Đề tài Quan hệ giữa hành vi công nhận với tư cách chủ thể của quốc gia

Quốc gia là một chủ thể quan trọng và phổ biến nhất trong các quan hệ pháp luật quốc tế. Tư cách chủ thể của quốc gia là thuộc tính vốn có của nó, có nghĩa là ngay khi thỏa mãn những yếu tố là một quốc gia thì nó đã có tư cách củ thể của luật quốc tế. Tuy nhiên, không phải cứ có tư cách chủ thể thì mọi quan hệ pháp luật quốc tế mà quốc gia đó tham gia đều được thuận lợi. Để có được sự thuận lợi đó, trên thực tế các quốc gia cần có sự công nhận của các quốc gia khác trên thế giới. Chính vì vậy đã có quan điểm: “Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất.” Bài viết sau đây sẽ đi bình luận quan điểm trên.

doc7 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan hệ giữa hành vi công nhận với tư cách chủ thể của quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 1. Một số vấn đề lý luận chung. 1 1.1 Khái niệm về “Công nhận”. 1 1.2 Khái niệm về quốc gia. 1 1.3 Tư cách chủ thể của luật quốc tế. 2 2. Bình luận quan điểm. 2 2.1 Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế. 2 2.2 Công nhận tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia mới thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách đầy đủ nhất, tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách tốt nhất. 5 KẾT LUẬN 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Quốc gia là một chủ thể quan trọng và phổ biến nhất trong các quan hệ pháp luật quốc tế. Tư cách chủ thể của quốc gia là thuộc tính vốn có của nó, có nghĩa là ngay khi thỏa mãn những yếu tố là một quốc gia thì nó đã có tư cách củ thể của luật quốc tế. Tuy nhiên, không phải cứ có tư cách chủ thể thì mọi quan hệ pháp luật quốc tế mà quốc gia đó tham gia đều được thuận lợi. Để có được sự thuận lợi đó, trên thực tế các quốc gia cần có sự công nhận của các quốc gia khác trên thế giới. Chính vì vậy đã có quan điểm: “Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất.” Bài viết sau đây sẽ đi bình luận quan điểm trên. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận chung. 1.1 Khái niệm về “Công nhận”. Theo quan niệm của Luật quốc tế, công nhận quốc tế có thể được quan niệm là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế…của thành viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bình thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có những thể loại khác nhau như công nhận các dân tộc đang đấu tranh, công nhận các “chính phủ lưu vong”, công nhận các bên tham chiến, công nhận các bên khởi nghĩa…Song, công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập vẫn là những thể loại cơ bản của công nhận quốc tế, nó có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn ngoại giao cũng như lý luận luật quốc tế. 1.2 Khái niệm về quốc gia. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất trên bình diện quốc tế về quốc gia. Tuy vậy, cách tiếp cận của khoa học pháp lý quốc tế truyền thống và hiện đại cũng đã xác định những tiêu chí được thừa nhận rộng rãi về thực thể có danh nghĩa quốc gia. Theo quy định của điều 1 Công ước Montevideo năm 1993 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau: dân cư thường xuyên, lãnh thổ được xác định, Chính phủ, năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. 1.3 Tư cách chủ thể của luật quốc tế. Là những phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của những thực thể pháp lý được hưởng những quyền và gánh vác những nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theo quy định của luật quốc tế. Đối với chủ thể là quốc gia, ta có thể xem xét quyền năng này theo các góc độ: Về lý luận, thuộc tính chủ quyền gắn với địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong các quan hệ pháp luật quốc tế, tạo nên sự phân biệt về địa vị pháp lý giữa quốc gia với chủ thể do quốc gia tạo ra là các tổ chức quốc tế liên quốc gia. Về pháp lý, quốc gia dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và tổ chức quốc tế được thừa nhận là những thực thể có những quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản từ chính khả năng thực tế cuả những thực thể này khi tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc, các điều ước quốc tế và các văn kiện pháp lý quốc tế khác là nguồn pháp lý cơ bản, quy định quyền năng chủ thể của chủ thể luật quốc tế nhưng tổng thể chung thì quốc gia là chủ thể tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế cho chính mình và cho các chủ thể hay thực thể đặc thù khác.  2. Bình luận quan điểm. Theo em, quan điểm trên là đúng. Vì:  2.1 Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế. Mối quan hệ giữa công nhận quốc tế và quyền năng chủ thể luật quốc tế, cũng như vị trí và vai trò của cộng đồng quốc tế được giải quyết theo chiều hướng khác nhau. Trong khoa học Luật quốc tế, có nhiều quan điểm, trường phái và học thuyết khác nhau về vấn đề này nhưng chủ yếu là hai thuyết cấu thành và tuyên bố là những thuyết thường được đề cập. Thuyết cấu thành hay còn gọi là thuyết sáng lập ra chủ thể luật quốc tế xuất hiện vào đầu thế kỉ XIX và đã ăn sâu vào tri thức pháp lý của nhiều luật gia tư bản. Các luật gia quốc tế của các nước tư bản chủ nghĩa kiên trì lập trường bảo vệ cho thuyết cấu thành là Oppenhein, Lauterpacht, Anzilotti… Theo nội dung cơ bản của thuyết cấu thành thì các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể luật quốc tế, trở thành một thành viên độc lập của cộng đồng luật quốc tế nếu các quốc gia mới được các quốc gia khác chính thức công nhận. Sự công nhận quốc gia mới này có ý nghĩa sáng lập ra những quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia được công nhận (quyền năng chủ thể quốc tế của quốc gia). Thuyết tuyên bố cũng là thuyết của các luật gia ở các nước tư bản chủ nghĩa. Thuyết này được hình thành như là một trào lưu chống lại thuyết cấu thành. Những người kiên quyết bảo vệ thuyết tuyên bố là các luật gia quốc tế danh tiếng ở các nước tư sản như Brierly, Martens, Ulianiski… Những người chủ trương thuyết này cho rằng tất cả các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể luật quốc tế. Điều này được kiểm chứng thông sự xuất hiện và tồn tại trên thực tế các quốc gia này. Việc công nhận quốc gia mới thành lập không thể tạo ra tư cách chủ thể mới của luật quốc tế, mà chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên thực tế của quốc gia đó mà thôi.  Thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố với tư cách là những học thuyết tiêu biểu về công nhận quốc gia mới thành lập, hiện nay đã không còn thỏa mãn với các yêu cầu khách quan của quan hệ quốc tế. Thuyết cấu thành là thuyết chính trị phản động, và là thuyết mâu thuẫn với pháp luật quốc tế hiện đại. Thuyết này, trước tiên mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại, đặc biệt mâu thuẫn với nguyên tắc tự quyết của các dân tộc và nhân dân các nước thuộc địa, nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia theo Hiến chương Liên hợp quốc. Còn thuyết tuyên bố tuy là thuyết ra đời trong cuộc đấu tranh của những quốc gia dân tộc tư sản trẻ chống lại các quốc gia phong kiến quân chủ chuyên chế và trong một mức độ nhất định nào đó là thuyết tiến bộ nhưng thuyết này có tính phiến diện do lịch sử để lại, thiếu quan hệ với những nhân tố mới, những biến đổi trong quan hệ quốc tế. Theo em, quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia xuất hiện ngay từ khi xuất hiện quốc gia với đầy đủ những dấu hiện của nó, không phụ thuộc vào sự công nhận của quốc gia khác. Bởi sự công nhận của các quốc gia chỉ thể hiện ý chí chủ quan, sự đồng tình hay không đồng tình của mỗi quốc gia đối với sự ra đời của quốc gia mới để thiết lập mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau mà thôi chứ không ảnh hưởng đến tư cách chủ thể của quốc gia được công nhận. Các quốc gia mới được thành lập theo các trường hợp khác nhau, không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, đặc điểm dân cư, lãnh thổ, hình thức Nhà nước… là những chủ thể mới của pháp luật quốc tế ngay từ thời điểm chúng được thành lập. Luật pháp quốc tế hiện đại thiết lập mối quan hệ hữu cơ giữa quyền năng chủ thể pháp luật quốc tế của bất cứ quốc gia nào với yếu tố tồn tại của quốc gia đó chứ không thiết lập quan hệ này với yếu tố công nhận quốc tế. Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Ví dụ: Công ước Montevideo năm 1993 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia có ghi rõ “Sự tồn tại chính trị của quốc gia không phụ thuộc vào việc các quốc gia khác có công nhận quốc gia này hay không. Ngay cả khi chưa có quốc gia nào công nhận quốc gia mới này thì quốc gia này vẫn có quyền bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, được bảo đảm quyền bất khả xâm phạm và phát triển, tổ chức cuộc sống quốc gia mình theo quyền tự quyết của mình, thực hiện quyền lực chính trị tối cao trên lãnh thổ của mình”. Không có điều, khoản nào trong Hiến chương Liên hợp quốc, các Nghị quyết của các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tuyên bố rằng sự công nhận là điều kiện để quốc gia mới này tham gia đầy đủ sinh hoạt quốc tế và cũng không có cơ sở pháp lý quốc tế nào để khẳng định sự xuất hiện của quyền năng chủ thể pháp luật quốc tế của quốc gia gắn với sự công nhận các quốc gia đó.  