“Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay đổ¬i chế độ tư bản lỗi thời, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa khi những điều kiện vật chất và tinh thần cho sự thay thế đó đã ở mức nhất định, và khi hình thành tình thế cách mạng.”
Như vậy muốn cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra phải có những điều kiện tiên quyết cơ bản đó là điều kiện về vật chất, điều kiện về tinh thần, và tình thế cách mạng.Có thể nói đây là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội. Các hình thái xã hội ra đời sau đều tiến bộ hơn hình thái xã hội trước nó và đưa lịch sử nhân loại phát triển lên một tầm cao hơn. Xã hội muốn phát triển phải có sự đấu tranh và loại bỏ những mâu thuẫn trong xã hội.Và những cuộc đấu tranh loại bỏ những mâu thuẫn đối kháng chính là cuộc cách mạng xã hội. “Cách mạng xã hội là sự cải biến căn bản chế độ xã hội, là sự thay thế chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn, phù hợp hơn với trình độ và nhu cầu phát triển của lịch sử”
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5718 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
PHẦN 1: MẤY VẤN ĐỀ VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI .
“Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay đổi chế độ tư bản lỗi thời, bằng chế độ xã hội chủ nghĩa khi những điều kiện vật chất và tinh thần cho sự thay thế đó đã ở mức nhất định, và khi hình thành tình thế cách mạng.”
Như vậy muốn cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra phải có những điều kiện tiên quyết cơ bản đó là điều kiện về vật chất, điều kiện về tinh thần, và tình thế cách mạng.Có thể nói đây là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội. Các hình thái xã hội ra đời sau đều tiến bộ hơn hình thái xã hội trước nó và đưa lịch sử nhân loại phát triển lên một tầm cao hơn. Xã hội muốn phát triển phải có sự đấu tranh và loại bỏ những mâu thuẫn trong xã hội.Và những cuộc đấu tranh loại bỏ những mâu thuẫn đối kháng chính là cuộc cách mạng xã hội. “Cách mạng xã hội là sự cải biến căn bản chế độ xã hội, là sự thay thế chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn, phù hợp hơn với trình độ và nhu cầu phát triển của lịch sử”
Các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ diễn ra khi mục đích của nó là tiêu diệt chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời và xây dựng một xã hội tiên tién hơn.Nếu như giai cấp lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản là giai cấp tư sản thì công nhân là những người bắt đầu cho quá trình chuẩn bị lực lượng, vật chất, tinh thần cho cách mạng xã hội. Giai cấp công nhân sẽ thông qua chính đảng của mình là Đảng cộng sản lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ dùng sức mạnh để lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản .Trên cơ sở lật đổ xã hội tư bản cũ sẽ xây dựng một xã hội mới tiến bộ hơn, tiêu diệt toàn bộ yếu điểm, hạn chế mà chế độ xã hội cũ để lại.Chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng thành công khi đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra tại Liên Xô năm 1917 và sự hình thành của một loạt nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sau chiến tranh thế giới II đã làm cho chủ nghĩa tư bản mất đi vị trí thống trị, độc quyền trên thế giới.Đây là một hiện thực không thể chối cãi và hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.Trong giai đoạn ngày nay,chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại và chưa hề bị tiêu diệt như trong nhận định của một số nhà khoa học xã hội chủ nghĩa song trong lòng chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại những mâu thuẫn không gì có thể giảI quyết nổi. Tuy nhiên có thể nhận thấy ngoàI những ưu đỉêm tiến bộ trong sản xuất, kinh tế tư bản chủ nghĩa còn có một khả năng thích ứng tốt.Với bản chất xảo quyệt, chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản hoàn toàn có thể làm dịu lại những mâu thuẫn hiện thời trong lòng xã hội và tiếp tục vận dụng những nguồn lực được tích luỹ trong qúa trình tồn tại để tiếp tục phát triển, mặc dù những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời.
