Đề tài Quan điểm của sinh viên K34 Đại học Luật Hà Nội về các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới

Tình cảm và xu hướng giới tính là hai đề tài luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung. Dù ở nhiều nước phương Tây ngày nay, việc kết hôn giữa những người đồng giới đã không còn quá lạ lẫm, thì ở nước ta, theo quan điểm của đại đa số, đây vẫn là một điều không thể chấp nhận được. Việc “không thể chấp nhận” trước tiên được ghi nhận ngay trong khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Có vẻ với chúng ta, hôn nhân đồng giới là một khái niệm không mới nhưng lại chưa hề có một cái nhìn cụ thể và sâu sắc về nó. Với mong muốn được làm sáng rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng tôi tiến hành cuộc thăm dò với đề tài “Quan điểm của sinh viên K34 Đại học Luật Hà Nội về các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới”. Cuộc thăm dò của chúng tôi được tiến hành với mục đích: tìm hiểu quan điểm của sinh viên K34 Đại học Luật với một vấn đề đang được quan tâm ngày nay là kết hôn giữa những người đồng tính, từ đó tìm hiểu lý do để cộng đồng chấp nhận hay không chấp nhận việc kết hôn đồng giới. Để thực hiện mục đích này, nhóm chúng tôi đã triển khai các nhiệm vụ sau: - Lập bảng hỏi với 6 nhóm câu hỏi để tìm hiểu quan điểm của sinh viên vể các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy định về kết hôn giữa những người đồng giới. - Phát phiếu hỏi, xử lý và phân tích các số liệu thu được. - Tổng hợp số liệu và viết báo cáo kết quả thu được. Để hoàn thành cuộc điều tra này, nhóm đã sử dụng phương pháp anket kết hợp phân tích dữ liệu. Và kết quả thu được trong cuộc thăm dò của nhóm chúng tôi như sau:

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan điểm của sinh viên K34 Đại học Luật Hà Nội về các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình cảm và xu hướng giới tính là hai đề tài luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ nói riêng và toàn xã hội nói chung. Dù ở nhiều nước phương Tây ngày nay, việc kết hôn giữa những người đồng giới đã không còn quá lạ lẫm, thì ở nước ta, theo quan điểm của đại đa số, đây vẫn là một điều không thể chấp nhận được. Việc “không thể chấp nhận” trước tiên được ghi nhận ngay trong khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Có vẻ với chúng ta, hôn nhân đồng giới là một khái niệm không mới nhưng lại chưa hề có một cái nhìn cụ thể và sâu sắc về nó. Với mong muốn được làm sáng rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng tôi tiến hành cuộc thăm dò với đề tài “Quan điểm của sinh viên K34 Đại học Luật Hà Nội về các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới”. Cuộc thăm dò của chúng tôi được tiến hành với mục đích: tìm hiểu quan điểm của sinh viên K34 Đại học Luật với một vấn đề đang được quan tâm ngày nay là kết hôn giữa những người đồng tính, từ đó tìm hiểu lý do để cộng đồng chấp nhận hay không chấp nhận việc kết hôn đồng giới. Để thực hiện mục đích này, nhóm chúng tôi đã triển khai các nhiệm vụ sau: - Lập bảng hỏi với 6 nhóm câu hỏi để tìm hiểu quan điểm của sinh viên vể các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy định về kết hôn giữa những