Mặt khác ta thấy theo Điều 1 Công ước Montevideo 1993 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có các yếu tố: dân cư thường xuyên, lãnh thổ được xác định, Chính phủ, năng lực tham gia vào các quan hệ với chủ thể quốc tế khác chứ không hề đề cập đến việc công nhận của các quốc gia khác. Một thực thể khi được coi là một quốc gia tức đã thỏa mãn đầy đủ bốn yếu tố trên đây. Trrong đó, yếu tố năng lực tham gia vào các quan hệ với chủ thể quốc tế khác chính là chỉ tư cách chủ thể của quốc gia đó một cách rõ ràng nhất. Tức là, ngay sau khi xuất hiện với tư cách “quốc gia” thì quốc gia đó đã có năng lực tham gia vào các quan hệ với chủ thể quốc tế khác hay nói cách khác đó chính là năng lực pháp luật và năng lực hành vi của quốc gia đó. Năng lực pháp luật chính là các quyền và nghĩa vụ mà mỗi chủ thể là quốc gia đều được hưởng và phải làm theo quy định của các điều ước quốc tế. Còn năng lực hành vi chính là quốc gia đó, bằng những hành động của mình (như ký kết điều ước quốc tế, tuyên bố…) để tự tham gia, xác lập vào quan hệ quốc tế với các chủ thể khác. Đây là hai yếu tố thể hiện tư cách chủ thể của quốc gia và nó là thuộc tính vốn có của quốc gia ngay khi xuất hiện chứ không phải do hành vi công nhận của các quốc gia khác tạo ra. 2.2 Công nhận tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia mới thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách đầy đủ nhất, tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách tốt nhất. Việc công nhận của các quốc gia khác tuy không ảnh hưởng đến tư cách chủ thể của quốc gia được công nhận nhưng lại có ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền năng quốc gia với tư cách là chủ thể của luật quốc tế. Bởi khi được công nhận quốc gia đó sẽ có được những thuận lợi sau: Thứ nhất, sự công nhận của các quốc gia sẽ giải quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lý của nước đó, lúc đó quốc gia được công nhận đương nhiên được tất cả các quốc gia thừa nhận. Và vì thế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia mới sẽ được thuận lợi hơn. Còn nếu không được các quốc gia công nhận thì vấn đề quy chế pháp lý của quốc gia đó sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề, điều đó có ảnh hưởng khá lớn với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia mới này. Mà trong quan hệ quốc tế hiện đại thì trường hợp của Kosovo là một ví dụ điển hình. Đó là:  Ngày 22/7 vừa qua, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, đã ra phán quyết cho rằng tuyên bố đơn độc lập của Kosovo hồi năm 2008, mà Cộng hòa Serbia không thừa nhận, là "không vi phạm luật pháp quốc tế". Một loạt nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Pháp, Anh, Đức sốt sắng công nhận Kosovo là quốc gia độc lập. Nối tiếp đó là một loạt nước không phải phương Tây khác. Đến nay, có 69 quốc gia trên thế giới đã công nhận Kosovo. Tuy nhiên, Serbia cùng nhiều nước khác, trong đó có Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc... không công nhận nền độc lập của Kosovo. Theo các nhà phân tích, một nhà nước tồn tại không phải nhờ sự thừa nhận quốc tế mà chính sự tồn tại của nó quyết định sự thừa nhận quốc tế. Nền độc lập của Kosovo giờ đây đã được ICJ thừa nhận nhưng Kosovo vẫn phải một mình đối mặt với vấn đề độc lập của mình. Bởi thực tế thì ít có khả năng quan điểm của cộng đồng quốc tế sẽ thay đổi trên vấn đề độc lập của Kosovo. Những quốc gia đã thừa nhận nền độc lập của Kosovo sẽ không thay đổi quan điểm vì họ cho rằng vấn đề ở đây là chính trị chứ không phải pháp lý. Những quốc gia trước đây đã từ chối thừa nhận nền độc lập này (bên trong EU có Slovakia, Rumani, Tây Ban Nha, đảo Síp, và Hy Lạp) cũng như Nga, Trung Quốc và các nước khác thì nay vẫn sẽ tiếp tục con đường cũ. Chính sự đấu tranh giữa hai thế lực công nhận và không công nhận này mà làm cho vấn đề Kosovo hiện nay trở nên rất phức tạp. Do đó, quy chế pháp lý với Kosovo hiện nay chưa có cơ sở thống nhất, những nước công nhận Kosovo thì sẽ đặt quan hệ và giúp đỡ Kosovo tạo cho nước này được hưởng những quyền lợi