Điều kiện khách quan để cách mạng chủ nghĩa xã hội diễn ra lại nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản.Chủ nghĩa tư bản đã phát triển một quan hệ xã hội mới tiến bộ hơn so với quan hệ phong kiến trước đó.Sau hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ hơn tất cả các thời đại trước đó cộng lại.Tuy nhiên khi chủ nghĩa tư bản phát triển tới một lúc nào đó quan hệ sở hữu tư bản sẽ cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.Khi đó lực lượng sản xuất được xã hội hoá cao sẽ là động lực xoá bỏ quan hệ sản xuất đó.Trong xã hội tư bản lực lượng được xã hội hoá cao chính là giai cấp công nhân hiện đại và nền đại công nghiệp cơ khí.Sở dĩ có thể nói như trên bởi hai yếu tố trên chính là nguồn lao động chính tạo nên của cải và sự phồn thịnh cho giai cấp tư sản. Vậy khi hai lực lượng này đứng dậy xoá bỏ quan hệ sản xuất bất hợp lýthì cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ thành công.
PHẦN 2: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
2.1.Những căn cứ thực tiễn ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Con đường đI lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một con đường phát triển tất yếu của hiện thực khách quan.
Những đIều kiện cho sự phát triển về vật chất và tinh thần cho cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được chuẩn bị ở Việt Nam từ rất sớm. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.Bước sang đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Điều tất yếu hình thành trong các xã hội thuộc địa là sự mâu thuẫn của nhân dân bản xứ với chính quyền đô hộ. Bên cạnh đó, chế độ phong kiến Việt Nam đã đi vào giai đoạn cuối, sự sa đoạ và thối nát được thể hiện rõ. Nhà nước không còn làm đủ chức quyền khi khuất phục trước ách xâm lược thực dân một cách nhanh chóng. Chính vì vậy mâu thuẫn ở Việt Nam không phảI chỉ một mà là hai và các mâu thuẫn chồng chất.Vấn đề giảI phóng đất nước khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến là vấn đề to lớn bức xúc nhất của nhân dân ta.
Trong xã hội có mâu thuẫn ắt có đấu tranh. Sự nghiệp giảI phóng đất nước của nhân dân ta lúc bấy giờ chính là hiện thân của sự đấu tranh xoá bỏ mâu thuẫn đó.Từ nhận định của Đảng ta về bản chất xã hội Việt Nam lúc đó là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến có thể xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với bọn thực dân xâm lược và mâu thuẫ giữa nông dân (nông dân Việt Nam thời kỳ này chiếm 90% dân số trong cả nước) với giai cấp địa chủ phong kiến. Đây là hai mâu thuẫn gắn bó trực tiếp với nhau. Bọn thực dân chủ trương duy trì chính quyền phong kiến để làm tay sai, chỗ dựa cho sự thống trị của bọn chúng còn giai cấp phong kiến Việt nam lúc bấy giờ đã đI vào giai đoạn suy tàn cũng muốn dựa vào sức mạnh thực dân để tiếp tục bóc lột và đàn áp nhân dân (chủ yếu là nông dân).Sự kết hợp trên đây đã tạo ra một hệ thống chính trị cực kỳ phản động, chúng đã đảm bảo được quyền lợi tập trung vào tay của bọn thực dân và sự cai trị trực tiếp của chúng. Đây là bộ máy chính trị thể hiện rõ nhất đặc tính của một chính quyền thực dân. Chính quyền phong kiến Việt Nam lúc này như một bệ đỡ cho thực dân.Việc chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại tức bọn thực dẫn vẫn muốn duy trì một xã hội thấp kém, ấu trĩ, lạc hậu ở nước ta, song thông qua chính quyền phong kiến, chúng đã tăng cường sự cai trị của mình trên nước ta..Thực dân Pháp đã áp dụng chính sách chia để trị và chúng đã chia nước ta ra làm ba kỳ với ba chế độ khác nhau.