người đồng giới. - Phát phiếu hỏi, xử lý và phân tích các số liệu thu được. - Tổng hợp số liệu và viết báo cáo kết quả thu được. Để hoàn thành cuộc điều tra này, nhóm đã sử dụng phương pháp anket kết hợp phân tích dữ liệu. Và kết quả thu được trong cuộc thăm dò của nhóm chúng tôi như sau: I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái quát chung về đồng tính. Xét về khía mặt tình dục, xã hội chia thành hai nhóm người: dị tính ái và đồng tính ái. - Dị tính ái: gồm những người chỉ quan hệ được với người khác giới. - Đồng tính ái: gồm những người chỉ quan hệ với người cùng phái. Đồng tính ái gồm đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (lesbian) (theo quan điểm chung nhất). Về mặt tâm lý học tâm thần, họ được xếp vào nhóm lệch lạc về đối tượng tình dục. Nhóm đồng tính là nhóm người thiểu số trong xã hội. Ở châu Âu, tỷ lệ đồng tính có thể nhận biết được chỉ là 1-2% dân số. Ở châu Á, con số này còn ít hơn. Tuy nhiên, đây chưa phải là những số liệu xác thực, bởi trên thực tế, có rất ít người tự nhận tình trạng đồng tính của mình. Đồng tính là người bình thường về mặt thể xác, cơ thể của họ cũng phát triển hoàn toàn bình thường như mọi người và cũng có khả năng bị mắc các bệnh thông thường, và cũng có khả năng có con nếu như quan hệ với người khác giới. Cái khác biệt của họ chỉ là xu hướng tình dục mà thôi. 2. Quy định của pháp luật hiện hành về hôn nhân đồng giới. Ở nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, nhiều bang của Mỹ đã sớm xây dựng quy phạm pháp luật cho phép kết hôn giữa những người đồng giới, thậm chí điều này còn được ghi nhận hẳn trong Hiến pháp.Còn ở nước ta, hôn nhân đồng giới chưa bao giờ được luật pháp chấp nhận, cụ thể là Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2000 đã quy định rất rõ “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” . Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, và mục đích của cuộc thăm dò mà chúng tôi đưa ra cũng là nhằm tìm hiểu quan điểm của các bạn sinh viên về các nguyên nhân này. Đối tượng thăm dò của chúng tôi là các sinh viên K34 Đại học Luật Hà Nội, bởi lẽ các bạn sinhh viên luôn là những người trẻ năng động, nên sẽ có những cách nhìn đa phương với vấn đề được đặt ra. Mặt khác, sinh viên đại học Luật - những người không chỉ có tri thức chung về xã hội mà còn nắm vững các quy định pháp luật – sẽ là những đối tượng phù hợp nhất cho cuộc thăm dò mang tính chất xã hội – pháp luật này. II. QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN K34 VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI. Việc đưa ra những phân tích, nhận xét quan điểm của sinh viên K34 về các yếu tố tác động đến việc xây dựng các quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới của nhóm tôi sẽ hoàn toàn dựa trên việc đánh giá các số liệu thu được từ cuộc điều tra. Theo đó, để việc phân tích được thuận lợi, chúng tôi đã phân chia bảng hỏi thành 6 nhóm câu hỏi, cụ thể như sau: 1. Phân loại đối tượng điều tra. Nhóm này bao gồm 3 câu hỏi đầu tiên. Việc phân loại đối tượng được tiến hành dựa trên quan điểm của đối tượng với vấn đề được đặt ra, theo đó, chúng tôi đã đặt ra một giả định là NẾU pháp luật Việt Nam có xây dựng quy định “Cho phép kết hôn giữa những người đồng giới” thì quan điểm của các bạn sẽ ra sao? Và kết quả là 40% số người làm bảng điều tra này Không đồng tình với quy định này (tạm gọi nhóm này là nhóm Không đồng tình), thậm chí, với giả thiết thứ hai mà nhóm đưa ra là NẾU chính bản thân họ được phép làm và sửa đổi luật, họ sẽ làm gì,đã có tới 40% trong số họ còn bày tỏ mong muốn sửa đổi quy phạm hiện thời theo hướng: phạt nặng những trường hợp kết hôn cùng giới tính, 35% dễ tính hơn khi chỉ cần giữ nguyên quy định hiện tại, và chỉ số ít 25% đi theo những phương án tỏ ra phần nào thông cảm và ủng hộ cho kết hôn đồng giới. Bên cạnh đó, có 60% người tham gia điều tra tỏ ra Đồng tình với quan điểm chúng tôi đưa ra trong câu hỏi thứ nhất, và chủ yếu nhóm này muốn thay đổi quy định pháp luật theo hướng ủng hộ cho những đồng giới yêu nhau tiến tới hôn nhân (tạm gọi nhóm này là nhóm Đồng tình). Hai câu hỏi nhỏ ở trên không chỉ giúp chúng ta làm một phép phân loại nhanh những người tham gia điều tra, mà tỷ lệ 40/60 còn chỉ ra một thực tế : ngày nay, xã hội dường như đã có một cái nhìn thông thoáng hơn với vấn đề kết hôn đồng giới, cụ thể là trong khi luật pháp vẫn còn quy định cấm kết hôn đồng giới thì nhiều người đã sẵn sàng lên tiếng ủng hộ và mong muốn luật có những sửa đổi theo hướng có lợi cho những người đồng tính. Nguyên nhân của sự thay đổi quan điểm này sẽ được chúng ta lý giải rõ ràng hơn trong những phần sau. Có một điểm chung giữa hai nhóm đối tượng trên, đó là chủ yếu họ đều cho rằng yếu tố truyền thống tập quán có tác động mạnh mẽ nhất đến việc xây dựng quy định tại khoản 5 điều 10 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam, (50% số người làm câu hỏi số 3 chọn phương án B- Phương diện truyền thống tập quán). Có vẻ như truyền thống tập quán có một sức mạnh rất lớn, và đó cũng là minh chứng cho ảnh hưởng của truyền thống tập quán tới pháp luật. Bên cạnh truyền thống tập quán, yếu tố đạo đức cũng được khá nhiều người coi trọng; chỉ có 12% trong số những người được hỏi cho rằng tình cám cá nhân là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới quy định cấm kết hôn giữa những người đồng giới. Đây là điều không khó hiểu, bởi như chúng ta đều biết, pháp luật mang tính khách quan, hoàn toàn không phải chỉ được xây dựng dựa trên nhưng suy nghĩ, tình cảm mang tính áp đặt cá nhân của nhà làm luật. 2. Tác động của yếu tố đạo đức trong việc hình thành quan điểm của các đối tượng được điều tra; nhóm này bao gồm 2 câu hỏi tiếp theo. Trong nhóm này, chúng tôi đã đưa ra những câu hỏi sâu hơn nhằm làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức và hôn nhân đồng giới. Khi đề cập đến vấn đề này, đã có sự phân hóa rất lớn trong quan điểm của hai nhóm đối tượng nói trên: nếu trong nhóm Đồng tình có tới 80% cho rằng về mặt đạo đức, nên chấp nhận hôn nhân đồng giới, thì con số này ở nhóm Không đồng tình chỉ là 15%. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là chúng ta khẳng định: việc ngày nay nhiều người đã bắt đầu có cái nhìn thông cảm hơn với hôn nhân đồng giới là do đạo đức ngày nay đã thay đổi, bởi đạo đức là một chuẩn mực xã hội đã được hình thành từ lâu đời. Cái cần xem xét ở đây chỉ là: việc một người đồng tính và kết hôn với một người cùng giới có nên BỊ xem xét là có vấn đề về mặt đạo đức hay không? Với câu hỏi này, trong khi có tới 67% những người thuộc nhóm Đồng tình khẳng định họ sẽ không đánh giá về mặt đạo đức của bất kỳ cá nhân nào chỉ vì họ kết hôn với người cùng giới tính, thì 60% nhóm Không đồng tình cho rằng đó là sự lệch lạc về lối sống, về đạo đức ở nhiều mức độ khác nhau. Quả thực, xét về khía cạnh này, khó có thể đưa ra một nhận xét chính đáng trong các quan niệm trên, đâu là đúng, đâu là sai. Nếu nhóm Đồng tình cho rằng Không để cho những đôi uyên ương đồng giới đến với nhau thật là vô nhân đạo, thì nhóm Không đồng tình vẫn còn lo ngại đến những ảnh hưởng tiêu cực đang dần nảy sinh trong đời sống gắn liền với đồng tính và tình dục đồng giới. Hôn nhân đồng giới với vấn đề đạo đức ngày nay vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều, chưa thể đi đến một kết luận thống nhất được. 3. Tác động của yếu tố truyền thống tập quán đối với việc hình thành quan điểm của các đối tượng được điều tra; nhóm này bao gồm 3 câu hỏi 6,7 và 8. Nhóm câu hỏi này giúp chúng tôi khai thác sâu hơn sự tác động của yếu tố truyền thống – tập quán, yếu tố được đa số đối tượng thăm dò lựa chọn là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến việc xây dựng quy định pháp luật về hôn nhân đồng giới. Bằng chứng là không có bất kỳ người nào, dù thuộc nhóm Đồng tình hay Không đồng tình, cho rằng kết hôn đồng giới là phù hợp với truyền thống - tập quán của người Việt Nam. Với kết quả này, có thể thấy, phong tục tập quán vẫn là rào cản lớn nhất đối với hôn nhân đồng giới. Tuy vậy, giữa hai nhóm vẫn có sự khác biệt thể hiện ở chỗ : Nhóm Đồng tình cho rằng vấn đề đặt ra không phù hợp với truyền thống tập quán của Việt Nam nhưng có thể hoặc cần được chấp nhận, trong khi đó, vẫn có đến 30% người thuộc nhóm Không đồng tình cho rằng nó hoàn toàn không phù hợp và không thể được chấp nhận. Cũng trong nhóm câu hỏi này, chúng tôi đặt ra câu hỏi số 7 hướng tới cái nhìn tương lai. Với câu hỏi “trong tương lại, phần đông xã hội chúng ta CÓ THỂ chấp nhận vấn đề hôn nhân đồng giới không?” ,hai nhóm vẫn giữ vững quan điểm đầu tiên của mình, 50% nhóm Đồng tình đưa ra cái nhìn lạc quan về sự chấp nhận của xã hội với hôn nhân đồng giới vì “bản thân hôn nhân đồng giới là hoàn toàn tự nhiên, là một phần tất yếu khách quan của xã hội loài người”; ngược lại, 50% nhóm Không đồng tình lại bày tỏ ý kiến : Hôn nhân đồng giới khó có thể được chấp nhận bởi phần đông xã hội, dù là trong hiện tại hay tương lai đi chăng nữa. Mặc dù truyền thống tập quán Việt Nam còn chưa có cái nhìn cởi mở với kết hôn đồng giới, nhưng có một thực tế là nhiều nước phương Tây đã cho việc kết hôn này được diễn ra, thậm chí là sự cho phép còn được quy định ngay trong Hiến pháp nhiều nước. Chưa đến 20% số người tham gia điều tra cho rằng đây là tư tưởng hết sức tiến bộ, phần lớn còn lại phân vân với tư tưởng pháp luật này, họ hoặc chờ đợi xem xét sự thực hiện các quy định này trong thực tế ra sao, hoặc không nêu lên ý kiến. Nhưng cũng có tới hơn 10% những người tham gia điều tra bác bỏ tư tưởng này,cho rằng điều đó hết sức “kỳ dị và