Đề tài Quá trình phát triển của bưu chính viễn thông Việt Nam: Nhìn từ góc độ quy luật lượng - chất

Triết học Mác ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX đã chỉ ra rằng Thế giới vật chất không chỉ tồn tại trong sự thống nhất đa dạng của các sự vật hiện tượng mà còn giữa chúng có mối liên hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Thế giới vật chất như một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau vừa có sự quan hệ qua lại thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và phát triểncủa sự vật, hiện tượng. Sự liên hệ,tác động qua lại làm cho cácsự vật vận động và phát triển không ngừng. Phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung quan trọng của quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại – một trong những vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác. Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển của mình, Bưu chính Viễn thông Việt Nam -một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phải chăng đây là biểu hiện sinh động của việc vận dụng thành công Quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất trong suốt những năm qua. Với những kiến thức đã được nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cácthầy cô giảng viên và nhà trường, trong bài viếtnày, tôi xin tập trung nghiên cứu những vấn đề xungquanh Quy luật Lượng –Chất và Sự vận dụng Quy luật trong quá trình phát triển ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đề tài có tên gọi: “QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM –NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT”. Đây là một đề tài có tính lý luận, thực tiễn cao, đòi hỏi khả năng nắm bắt sâu về những quan điểm của triết học Mác -Lê Nin cũng nhưnhững kiến thức tư liệu lịch sử và tình hình hoạt động của ngành Bưu chính Viễn thông. Vì thế,với khả năng có hạn cùng những hạn chế nhất định về quỹ thời gian và điều kiện học tập, đề tài không sao tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và đồng nghiệp. Đề tài gồm những nội dung chính sau : Phần thứ nhất : Những vấn đề lý luận chung Phần thứ hai : Quá trình hình thành và phát triển của Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam –Nhìn tự góc độ Quy luật Lượng -Chất Phần thứ ba: Kết luận

pdf21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình phát triển của bưu chính viễn thông Việt Nam: Nhìn từ góc độ quy luật lượng - chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Triết học Mác ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX đã chỉ ra rằng Thế giới vật chất không chỉ tồn tại trong sự thống nhất đa dạng của các sự vật hiện tượng mà còn giữa chúng có mối liên hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Thế giới vật chất như một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau vừa có sự quan hệ qua lại thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự liên hệ, tác động qua lại làm cho các sự vật vận động và phát triển không ngừng. Phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung quan trọng của quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại – một trong những vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác. Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển của mình, Bưu chính Viễn thông Việt Nam - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phải chăng đây là biểu hiện sinh động của việc vận dụng thành công Quy luật chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất trong suốt những năm qua. Với những kiến thức đã được nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giảng viên và nhà trường, trong bài viết này, tôi xin tập trung nghiên cứu những vấn đề xung quanh Quy luật Lượng – Chất và Sự vận dụng Quy luật trong quá trình phát triển ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đề tài có tên gọi: “QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT”. Đây là một đề tài có tính lý luận, thực tiễn cao, đòi hỏi khả năng nắm bắt sâu về những quan điểm của triết học Mác - Lê Nin cũng như những kiến thức tư Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 3 liệu lịch sử và tình hình hoạt động của ngành Bưu chính Viễn thông. Vì thế, với khả năng có hạn cùng những hạn chế nhất định về quỹ thời gian và điều kiện học tập, đề tài không sao tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và đồng nghiệp. Đề tài gồm những nội dung chính sau : Phần thứ nhất : Những vấn đề lý luận chung Phần thứ hai : Quá trình hình thành và phát triển của Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Nhìn tự góc độ Quy luật Lượng - Chất Phần thứ ba : Kết luận Để hoàn thành Đề tài này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giảng viên Khoa Mác - Lê Nin Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện tập đề tài này./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2008 NGƯỜI THỰC HIỆN Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 4 Phần thứ nhất : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. PHẠM TRÙ “CHẤT” VÀ “LƯỢNG” Theo Arixtốt, “chất” là tất cả những gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành, còn “lượng” được phân thành hai loại: số lượng (là loại lượng mang tính rời rạc) và đại lượng (là loại lượng mang tính liên tục). Arixtốt là người đầu tiên nêu ra quan niệm về tính nhiều chất của sự vật, từ đó ông phân biệt sự khác nhau về hình thức với chất căn bản của sự vật – cái sẽ xuất hiện (hoặc mất đi) cùng với sự sinh thành (hay mất đi) của bản thân sự vật. Ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu phạm trù “độ”, xem “độ” là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa “chất” và “lượng”. Quan điểm biện chứng về “chất” và “lượng” đạt được bước phát triển mới trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hê ghen. Với quan điểm biện chứng, Hêghen cho rằng chất phát triển từ “chất thuần túy” đến “chất được xác định”, chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng. Lượng cũng không ngừng tiến hóa, “số lượng” là đỉnh cao nhất trong sự tiến hóa của lượng. Hê ghen cũng xem xét tính độc lập tương đối giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong một khoảng nhất định, đó là cơ sở để hình thành phạm trù “độ”. Trong việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Hêghen đặc biệt chú ý tới phạm trù “bước nhảy”. Chính dựa trên tư tưởng này của Hêghen mà Lê Nin đã rút ra một kết luận quan trọng: việc có thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ bản để xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay quan điểm siêu hình về sự phát triển. Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hêghen đã xem các phạm trù chất, lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát của tinh thần, của ”ý niệm tuyệt đối”. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong quan niệm về chất, lượng và quy luật về mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất nói chung. Khi quan sát các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như xã hội, chúng ta thấy rằng, các sự vật và hiện tượng đó luôn tác động qua lại với nhau. Chính qua những sự tác động qua lại đó, Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 5 sự vật bộc lộ ra những tính chất của mình. Tất cả những tính chất đó được khái quát trong phạm trù “thuộc tính”. Thuộc tính là những cái vốn có của sự vật, nhưng nó chỉ bộc lộ ra bên ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác. Để nhận thức được các thuộc tính của sự vật, chúng ta phải nhận thức qua các mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. Trong số các thuộc tính đó, có một số có thể thay đổi, thậm chí mất đi, nhưng sự vật vẫn là nó. Chẳng hạn, thuộc tính “tự do cạnh tranh” của chủ nghĩa tư bản có thể mất ở mức độ đáng kể, thay thế vào đó là sự độc quyền ngày càng áp đảo, nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản. Do vậy, các thuộc tính của sự vật là sự biểu hiện của một cái gì đó căn bản hơn, chính cái đó đặc trưng cho sự vật. Cái căn bản hơn đó là chất của sự vật. Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Thuộc tính là một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật, nó được bộc lộ ra trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác. Đặc trưng khách quan nói trên quy định phương thức nhận thức của con người đối với chất của sự vật. Để nhận thức được những thuộc tính, từ đó nhận thức được chất của sự vật, chúng ta cần nhận thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc lộ ra một thuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật. Do vậy, để nhận thức được chất với tư cách là sự tổng hợp tất cả các thuộc tính vốn có của nó, chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng hợp các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với sự vật khác. Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt tính không thể tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó. Ph. Ăng ghen cho rằng, những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 6 Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính. Các thuộc tính khác nhau có vị trí không như nhau, trong đó, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi một sự vật chỉ có một chất cơ bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật. Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó. Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật, mà xét riêng về các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Việc nắm được tính cấu trúc của sự vật cho phép hiểu được vì sao sự thay đổi hay mất đi của một số thuộc tính này hay thuộc tính khác của sự vật nhưng không trực tiếp dẫn đến thay đổi chất của nó. Chẳng hạn, ngày nay do tiến bộ khoa học – công nghệ, do đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động … mà sự quản lý trực tiếp của nhà tư bản đối với doanh nghiệp có xu hướng giảm, giai cấp tư sản ở một số nước thực hiện chủ trương cổ phần hóa một bộ phận cho những người lao động, trung lưu hóa một bộ phận đáng kể dân cư, nhưng chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất vẫn tồn tại, quan hệ giữa tư bản với lao động vẫn là quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Bởi vì, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối vẫn do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa quy định. Có thể nói, tuy có một số thay đổi như nêu trên, nhưng ở các nước đó, chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Tính xác định về chất của một loại đối tượng nào đó là tính như nhau của các đối tượng đó. Giữa các đối tượng thuộc cùng loại có thể có sự khác nhau về lượng. Chúng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, chúng có thể khác nhau về thể tích, về đại lượng… Như vậy ngoài tính quy định về chất, bất kỳ sự vật nào cũng có tính quy định về lượng. Đối với các đối tượng cùng loại, lượng là cái nói lên mặt đồng nhất giữa chúng. Trong thực tế, như trên đã đề cập, ngay các đối tượng cùng loại cũng Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 7 có nhiều thuộc tính không như nhau. Từ những đối tượng vốn rất đa dạng đó, muốn tìm ra sự đồng nhất để từ đó đi đến ý niệm về lượng, đòi hỏi phải có sự trừu tượng hóa, tư duy bỏ qua tất cả những sự khác nhau vốn có thật của các đối tượng cùng loại. Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó. Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển – tức là được thể hiện trong các thuộc tính không gian, thời gian của các sự vật và hiện tượng. Lượng cũng mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ được lượng của sự vật. Những đặc trưng về lượng (đặc biệt là đại lượng) cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất định. Trong thực tế có những thuộc tính về lượng của sự vật không thể biểu thị một cách chính xác bằng số lượng hay đại lượng. Thí dụ, trình độ giác ngộ cách mạng, phẩm chất tư cách đạo đức của một người … Trong những trường hợp như thế, để có tri thức đúng đắn về lượng phải có sự trừu tượng hóa cao với một phương pháp khoa học. Không chỉ chất mà ngay cả thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng. Do vậy, một sự vật có vô vàn lượng. II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHẤT Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, chất và lượng đều biến đổi. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản về chất của sự vật đó. Song sự thay đổi của lượng chỉ chưa dẫn tới thay đổi của chất trong những giới hạn nhất định. Vượt qua giới hạn đó, cũng có thể làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 8 Giới hạn, trong đó những thay đổi về lượng của sự vật chưa gây ra những thay đổi căn bản về chất được gọi là “độ”. Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm mà tại đó, sự thay đổi căn bản về chất được thực hiện được gọi là “điểm nút”. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Sự vận động và phát triển là không cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của các sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ. Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là “bước nhảy”. Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính tiệm tiến, tính dần dần của sự thay đổi về lượng nên các nhà siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại trong thực tế những bước nhảy. Theo Hêghen, bất kỳ sự thay đổi nào về chất cũng là sự đứt đoạn của tính tiệm tiến về lượng, đó là bước nhảy. Thừa nhận bước nhảy là điều kiện lý giải đúng tính đa dạng về chất trong hiện thực, Lê Nin nhấn mạnh “Tính tiệm tiến mà không có bước nhảy vọt, thì không giải thích được gì cả “(1). Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó. Thế giới muôn hình, muôn vẻ cho nên sự thay đổi về chất cũng hết sức đa dạng, với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Tính chất của các bước nhảy được quyết định bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có của nó, bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất. Trong tính đa dạng của những hình thức thay đổi về chất, chúng ta lưu ý tới một số loại bước nhảy cơ bản: Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần, bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 9 Sự phân chia thay đổi về chất thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dân vừa dựa trên thời gian của sự thay đổi về chất, vừa dựa trên tính chất của bản thân sự thay đổi đó. Những bước nhảy được gọi là đột biến, khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản cấu thành của nó. Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ. Thời kỳ quá độ từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thí dụ cho bước nhảy dần dần đó. Bước nhảy dần dần là một quá trình phức tạp, trong đó có cả những quá trình tuần tự lẫn những bước nhảy nhỏ. Như vậy, sự khác nhau giữa hai loại bước nhảy vừa nêu không chỉ ở thời gian diễn ra sự thay đổi về chất, mà cả ở cơ chế của sự thay đổi đó. Mặc khác, cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần về lượng. Những thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuôn khổ của chất đang có, bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa chất này sang chất khác, là sự đứt đoạn của tính liên tục. Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật đó. Đối với các sự vật phức tạp về tính chất, về những yếu tố cấu trúc, về những bộ phận cấu thành… bước nhảy thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đến thay đổi về chất toàn bộ. Khi xem xét sự thay đổi về chất, người ta còn chia sự thay đổi đó ra thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa. Trong trường hợp này, cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của sự vật, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào. Tiến hóa là sự thay đổi về chất không cơ bản của sự vật. Do vậy, cách mạng là một khái niệm có ngoại diên hẹp hơn so với phạm trù bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù dùng để chỉ mọi sự thay đổi về chất, cách mạng Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 10 là sự cải tạo chất căn bản của nó. Hơn nữa, không phải bất kỳ sự thay đổi căn bản nào về chất cũng là cách mạng. Chỉ những thay đổi mang tính tiến bộ, tiến lên, chỉ có sự chuyển hóa từ nấc thang phát triển thấp sang nấc thang phát triển cao mới là cách mạng. Từ những phân tích trên, có thể rút ra nội dung cơ bản của quy luật chuyển dần từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng. Vì vậy để có tri thức tương đối đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Con đường nhận thức đó sẽ diễn ra như sau: từ những nhận thức ban đầu về chất đi tới nhận thức lượng, trong quá trình đó, tri thức về chất được làm sâu sắc thêm, khi đạt đến tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng chúng ta sẽ có tri thức tương đối hoàn chỉnh về sự vật đó. Vì sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nên trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị trí vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên. Trong sự phát triển xã hội, phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sáng thay đổi mang tính cách mạng. Xem xét tiến hóa và cách mạng trong mối quan hệ biện chứng của chúng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận trong việc xây dựng chiến lược và sách lược cách mạng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ đó là cơ sở để chống lại chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xét lại hữu khuynh cũng như chủ nghĩa tả khuynh. Việc nắm vững nội dung của quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta đặt ra. Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất trong lĩnh vực đó và tạo điều kiện để thực hiện thành công quá trình đổi Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 11 mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nói chung. Như bất kỳ sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp. Ở đây bất kỳ sự nôn nóng, chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra tổn thất cho cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước. Söï phaùt trieån cuûa BCVT Vieät Nam – nhìn töø goùc ñoä Quy luaät – Löôïng chaát trang 12 Phần thứ hai: SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM – NHÌN TỪ QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT Sự ra đời và phát triển của Bưu điện cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với sự ra đời và tiến trình phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Có thể nói, lịch sử hơn 62 năm qua của Bưu điện cách mạng Việt Nam là quá trình liên tục tích lũy về lượng dẫn đến có nhiều sự biến đổi về chất để rồi từ chỗ chỉ là một công cụ phục vụ thông tin liên lạc cho sự lãnh đạo của Đảng, góp phần vào thắng lợi chung của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đến nay trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Khẳng định vai tr
Luận văn liên quan