Như vậy giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ là hai nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của nhân dân ta lúc bấy giờ. Hai nhiệm vụ này gắn bó mật thiết và làm tiền đề cho nhau. Nhân dân ta chỉ có thể đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến thì mới có thể có độc lập và tự do. Quan hệ biện chứng giữa dân tộc và dân chủ ở nước ta độc đáo và nổi bật.
Để có thể thực hiện được hai nhiệm vụ trên nhân dân ta đã phảI trả qua một quá trình đấu tranh gian khổ, hy sinh nhiều máu và nước mắt. Sự khó khăn đó đến từ sự hạn chế trong nhận thức do thời đại quy định, đến từ sự nghèo khó của một đất nước phương Đông lạc hậu…Đã có người tìm tòi đi trên nhiều con đường đI được thử nghiệm, với “đề tài” con đường cứu nước và giảI phóng dân tộc và sự hy sinh xương máu là không thể kể xiết.Trên con đường đi tìm đường cứu nứơc đó, ta có thể gặp bao khuôn mặt đại diện cho bao nhiêu tầng lớp trong xã hội ta thời bấy giờ.Sự nghiệp giải phóng đất nước đã huy động cả dân tộc tham gia.
Trước tiên là những phần tử ưu tú nhất trong giai cấp phong kiến,Mặc dù giai cấp phong kiến suy đồi song trong đó vẫn có những phần tử ưu tú, có tình yêu đất nước nồng nàn tha thiết, trong những vị vua bán nước họ Nguyễn vẫn có những vị vua anh minh sáng suốt hiểu được nỗi nhục của kẻ mất nước.Và họ chính là những người đặt những bước chân đầu tiên trên con đường thể nghiệm con đường đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.Họ chính “tác giả” của phong trào Cần Vương. Phong trào Cần vương lấy hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến làm nền tảng tư tưởng, mong chờ phục hồi độc lập dân tộc để tiếp tục duy trì chế độ phong kiến.Song, vào thời điểm này, chế độ phong kiến trên toàn thế giới nói chung và phương Đông nói riêng đã tới hồi cáo chung.Chế độ phong kiến không thể tiếp tục duy trì và tồn tại khi tại Phương Tây nó đã bị tiêu diệt vào thế kỷ XVII, XVIII còn ở Phương Đông thì không chống cự nổi với sự xâm nhập của tư bản mới. Vì vậy, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đã không được đặt trên một nền tảng giai cấp phù hợp, không đáp ứng được mục tiêu mà đông đảo quần chúng hướng tới.Chính vì vậy mặc dù có lôi kéo được quần chúng nhân dân tham gia song không tạo được sức mạnh để chiến thắng kẻ thù là chủ nghĩa thực dân Phương Tây.
