Kể từ sau đổi mới kinh tế đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc mở rộng mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia, các khu vực trên thế giới khi xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc phát triển nhanh hơn và trên nhiều lĩnh vực khác nhau do có được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai nước. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992 đến nay, trải qua hơn một thập kỷ phát triển, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng tự hào, Hàn Quốc hiện đang đứng thứ 5 trong tổng số trên 100 nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam và là nước đầu tư lớn thứ nhất vào Việt Nam.Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay đó là sự mất cân đối quá lớn trong cán cân thương mại giữa hai nước, Việt Nam luôn bị nhập siêu và mức nhập siêu có xu hướng ngày càng tăng. Mặt khác, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn từ Hàn Quốc, mà lĩnh vực đầu tư chủ yếu là: nhà ở, xây dựng khu đô thị, khách sạn, chung cư. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất công nghệ cao còn chiếm tỷ tọng nhỏ trong cơ cấu đầu tư, hơn nữa lượng vốn đầu tư còn chưa tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Xuất phát từ đòi hỏi trên, nhóm tác giả đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài “ Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp” với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng trở nên phát triển hơn, đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Mục tiêu của đề tài là: Đi sâu vào phân tích thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam- Hàn Quốc, những khó khăn còn tồn tại, triển vọng phát triển mối quan hệ từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước lên một tầm cao mới. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, trên cơ sở của việc phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trong đó chuyên đề chỉ tập trung vào các quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu qua 3 phần chính:
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM- HÀN QUỐC
Chương II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY.
Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – HÀN QUỐC
130 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6855 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: Thực trạng, triển vọng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ sau đổi mới kinh tế đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc mở rộng mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia, các khu vực trên thế giới khi xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc phát triển nhanh hơn và trên nhiều lĩnh vực khác nhau do có được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai nước. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992 đến nay, trải qua hơn một thập kỷ phát triển, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng tự hào, Hàn Quốc hiện đang đứng thứ 5 trong tổng số trên 100 nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam và là nước đầu tư lớn thứ nhất vào Việt Nam.Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay đó là sự mất cân đối quá lớn trong cán cân thương mại giữa hai nước, Việt Nam luôn bị nhập siêu và mức nhập siêu có xu hướng ngày càng tăng. Mặt khác, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn từ Hàn Quốc, mà lĩnh vực đầu tư chủ yếu là: nhà ở, xây dựng khu đô thị, khách sạn, chung cư. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất công nghệ cao còn chiếm tỷ tọng nhỏ trong cơ cấu đầu tư, hơn nữa lượng vốn đầu tư còn chưa tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Xuất phát từ đòi hỏi trên, nhóm tác giả đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài “ Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp” với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng trở nên phát triển hơn, đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Mục tiêu của đề tài là: Đi sâu vào phân tích thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam- Hàn Quốc, những khó khăn còn tồn tại, triển vọng phát triển mối quan hệ từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước lên một tầm cao mới. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, trên cơ sở của việc phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trong đó chuyên đề chỉ tập trung vào các quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài được kết cấu qua 3 phần chính:
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM- HÀN QUỐC
Chương II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY.
