Vị trí của KCN Lê Minh Xuân:
- KCN Lê Minh Xuân nằm ở vị trí phía Tây Nam của cửa ngõ của TP.HCM nằm trên địa bàn của 2 xã Tân Nhật và Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh TP.HCM. Là đầu mối quan trọng của các tỉnh Miền Tây và Đông Nam Bộ.
- KCN Lê Minh Xuân cách trung tâm thành phố khoảng 19km, cách QL1A 6km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 18km và cảng Sài Gòn 19km, nằm trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa huyện Bình Chánh.
7 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4095 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lí môi trường ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân ( nước thải), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG Ở KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN ( Nước Thải)
Điều kiện tự nhiên – đặc điểm KT-XH:
Điều kiện tự nhiên:
Vị trí của KCN Lê Minh Xuân:
KCN Lê Minh Xuân nằm ở vị trí phía Tây Nam của cửa ngõ của TP.HCM nằm trên địa bàn của 2 xã Tân Nhật và Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh TP.HCM. Là đầu mối quan trọng của các tỉnh Miền Tây và Đông Nam Bộ.
KCN Lê Minh Xuân cách trung tâm thành phố khoảng 19km, cách QL1A 6km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 18km và cảng Sài Gòn 19km, nằm trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa huyện Bình Chánh.
Giới hạn khu đất:
Phía Đông: cách tuyến đường số 10 ( đường nộ bộ của KCN).
Phía Tây: tuyến đường số 8 ( là đường nội bộ của KCN thông qua dãy cây xanh cách ly nhà máy, Gò Mây – Tân Nhựt tuyến kênh B).
Phía Nam: giáy kênh số 8.
Phía Bắc: giáp 1 phần tuyến số 9 và kênh số 6.
Diện tích:
Tổng diện tích toàn KCN là 100ha trong đó:
Diện tích đất xây nhà xưởng: 66,23ha.
Đất xây dựng khu quản lí và dịch vụ: 5,33ha.
Đất cây xanh công viên cách ly: 11,44ha.
Đất đấu nội hạ tầng kỹ thuật: 1,2ha.
Đất giao thông: 15,8ha.
Mật độ xây dựng bình quân: 66,23%.
Đặc điểm KT-XH:
Tình hình đầu tư sản xuất tại KCN Lê Minh Xuân:
Hiện nay số lượng doanh nghiệp đầu tư vào KCN đã vượt hơn 150DN. Có một số doanh nghiệp sau 1 thời gian hoạt động có hiệu quả đã thuê thêm nhà xưởng để mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên vẫn có 1 số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động nhưng chỉ chiếm 1 số lượng thấp không đáng kể.
Các thông số hoạt động:
Tỷ lệ đầu tư cho thuế ( 100%).
Tổng số nhà đầu tư: 164.
Tổng vốn đầu tư: 1.042.362.000.000 đồng.
Tổng lao động: 5924 người.
Cấp nước: 15000 m3/ngày.
Xử lí chất thải: công suất 4000 m3/ngày.
Ngành nghề của KCN: bao bì, cơ khí, dệt may, dịch vụ, điện tử, dược phẩm, gia dụng, gỗ, giày, hóa chất, ..
Các ngành sản xuất:
CN may mặc, giày da.
CN chế biến, càn kéo đúc, kim loại màu.
CN nhựa chất dẻo.
Cn chế biến cao su.
CN dệt nhuộm thuộc da, xi mạ.
CN chế biến thực phẩm.
CN lắp ráp điện tử, điện gia dụng.
CN sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
CN gốm xứ, thủy tinh.
Các ngành tiểu thủ CN.
Cách ngành Cn có tiếng ồn.
Dich vụ sản xuất, xuất nhập khẩu
Dịch vụ kho bải, vận chuyển.
Các ngành CN này có mực độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nước thải khá cao.
Hiện trạng quản lý nước thải ở KCN Lê Minh Xuân:
Vấn đề nước thải là vấn đề rất được Ban quản lí KCN quan tâm. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN phải có hệ thống xử lý nội bộ và phải đấu nối với hệ thống thoát nước của nhà máy xử lý nước thải.
Nước thải từ các nhà máy phải đạt tiêu chuẩn loại C trước khi đưa vào nhà máy xử lý nước thải của KCN. Nhưng chất lượng nước đầu vào luôn vượt quá công suất thiết kế của nhà máy, nguyên nhân do 1 số doanh nghiệp chưa trang bị hệ thống xử lý cục bộ hoặc không vận hành hệ thống thường xuyên. Nhà máy xử lý nước thải, nước thải KCN luôn đạt chuẩn B trước khi thải ra ngoài môi trường.
Hằng tháng, doanh nghiệp phải trả tiền xử lý nước thải cho nhà máy xử lý nước thải. Định kì, nhiệm vụ Công an môi trường và nhà máy sẽ lấy mẫu tại doanh nghiệp sẽ lập báo cáo đơn vị doanh nghiệp không phù hợp.
