1. Lý do chọn đề tài:
Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển là động lực thúc đẩy sự phát triển của các vấn đề trong xã hội, trong đó có sự phát triển của các hình thức sở hữu ở nước ta. Nói cách khác, đa dạng hóa các hình thức sở hữu cũng là một động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, sản xuất phát triển.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt. Từ xã hội cũ sang xã hội mới: Xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ đó bắt đầu từ khi vô sản lên nắm chính quyền, là thời kỳ xây dựng từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan hệ sở hữu mới. Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên tính đa dạng các loại hình sở hữu ở nước ta. Tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề này thôi thúc em chọn đề tài: “Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam”. Em nghĩ rằng việc nghiên cứu đề tài này giúp em và các bạn có thể biết được đất nước đang trong giai đoạn phát triển nào? Cao hay thấp? Có xu hướng nào?.Vì vậy, việc nắm vững vấn đề này là cơ sở lý luận nền tảng tư tưởng cho việc hoạch định, định hướng phát triển đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu:
Lực lượng sản xuất là cái nôi của sự phát triển xã hội. Xã hội phát triển được bắt nguồn từ sự phát triển đúng hướng của lực lượng sản xuất, do lực lượng sản xuất quyết định. Do đó, việc nghiên cứu quy luật vận động và những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, sở hữu cũng vậy, là cái để phân biệt các chế dộ chính trị xã hội khác nhau (đặc biệt là giữa chế độ TBCN và XHCN), là một động lực thúc đẩy năng suất lao động, hiệu quả sản xuất phát triển.
Vì vậy, vấn đề “quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam” đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến. Không những thế, vấn đề này còn được đề cập nhiều trong các văn kiện Đại hội Đảng. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng “Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp”. Các bài viết: “Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay” của PGS. TS Dương Đặng Huệ, “Chế độ sở hữu ở Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Minh Đoan, và được nghiên cứu ít nhiều trong các bài báo như Báo lao động Thủ Đô hay trong các Tạp chí khoa học Triết học
3. Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu đề tài này, em muốn tìm hiểu thêm, hiểu biết thêm một cách toàn diện về vấn đề sở hữu, về các thành phần, hình thức sở hữu, về vấn đề phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay ở nước ta. Nó giúp em có một cách nhìn nhận tốt hơn, một cách tổng quan hơn về một đất nước xã hội chủ nghĩa, về sự tồn tại và phát triển của nó. Đề tài này giúp em trả lời được câu hỏi: “Có thể biết được đất nước đang trong giai đoạn phát triển nao? Cao hay thấp? Có xu hướng nào?”
Việc nghiên cứu này còn là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng, định hướng cho việc phát triển đất nước.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam (Nghiên cứu đa phần theo nguyên lý I của chủ nghĩa mác-lê nin)
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp logic
6. Đóng góp của đề tài:
Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn về sự phát triển của lực lượng sản xuất, về các hình thức sở hữu ở Việt Nam, về sự phát triển của khoa học gắn liền với lực lượng sản xuất.
Bổ sung kiến thức cho môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin
Đề tài giúp em cũng như mọi người nhìn nhận, hiểu biết một cách rõ ràng hơn về sự phát triển của đất nước, về việc định hướng phát triển xã hội.
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm 3 phần: Phần Mở Đầu, Phần Nội Dung và Kết Luận
Phần Mở Đầu: gồm 2 trang
Phần Nội Dung: gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung của đề tài
Chương II: Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam
Chương III: Những thành tựu đạt được
Kết Luận: gồm 1 trang
29 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
G
ắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển là động lực thúc đẩy sự phát triển của các vấn đề trong xã hội, trong đó có sự phát triển của các hình thức sở hữu ở nước ta. Nói cách khác, đa dạng hóa các hình thức sở hữu cũng là một động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, sản xuất phát triển.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt. Từ xã hội cũ sang xã hội mới: Xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ đó bắt đầu từ khi vô sản lên nắm chính quyền, là thời kỳ xây dựng từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan hệ sở hữu mới. Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên tính đa dạng các loại hình sở hữu ở nước ta. Tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề này thôi thúc em chọn đề tài: “Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam”. Em nghĩ rằng việc nghiên cứu đề tài này giúp em và các bạn có thể biết được đất nước đang trong giai đoạn phát triển nào? Cao hay thấp? Có xu hướng nào?...Vì vậy, việc nắm vững vấn đề này là cơ sở lý luận nền tảng tư tưởng cho việc hoạch định, định hướng phát triển đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu:
Lực lượng sản xuất là cái nôi của sự phát triển xã hội. Xã hội phát triển được bắt nguồn từ sự phát triển đúng hướng của lực lượng sản xuất, do lực lượng sản xuất quyết định. Do đó, việc nghiên cứu quy luật vận động và những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, sở hữu cũng vậy, là cái để phân biệt các chế dộ chính trị xã hội khác nhau (đặc biệt là giữa chế độ TBCN và XHCN), là một động lực thúc đẩy năng suất lao động, hiệu quả sản xuất phát triển.