Chương III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – HÀN QUỐC
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Đức Bình và Ông Nguyễn Đăng Hùng- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đây mới là bước đầu em làm quen với công tác nghiên cứu, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc triển khai đề tài. Em mong nhận được sự thông cảm của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Danh mục các bảng 5
Danh mục các biểu đồ 6
CHƯƠNG I 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ 8
VIỆT NAM- HÀN QUỐC 8
1.1 - Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất 8
1.1.1. Hội nhập kinh tế - vấn đề mang tính khách quan của các nền kinh tế hiện nay 8
1.1.2. Khái niệm 9
1.1.3. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 10
1.2 Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế( đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư) 12
1.2.1 Quan hệ hợp tác về thương mại 12
1.2.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế 12
1.2.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế 12
1.2.1.3 Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế 15
1.2.2 Quan hệ hợp tác về đầu tư( đặc biệt là FDI) 16
1.2.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: 16
1.2.2.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
1.2.3. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương: của các nước đang phát triển 22
1.2.3.1. Tác động trực tiếp 22
1.2.3.2. Tác động gián tiếp 26
1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 27
1.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc phát triển toàn diện 27
1.3.2. Thúc đẩy cải cách hành chính 28
1.3.3. Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế 29
1.3.4. Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh 30
1.3.5. Những tác động không thuận chiều 31
Chương II 33
THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI 33
VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY. 33
2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 34
2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 36
2.1.2 Về Xuất khẩu 38
2.1.3 Về nhập khẩu 44
2.1.4 Đánh giá về quan hệ thương mại Việt Nam- Quốc 47
2.1.4.1 Ưu điểm 47
2.1.4.2 Nhược điểm 51
2.2 Quan hệ hợp tác trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 53
2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng 54
2.2.2 Về hình thức đầu tư 58
2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành 61
2.2.4 Phân bố đầu tư theo vùng 63
2.2.5 Đánh giá quan hệ đầu tư( FDI) Hàn Quốc và Việt Nam 65
2.2.5.1 Đạt được 65
2.2.5.2 Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 67
Chương III 73
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – HÀN QUỐC 73
3.1) Triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc. 73
3.1.1) Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 73
3.1.2) Triển vọng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 79
3.2) Các giải pháp chung nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam- Hàn Quốc 81
3.3 Một số giải pháp, chính sách cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 88
3.3.1) Nhóm các giải pháp và chính sách chung. 88
3.3.1.1) Đối với chính phủ Việt Nam và các bộ ngành liên quan 89
3.3.1.2) Đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 96
3.3.2) Nhóm các giải pháp chính sách trong một số lĩnh vực cụ thể 98
3.3.2.1) Các giải pháp chính sách trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá 99
3.4) Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 109
3.4.1)Về pháp luật chính sách: 109
3.4.2) Về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài 110
3.4.3) Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 112
3.4.4) Giải pháp về thuế 114
3.4.5) Hoàn thiện về môi trường đầu tư 115
KẾT LUẬN 119
Danh mục tài liệu tham khảo 120
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc
giai đoạn 1983-1992
34
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hàn Quốc
Giai đoạn 1993-2006
37
Bảng 2.3: Kim ngạch Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006
39
Bảng 2.4: Mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
41
Bảng 2.5 : Hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc
42
Bảng 2.6 : Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006
44
Bảng 2.7: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc
46
Bảng 2.8 : Top mười đối tác có tổng vốn đầu tư cao nhất
55
Bảng 2.9 : Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại
Việt Nam( 1991-2006)
56
Bảng 2.10:Một số dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam trước đây
58
Bảng 2.11: Một số dự án hàng đầu của Hàn Quốc tại Việt Nam hiệnnay
60
Bảng 2.12: Đầu tư FDI của Hàn Quốc vào các địa phương trong cả nước 2006
64
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hàn Quốc
giai đoạn 1983-1992.
35
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam- Hàn Quốc
giai đoạn 1993-2006.
