Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. “Quyền nhân thân” (Personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín
Với tư cách là thành viên của xã hội, chính vì vậy từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS). Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân.
Để hiểu rõ hơn về quyền nhân thân của cá nhân và các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, em xin phép được lựa chọn và phân tích đề tài về: “Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam”.
24 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3831 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm 9 cao nhất lớp môn luật dân sự modul 1 thuộc về mình, tự hào, tự hào.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. “Quyền nhân thân” (Personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín…
Với tư cách là thành viên của xã hội, chính vì vậy từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế – xã hội v.v… Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS). Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân.
Để hiểu rõ hơn về quyền nhân thân của cá nhân và các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, em xin phép được lựa chọn và phân tích đề tài về: “Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam”.
NỘI DUNG
I, Cở sở pháp lý về quyền nhân thân và ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự ra đời của Bộ luật dân sự (có hiệu lực từ 1/7/1996), nhiều quyền nhân thân của công dân đã được Nhà nước công nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ.
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
1. Khái niệm về quyền nhân thân.
Trong quan hệ dân sự, quyền nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh chủ yếu của bộ luật dân sự và là một loại quan hệ mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển của xã hội, thể hiện thái độ của Nhà nước với công dân.
Khái niệm về quyền nhân thân được quy định cụ thể ở Điều 24 – BLDS năm 2005 như sau:
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm:
- Quyền đối với tên, họ (Điều 26);
- Quyền thay đổi tên họ (Điều 27);
- Quyền xác định dân tộc (Điều 28);
- Quyền được khai sinh (Điều 29);
- Quyền được khai tử (Điều 30);
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31);
- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể(Điều 32);
- Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33);
- Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34);
- Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35);
- Quyền xác định lại giới tính (Điều 36);
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37);
- Quyền bí mật đời tư (Điều 38);
- Quyền kết hôn (Điều 39);
- Quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40);
- Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41);
- Quyền ly hôn (Điều 42);
- Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43);
- Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); - Quyền đối với quốc tịch (Điều 45);
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46);
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47);
- Quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48);
- Quyền lao động (Điều 49);
- Quyền tự do kinh doanh (Điều 50);
- Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50).
2. Tính chất của quyền nhân thân.
* Không thể được chuyển giao: Quyền nhân thân do bản thân gắn liền với chủ thể của quyền đó. Sự tồn tại cảu chủ thể chính là lí do tồn tại của quyền, cũng chính sự tồn tại của chủ thể quy định giá trị xã hội cảu quyền, đồng thời là điều kiện để giá trị đó được bảo tồn. Chủ thể cũng không thể chuyển giao quyền nhân thân của mình cho chủ thể khác trong lúc còn sống bởi sự hiện hữu của chủ thể khác không lí giải được sự tồn tại của quyền nhân thân.
* Không thể bị kê biên: Quyền nhân thân không thể được kê biên và đem bán trong khuôn khổ một vụ cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Về mặt kĩ thuật, đây là hệ quả của tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân. Suy cho cùng chẳng có lợi ích để kê biên một vật thuộc về một người, dù có giá trị tiền tệ, mà ta không thể chuyển giao quyền sở hữu cho một người khác.
* Không mất đi do thời hiệu: Quyền nhân thân tồn tại ngay cả trong trường hợp không được sử dụng trong một thời gian dài. Nó có cùng sức sống với chính chủ thể hay đúng hơn với nhân thân pháp lý của chủ thể.
3. Ý nghĩa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý của xã hội.
Để bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế và bảo đảm trật tự pháp lý của xã hội pháp luật quy định người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác phải xin lỗi, cải chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác không tự chấm dứt hành vi xâm phạm, không thực hiện trách nhiệm dân sự của họ theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các phương thức, biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình… Ngoài ra, trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết cũng có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc áp dụng các biện pháp hành chính, biện pháp dân sự hoặc hình sự hoặc các biện pháp tư pháp khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân. Như vậy, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là việc cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các phương thức, biện pháp do pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm dân sự về hành vi trái pháp luật của mình.
Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng.
Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân.
Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo. Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyền dân sự khác như không thể trị giá được bằng tiền, không thể chuyển giao cho người khác, trừ những ngoại lệ do pháp luật quy định…
=>Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có một số khác biệt với việc bảo vệ các quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu v.v… Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội. Để nâng cao được hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngoài góc độ pháp lý thì vấn đề này cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội.
II, Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân. Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm. Theo đó, trong trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm chỉ được bảo vệ quyền nhân thân của mình theo những phương thức và biện pháp do pháp luật quy định.
Quyền nhân thân là một đối tượng được bảo đảm không chỉ bằng biện pháp mang tính pháp lí mà trước hết bằng những cơ sở, cơ chế của nhà nước, tạo điều kiện kinh tế, xã hội cho con người ngày càng phát triển về mọi mặt, vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Đối với các biện pháp mang tính pháp lí thì bảo vệ quyền nhân thân cũng thuộc về nhiệm vụ của nhiều ngành luật: Hình sự, hành chính, lao động, HN & GĐ…phù hợp với phương pháp điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật dân sự, bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân theo quy định tại Điều 25 – BLDS năm 2005 bao gồm:
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan , tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan , tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
=> Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau là cần thiết, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả. Hơn nữa, các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm nhiều quyền khác nhau và các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng rất đa dạng nên việc pháp luật quy định đa dạng hóa các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là rất cần thiết. Thông thường, trong trường hợp quyền nhân thân của mình bị xâm phạm thì trước hết cá nhân tự tiến hành các hành vi bảo vệ cần thiết, tương xứng với hành vi xâm phạm để chống lại hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của mình, ngăn chặn không cho các hành vi đó tiếp tục xảy ra như trực tiếp cải chính, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.
Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyền nhân thân của mình bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân được tiến hành kịp thời, ngăn chặn được hậu quả xấu có thể xảy ra và có thể không khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các đương sự, giữ gìn được mối quan hệ bình thường giữa các đương sự. Tuy vậy, việc tự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thường chỉ có hiệu quả khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân nhận thức được trách nhiệm của họ.
Đối với những trường hợp người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không nhận thức được trách nhiệm của họ thì việc bảo vệ quyền nhân thân theo phương thức này nhiều khi không có hiệu quả. Trong trường hợp này việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân cần phải có sự hỗ trợ bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Theo đó, cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu tổ hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát v.v.. bảo vệ. Các cơ quan, tổ chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm như xử lý người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, buộc họ phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thông qua việc yêu cầu các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát bảo vệ là rất cần thiết bởi các cơ quan này là các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ quyền hạn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, trong đó có quyền nhân thân của cá nhân. Hơn nữa, các quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát còn được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ quyền nhân thân, tùy quyền nhân thân nào của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ xâm phạm và thái độ của người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể lựa chọn thực hiện phương thức pháp lý cần thiết, phù hợp để bảo vệ quyền nhân thân của mình.
Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức độ khác nhau. Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật. Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất.
Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính; yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra.
Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền nhân thân của mình.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân chấm dứt hành vi đó. Trên thực tế, biện pháp này thường được người có quyền nhân thân bị xâm phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng không được đáp ứng. Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án áp dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bảo vệ quyền nhân thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi người có quyền nhân thân bị xâm phạm yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minh được quyền nhân thân của mình, hành vi xâm phạm quyền nhân thân của họ là trái pháp luật.
Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ. Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm hại có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền nhân thân của mình. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thể quyền nhân thân bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự lựa chọn quyết định. Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả.
III. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân và một số kiến nghị
Quyền nhân thân của cá nhân tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác tạo thuận lợi cho việc thực hiện trên thực tế. Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau trong những năm gần đây các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân vẫn xảy ra nhiều, khá đa dạng, xâm phạm đến nhiều lĩnh vực của quyền nhân thân như quyền của cá nhân đối với tên họ, hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền bí mật đời tư v.v… Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể của một cơ quan,tổ chức nào về tất cả các trường hợp xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân nhưng theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao hàng năm và theo việc đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng thì trong những năm gần đây dường như các trường hợp xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ngày một nhiều, có chiều hướng đa dạng và phức tạp. Trong đó, có vụ với những hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân rất nghiêm trọng không chỉ phải xử lý về dân sự mà còn phải xử lý về hình sự như vụ vợ chồng Chu Văn Đức