Đề tài Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam

- Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam là một quá trình tất yếu của lịch sử. Trong suốt quá trình đó lịch sử Việt đã trải qua nhiều biến động thăng trầm để có thể có được những bước phát triển rực rỡ. - Không chỉ là một quá trình phát triển tất yếu trong tiến trình lịch sử mà đây như một vấn đề, móc xích quan trọng để chúng ta có thể nhìn được một chặng đường dài của quá trình phát triển lịch sử dân tộc. Từ đó ta có thể tìm hiểu được những bản chất hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến nước ta. - Đây là một đề tài hay và làm cho chúng ta có thể đưa những trải nghiệm của mình về những vấn đề lịch sử có tính chất bước ngoặt. Đặc biệt là chế độ phong kiến thống trị tồn tại trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Sự tồn tại của chế độ phong kiến là một minh chứng sống động cho cả một thời kì phát triển của lịch sử dân tộc. Tìm hiểu quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến cũng giống như chúng ta đang tìm hiểu cả một giai đoạn dài trong phát triển dài của lịch sử dân tộc. - Từ lí luận đến thực tiễn là cả một quá trình dài. Nếu như không có thực tiễn thì lí luận cũng chỉ là lí luận xuông, xáo rỗng công thức. Vì vậy từ trước tới nay đã rất nhiều tài liệu nghiên cứu về mặt lí luận của quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam. Bằng những kiến thức lí thuyết đã học về quá trình xác lập của chế độ phong kiến ở Việt Nam tôi xin chứng minh nó qua thực tiễn phát triển của lịch sử dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề. - Xưa nay cũng có rất nhiều nghiên cứu của các nhà sử học, những luận văn tốt nghiệp nói về chế độ phong kiến Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển, những nghiên cứu này đã là nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như việc học tập của học sinh, sinh viên. - Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam là một đề tài hay mang tính học thuật. Nó là căn cốt ban đầu để chúng ta có thể tìm hiểu một cách đúng đắn, đánh giá vai trò của các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc để từ đó yêu quê hương và học tập những bài học lịch sử quý giá trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Vấn đề này đã được nhắc đến nhiều như một nội dung quan trọng cho học sinh, sinh viên có một hướng nghiên cứu lịch sử phong kiến từ những đặc điểm của nó. Đặc biệt là sinh viên chuyên ngành xã hội thì vấn đề quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam thường xuyên được nghiên cứu và thảo luận sôi nổi. - Quá trình xác lập chế độ phong kiến là một đề tài hay và thú vị mặc dù không mới nhưng nó có rất nhiều khía cạnh, một góc độ để khai thác những đề tài làm luận văn tốt nghiệp hay nghiên cứu khoa học như: • Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam. • Chế độ pháp hữu tư nhân. Thực tiễn lịch sử Việt Nam. • Vai trò của Nho giáo đối với việc xác lập chế độ phong kiến Việt Nam.

doc34 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6138 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, Đặt vấn đề. 1, Lí do chọn đề tài. Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam là một quá trình tất yếu của lịch sử. Trong suốt quá trình đó lịch sử Việt đã trải qua nhiều biến động thăng trầm để có thể có được những bước phát triển rực rỡ. Không chỉ là một quá trình phát triển tất yếu trong tiến trình lịch sử mà đây như một vấn đề, móc xích quan trọng để chúng ta có thể nhìn được một chặng đường dài của quá trình phát triển lịch sử dân tộc. Từ đó ta có thể tìm hiểu được những bản chất hình thành và đặc điểm của chế độ phong kiến nước ta. Đây là một đề tài hay và làm cho chúng ta có thể đưa những trải nghiệm của mình về những vấn đề lịch sử có tính chất bước ngoặt. Đặc biệt là chế độ phong kiến thống trị tồn tại trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Sự tồn tại của chế độ phong kiến là một minh chứng sống động cho