Tiếp theo sau thế hệ của các cụ Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết… nước ta chứng kiến sự xâm nhập ồ ạt của tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta đầu thế kỷ XX. Hệ tư tưởng này xâm nhập vào nước ta theo một số con đường như từ Trung Quốc(sách báo, tư tưởng của Khang Hữu Vy, Lương Khải Vy, Tôn Trung Sơn…), con đường từ Pháp do sự xâm lược và ách đô hộ của Pháp lên nước ta, và do một số người Việt Nam ở nước ngoài. Một số lãnh tụ tiêu biểu cho phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản ở nước ta phải kể đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học...Đây là những người đã sớm có tư tưởng tiến bộ này ở nước ta mặc dù xuất thân từ giai cấp phong kiến.Những phong trào do họ khởi xướng và lãnh đạo đều hoàn toàn mới so với nhận thức của các nhà yêu nước lúc bấy giờ.Mục tiêu của họ là đấu tranh giành độc lập, sau đó phát triển đất nước theo con đường tư bản như hình mẫu các nước tư bản (bao gồm cả tư bản phương Tây như nước Pháp hoặc tư bản Phương Đông như Nhật Bản).Tuy nhiên phong trào đã thất bại, do không thể dùng hệ tư tưởng tư sản để đấu tranh với nước tư sản.Với điều kiện đất nước ta lúc bấy giờ không thể có một hệ tư tưởng và vật chất tiến bộ hơn thực dân Pháp-một nước tư bản đã được xác lập hơn hai thế kỷ.Mặt khác, cũng vào thời điểm đó hệ tư tưởng tư bản cũng đã trở nên lỗi thời, bộc lộ những yếu điểm và hạn chế của nó, đồng thời đã có một hệ tư tưởng mới tiến bộ hơn ưu việt hơn ra đời trên thế giới. Phong trào tuy kết thúc trong thất bại song cũng đã ít nhiều góp phần nâng cao dân trí và nhận thức của một bộ phận nhân dân. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản một lần nữa lại không đáp ứng được yêu cầu dân tộc và đông đảo quần chúng nhân dân. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 đã là một gợi ý cho sự nghiệm giải phóng dân tộc ta. “Cách mạng Tháng Mười Nga(1917)đã thức tỉnh các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, mở cho họ con đường giải phóng, bỏ qua giai đoạn thống trị của chủ nghĩa tư bản để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội”
Trên thực tế giai cấp tư sản Việt Nam lúc đó quá ít ỏi về số lượng và non kém về chất lượng. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế nghèo nàn, đại bộ phận là nông dân.Từ trước tới đó những người giàu trong xã hội trừ vua quan chỉ chủ yếu là địa chủ, bóc lột nông dân là chủ yếu.Chỉ khi tư bản vào nước ta mới có tầng lớp tư sản ra đời, do vậy tư sản nước ta chỉ chủ yếu làm thuê cho Pháp, tiền vốn ít ỏi, so với mặt bằng chung của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là giàu có song so với tư bản Pháp thì rất nhỏ nhoi.Năm 1943, tổng số tư bản của tư sản Việt Nam là 7,814 triệu phơrăng, so với tổng số tư bản của Pháp hoạt động ở Đông Dương là 4,357 tỷ phơrăng thì phần của tư sản Việt Nam chỉ chiếm 0,2%.Điều kiện kinh tế như vậy không thể tạo cho giai cấp tư sản Việt nam có sức mạnh thực hiện hoài bão giành độc lập cho đất nước.Mặt khác giai cấp tư sản Việt Nam có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp, nội bộ tầng lớp có sự phân hoá thành tư sản dân tộc và tư sản mại bản, phần lớn tư sản Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ địa chủ phong kiến vì vậy trên một phương diện nào đó họ không thể vứt bỏ lối suy nghĩ cũ, có xu hướng khôi phục chế độ cũ.Vì vậy một số có thái độ không cương quyết trong đấu tranh và trên mảnh đất thực dân phong kiến nghiệt ngã giai cấp tư sản Việt nam đã không có đủ điều kiện vật chất và tinh thần cho sự xuất hiện một giai cấp tư sản dồi dào về sức lực mạnh mẽ về tinh thần để đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi ách nô lệ của thực dân.Mọi cương lĩnh, đường lối đều không đáp ứng được nhu cầu dân tộc dân chủ đang ngày càng lên cao trong dân chúng, những nhu cầu bức thiết của đời sống không được giải quyết, đất nước không thể trông chờ vào tầng lớp này.Vì vậy, tầng lớp tư sản việt Nam nói riêng và những nhà yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói chung đã không thể tiếp tục cầm ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc, ngọn cờ này đã chính thức được giao lại cho giai cấp mới tiếp bước trên con đường đấu tranh là con đường vô sản.Năm 1927 sự thất bại của Quốc dân đảng đã chính thức chấm dứt khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản ở nước ta đầu thế kỷ XX.
