Đề tài Phương pháp xác định và hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất

Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nền kinh tế của nước ta không ngừng phát triển. Trong sự phát triển mạnh mẽ này các doanh nghiệp trong nền kinh tế không chỉ chịu tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường mà còn chịu sự tác động, điều tiết quản lý của Nhà nước. Một công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết, quản lý của mình đó là thuế. Trong bước chuyển biến của nền kinh tế, các sắc thuế hiện tại tỏ ra không còn phù hợp và cùng với xu thế hoà nhập khu vực và quốc tế cần có những sắc thuế phù hợp. Do đó trong chương trình công tác cải cách thuế bước hai (1998-2000) Bộ Tài chính đã đưa ra các loại thuế mới thay thế các sắc thuế không còn phù hợp và đưa thêm các loại thuế mới phát sinh mà Nhà nước cần phải thu. Một trong những bước cải cách này đó là thuế doanh thu được thay thế bằng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) mà Quốc hội đã thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1999. Đối với các doanh nghiệp, trong công tác hạch toán kế toán nói riêng, việc áp dụng Luật thuế mới đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hầu hết các phần hành của công tác kế toán. Nhận thấy còn có nhiều vấn đề cần bàn xoay quanh việc hạch toán thuế GTGT và muốn nghiên cứu sâu hơn về tình hình thực tế áp dụng chế độ kế toán thuế trong các doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: “Phương pháp xác định và hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất” làm đề tài nghiên cứu của mình. Nội dung đề án gồm 3 phần: Chương I: Lý luận chung về thuế và thuế giá trị gia tăng Chương II: Phương pháp xác định và hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất. Chương III: Một số ý kiến hoàn thiện công tác thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất.

doc24 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3714 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp xác định và hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Phương pháp xác định và hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất LỜI NÓI ĐẦU Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nền kinh tế của nước ta không ngừng phát triển. Trong sự phát triển mạnh mẽ này các doanh nghiệp trong nền kinh tế không chỉ chịu tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường mà còn chịu sự tác động, điều tiết quản lý của Nhà nước. Một công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết, quản lý của mình đó là thuế. Trong bước chuyển biến của nền kinh tế, các sắc thuế hiện tại tỏ ra không còn phù hợp và cùng với xu thế hoà nhập khu vực và quốc tế cần có những sắc thuế phù hợp. Do đó trong chương trình công tác cải cách thuế bước hai (1998-2000) Bộ Tài chính đã đưa ra các loại thuế mới thay thế các sắc thuế không còn phù hợp và đưa thêm các loại thuế mới phát sinh mà Nhà nước cần phải thu. Một trong những bước cải cách này đó là thuế doanh thu được thay thế bằng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) mà Quốc hội đã thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1999. Đối với các doanh nghiệp, trong công tác hạch toán kế toán nói riêng, việc áp dụng Luật thuế mới đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hầu hết các phần hành của công tác kế toán. Nhận thấy còn có nhiều vấn đề cần bàn xoay quanh việc hạch toán thuế GTGT và muốn nghiên cứu sâu hơn về tình hình thực tế áp dụng chế độ kế toán thuế trong các doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: “Phương pháp xác định và hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất” làm đề tài nghiên cứu của mình. Nội dung đề án gồm 3 phần: Chương I: Lý luận chung về thuế và thuế giá trị gia tăng Chương II: Phương pháp xác định và hạch toán thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất. Chương III: Một số ý kiến hoàn thiện công tác thuế GTGT trong doanh nghiệp sản xuất. Do kiến thức còn hạn chế, bài viết của em còn nhiều thiếu sót, rất mong có cô giáo Lê Xuân Quỳnh giúp đỡ và góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Vũ Thị Nguyệt CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. Khái niệm, bản chất và thực trạng hệ thống thuế GTGT ở nước ta. 1.1.1. Khái niệm Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của nhà nước; Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại. 1.1.2. Bản chất của thuế - Bản chất của thuế thể hiện trước hết là một phần thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. - Về bản chất giai cấp của thuế: Thuế ra đời là do sự ra đời của Nhà nước. Nhà nước đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội, do đó bản chất của nhà nước quyết định bản chất của thuế. - Thuế còn thể hiện tính xã hội rất rộng rãi. Trước hết vì thuế có liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thuế gắn liền với Nhà nước. Thuế là công cụ có hiệu lực được Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng của mình trong việc quản lý đối với toàn xã hội. 1.1.3. Thực trạng của hệ thống thuế nước ta Hệ thống thuế nước ta đã được cải cách cơ bản từ cuối năm 1990, các Luật và Pháp lệnh thuế mới đã lần lượt được ban hành và từng bước được thực hiện đã có tác dụng điều tiết mạnh mẽ nền kinh tế thị trường đang phát triển, nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo ra những tiền đề cho việc tiếp tục cải cách chính sách thuế của Nhà nước ta. Những loại thuế chính chia làm ba nhóm: Các loại thuế đánh vào thu nhập hay còn gọi là thuế trực tiếp, các loại đánh vào hàng tiêu dùng hay thuế gián tiếp, các loại thuế đánh vào tài sản hay thuế của cải, áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Bao gồm các Luật và Pháp lệnh thuế như: Luật thuế doanh thu; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế xuất, nhập khẩu; Luật