quái gở”, thậm chí ủng hộ quan điểm nhiều nước là nên xử phạt nặng nề, thậm chí là tử hình những cặp kết hôn đồng giới. Và tất nhiên, họ đều là những người thuộc nhóm Không đồng tình. Tuy nhiên, cũng có một điều cần khẳng định rằng lối sống, quan niệm của các nước phương Tây hoàn toàn khác xa với người phương Đông chúng ta. Họ sống khá thoải mái và cũng có cái nhìn thoáng hơn, cởi mở hơn về giới tính và tình yêu, coi việc thừa nhận đồng tính và kết hôn đồng giới là thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người; và có lẽ một trong số những nguyên nhân dẫn tới quan niệm này là do ở các nước phương Tây, phong tục tập quán cũng có nhưng không quá ràng buộc, khắt khe và ảnh hưởng đến đời sống pháp luật như ở phương Đông chúng ta. Việc NÊN hay KHÔNG NÊN đi theo cách mà nhiều nước phương Tây đã làm, tức là xây dựng quy định cho phép kết hôn đồng giới vẫn còn là một câu hỏi lớn của các nhà làm luật, bởi quyết định vấn đề này cũng là quyết định giữa việc có nên phá vỡ các chuẩn mực phong tục tập quán lâu đời của dân tộc hay tiến tới xây dựng một xã hội thực sự công bằng, bình đẳng theo cách nhìn nhận của nhiều nước trên thế giới. 4. Tác động của yếu tố hiểu biết khoa học đối với sự hình thành quan điểm của các đối tượng được điều tra; nhóm này bao gồm 3 câu hỏi, từ câu 9 đến câu 11 Bên cạnh truyền thống, tập quán, đạo đức thì hiểu biết khoa học là yếu tố thứ 3 có khả năng tác động đến nhận thức trong xây dựng quy định pháp luật về kết hôn giữa những người cùng giới tính. Có một thực tế mà chúng tôi rút ra từ kết quả điều tra, đó là một bộ phận không nhỏ trong các bạn sinh viên còn có nhận thức sai lầm về đồng tính và kết hôn đồng giới. Có 20% các bạn sinh viên cho rằng đồng tính là căn bệnh, và tới 38% số đó cho rằng căn bệnh này có thể lây lan. Hầu hết các bạn nhận thức đồng tính là hiện tượng sinh ra do khác biệt về kiểu gen và hoocmon dẫn tới khác biệt về tâm sinh lý (56% người tham gia điều tra chọn ý kiến này trong câu hỏi số 11) và nhiều bạn cũng cho đó là một căn bệnh về tâm thần. Các bạn này chia sẻ ý kiến theo nhiều cách khác nhau, nhưng tựu chung lại, qua phim ảnh và báo chí, họ thấy rằng đồng tính không phải là bệnh do virut nhưng là bệnh về tâm thần dẫn đến lệch lạc suy nghĩ, hành vi và xu hướng tình dục, sống chung lâu ngày với người đồng tính có thể bị ảnh hưởng và lây nhiễm, dần dần có những hành vi và xu hướng giới tính giống họ.Đây có lẽ là một lý do khiến phần nhiều chúng ta tỏ ra e dè hay ngại ngần khi phải tiếp xúc với người đồng tính. Qua những thông tin mà các bạn chia sẻ ở trên, có thể thấy nhận thức của các bạn sinh viên về đồng tính ít nhiều còn bị hạn chế, bởi điều trước tiên mà chúng ta cần khẳng định, đó là: Đồng tính không phải là một căn bệnh. Trước đây, đa số mọi người, kể cả những nhà chuyên môn, đều cho rằng đồng tính là một căn bệnh. Tuy nhiên, từ thực tế là không có bất cứ loài thuốc nào có thể điều trị được “căn bệnh” này, cùng với nhiều nghiên cứu khoa học kèm theo, từ năm 1994, đồng tính đã không còn bị coi là bệnh nữa. Điều này đã được công nhận bởi nhiều tổ chức y tế như APA, Hiệp hội tâm lý học Mỹ,…Nguyên nhân khiến cho đồng tính bị coi là bệnh chỉ là chính cảm giác