Như vậy con đường thể nghiệm giải phóng dân tộc đã trải qua nhiều hướng đi, song chưa thể tìm ra một hướng đi đúng đắn.Những nhu cầu của dân tộc ngày càng mạnh mẽ rộng lớn và nó đã vượt qua sự hạn hẹp của cương lĩnh của giai cấp phong kiến hay giai cấp tư sản.Đồng thời nó đòi hỏi mạnh mẽ một xu hướng mới một con đường đi mới đúng đắn và hợp lý hơn.Vấn đề này chỉ và đã được giải quyết bằng một cương lĩnh triệt để mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa do đại diện của giai cấp vô sản nêu ra.Đây là nguyện vong và nhu cầu bức thiết của các giai cấp và tầng lớp xã hội cơ bản ở nước ta.
Vào những năm 20 của thế kỷ trước, người ta chứng kiến sự biến động sâu sắc trong các tầng lớp xã hội ở Việt Nam và trong qúa trình đó, từng giai cấp, từng tầng lớp đã thể hiện vai trò của mình đối với cách mạng và cũng qua đó động lực cách mạng đã hình thành tạo nên điều kiện chủ quan cho cách mạng Việt Nam sau này.Sau cuộc khai thác thuộc địa lần I, giai cấp công nhân Việt Nam mới chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội với số lượng công nhân ít ỏi.Tuy nhiên số lượng công nhân đã tăng vọt sau khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở nước ta.Công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân là nông dân, do không thể sống trên chính mảnh ruộng của mình mà họ phải phiêu dạt ra thành phố và bán sức lao động cho tư bản Pháp.Công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột,của thực dân, tư sản , địa chủ…vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam ngoài nỗi đau mất nước còn phải chịu sự bóc lột về thể xác vì vậy họ đã sớm hình thành ý thức dân tộc và giai cấp.Mặc dù có mang đặc điểm của công nhân thế giới là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến song giai cấp công nhân Việt Nam đều xuất thân từ nông dân, hiểu được nỗi thống khổ vì vậy công nhân Việt Nam chỉ một lòng đoàn kết thống nhất đấu tranh giành lấy tự do và công bằng.Vì vậy trong nội bộ giai cấp công nhân Việt Nam không hề xuất hiện công nhân quý tộc và không phải trải qua thời kỳ đấu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạo của giai cấp tư sản.Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam ban đầu mang tính chất tự phát song đi cùng sự gia tăng về số lượng là sự phát triển về chất lượng. Các phong trào không còn chỉ hướng vào lợi ích kinh tế mà đã chĩa mũi nhọn vào vấn đề chính trị, có yêu sách riêng với nguyện vọng độc lập dân tộc, dân chủ mang tính triệt để và hướng tới chủ nghĩa xã hội.Việc ra đời chính đảng của mình đã chứng tỏ nhận thức tự giác của công nhân Việt Nam.
Bên cạnh công nhân là giai cấp nông dân.Đây là giai cấp chiếm số lượng đông nhất ở nước ta(90% dân số).Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề và bị phân hoá sâu sắc.Bị tước đoạt ruộng đất phần lớn nông dân rơi vào tình cảnh bần cùng hoá, một số trở thành công nhân, một số không thể trở thành công nhân lại quay trở về nông thôn làm thuê trên chính mảnh ruộng của mình, còn một số khác thì lưu manh hoá, sống cuộc sống bế tắc không lối thoát.Có thể thấy giai cấp công nhân có nguồn gốc từ nông dân, họ và giai cấp nông dân cũng cùng có cùng mối lo ngại chung và kẻ thù chung là phong kiến và thực dân.Tuy điều này lý giải cho sự liên kết chặt chẽ của hai giai cấp này trong cách mạng sau này.