nhất định nhưng những nước không công nhận Kosovo thì chắc chắn sẽ không đặt quan hệ và sẽ gây nhiều trở ngại cho việc tham gia quan hệ quốc tế của Kosovo. Thứ hai, việc công nhận của các quốc gia thể hiện sự đồng tình của các quốc gia đối với chế độ chính trị, chế độ kinh tế của quốc gia được công nhận đó vì thế nó cũng tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập quan hệ quốc tế như quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự, quan hệ kinh tế…giữa các quốc gia này với quốc gia được công nhận. Bởi lẽ, trong quan hệ quốc tế nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc có vai trò quan trọng. Mọi quan hệ song phương hay đa phương giữa các quốc gia đều dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của chính những quốc gia đó. Không hề có một điều ước nào quy định về việc một quốc gia này bắt buộc phải kết giao với một quốc gia khác. Vì thế, nếu một quốc gia không nhận được sự công nhận của các quốc gia khác thì mặc dù về pháp lý nó vẫn có tư cách chủ thể của quốc gia nhưng trên thực tế sẽ không được các quốc gia đó đặt quan hệ ngoại giao, kinh tế, không nhận được sự tương trợ…Điều đó đem lại rất nhiều khó khăn. Lịch sử Việt Nam thời kỳ sau năm 1975 là một ví dụ điển hình. Mặc dù đến năm 1975, đất nước ta đã hoàn toàn độc lập. Nhưng trên thực tế chúng ta đã gặp phải rất nhiều khó khăn do không có sự công nhận của một số nước lớn trong đó có Mỹ, trong suốt thời kỳ đó Mỹ và một số nước phương Tây khác do Mỹ đứng sau hậu thuẫn đã thi hành chính sách cấm vận với Việt Nam làm cho kinh tế của chúng ta gặp phải những vấn đề khó khăn nhất định. Mãi đến năm 1994, chính sách cấm vận mới được bãi bỏ hoàn toàn và đến năm 1995 thì Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa quan hệ, tạo điều kiện để hai bên hợp tác tốt hơn về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quân sự. Thứ ba, việc công nhận của các quốc gia cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận có thể dễ dàng hơn khi tham gia vào các quan hệ quốc tế như kí kết điều ước quốc tế, tham gia hội nghị, tổ chức quốc tế…Vì nếu chỉ có tư cách quốc gia thôi mà chưa có được sự đồng tình ủng hộ của các chủ thể khác thì quốc gia đó khó mà có thể tham gia rộng rãi vào quan hệ quốc tế. Ví dụ như đối với việc tham gia vào tổ chức quốc tế cũng vậy. Về nguyên tắc các quốc gia đều có quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế mà không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác. Nhưng trên thực tế sự công nhận này lại có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định quốc gia có được tham gia vào tổ chức hay không, ta có thể lấy ví dụ về Việt Nam để thấy rõ điều này. Năm 1945 Việt Nam dân chủ cộng hòa là 1 quốc gia độc lập, có đủ các quyền năng tham gia quan hệ quốc tế nhưng chưa được hầu hết các quốc gia công nhận. Khi Việt Nam dân chủ cộng hòa nộp đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng đã không được gia nhập vì theo thủ tục của Liên Hợp Quốc thì phải có 9/15 phiếu thuận trong đó phải có 5 phiếu của các ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhưng Việt Nam bị 3 quốc gia là Mĩ, Pháp, Trung Quốc bỏ phiếu phủ quyết vì lí do các quốc gia này không công nhận Việt Nam Dân chủ cộng hòa là quốc gia độc lập. Mãi đến năm 1977 khi có đựoc sự công nhận của hầu hết các quốc gia này thì Việt Nam mới trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. Thứ tư, khi được các quốc gia công nhận thì quốc gia này sẽ có cơ hội phát triển về nhiều mặt khi được học hỏi, giao lưu với các nước khác do được mở rộng quan hệ với các quốc gia khác cũng như được tham gia vào quan hệ quốc tế.  KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc một quốc gia được tất cả các quốc gia trên thế giới công nhận sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho quốc gia đó để giúp quốc gia đó phát triển một cách toàn diện. Với những phân tích như trên đây đã một lần nữa giúp ta có thêm cơ sở để khẳng định sự đúng đắn của quan điểm đã được đưa ra. Có thể nói hành vi công nhận chính là “chiếc cầu nối” để gắn kết giữa các quốc gia với nhau, tạo nên một môi trường chính trị ổn định trên thế giới.  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nội. 2. Các webside: • • • • • Một số webside khác. 3. Vấn đề công nhận trong luật quốc tế hiện đại : Luận án tiến sĩ luật học / Vann Phal ; Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Trí Úc .
Luận văn liên quan