không thoải mái về mặt cảm xúc đã khiến cho những người đồng tính hay mắc những căn bệnh như mất ngủ, buồn nôn, đau đầu,…Một điều sai lầm nữa trong quan điểm của các sinh viên đó là khi họ cho rằng đồng tính có thể bị lây. Sự thật thì đồng tính hoàn toàn không nguy hiểm, không lây và thường cũng không gây tác hại nào đáng kể, trừ khi người đồng tính vi phạm pháp luật. Một người bình thường trong hoàn cảnh nào đó như bị giam giữ, sống tập thể,…cũng không trở thành đồng tính dù bị dụ dỗ, ép buộc,…Đồng tính thật sự là trạng thái không thể đảo ngược. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy cũng có không ít bạn cho rằng đồng tính không phải một căn bệnh mà chỉ là trào lưu của giới trẻ, và họ có căn cứ đề đưa ra ý kiến đó. Đó là tình trạng “giả đồng tính” mà ngày nay đang có xu hướng lan rộng trong giới trẻ. Nhiều người có giới tính tự nhiên hoàn toàn bình thường nhưng vẫn giả đồng tính vì nhiều lý do khác nhau như đua đòi, kinh tế, muốn thử cảm giác, hay do băn khoăn chưa xác định rõ giới tính của mình là gì,…Và đây cũng là lý do mà nhiều bạn sinh viên khi được hỏi đã đưa ra để làm căn cứ cho lập luận: “đồng tính chỉ là một xu hướng, một trào lưu” của mình. Có một điều mà chúng ta cũng nhận thấy, là dù lựa chọn phương án trả lời là gì đi chăng nữa, thì bản thân phần lớn các sinh viên cũng chưa có một khái niệm cụ thể nào về đồng tính và kết hôn đồng giới. Những kiến thức mà các bạn thu thập được chủ yếu là qua sách báo, mạng và truyền hình,…nhưng những nguồn thông tin ấy cũng có thể đúng hoặc sai. Hoàn toàn chưa có một nguồn cung cấp thông tin chính thức và đúng đắn cho giới trẻ về giới tính thứ ba, và đây có thể cũng chính là một nguyên nhân dẫn tới việc nhiều bạn trẻ khi đang băn khoăn về giới tính của mình, nghi ngờ chính những cảm xúc với bạn bè đồng giới xung quanh là “triệu chứng” của “ bệnh đồng tính”. Có lẽ, trong thời điểm ngày nay, khi hiện tượng đồng tính cũng như việc kết hôn giữa những người đồng giới ngày càng trở nên phổ biến, việc đưa kiến thức về giới tính thứ ba vào giảng dạy chính thức trong nhà trường là một điều hết sức cần thiết. 5. Tác động của yếu tố tình cảm, thái độ cá nhân đến việc hình thành quan điểm của đối tượng điều tra, gồm 4 câu hỏi từ câu 12 đến câu 15. Tình cảm, thái độ của mỗi cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến sự nhận thức khoa học, sự tiếp thu các giá trị đạo đức, các tập quán truyền thống. Sự yêu hay ghét, coi trọng hay khinh miệt,… tức là tình cảm thái độ riêng của mỗi con người, là nhân tố tạo nên thái độ chung, tình cảm chung của cộng đồng, từ đó hình thành nên những quy tắc đạo đức hay tập quán, truyền thống của mỗi cộng đồng người; mặt khác, những chuẩn mực đạo đức, lối sống, khoa học lại có tác động thay đổi hướng cảm xúc, thái độ của mỗi con người theo chiều hướng chung của cộng đồng. Chính vì thế, mà chúng tôi đã đưa Tình cảm – Thái độ cá nhân vào với tư cách là một yếu tố có ảnh hường đến việc xây dựng các quy định liên quan đến việc kết hôn giữa những người đồng giới, những kết quả thu được từ nhóm câu hỏi này lý giải khá nhiều vấn đề trong quan điểm của các đối tượng tham gia làm bảng hỏi. Trước tiên, khi chúng tôi đề nghị mỗi