38
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Hàn Quốc giai đoạn 1993-2006
40
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc
giai đoạn 1993-2006
45
Biểu đồ 2.5: Thể hiện tỷ lệ vốn đầu tư của Hàn Quốc trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2006
55
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ tăng của vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 1996-2006
57
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam theo ngành kinh tế
62
Biểu đồ 2.8: Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2006
62
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CÁC TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA CỦA TỪ
NGHĨA TIẾNG ANH
NGHĨA TIẾNG VIỆT
ASEAN
Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
DOC
Department commerce
Bộ thương mại Hàn Quốc
DSM
Dispute Settlement Measures
Cơ chế giải quyết tranh chấp
EP
Export price
Giá xuất khẩu
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
ITC
International Trade Committee
Ủy ban Thương mại Quốc tế
MOT
Ministry Of Trade
Bộ Thương mại Việt Nam
UN
United Nations
Liên Hợp Quốc
USD
United States Dollar
Đô la Mỹ
VIETRADE
Viet Nam Trade Promote
Cơ quan Xúc tiến Thương mại
Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
KOTRA
Korea Trade- Investment Promotion Agency
Phòng xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc
JETRO
Japan Extenal Trade Organization
Tổ chức xúc tiến thương mại
Nhật Bản
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM- HÀN QUỐC
1.1 - Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất
1.1.1. Hội nhập kinh tế - vấn đề mang tính khách quan của các nền kinh tế hiện nay
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới, từ thấp đến cao, từ quy mô hẹp đến quy mô ngày càng rộng lớn hơn, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trước đây, tính chất xã hội hóa của quá trình sản xuất chủ yếu mới lan tỏa bên trong phạm vi biên giới của từng quốc gia, nó gắn các quá trình sản xuất, kinh doanh riêng rẽ lại với nhau, hình thành các tập đoàn kinh tế quốc gia và làm xuất hiện phổ biến các loại hình công ty cổ phần trong nền kinh tế quốc gia. Qua đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đã có sự thay đổi đáng kể, dần hình thành nên sở hữu hỗn hợp. Từ đó, việc đáp ứng yêu cầu về quy mô vốn lớn cho sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn. Tình hình này càng đòi hỏi sự tham gia ngày càng lớn của chính phủ các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Bởi lẽ, các quốc gia này là những quốc gia có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý... Ngày nay, một mặt do trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất làm cho tính chất xã hội hóa của chính nó càng vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, lan tỏa sang các quốc gia khu vực và thế giới nói chung. Mặt khác, tự do hóa thương mại cũng đang trở thành xu hướng tất yếu, được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy buôn bán giao lưu giữa các quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của mọi quốc gia. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới theo định hướng phát triển của mình đều điều chỉnh các chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển các nguồn lực và hàng hóa tiêu dùng giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi hơn, thông thoáng hơn. Không ngừng đẩy mạnh trao đổi hàng hóa và dịch vụ, mở rộng sự phân công và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật... là một nhu cầu không thể thiếu được của đời sống kinh tế và là một tất yếu khách quan của thời đại, dù đó là nước lớn hay nhỏ, nước công nghiệp phát triển hay kém phát triển, nước tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa.
Mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập để phát triển, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đều phải chú ý đến các quan hệ trong và ngoài khu vực. Về lâu dài cũng như trước mắt, việc giải quyết các vấn đề của quốc gia đều phải tính đến và cân nhắc với xu hướng hội nhập toàn cầu để đảm bảo được lợi ích phát triển tối ưu của quốc gia. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quá trình này. Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia dù giàu có hoặc phát triển đến đâu cũng không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chính mình. Trình độ phát triển càng cao càng phụ thuộc với mức độ nhiều hơn vào thị trường thế giới. Đó là một vấn đề có tính quy luật. Những quốc gia chậm trễ trong hội nhập kinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng chính sự tụt hậu của mình, ngược lại những nước vội vã không phát huy nội lực, không chủ động hội nhập cũng đã bị trả giá. Bởi vậy, để hội nhập có hiệu quả, cần phải có quan điểm nhận thức đúng đắn, nhất quán, cơ chế chính sách thích hợp, tận dụng tốt cơ hội, không bỏ lỡ thời cơ, giảm thách thức, hạn chế rủi ro trong quá trình tiến lên của mình.
1.1.2. Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. Nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại các cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế. Có loại ý kiến cho rằng: hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế. Loại ý kiến khác lại cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.
Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, nhưng hiện nay khái niệm tương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập như sau: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Nói một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
*Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề chủ yếu:
Đàm phán cắt giảm thuế quan;
Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan;
Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ;
Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế;
Điều chỉnh các chính sách thương mại khác;
Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế... có tính chất toàn cầu.