Vì vậy, vấn đề “quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam” đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến. Không những thế, vấn đề này còn được đề cập nhiều trong các văn kiện Đại hội Đảng. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng “Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp”. Các bài viết: “Một số vấn đề sở hữu ở nước ta hiện nay” của PGS. TS Dương Đặng Huệ, “Chế độ sở hữu ở Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Minh Đoan, …và được nghiên cứu ít nhiều trong các bài báo như Báo lao động Thủ Đô…hay trong các Tạp chí khoa học Triết học…
3. Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu đề tài này, em muốn tìm hiểu thêm, hiểu biết thêm một cách toàn diện về vấn đề sở hữu, về các thành phần, hình thức sở hữu, về vấn đề phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay ở nước ta. Nó giúp em có một cách nhìn nhận tốt hơn, một cách tổng quan hơn về một đất nước xã hội chủ nghĩa, về sự tồn tại và phát triển của nó. Đề tài này giúp em trả lời được câu hỏi: “Có thể biết được đất nước đang trong giai đoạn phát triển nao? Cao hay thấp? Có xu hướng nào?”
Việc nghiên cứu này còn là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng, định hướng cho việc phát triển đất nước.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam (Nghiên cứu đa phần theo nguyên lý I của chủ nghĩa mác-lê nin)
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp logic…
6. Đóng góp của đề tài:
Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn về sự phát triển của lực lượng sản xuất, về các hình thức sở hữu ở Việt Nam, về sự phát triển của khoa học gắn liền với lực lượng sản xuất.
Bổ sung kiến thức cho môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin
Đề tài giúp em cũng như mọi người nhìn nhận, hiểu biết một cách rõ ràng hơn về sự phát triển của đất nước, về việc định hướng phát triển xã hội.
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm 3 phần: Phần Mở Đầu, Phần Nội Dung và Kết Luận
Phần Mở Đầu: gồm 2 trang
Phần Nội Dung: gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung của đề tài
Chương II: Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam
Chương III: Những thành tựu đạt được
Kết Luận: gồm 1 trang
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất 4
I. Lực lượng sản xuất 4
1. Định nghĩa, tính chất và cấu trúc của lực lượng sản xuất 4
2. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hiện đại 7
II. Quan hệ sản xuất 8
1. Định nghĩa quan hệ sản xuất 8
2. Cấu trúc, tính chất và mối quan hệ trong quan hệ sản xuất 9
Chương II: Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam 11
I. Phạm trù sở hữu và một số vấn đề liên quan 11
1. Sở hữu, quan hệ sở hữu và chế độ sở hữu 11
2. Sự hình thành, phát triển, biến đổi của sở hữu là một quá trình
lịch sử tự nhiên .13
3. Cơ cấu sở hữu ở Việt Nam trong các thời kỳ trước .15
II. Sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam .17
1. Một số vấn đề phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa
các hình thức sở hữu ở Việt Nam .17
1.1 Một số vấn đề phát triển lực lượng sản xuất 17
1.2 Tính tất yếu khách quan của sự đa dạng hóa các hình thức
sở hữu ở Việt Nam hiện nay 18
1.3 Các hình thức sở hữu ở Việt Nam theo định hướng xã hội
chủ nghĩa 19
2. Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với
sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu 22
2.1 Sự tác động của lực lượng sản xuất đối với các hình thức sở
hữu 22
2.2 Sự tác động của các hình thức sở hữu đối với sự phát triển
của lực lượng sản xuất 23
Chương III: Những thành tựu đạt được 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
I. Lực lượng sản xuất:
1. Định nghĩa, tính chất và cấu trúc của lực lượng sản xuất:
Đề tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật chất và kỹ thuật nhất định. Tổng thể các yếu tố đó là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong quá trình thực hiện sản xuất xã hội, con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hội, đảm bảo sự phát triển của con người.