Một đặc điểm mới trong kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp xâm lược đó là sự mở rộng của các thành thị. Đi cùng với đó là sự gia tăng về số lượng của tầng lớp tiểu tư sản.Tâng lớp này bao gồm các trí thức, dân nghèo thành thị, học sinh sinh viên v..v..họ cũng bị thực dân Pháp chèn ép, đa số có cuộc sống bấp bênh không ổn định.Song đây là những người ít nhiều được tiếp xúc với tri thức mới và có những nhận thức đúng đắn, vì vậy họ cũng sớm tham gia với công, nông trong phong trào chống Pháp, hướng tới chủ nghĩa xã hội.
Đây là cơ sở để phong trào yêu nước của nhân dân ta trong những năm thập niên đầu của thế kỷ XX phát triển rộng lớn và mạnh mẽ.Cùng phát triển song song với phong trào yêu nước là phong trào công nhân, và cả hai phong trào đều hướng tới một mục tiêu hoàn toàn mới mẻ so với thời kỳ trước là mục tiêu chủ nghĩa xã hội.Từ trong những phong trào đó yêu cầu dân tộc dân chủ đã tự thân diễn biến và phát triển chín muồi.Năm 1921 Hồ Chí Minh đã nêu một nhận xét quan trọng: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư sản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.”
Tóm lại mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ở nước ta đã lên đến đỉnh điểm vào cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, sự phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân là tiền đề cho sự bùng nổ cách mạng. Cùng với đó hoạt động của Nguyễn ái Quốc truyền bá tư tưởng Mác-Lênin vào nước ta đã trở thành nhân tố thứ ba quan trọng trong sự thành công của cách mạng xã hội. “Phong trào đấu tranh mang tính tự phát của giai cấp công nhân khi được soi sáng bởi lý luận cách mạng chủ nghĩa Mác-Lênin biến thành tự giác, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản, tức là tạo nên một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất đảm bảo cho cuộc đấu tranh của giai cấp này đi tới thắng lợi.”
2..2.Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Năm 1930 Đảng cộng sản Việt nam ra đời đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của dân tộc và nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.Trong Chính cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Nguyễn áI Quốc đã khẳng định: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Cuộc cách mạng xã hội sẽ thành công khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện chủ quan, khách quan và có tình thế cách mạng.Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta đã thành công như vậy.Và Đảng cộng sản là đại diện cho giai cấp công nhân lãnh đạo đất nước xây dựng hoàn chỉnh cách mạng xã hội chủ nghĩa.Cách mạng tháng Tám đã làm được nhiệm vụ dân tộc đề ra, giành lại độc lập cho nước nhà, nhân dân ta từ địa vị nô lệ trở thành người làm chủ chính cuộc sống của mình, được sống cuộc sống tự do trên chính mảnh đất mình sinh ra.
Từ sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta lại phải đối mặt với sự xâm lược lần hai của thực dân Pháp.Do vậy, giờ đây nhân dân ta vừa phải giữ gìn độc lập vừa phải tiếp tục đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội như đường lối đã vạch ra.Nhiệm vụ cơ bản của lúc bấy giờ chính là kháng chíên kiến quốc. “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi”
Theo lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về tiến trình của cách mạng xã hội, giai đoạn thứ nhất của tiến trình cách mạng là “Giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai cấp giành lấy dân chủ”.Sở dĩ chúng ta thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 do sự đúng đắn trong đường lối chỉ đạo của Đảng.Chỉ thị và chủ trương “Kháng chiến kiến quốc”đã phản ánh mối quan hệ khách quan giữa yêu cầu giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội ở nước ta.Độc lập dân tộc là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thực thi giải phóng xã hội ở nước ta.Mặt khác, đường lối này còn vận dụng đúng đắn và sáng tạo lý luận của Mác-Lênin về tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, đưa cuộc cách mạng này đến thắng lợi triệt để rồi chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.Bên cạnh chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, bảo toàn được nền độc lập, nước ta còn đạt được một số thành tựu trong kiến quốc là: Xây dựng được một nền kinh tế dân tộc dân chủ nhân dân, không những đảm bảo cuộc sống của nhân dân còn chi viện cho t