Hệ thống thoát nước và tình hình hoạt động của nhà máy xử lý nước thải.
Về hệ thống thoát nước:
Mạng lưới thoát nước mưa và nước bẩn thiết kế riêng biệt. Nước thải của các xí nghiệp phải được xử lý cục bộ trước khi đưa về trạm xử lý tập trung được đặt ở phía Nam. Công suất 4000m3/ngày. Sau khi đạt TCVN 5937:2005 mới được thải ra kênh rạch theo hệ thống cống đặt dọc theo trục giao thông.
Hệ thống thoát nước mưa đã được thi công hoàn tất và xả vào kênh số 8, 6 qua các miệng xả.
Hệ thống thu gom tự chảy:
Hệ thống thu gom tự chảy.
Hệ thông thu gom có áp đảm bảo cho việc đấu nối với nhà máy xử lý nước tập trung KCN với công suất 2000 m3/ngày đêm.
Các nhà xưởng ở KCN Lê Minh Xuân được thiết kế 2 hệ thống riêng biệt:
Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa tại nhà xưởng các nhà máy được thu gom đấu nối vào các mạng lưới thoát nước của KCN.
Hệ thống nước thải: nước thải sản xuất và sinh hoạt được thug om chung vào đầu nối với mạng lưới thoát nước của KCN dẫn đến nhà máy xử lý tập trung xử lý đạt tiêu chuẩn loại B sau đó thải ra kênh số 6 và 8.
Tình hình hoạt động của nhà máy xử lý nước thải của KCN:
Tình hình xử lý nước thải: có nhà máy xử lý nước thải với công suất 4000m3/ngày đêm.
Điểm tiếp nhận: chỉ xử lý khoảng 60% tổng lưu lượng nước thỉa sinh ra phần còn lại không xử lý. Nước thải không qua xử lý và sau xử lý được thải trực tiếp ra hệ thống kênh, nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là sông Bến Lức.
Tính chất dòng chảy:
Tiêu chuẩn loại C
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
1
Nhiệt độ
0C
45
2
pH
5 đến 9
3
BOD5 (200c)
mg/l
100
4
COD
mg/l
400
5
Chất rắn lơ lửng
mg/l
200
6
Asen
mg/l
0,5
7
Cadmi
mg/l
0,5
8
Chì
mg/l
1
9
Clo dư
mg/l
2
10
Crom (VI)
mg/l
0,5
11
Crom (III)
mg/l
2
12
Dầu mỡ khoáng
mg/l
5
13
Dầu động thực vật
mg/l
30
14
Đồng
mg/l
5
15
Kẽm
mg/l
5
16
Mangan
mg/l
5
17
Niken
mg/l
2
18
Phot pho hữu cơ
mg/l
1
19
Phot pho tổng số
mg/l
8
20
Sắt
mg/l
10
21
Tetracloetylen
mg/l
0,1
22
Thiếc
mg/l
5
23
Thuỷ ngân
mg/l
0,01
24
Tổng nitơ
mg/l
60
25
Tricloetylen
mg/l
0,3
26
Amoniac (tính theo N)
mg/l
10
27
Florua
mg/l
5
28
Phenola
mg/l
1
29
Sunlfua
mg/l
1
30
Xianua
mg/l
0,2
31
Tổng hoạt độ phóng xạ a
Bq/l
-
32
Tổng hoạt độ phóng xạ b
Bq/l
-
33
Coliform
MPN/100 ml
-
III) Các nguồn phát sinh nước thải:
Nước thải sản xuất:
Trong KCN các nhà máy sản xuất: may mặc, thực phẩm, điện điện tử, in ấn, bao bì, da giày, cao su, nhựa, nước thải thường chứa các chất khó phân hủy nên được quy vào loại nước thải nguy hại như dầu khoáng, kim loại nặng,.. Ngoài ra, nước thải còn từ quá trình thu gom, rửa nguyên liệu vi sinh, thiết bị,
Nước thải sinh hoạt:
Chủ yếu là từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên và cụm dân cư trong KCN. Nước thải loại này chứa nhiều chất hữu cơ, các cặn bẩn, các chất lơ lững, các chất dung dịch và vi khuẩn.
Nước mưa:
Hầu hết là chảy trong quá trình chảy tràn nước mưa kéo theo 1 số chất bụi bẩn vì thế ô nhiễm nước mưa phụ thuộc vào:
Chất lượng môi trường không khí.
Khả năng tự thoát nước mưa của hệ thống ống cống.
Tình trạng vệ sinh ở KCN.
Nội dung phương hướng hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân:
Công cụ pháp lý:
Áp dụng luật bảo vệ môi trường và các luật liên quan đối với tất cả các cơ sở sản xuất trong KCN.
Bắt buộc đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Buộc cơ sở sản xuất xả thải với nồng độ các chất ô nhiễm theo TCVN.
Không cấp giấy phép cho cơ sở không xây dựng hệ thóng xử lý nước thải.