Như vậy, lực lượng sản xuất phản ánh một số tính chất căn bản sau: Trước hết, nó phản ánh quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Là động vật cao cấp nhất, là tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của giới tự nhiên. Theo một số nhà nhân học khẳng định, con người bắt đầu hình thành từ cách đây khoảng 10 triệu năm bắt đầu từ “vượn người”. Khi đó, vượn người đã biết sử dụng gậy gộc, đá, xương động vật làm công cụ và bắt đầu biết chế tạo công cụ lao động thô sơ. Nhưng cuộc sống của loài vượn vẫn theo quy luật sinh vật: sống hoà lẫn vào tự nhiên, sinh sống hoàn toàn tuỳ theo bản năng vốn có trong cơ thể và những thứ sẵn có trong tự nhiên. Theo thời gian, vượn người tiến hoá thành người khéo, người đứng thẳng, người khôn và con người hiện đại ngày nay. Nhưng sự tiến hoá ấy không làm thay đổi mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên. Ngày nay, con người vẫn đang chinh phục tự nhiên bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Ngay từ thời kỳ sơ khai nhất, con người đã biết dựa vào những thứ vốn có trong tự nhiên để cải biến nó theo nhu cầu sinh tồn và phục vụ nhu cầu sống của mình.
Trong thời kỳ nguyên thuỷ, con người chỉ mới sử dụng những công cụ hết sức thô sơ, những công cụ thủ công vào quá trình lao động sản xuất. Do đó, năng suất lao động thấp kém, chưa tạo ra nhiều của cải dư thừa. Đến khi chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, con người đã dần sáng tạo ra các công cụ lao động tiến bộ hơn song về bản chất nó vẫn mang tính thủ công. Mặc dù sản phẩm lao động làm ra ngày càng phong phú, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. Sang chế độ tư bản chủ nghĩa, con người đã tạo ra hàng loạt những máy móc hết sức hiện đại phục vụ vào quá trình lao động sản xuất, khai thác tài nguyên thiên nhiên, cải biến nó thành những vật dụng và sản phẩm có giá trị, phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại. Theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen: “ chỉ sau hơn hai thế kỉ tồn tại, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thời đại trước gộp lại” (1). Như thế, trình độ chinh phục tự nhiên của con người đã bước lên một mốc son mới, đánh dấu một bước phát triển cao của tiến bộ loài người.
Nói đến tính chất của lực lượng sản xuất chính là nói lên tính chất của quá trình sản xuất. Quá trình này phụ thuộc vào tính chất của tư liệu sản xuất và lao động. Lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân thể hiện tính chất của tư liệu sản xuất là sử dụng công cụ thủ công và tính chất của lao động là lao động riêng lẻ. Những công cụ sản xuất như búa, rìu, cày bừa,… do một người sử dụng để sản xuất ra vật dùng, không cần tới lao động tập thể, lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân. Khi máy móc ra đời đòi hỏi phải có nhiều người mới sử dụng được, để làm ra một sản phẩm cần phải có sự hợp tác của nhiều người. Mỗi người làm một bộ phận công việc mới có thể hoàn thành được sản phẩm ấy, cho nên lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hoá.
Mặt khác, lực lượng sản xuất có tính khách quan trong quá trình sản xuất. Thật vậy, không có một quá trình sản xuất nào mà lại không cần đến sức lao động của con người hay những yếu tố sẵn có trong tự nhiên. Nói cách khác, trong quá trình sản xuất vật chất không thể không cần đến lực lượng sản xuất.
Cấu trúc lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội.
Chính những người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Con người không thể sản xuất vật chất mà không cần đến các yếu tố sẵn có trong tự nhiên…Đó chính là những đối tượng lao động. Vậy, đối tượng lao động là những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có một bộ phận giới tự nhiên được đưa vào sản xuất. Con người không chỉ tìm trong tự nhiên những đối tượng lao động sẵn có, mà còn sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động. Đối tượng lao động chính là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai. Đối tượng lao động gồm: Loại có sẵn trong tự nhiên và loại đã qua chế biến.
Với sự phát triển của cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại, vai trò của nhiều đối tượng lao động dần thay đổi, đồng thời loại đối tượng lao động có chất lượng mới được tạo ra. Nhưng cơ sở của mọi đối tượng lao động vẫn là tự nhiên: “Lao động là cha, còn đất là mẹ của mọi của cải vật chất”(2).
Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của mình.
Tư liệu lao động bao gồm: công cụ lao động, hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất.
