nhàng vui vẻ tôi thường làm như sau:
Về thời gian thường khoảng 3-5phút, về số lượng câu hỏi trắc nghiệm khoảng khoảng 3-5 câu hỏi, về tổ chức có thể cho học sinh thi theo đơn vị tổ. Hình thức tiến hành chúng ta nên tạo một Slide chính với các câu hỏi được liên kết đến các Slide con Theo một số mô hình sau.
Sau đó chúng ta Linhk các câu hỏi đến các Slide con chứa câu hỏi
Để có phần trắc nghiệm thú vị hấp dẫn bổ ích ngoài ra có chút giải trí chúng ta hãy Linhk các đáp án tới Slide biểu thị kết quả Đúng hoặc Sai. Slide kết quả không nhất thiết phải cho đáp án vào mà chúng ta có thể cho các hình vui với kết quả đúng hoặc sai vào Slide .
Với các Slide dạng như thế này có thể gây một sự giải trí nhẹ nhàng sau một tiết học căng thẳng.
Để thực hiện kết bài theo dạng này người soạn phải thực hiện các đường Link từ Slide chính đến các Slide câu hỏi, từ các đáp án cho sẵn đến các Slide đáp án và từ đáp án trở về câu hỏi cũng như từ câu hỏi trở về Slide chính .
2. Dạng nêu hiện tượng xảy ra
Dạng cũng cố này rất phù hợp với những bài liên quan đến tính chất hóa học của , những bài liên quan đến các hiện tượng xảy ra trong thực tế và những hiện tượng thực tế. Ví dụ trên tôi đã dùng để cũng cố bài Ancol Tiết 57 lớp 11A1. Học sinh sẽ có nhiều khuynh hướng để trả lời cóa học sinh cho rằng, có xuất hiện khí, có học sinh cho rằng Etanol sẽ bốc cháy….. Với những kết quả trả lời khác nhau và có phần hợp lí nhưng học sinh quên mất phản ứng Etanol với CuO làm cho dây đồng chuyển sang màu đặc trưng khi tạo Cu. Như vậy ngoài sự cũng cố kiến thức bài học với hình thức cũng cố này cũng đã phát huy tính sáng tạo cũng như sự vận dụng bài học vào thực tiễn.
Với phương pháp này chúng ta chỉ cần lấy một doạn thí nghiệm Hóa học và cho vào Slide với chế độ “ When cliked” đến đoạn cần dừng chúng ta có thể đưa câu hỏi lên Slide hoặc đơn giản hơn chúng ta có thể hỏi trực tiếp học sinh. Thông thường để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh ta thường cho các em giải thích theo nhiều chiều hướng khác nhau tùy vào khả năng của mỗi em, sau đó chúng ta cho học sinh xem tiếp đoạn phim.
Đó là hai hình thức mà bản thân tôi đã sử dụng cũng như một số kinh nghiệm mà bản thân rút ra được trong quá trình giảng dạy .
V. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Một số kết quả đạt được
Trong quá trình thực hiện đề tài từ tháng 10/2007 đến tháng 5/2008 triển khai giảng dạy ở các lớp 10A, 11A1, 11B4, 11C với các hình thức giảng dạy để so sánh như dạy cả bài có sử dụng công nghệ thông tin và chỉ giảng dạy phần mở bài và kết bài tôi thấy một số vấn đề sau.
Đối với hình thức dạy cả bài vì đặc trưng của học sinh ở miền núi rất ít cơ hội tiếp xúc với công nghệ thông tin nên khi giảng dạy nhất là phần trọng tâm của bài học sinh thường mất tập trung mà chủ yếu là “xem” là chính. Phần trọng tâm của bài nên có phần lưu để học sinh nhớ những khí chiếu xong Slide đó học sinh khó quay lại nhớ nội dung Slide ban đầu. Khắc phục tình trạng này tôi đã thí nghiệm chỉ dạy hai phần mở bài và kết bài bằng máy tính và máy chiếu. Sau khi mở bài thường dành khoảng 4-6 phút, sau đó đi vào nội dung bài với phần bảng đen trong một số trường hợp có thể chiếu cho học sinh xem thí nghiệm cuối cùng dành khoảng 5 phút cho học sinh kết bài bằng các hình thức trên.
Trong quá trình giảng dạy để thực hiện đề tài tôi đã giảng dạy 6 tiết
Bài Liên kết ion Lớp 1 tiết lớp 10A Xếp loại Giỏi
Bài Nitơ: 2 tiết ở lớp 11A1 và 11C Xếp loại 1 K (11A1) và 1 Giỏi 11C
Bài Ancol 2 Tiết 11 A1 Xếp loại : 1 khá
Bài Anken Lớp 11 B4 Tiết 42 Aken: Khá
Tiết 67 Luyện tập 1 tiết Lớp 11A1 Xếp loại Giỏi
Với kết quả đã đạt được: 3 tiết Khá và 3 tiết Giỏi. Số học sinh đạt được điểm khảo sát của tổ sau tiết dạy trên 5 đều trên 85%. Đa phần học sinh nắm vững bài dạy và hứng thú trong những tiết học.
2. Một số kiến nghị đề xuất
Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Để khắc phục một số hạn chế và bổ sung cho nhau khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cũng như kích thích hứng thú học tập, sự tìm tòi, sáng tạo của người học mà vẫn đảm bảo lượng kiến thức trọng tâm của bài dạy. Khi sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy theo tôi chúng ta nên đưa vào 2 phần mở bài và kết bài. Phần nội dung chính chúng ta nên trực tiếp dạng dạy theo truyền thống .
Không riêng với bộ môn Hóa Học chúng ta có thể vận dụng vào các bộ môn khác theo hình thức lên lớp với hai phần này trong đó đặc biệt là các bộ môn Khoa học xã hội hoặc các tiết dạy với nội dung tương đối khô khan, ngắn.