thuế lợi tức; Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất; Pháp lệnh thuế thu nhập; Pháp lệnh thuế tài nguyên; Pháp lệnh thuế nhà đất. Và một loạt các loại thuế khác như thuế môn bài, thuế sát sinh, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, lệ phí mang sắc thuế như lệ phí trước bạ, lệ phí bay qua bầu trời, lệ phí giao thông như phí cầu, phà,... Ở nước ta thời kỳ bao cấp, thuế thường chỉ mới bảo đảm được khoảng 50-60% tổng số thu của Ngân sách Nhà nước, lúc đó còn phải dựa vào viện trợ, vay nợ. Đến nay nguồn thu từ nước ngoài, nhất là các khoản viện trợ cho không đã giảm nhiều. Quan hệ kinh tế đối ngoại đã chuyển dần sang cơ chế có vay có trả, cả hai bên cùng có lợi. Thuế đã chiếm khoảng 80-90% tổng số thu Ngân sách Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước, giảm tỉ lệ bội chi, góp phần hạn chế và đẩy lùi lạm phát, bước đầu đã ổn định được giá cả và tiền tệ và đã có phần tích luỹ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và trả nợ. Các kết quả đạt được của hệ thống thuế không chỉ thể hiện trong tổng thu ngân sách mà nó còn được thể hiện qua các mặt kinh tế, xã hội khác. Tuy nhiên bên cạnh đó, hệ thống thuế mới trong quá trình kiểm nghiệm trong thực tế những năm qua cũng đã bộc lộ một số mặt tồn tại đó là: các sắc thuế trong hệ thống được thiết kế tách rời, chưa gắn bó hỗ trợ lẫn nhau nên không phát huy được tác dụng đồng bộ của hệ thống thuế. Mặt khác cơ cấu thuế suất thường phức tạp, có nhiều thuế suất khác nhau, trong khi đó nội dung của luật thuế và các văn bản hướng dẫn lại không quy định rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt với thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì biểu thuế còn quá nhiều mặt hàng và thuế suất khác nhau. Do đó có thể thấy hệ thống thuế của ta vẫn còn phức tạp, chưa phù hợp với điều kiện và trình độ của cán bộ quản lý thuế, chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chính sách thuế hiện hành còn chưa bao quát được hết các đối tượng thu và nguồn thu, về cơ bản vẫn chưa khắc phục được tình trạng thu chồng chéo, trùng lắp ở các khâu (thể hiện rõ ở thuế doanh thu), còn chưa công bằng; phân biệt giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài và còn chưa phù hợp với tình hình kinh tế xã hội đã và đang biến đổi hiện nay. Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế của Nhà nước ta là cần thiết, việc thay đổi thuế Giá trị gia tăng cho thuế doanh thu điểm mốc đánh dấu (được thực hiện từ ngày 1-1-1999) là một bước ngoặt lớn cho quá trình đổi mới và hoàn thiện này. 1.2. Một số nội dung cơ bản của thuế GTGT. 1.2.1. Khái niệm Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT), tiếng Anh gọi  là Value Added Tax (viết tắt là VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. 1.2.2. Quá trình ra đời và phát triển của thuế GTGT trên thế giới và ở Việt Nam * Trên thế giới: Thuế GTGT còn có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), thuế doanh thu đã được nghiên cứu, áp dụng nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của toàn thể quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế doanh thu được áp dụng ở Pháp từ năm 1917. Thời kỳ đầu thuế doanh thu chỉ đánh ở giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa với mức thuế suất thấp. Đầu năm 1920, thuế doanh thu được điều chỉnh đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất. Qua thực tế, cách đánh thuế này đã bộc lộ rõ nhược điểm là thuế tính chồng chéo, trùng lặp. Và để khắc phục nhược điểm này năm 1936, Pháp tiến hành cải tiến thuế doanh thu từ việc đánh thuế vào từng khâu sang đánh thuế 1 lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Việc này đã khắc phục được nhược điểm là đánh thuế trùng lặp nhưng việc này lại làm cho việc thu thuế bị chậm trễ so với trước đây vì chỉ khi hàng hóa đi vào lưu thông thì Nhà nước mới thu được thuế. Qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, từ ngày 01/01/1968 thuế GTGT được áp dụng chính thức đối với sản xuất, bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ ở Pháp. * Tại Việt Nam: Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên được thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng để thay thế cho Luật thuế doanh thu theo Chương trình cải cách thuế bước II đã được Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ thông qua. Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng năm 2005). Luật thuế giá trị gia tăng sau 9 năm thực hiện đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước và đã đạt được những mục tiêu đề ra của cải cách thuế bước II. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế đang tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn, Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi, bổ sung) vẫn còn bộc lộ một số vấn đề cần phải xem xét để tiếp tục hoàn thiện. Theo đó, tại kỳ họp khoá XII, kỳ họp thứ 3, ngày 03 tháng 6 năm 2008 Quốc hội đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). 1.2.3. Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam Mở đầu cho tiến trình cải cách thuế giai đoạn II, một trong hai luật thuế được nhà nước ban hành là Luật thuế GTGT thay cho Luật thuế Doanh thu trước đây là một bước tiến mới trong hệ thống thuế ở nước ta. Việc ban hành và thực hiện thuế GTGT là cần thiết vì: Thuế GTGT có thể khắc phục được nhược điểm của thuế Doanh thu như trùng lặp, thuế thu trên thuế, nhiều mức thuế suất, chưa khuyến khích mạnh xuất khẩu và đầu tư công nghệ mới. Thuế GTGT được áp dụng không những đảm bảo được mức thu thuế ổn định cho NSNN mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, là cơ sở để tăng thu cho NSNN. Thuế GTGT thu cả đối với hàng hóa nhập khẩu tạo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước có điều kiện phát huy lợi thế của mình. Khi áp dụng Luật thuế GTGT đã thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc hạnh toán kế toán và thực hiện mua bàn hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn,chứng từ, hạn chế việc thất thu thuế.  Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện để tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. 1.2.4. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế 1.2.4.1. Đối tượng nộp thuế GTGT: Người nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT. 1.2.4.2. Đối tượng chịu thuế GTGT: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định Điều 2 luật thuế GTGT và Điều 2 Nghị định số 158/2003/NĐ - CP của Chính phủ. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa. 1.2.4.3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT: Tất cả những đối tượng thuộc quy định tại điều 4 luật thuế GTGT như : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, sản phẩm muối, sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng hay dịch vụ y tế, dạy học, dạy nghề. Hiện nay, với nghị định của Chính phủ mới ban hành số 158/2003/ NĐ- CP thì đối tượng không chịu thuế GTGT được bổ sung đối với : - Sản phẩm thuỷ, hải sản do các tổ chức, cá nhân trực tiếp đánh bắt bán ra, chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế thông thường. - Thiết bị máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. - Dịch vụ chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá; Bán tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ của các tổ chức tài chính tín dụng. - Sách khoa học-kĩ thuật (bao gồm cả sách tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục); các loại sách, báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa dưới dạng dữ liệu điện tử. - Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe điện. - Dịch vụ, bưu chính viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ . - Sản phẩm là bộ phận nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận của người bệnh: nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. - Đối với hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế chỉ bao gồm: cung ứng nhiên liệu, nguyên vật liệu, phụ tùng, nước và các loại thực phẩm, suất ăn phục vụ hành khách, dịch vụ vệ sinh cho tàu biển, máy bay, tàu hoả quốc tế (không bao gồm dịch vụ bốc xếp hàng hoá xuất khẩu). - Đối với dịch vụ vận tải nếu cơ sở làm dịch vụ vận tải kí hợp đồng vận chuyển hàng hoá ra nước ngoài nhưng không trực tiếp vận chuyển mà thuê các cơ sở khác vận chuyển thì doanh thu dịch vụ vận tải tính trên doanh thu thực thu của khách hàng, không phân biệt vận tải có doanh thu nội địa hay vận tải quốc tế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 1.2.5. Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 1.2.5.1. Giá tính thuế: - Đối với hàng hoá, dịch vụ sản suất trong nước, giá tính thuế GTGT: Nếu là hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB thì giá tính thuế là giá đã có thuế TTĐB. - Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu (giá CIF) cộng với thuế nhập khẩu. - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế GTGT là giá bán của hàng hoá tính theo giá bán trả một lần không tính theo số tiền trả từng kì. - Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế GTGT là giá gia công. Các trường hợp khác như: hàng hoá mang trao đổi, tặng biếu, sử dụng tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá cùng loại tương đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là số tiền thu từng kỳ. Giá tính thuế GTGT đối với các hàng hoà, dịch vụ quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. 1.2.5.2. Thuế suất thuế GTGT: Hiện nay các nước áp dụng thuế GTGT có sự khác nhau trong việc thiết kế mức thuế suất và số lượng thuế suất trong đạo luật thuế giá trị gia tăng. Theo thông lệ chung, Luật thuế giá trị gia tăng của các nước thường áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu và một số hàng hóa thiết yếu đối với đời sống của dân cư. Luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10% áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó: - Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc vào các khu chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ. - Mức thuế suất 5% đối với một số mặt hàng thiết yếu và thông dụng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùnh như: nước sạch, kinh doanh các mặt hàng là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phân bón, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, dụng cụ y tế, đồ dùng để giảng dạy và học tập, dịch vụ khoa học và công nghệ - Mức thuế suất 10% là mức thuế suất phổ biến và áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ còn lại như: điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra; sản phẩm điện tử, xây dựng, lắp đặt, kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới và hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.3. Phương pháp tính thuế. 1.3.1. Phương pháp khấu trừ thuế: Đối tượng áp dụng Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ, kế toán, hóa đơn chứng từ theo theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa dơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Cách tính thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Các nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế đầu vào - Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng. - Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. - Cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ, hải sản có tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến. Trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng được tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh - Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. - Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của pháp luật. - Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ
Luận văn liên quan