Trong các yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì công cụ lao động có ý nghĩa quyết định nhất, là một thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động theo Ăngghen là “khí qua của bộ óc con người”, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá” có tác dụng “nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ của con người”. Còn Mác gọi là “hệ thống xương cốt và xơ bắp của nền sản xuất, công cụ lao động là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động. Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động hiện được cải tiến để lao động đạt hiệu quả hơn, là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất. Công cụ sản xuất phát triển, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng được cải thiện, tiến bộ hơn, phong phú hơn, lao động phát triển. Chính sự chuyển đổi, cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét cho cùng đó chính là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế.
Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động khi chúng kết hợp với lao động sống. Chính con ngườivới trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động. Tư liệu lao động dù có ý nghĩa đến đâu, nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội. C.Mác viết: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội nhà tư bản công nghiệp”(3).
2. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hiện đại:
Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Những phát minh khoa học trở thành thang điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, máy móc mới, thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên liệu mới, năng lượng mới. Khoa học thâm nhập ngày càng sâu sắc vào đời sống xã hội, làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại. Dưới đây là một số hình ảnh của việc áp dụng khoa học-kỹ thuật, máy móc được đưa vào sản xuất:
Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi theo chiều hướng tiến bộ. Sự biến đổi đó xét đến cùng, bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của phương thức sản xuất: Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn của lịch sử loài người thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người trong giai đoạn đó. Khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của mình.
Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở:
+) Trình độ tổ chức xã hội.
+) Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
+) Trình độ phân công lao động.
Trong đó, trình độ phân công lao động thể hiện rõ ràng nhất trình độ của lực lượng sản xuất.
II. Quan hệ sản xuất:
Định nghĩa quan hệ sản xuất:
Trong hệ thống các khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm lực lượng sản xuất biểu thị mặt thứ nhất trong quan hệ trong sản xuất xã hội- quan hệ của con người với tự nhiên, còn khái niệm quan hệ sản xuất biểu thị mặt thứ hai của quan hệ đó- quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất. Hay nói cách khác, đó là tổng hoà các mối quan hệ trong quá trình sản xuất. Sở dĩ quá trình sản xuất xã hội có thể diễn ra bình thường, chính là vì trong sự sản xuất đó có mối quan hệ giữa con người với con người tồn tại thống nhất với mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên được thể hiện thành những trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất. Nhưng mối quan hệ đó lại được xây dựng thông qua những quan hệ khác nhau giữa người với người. Như vậy, trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì những quan hệ nhất định với nhau để trao đổi hoạt động sản xuất. Quan hệ sản xuất do con người tạo ra được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai. Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đã là vấn đề có tính quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động xã hội. Nói rõ hơn về quan hệ sản xuất, C.Mác viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên, người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau, và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất”(4).
2. Cấu trúc, tính chất và mối quan hệ trong quan hệ sản xuất:
Từ sơ đồ, ta thấy: Quan hệ sản xuất bao gồm những mặt cơ bản sau: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý trong sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm. Mỗi mặt có vai trò, vị trí khác nhau nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trong đó mặt cơ bản là quan hệ sở hữu vì ai nắm tư liệu sản xuất thì người đó chi phối quá trình tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm làm ra. Nhưng tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm luôn có tác động trở lại đối với sở hữu. Do vậy, trong ba mặt của quan hệ sản xuất không nên tuyệt đối hoá mặt nào.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa người với người về tư liệu sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất- biểu hiện thành chế độ sở hữu. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn luôn có vai trò quyết định đối với tất cả các quan hệ sản xuất khác. Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của các quan hệ sản xuất. Chính quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất xã hội, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội lại quy định các thức mà các tập đoàn trao đổi hoạt động cho nhau, quyết định cách thức mà các tập đoàn tổ chức quản lý quá trình sản xuất. Suy cho cùng, quan hệ sở hữu là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất xã hội.
Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất, quan hệ giữa người với người trong tổ chức và quản lý có khả năng quyết định một cách quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất cụ thể. Bằng cách nắm bắt các nhân tố xác định của một nền sản xuất, điều khiển và tổ chức cách thức vận động của các nhân tố đó, các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm các quá trình khách quan của sản xuất. Việc sử dụng hợp lý các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất sẽ cho phép toàn bộ hệ thống quan hệ sản xuất có khả năng vươn lên tối ưu. Trong trường hợp ngược lại, các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ trong phân phối sản phẩm là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, nâng cao phúc lợi cho người lao động. Mặc