cả một thời kì phát triển của lịch sử dân tộc. Tìm hiểu quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến cũng giống như chúng ta đang tìm hiểu cả một giai đoạn dài trong phát triển dài của lịch sử dân tộc. Từ lí luận đến thực tiễn là cả một quá trình dài. Nếu như không có thực tiễn thì lí luận cũng chỉ là lí luận xuông, xáo rỗng công thức. Vì vậy từ trước tới nay đã rất nhiều tài liệu nghiên cứu về mặt lí luận của quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam. Bằng những kiến thức lí thuyết đã học về quá trình xác lập của chế độ phong kiến ở Việt Nam tôi xin chứng minh nó qua thực tiễn phát triển của lịch sử dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề. - Xưa nay cũng có rất nhiều nghiên cứu của các nhà sử học, những luận văn tốt nghiệp nói về chế độ phong kiến Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển, những nghiên cứu này đã là nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như việc học tập của học sinh, sinh viên. - Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam là một đề tài hay mang tính học thuật. Nó là căn cốt ban đầu để chúng ta có thể tìm hiểu một cách đúng đắn, đánh giá vai trò của các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc để từ đó yêu quê hương và học tập những bài học lịch sử quý giá trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Vấn đề này đã được nhắc đến nhiều như một nội dung quan trọng cho học sinh, sinh viên có một hướng nghiên cứu lịch sử phong kiến từ những đặc điểm của nó. Đặc biệt là sinh viên chuyên ngành xã hội thì vấn đề quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam thường xuyên được nghiên cứu và thảo luận sôi nổi. - Quá trình xác lập chế độ phong kiến là một đề tài hay và thú vị mặc dù không mới nhưng nó có rất nhiều khía cạnh, một góc độ để khai thác những đề tài làm luận văn tốt nghiệp hay nghiên cứu khoa học như: Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam. Chế độ pháp hữu tư nhân. Thực tiễn lịch sử Việt Nam. Vai trò của Nho giáo đối với việc xác lập chế độ phong kiến Việt Nam. Đó là những đề tài luận văn, nghiên cứu khoa học mà đều là một hướng trong nghiên cứu quá trình hình thành chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là một để tài khá rộng và mở ra nhiều hướng nghiên cứu trong lịch sử phong kiến Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu. - Cho mọi người thấy được cả một tiến trình phát triển dài của lịch sử dân tộc kéo theo đó là chế độ phong kiến dần dần được xác lập. - Thấy được tầm quan trọng của triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc và bản chất của quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam và so sánh nó với quá trình xác lập chế độ phong kiến ở những quốc gia khác. - Giúp ta hình dung tiến trình lịch sử dài của dân tộc. Quá trình phát triển đó không phải là một sự phát triển riêng rẽ không có sự chắt lọc từ những thời kì trước mà là sự tiếp nối có chọn lọc có sự kế thừa và phát triển. - Quá trình xác lập chế độ phong kiến của Việt Nam sẽ cho chúng ta những hiểu biết cơ bản đặc điểm của chế độ phong kiến và những ưu việt của nó không chỉ trên mặt lí thuyết mà còn chứng minh qua thực tiễn. 4. Đối tượng, phương pháp và giới hạn nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: chế độ phong kiến Việt Nam từ những đặc điểm và quá trình hình thành và phát triển. - Phương pháp nghiên cứu: + Liên ngành: sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như địa lí, lịch sử, tôn giáo… để cùng nhìn nhận một vấn đề lịch sử có tính chất bước ngoặt đó là quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam. + So sánh, phân tích, tổng hợp số liệu: so sánh những triều đại với nhau và quá trình phát triển của nó để từ đó phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề quá trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam từ bộ máy nhà nước, chế độ ruộng đất, văn hóa – xã hội… + Một số phương pháp khác: như thu thập thông tin: từ những nguồn tài liệu chính thống như sách lịch sử nghiên cứu hay những thông tin từ những trang web có uy tín…. - Giới hạn nghiên cứu: vì trong lịch sử Việt Nam, chế độ phong kiến được tồn tại dài với nhiều giai đoạn và quá trình phát triển khác nhau, có quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến. Trong bài tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu quá trình từ khi hình thành đến lúc xác lập và phát triển rực rỡ của chế độ phong kiến Việt Nam nghĩa là tới thế kỉ XV với những đặc điểm về mặt lí luận và thực tiễn. II, Nội dung chính. 