người tự đặt mình vào tình huống có tiếp xúc, gặp gỡ với một cặp vợ chồng đồng giới, đa số các đối tượng trả lời câu hỏi này đều bày tỏ quan điểm là họ sẽ thoải mái và tự nhiên khi tiếp xúc, với tỷ lệ phần trăm tương đương, nhiều người cho rằng mình sẽ cố gắng tỏ ra tự nhiên vì phép lịch sự, một số ít còn lại thẳng thắn bày tỏ việc “tỏ ra e ngại trong ứng xử, giao tiếp “ hoặc “né tránh, không muốn tiếp xúc lâu”, số ít này thuộc vào nhóm Không đồng tình và đa số họ thuộc nhóm những người cho rằng đồng tính là một căn bệnh về tâm thần. Tình huống thứ hai mà chúng tôi đưa ra : “ một thành viên trong gia đình sẽ kết hôn với người đồng giới”. Nếu đa số những câu hỏi, mỗi cá nhân sẽ bộc lộ thái độ yêu hay ghét, ủng hộ hay không ủng hộ việc kết hôn đồng giới theo cái nhìn khách quan nhất, thì ở nhóm câu hỏi này, chúng tôi muốn xem xét sự chi phối tình cảm cá nhân với quan điểm của họ ra sao, và kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên. Dù là nhóm Đồng tình hay Không đồng tình thì đều có hơn 50% chọn cách im lặng và nghe theo số đông thành viên gia đình. Điều này chứng tỏ, dù đã có quan điểm rạch ròi về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc cho phép kết hôn giữa những người đồng giới, nhưng khi chính mình là một người trong cuộc, họ lại tỏ ra phân vân và không đưa ra một ý kiến rõ ràng mà chấp nhận đi theo ý kiến số đông, bất kể có trùng khớp với quan điểm của mình hay không. Dù là những người Đồng tình với tư tưởng pháp luật cho phép kết hôn đồng giới, nhưng chỉ có rất ít khoảng 3% của nhóm Đồng tình sẵn sàng ủng hộ cho cuộc hôn nhân này, thậm chí vẫn có tới 13% nhóm này cực kỳ phản đối. Sự trái ngược giữa thái độ này và quan điểm xây dựng luật của những người trên có thể được lý giải như sau: Lật ngược lại phần điều tra về hiểu biết khoa học của 13 % nhóm Đồng tình này, có 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên, họ đều cho rằng “Đồng tính và hôn nhân đồng giới là trào lưu của lối sống mới, lệch lạc về suy nghĩ; vì là trào lưu nên dễ lây lan, tiêm nhiễm. Như đã lý giải ở trên, hiện tượng đồng giới và hôn nhân đồng giới rất dễ bị lẫn lộn với trào lưu “giả đồng tính”, mà các báo mạng gọi là “giả gay” và “giả les”. Chính vì thế , dù với nhiều người, họ chấp nhận đó là 1 phần của đời sống tự nhiên, nhưng vẫn có cái nhìn rất khe khắt với hiện tượng đồng tính và hôn nhân đồng giới, thế nên khi là người trong cuộc, họ dễ phán xét nhầm tình cảm của cặp đồng giới là thật hay chỉ là sự đua đòi theo trào lưu. Cùng ở tình huống này, có khá nhiều người tham gia chọn phương án ủng hộ nhưng trước tiên vẫn khuyên nhủ người thân xem xét, suy nghĩ thật kỹ, chiếm 38 % số người tham gia điều tra, đặc biệt, một phần ba trong số đó lại là những người phản đối ý tưởng xây dựng quy định cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính. Mặc dù những người này đều cho rằng kết hôn đồng giới không phù hợp ở nhiều mức độ với truyền thống, phong tục của người Việt Nam, nhưng lại tỏ ra có cái nhìn khá cảm thông khi cho rằng cuộc hôn nhân này sẽ giúp “Người đồng tính được sống thật với bản thân” và “chứng kiến những cặp vợ chồng đồng giới làm việc, sinh sống ổn định, b
Luận văn liên quan