Công cụ kinh tế:
Áp dụng thuế xuất nhập khẩu.
Áp dụng các loại thuế phí khác nhau: phí đối với người tiêu dùng, lệ phí sản phẩm,.
Phí nước thải ( 67/2003/ NĐ-CP ngày 13-06-2003 phí bảo vệ môi trường đối với nước thải).
Phí chất thỉa rắn( 174/2007/NĐ-CP ngày 29-11-2007 phí bảo vệ môi trường đối với chất rắn).
Áp dụng quyền mua bán giấy phép xả thải giữa các cơ sở với nhau.
Hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở gặp khó khan về tài chính.
Công cụ thỏa thuận tình nguyện:
Quản lý theo EMS và ISO 14001.
Áp dụng danh sách đen đối cới các cơ sở gây ô nhiễm.
Áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm sạch.
Công cụ giáo dục:
Giáo dục môi trường trong các doanh nghiệp giúp mang lại hiệu quả về bảo vệ môi trường cũng như lợi ích về kinh tế, tạo ra các sản phẩm sạch có chất lượng cao, tăng uy tín với người tiêu dùng, môi trường lao động cũng được cải thiện.
Áp dụng các phương pháp tuyên truyền: thông báo tin tức về môi trường để nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường của công nhân viên trong KCN, thông tin đại chúng qua báo đài.
Khuyến khích sản xuất sạch hơn:
Việc bảo vệ môi trường, xử lý nước thải trong các KCN theo hướng xử lý cuối đường ống nhưng lại mang lại nhiều bất lợi và có nguy cơ cao cho sự phát triển bề vững chiến lược hiện nay đang hướng đến là ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh là sản xuất sạch hơn vì không có chất thải có nghĩa là không có ô nhiễm môi trường và không tốn chi phí xử lý và quản lý.
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không đơn thuần là thay đổi thiết bị mà còn là thay đổi cách vận hành và quản lý của doanh nghiệp. Các giải pháp sạch có thể chia như sau: giảm thiểu chất thải tại nguồn tuần hoàn và cải tiến sản phẩm.
Tuy nhiên vẫn có các yếu tố cản trở sau:
Các yếu tố cản trở cho việc sản xuất sinh hoạt
Các vấn đề đối với doanh nghiệp
Giới hạn về nhận thức đối với sản xuất sinh hoạt và lợi ích.
Ưu tiên thấp cho các biện pháp sản xuất sinh hoạt.
Không hiểu biết đầy đủ về hệ thống của nhà máy.
Thiếu nhân viên có kinh nghiệm và kỹ thuật.
Không có đủ tín nhiệm đối với lãnh đạo nhà máy về lợi ích của sản xuất sinh hoạt.
Chính sách
Không có quy luật đối với sản xuất sinh hoạt hay giảm thiểu phế liệu.
Các vần đề liên quan đến ưu đãi xử lý
Thủ tục phức tạp đối việc áp dụng chế độ ưu đãi thuế.
Thủ tục phức tạp đối với cho mượn tiền khuyến khích sản xuất sinh hoạt.
Không có biện pháp khen thưởng sản xuất sinh hoạt.
Các trường hợp khác
Thiếu thông tin tư vấn sản xuất sinh hoạt.
Cần cải tiens tiếp cận công nghệ sản xuất sinh hoạt.
Cần tăng cường sản xuất sinh hoạt.
Cần xây dựng khả năng trong các tổ chức liên quan.
Sản xuất sinh hoạt mang lại lợi ích nhiều mặt không chỉ xã hội môi trường mà còn cho bản thân doanh nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ về mặt kinh phí hoặc cho vay ưu đãi đối với giải pháp xử lý môi trường trong các doanh nghiệp, mở rộng các lớp huấn luyện sản xuất sinh hoạt.
IV) Kết luận và kiến nghị:
Kết luận:
Vấn đề bảo vệ nguồn nước khỏi sự ô nhiễm do nước thải quan trọng nhất là ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý dòng nước thải đạt tiêu chuẩn theo qui định.
Việc xử lý nước thải công nghiệp phụ thuộc vào từng loại ngành công nghiệp và có thể áp dụng các công nghệ thích hợp. Vấn đề quản lý nước thải công nghiệp đòi hỏi cần có những chính sách hợp lý, phù hợp điều kiện của khu công nghiệp sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành trong công tác kiểm tra, giám sát.
Vấn đề quan trọng là ý thức trách nhiệm cộng đồng cần phải nâng cao trong các doanh nghiệp.
Kiến nghị:
Nhà nước cần khuyến khích việc nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý nước thải mang thương hiệu VN để có thể chủ động giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường do nước thải ô nhiễm và có thể cạnh tranh với công nghệ nước ngoài.
Các công ty môi trường trong nước có thể hoàn thành liên doanh liên daonh đấu thầu những dự án xử lý nước thải có quy mô lớn trong nước.