1, Cơ sở lí luận của chế độ phong kiến Việt Nam. Hoàn cảnh ra đời của chế độ phong kiến Do chiến tranh giữa các thị tộc bùng nổ. Trong đó, thị tộc nào lớn mạnh sẽ thôn tính lần lượt những thị tộc khác và nắm quyền hành trong tay.Những tiến bộ về công cụ, kỹ thuật sản xuất không chỉ làm cho diện tích gieo trồng ngày một mở rộng, năng suất và tổng lượng sản phẩm trong xã hội. Những quan lại và một số người nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng vốn là những tên quan lại và những người nông dân giàu có, được gọi là giai cấp địa chủ. Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân giờ đây cũng bị phân hoá. Một bộ phận giàu có đã trở thành giai cấp bóc lột. Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy, họ là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước. Số còn lại là những nông dân, rất nghèo, không có ruộng, hoặc có quá ít, buộc phải xin nhận ruộng của địa chủ để cày cấy. Khi nhận ruộng, họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gòi là tô ruộng đất. Tầng lớp xã hội mới này được gọi là những tá điền hay nông dân lĩnh canh. Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện hình thành. Đồng thời với quan hệ sản xuất phong kiến đó thì chế độ phong kiến cũng được hình thành với sự xuất hiện của bộ máy nhà nước chuyên chế, quyền lực tập trung trong tay nhà vua. à Ta có thể hiểu một cách ngắn gọn chế độ phong kiến là chế độ đề cao quyền lực của nhà vua, quan hệ sản xuất có sự phụ thuộc chặt chẽ vào nhau giữa nông dân và địa chủ trong đó vẫn chịu sự quản lí của nhà nước. Một số ý kiến về đặc điểm của chế độ phong kiến. Từ lâu chế độ phong kiến hình thành như một quá trình tất yếu của lịch sử. Chế độ phong kiến ra đời trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên mang những đặc điểm khác nhau. Sau đây là một số nghiên cứu của những nhà lí luận nổi tiếng về chế độ phong kiến. + C. Mác: “ Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất Châu Á cổ đại phong kiến, tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của của hình thái kinh tế - xã hội”. + Ăng-ghen: “ Hình thức thứ 3 là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Sở hữu phong kiến cũng dựa vào một cộng đồng nhất định những kẻ đối lập với cộng đồng này với tư cách là một giai cấp trực tiếp sản xuất không phài là nô lệ như trong thế giới cổ đại mà là những người tiểu nông nô dịch”. + C. Mác và Ăng- ghen: “ Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là ở chỗ người nông dân bị trói buộc vào ruộng đất của địa chủ và họ bị bóc lột bằng tô và sức lao động trên miếng đất mà chủ phong kiến cho họ nhưng họ còn có những ngày khác cũng bị lệ thuộc vào chủ” Những ý kiến trên đã khẳng định sự ra đời của chế độ phong kiến như một tất yếu khách quan của lịch sử. Đó là một bước phát triển của thể chế chính trị, sự củng cố quyền lực của nhà nước với những đặc điểm đặc trưng. Chế độ phong kiến tồn tại ở bất kì nơi nào trên thế giới ở cả Phương Đông và Phương Tây. Tuy nhiên do điều kiện xã hội- chính trị khác nhau nên ở mỗi khu vực, lãnh thổ, quá trình phong kiến hóa lại diễn ra mang những đặc điểm riêng. Ở Châu Á được nhận định là khu vực chế độ phong kiến phát triển mạnh với những đặc điểm đầy đủ nhất theo những gì mà Mác và Ăng ghen đã khẳng định. Điều đó chứng minh rằng ở Châu Á đã từng có thời kì hoàng kim phát triển của chế độ phong kiến và sự hình thành của nó có ý