1.1.3. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập là kết quả chính trị có chủ đích rõ ràng nhằm hình thành một tập hợp khu vực để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường cho sản phẩm dịch vụ nước mình. Do đó Hội nhập là hoạt động chủ quan của con người, ở đây là các chính phủ, nhằm lợi dụng sức mạnh của thời đại để tăng cường sức mạnh dân tộc mình. Hội nhập quốc tế trước kia cũng như hiện nay cùng có mục đích giống nhau là lợi dụng đến mức tối đa sự hợp tác quốc tế để tăng cường sức mạnh dân tộc. Hội nhập quốc tế ngày nay với toàn cầu hoá tuy là hai quá trình khác nhau vì hội nhập quốc tế là hành động chủ quan còn toàn cầu hoá là hiện tượng khách quan nhưng chúng có mối quan hệ thân thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Do vậy, khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế cần phải có những bước đi cụ thể được tính toán cẩn thận, phải xây dựng lộ trình hội nhập phù hợp với khả năng và lợi ích của dân tộc. Hội nhập giúp chúng ta tìm được chỗ thích hợp nhất trong con tàu toàn cầu hoá, nhưng mặt khác toàn cầu hoá lại chỉ là con tàu chỉ chạy một chiều và không đậu lại ở một bến nào cả, nên muốn không bị nhỡ hoặc bị văng va khỏi con tàu này, tức là tụt hậu thì quá trình hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng cũng phải khẩn trương và có những quyết định mạnh dạn.
Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau đây:
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nhau và với nền kinh tế thế giới. Nó vừa là quá trình hợp tác cùng phát triển, vừa là quá trình đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia;
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế;
Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường;
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với mỗi nước trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô.
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự tạo dựng các nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
1.2 Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế( đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư)
1.2.1 Quan hệ hợp tác về thương mại
1.2.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt qua ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền làm môi gới. Đây là một trong những hình thức chủ yếu của hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trong thập kỷ vừa qua, thương mại đóng vai trò ngày càng tăng đối với phần lớn các nền kinh tế thế giới. Một chỉ số để đánh giá tầm quan trọng của thương mại đối với một quốc gia là xem xét tương quan giữa quy mô thương mại của mỗi nước đối với tổng sản lượng của nước đó. Có những nước trên thế giới, chẳng hạn như Singapore, chỉ số này lớn hơn 100% (tức là giá trị thương mại của nước đó đã vượt quá giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra).
1.2.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế
Một là, hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, có thể là thị trường toàn thế giới, thị trường khu vực hay thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. ở đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá của các bên tham gia trao đổi.
Hai là, các bên tham gia thương mại quốc tế là những người khác quốc gia, có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể hoặc tư nhân. Mục đích tham gia buôn bán quốc tế của họ là có lợi trong việc trao đổi. Cái lợi trong việc buôn bán quốc tế tư nhân là lợi nhuận có được do việc mua rẻ và bán đắt.
Ba là, hàng hoá trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hoá vật chất, hàng hoá dịch vụ… Trao đổi quốc tế về hàng hoá vật chất gọi là thương mại hàng hoá quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là ngoại thương. Hàng hoá vật chất là những hàng hóa tồn tại dưới dạng vật chất, định lượng được, dự trữ được như hàng hoá lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm. Trong trao đổi, người mua và người bán mua bán với nhau quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá. Do có sự cách biệt về địa lý, hàng hoá vật chất có sự di chuyển qua biên giới từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Cùng với các nghiệp vụ mua, bán hàng hoá có cả dịch vụ kèm theo như: vận chuyển, bảo quản, bảo hành, bảo hiểm, thanh toán quốc tế…
Trao đổi quốc tế về hàng hoá và dịch vụ gọi là thương mại dịch vụ quốc tế, ở phạm vi một quốc gia gọi là dịch vụ thu ngoại tệ. Hàng hoá dịch vụ là những hàng hoá tồn tại dưới dạng phi vật chất, khó định lượng được, không dự trữ được. Quá trình cung cấp diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ (sử dụng) hàng hoá dịch vụ. Trong trao đổi người bán