nghĩa vô cùng to lớn cho sự phát triển về mọi mặt. Chế độ phong kiến mang những đặc điểm khá rõ ràng để ta có thể nhận biết. Trong đó từ khi hình thành manh nha cho đến khi nó chính thức được xác lập là cả một quá trình dài, phát triển từ thấp nên cao, từ những đặc điểm đơn giản như xuất hiện vua, quan lại đến việc xuất hiện những mối quan hệ phức tạp trong xã hội như địa chủ - nông dân phụ thuộc, chế độ tư hữu về ruộng đất…Vì vậy mà nó tồn tại khá lâu trong lịch sử, đặc biệt là lịch sử các nước phương Đông. Chế độ phong kiến dần dần được xác lập như một minh chứng sống động của quá trình đi lên của lịch sử nhân loại thế giới nhất là những nước Châu Á đặc biệt là Việt Nam. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến trên thế giới. Gồm có 3 đặc điểm chính: Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của giai cấp thống trị là: vua chúa, quý tộc, địa chủ… Lực lượng sản xuất chính trong xã hội là những người nông dân tiểu nông bị ràng buộc vào địa chủ bằng những địa tô phong kiến nhưng người chủ không có quyền sở hữu người nông dân như chủ nô đối với nô lệ. Quan hệ bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là được thể hiện bằng địa tô phong kiến dưới hình thức bóc lột người nông dân thông qua tô thuế. Đây là đặc điểm chung mà của chế độ phong kiến, nó xuất hiện ở các nước phương Đông và phương Tây. Trong đó những đặc trưng trên được xác lập điển hình nhất. Điều đó chứng tỏ chế độ phong kiến mang trong mình những đặc điểm tương đối phức tạp. Đặc điểm riêng của chế độ phong kiến ở phương Đông đặc biệt là ở Việt Nam. Ngoài mang những đặc điểm chế độ phong kiến giống như các nước trên thế giới thì ở phương Đông đặc biệt là chế độ phong kiến ở Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng: Chế độ công hữu về ruộng đất tồn tại lâu dài song song với chế độ tư hữu về ruộng đất trên phạm vi toàn quốc. Đây là một điều dễ nhận thấy ở Việt Nam. Ta thấy Việt Nam là một đất nước có nhiều giai cấp, tầng lớp. Trong quá trình công hữu về tư liệu sản xuất mà đặc trưng của Việt Nam là công hữu ruộng đất (Việt Nam chủ yếu làm nông nghiệp) của nhà nước phong kiến thì đồng hành cùng với nó là sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến và bản thân những quý tộc của nhà vua. Họ có tiền và đầy đủ điều kiện vật chất để có thể chiếm hữu phần ruộng đất đó về tay mình nhờ những chính sách bán đất, khai hoang ruộng đất của nhà vua. Điều này đã hình thành nên quá trình song hành giữa tư hữu ruộng đất cùng với công hữu ruộng đất ở Việt Nam. Một đặc trưng của chế độ phong kiến Việt Nam là quyền lực của nhà vua tồn tại đồng hành cùng tính tự trị văn hóa làng. Văn hóa làng là văn hóa của tinh thần cộng đồng, sự đúc kết những giá trị truyền thống với sự quy chặt trong những quy ước luật lề cộng đồng mà thành viên trong làng đặt ra. Một làng là tập hợp một số lượng thành viên nhỏ, họ sống với nhau bằng tình nghĩa và theo “hương ước”, những nguyên tắc chung. “ Phép vua thua lệ làng”. Tính tự trị của làng xã khá cao. Do vậy việc quyền lực của nhà vua, chính quyền trung ương với tay xuống tận làng xã là một điều không hề đơn giản. Thay vì nhà nước tìm cách xóa bỏ nó thì phải học cách chung sống với văn hóa làng. Đó là một đặc điểm khá riêng biệt của chế độ phong kiến Việt Nam. Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển chậm chạp vì nhà nước ra sức bảo vệ chế độ công hữu để bóc lột nhân dân và giữ vững địa vị mình đang có. Nhà nước phong kiến luôn muốn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp của mình nên luôn muốn bảo vệ những của cải vật chất của đất nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước từ ruộng đất, hoa màu… điều đó đã làm cho sự tư hữu ruộng đất trở nên chậm chạp do nhà nước luôn kìm hãm, không cho nó phát triển, ngưng trệ sự tư hữu về ruộng đất đồng nghĩa với việc quá trình phong kiến hóa trở nên khó khăn. Đây là một nguyên nhân lí giải sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một cách chậm chạp. Kinh tế hàng hóa kém phát triển do chính sách ức thương, không chú trọng thương nghiệp, điều đó dẫn tới chế độ phong kiến ngày càng tồn tại lâu dài và mang đặc điểm là bảo thủ và trì trệ. Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh giữ vững nền độc lập của dân tộc. Những nhà vua nhận ra nguyên nhân chính là do sự mật thám của nước ngoài thông qua những nhà truyền đạo, thương nhân. Điều đó làm cho trong một thời gian dài nước ta ức thương, không cho sự buôn bán trao đổi sản phẩm với nước ngoài mặc dù nước ta rất thuận lợi về đường biển. Kinh tế hàng hóa kém phát triển. Điều đó gói gọn Việt Nam trong sự bảo thủ, trì trệ, không đổi mới, những chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước còn mang tính chủ quan, phiếm diện. Cơ sở thực tiễn của quá trình xác lập chế độ phong kiến của Việt Nam. ( chứng minh qua tiến trình lịch sử) Từ những cơ sở lí luận trên về quá trình xác lập và sự hình thành của chế độ phong kiến trên thế giới và Việt Nam cho ta một cái nhìn tổng quan nhất về mặt lí thuyết. Sau đây ở phần này tôi sẽ trình bày nội dung mang tính thực tiễn để làm rõ và chứng minh quá trình hình thành xác lập chế độ phong kiến Việt Nam. Việt Nam từ thời Bắc thuộc – sự manh nha hình thành chế độ phong kiến. Thời Bắc thuộc khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ suốt hàng nghìn năm lịch sử, thực dân phương Bắc luôn muốn xâm chiếm và âm mưu đồng hóa nước ta bằng mọi cách dưới nhiều thủ đoạn khác nhau. Nhưng lúc này cũng tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi để chúng ta có thể hình thành manh nha xuất hiện dấu hiệu của chế độ phong kiến: Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ phong kiến phương Bắc, bước đầu quá trình tư hữu hóa về ruộng đất được xác lập ở nước ta mặc dù ruộng đất đó tập trung trong quyền sở hữu của thế lực xâm lược. Đây là cơ sở tiền đề để hình thành sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến về sau này. Trên cơ sở đó nó đã làm cho sự manh nha của quá trình tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng điều quan trọng là lúc này chúng ta chưa có quyền lực của vua và bộ máy nhà nước do lúc này chúng ta đang bị quân phương Bắc xâm lược. Quan hệ bóc lột ruộng đất giữa địa chủ phương Bắc và nông dân Việt Nam dần dần được xác lập, người nông dân phải trả cho địa chủ bằng tô thuế hay hoa màu mà họ thu nhận được. Những mối quan hệ đầu tiên của địa chủ với nông dân đã dần dần được phát triển trong quá trình đó làm nền tảng bước đầu cho những mối quan hệ phụ thuộc về sau giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Sự truyền bá của Đạo Nho một hệ tư tưởng chính của chế độ phong kiến. Đạo Nho dần dần truyền bá vào Việt Nam và ảnh hưởng khá sâu rộng đối với những tầng lớp trí thức nội dung là những quan điểm bảo vệ giai cấp thống trị, những mối quan hệ ràng buộc gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”, trung thành với giai cấp thống trị. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là thời kì manh nha của chế độ phong kiến, nó làm nền tảng cho sự phát triển về sau vì trong thời kì này chưa xuất hiện một nhà nước tự chủ với bộ máy nhà nước và những quan lại giúp việc. Ở đây vẫn chưa xuất hiện những dấu hiệu làm nền tảng căn cốt cho sự xác lập chế độ phong kiến mà chỉ manh nha, mơ hồ. Nhưng nó lại giữ một vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng, cơ sở bước đầu về sau cho sự hình thành một chính quyền tự chủ lãnh đạo đất nước lớn mạnh với những ưu việt của một chính quyền phong kiến. Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV – sự tiếp nối phát triển và xác lập những đặc điểm của chế độ phong kiến ở Việt Nam. Đây là thời kì tiếp tục đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của quá trình phong kiến hóa với những đặc điểm nổi bật đáng được ghi nhận. Dần dần trong quá trình phát triển, những dấu hiệu manh nha của thời kì trước đã phát triển nên thành những dấu hiệu đặc trưng để khẳng định sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam dần dần từ thời Ngô – Đinh Tiền Lê đến nhà Hồ. 2.2.1. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. a. Bộ máy nhà nước: - Bộ máy nhà nước trung ương được kiện toàn dưới cải cách của Khúc Hạo. Các hương được thay đổi tổ chức lại gọi là “giáp”. Lãnh thổ thuộc quyền cai quản của chính quyền được mở rộng hơn trước. Bộ máy nhà nước tuy còn sơ giản nhưng bước đầu đã đặt nền móng cho những bộ máy nhà nước tiếp theo được kiện toàn. Chính quyền họ Khúc là một chính quyền độc lập, tự chủ còn mang tính phôi thai. - Đến thời chiến thắng Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã ghi dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sau chiến thắng vẻ vang đó Ngô Quyền tiếp tục đưa đất nước đi lên bằng những chính sách tiến bộ. Về cơ bản bộ máy chính quyền vẫn được tiếp tục củng cố và giữ nguyên so với thời kì trước thể hiện sự tiếp tục phát triển những đặc trưng cơ bản để dẫn tới hình thành chế độ phong kiến Việt Nam. - Nhà Đinh- Tiền Lê: thời Lê dưới vua là các quan văn, quan võ. Lê Hoàn đặt thêm các chức quan đô hộ phủ sĩ sư, chi-hậu… đặc biệt ở thời Đinh – Tiền Lê còn có một bộ phận tăng quan với các chức năng tăng thống, tăng lục… Lê Hoàn đã dùng một vị đại sư làm quốc sư. Điều đó khẳng định sự linh hoạt trong bộ máy nhà nước, sự sáng tạo và tập quyền trong tay vua. Chính quyền vì thế mà ngày càng được củng cố, mở rộng. b. Luật pháp: - Vì đây là giai đoạn đầu phát triển những đặc điểm của chế độ phong kiến nên nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê chưa có pháp luật chính thức nào thành văn, chính quyền còn sơ khai, làng xã còn mang tính tự trị cao. Điều đó cho thấy trong giai đoạn này quá trình phong kiến hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định nhưng vẫn có những đặc điểm chưa được phát triển thêm. Luật pháp là công cụ bảo vệ quyền lực tối cao của nhà nước. Nếu như luật pháp không phát triển cũng đồng nghĩa với việc chính quyền đó chưa thực sự có quyền lực tâp trung và những điều luật bảo về quyền lợi của giai cấp thống trị. Khoảng cách giữa nhà vua và dân chúng còn rất gần. Nó được chứng minh qua thực tiễn lịch sử khi nhà vua Ngô Quyền bị ám hại ngay trong cung cấm của mình. c. Ruộng đất: - Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ruộng đất công nhiều, nhà nước muốn chiếm hữu ruộng đất công để có thể dễ dàng bóc lột sức lao động của nông dân, phong ruộng đất cho những họ hàng thân thích. - Nhà nước quan tâm nhiều đến nông nghiệp, khuyến khích người nông dân sản xuất. - Ruộng đất trong nước cũng một phần được sở hữu giành cho làng xã. Nhân dân trong làng được chia ruộng đất cùng nhau sử dụng tư liệu sản xuất là ruộng đất để nộp thuế cho nhà nước. - Tuy nhiên, rải rác ở quanh làng xã đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của sự tư hữu ruộng đất làm một đặc điểm nổi bật để tiếp tục phát triển quá trình phong kiến hóa của Việt Nam. d. Tôn giáo – xã hội: - Nho giáo vẫn tiếp tục được truyền bá vào Việt Nam như sự minh chứng sự tiếp tục phát triển hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị. Nho giáo khi truyền bá là một công cụ tư tưởng thống trị quan trọng cho giai cấp phong kiến có thể tồn tại và khẳng định quyền lực tối cao của nó. - Xã hội: nhìn chung xã hội thời kì này tương đối ổn định, không có quá nhiều biến động tuy nhiên tiềm ẩn bên trong nó vẫn là mâu thuẫn: giai cấp thống trị đại diện là địa chủ phong kiến với giai cấp bị trị điển hình là nông dân. Trong quá trình phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất thời kì này đã xuất hiện nhiều địa chủ có nhiều ruộng đất, nắm trong tay tư liệu sản xuất để bóc lột những người nông dân không có ruộng đất, đặc điểm tiếp theo của sự xác lập chế độ phong kiến tiếp tục được khẳng định. Thời Lý- Trần Bộ máy nhà nước: Tiếp tục được kiện toàn với sự xác lập của chế độ chuyên chế trung ương tập quyền Vua Ở Trung ương: Quan đại t
Luận văn liên quan