Đề tài Quản lý bệnh nhân tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuât, công nghệ thông tin là một lĩnh vực nhiều ứng dụng thiết thực nhất trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và xã hội chúng ta. Đặc biệt, nó là công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong công tác quản lý. Dễ dàng thầy rằng cơ sở dữ liệu là một trong những ứng dụng quan trọng của công tác tin học hóa trong quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. nhờ vào công tác tin học hóa mà công tác quản lý, hiều hành của các doanh nghiệp tỏ ra có hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, lưu trữ gọn, bảo mật cao và dễ dàng. Chính vì lẽ đó mà cơ sở dữ liệu là một phương pháp hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách nhanh chóng. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về y học cổ truyền – Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Do đó, nhu cầu ứng dụng việc quản lý bằng tin học vào trong công việc quản lý Bệnh nhân của bệnh viện là một nhu cầu tất yếu.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2897 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý bệnh nhân tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỔ TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH ----o0o---- CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----o0o---- BẢN NHẬN XÉT THỰC TẬP CHUYÊN MÔN Hội đồng: Tên đề tài: Quản lý bệnh nhân bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương Sinh viên thực hiện: Đàm Trọng Đức Lớp: 59CĐT3 Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Tấn Nhận xét chung về đồ án: Ý thức, thái độ làm việc trong quá trình thực hiện đồ án: Kết quả thực hiện các công việc được giao – kết quả đồ án: Đồng ý cho bảo vệ: Điểm: Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN 4 LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG I: KHẢO SÁT GIỚI THIỆU HỆ THỐNG I.Sơ lược về bệnh viện y học cổ truyền trung ương 6 1.1.1.Cơ cấu tổ chức bệnh viện 7 1.1.2.Quy trình khám chữa bệnh trong bệnh viên 9 II.Tổ chức quản lý của bệnh viện 10 1.2.1.Quản lý nhân viên bệnh viện(chủ yếu là Y,Bác sĩ) 11 1.2.2.Quản lý dữ liệu về bệnh nhân điều trị tại bệnh viện 11 1.2.3.Những yêu cầu cần giải quyết 11 III.Nhiệm vụ của hệ thống – hướng phát triển 12 1.3.1.Nhiệm vụ của hệ thống 12 1.3.2.Hướng phát triển của hệ thống quản lý bệnh nhân hiện nay 12 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG I.Phân tích hệ thống về mặt chức năng 13 2.1.1.Biểu đồ phân cấp chức năng 13 2.1.2.Biểu đồ luồng dữ liệu 15 II.Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu 21 2.2.1.Mô hình thực thể/liên kết 21 2.2.2.Mô hình quan hệ 24 CHƯƠNG IiI: GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG I. Tổng quan về ngôn ngữ VB.Net ………36 II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2005 36 KẾT LUẬN 38 I. Kết luận 38 II. Nhận xét và đánh giá 38 III. Hướng phát triển đề tài 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 LỜI CẢM ƠN ..….š›…… Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô thuộc khoa Công nghệ thông tin – Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải đã cung cấp cho em các thông tin, kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết trong suốt thời gian học tập tại trường, để em có thể thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thanh Tấn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành bài tập trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự thông cảm và ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chương trình có thể hoàn thiện hơn. LỜI NÓI ĐẦU ..….š›…… Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuât, công nghệ thông tin là một lĩnh vực nhiều ứng dụng thiết thực nhất trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và xã hội chúng ta. Đặc biệt, nó là công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong công tác quản lý. Dễ dàng thầy rằng cơ sở dữ liệu là một trong những ứng dụng quan trọng của công tác tin học hóa trong quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. nhờ vào công tác tin học hóa mà công tác quản lý, hiều hành của các doanh nghiệp tỏ ra có hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, lưu trữ gọn, bảo mật cao và dễ dàng. Chính vì lẽ đó mà cơ sở dữ liệu là một phương pháp hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển một cách nhanh chóng. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về y học cổ truyền – Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam. Do đó, nhu cầu ứng dụng việc quản lý bằng tin học vào trong công việc quản lý Bệnh nhân của bệnh viện là một nhu cầu tất yếu. Hệ thống phần mềm được xây dựng nhắm hỗ trợ cho người quản lý có thể theo dõi việc nhập, xuất viện, điều trị của các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện một cách tự động và dễ dàng. Sinh viên thực hiện Đàm Trọng Đức CHƯƠNG I KHẢO SÁT – GIỚI THIỆU HỆ THỐNG I - SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG Địa điểm : Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương 29 – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội Điện thoại: 84-4-38263616 - Fax: 84-4- 38229353 Giám đốc : Ts: Trần Quốc Bình Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền – trung tâm hợp tác về Y học cổ truyền của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Bệnh viện có 23 khoa phòng, 3 trung tâm được chia thành 3 khối: lâm sàng, cận lâm sàng, và khối các phòng ban chức năng. Bệnh viện có 371 viên chức trong đó có 2 Phó Giáo sư, 14 Tiến sĩ, 35 Thạc sĩ, 9 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 20 Bác sĩ chuyên khoa cấp I. 1/3 cán bộ đại học và trên đại học. Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị , nghiên cứu, và giảng dạy về Y học cổ truyền lớn nhất trong cả nước. Bệnh viện có 470 giường bệnh, có các khoa lâm sàng nội, ngoại, phụ, nhi, châm cứu dưỡng sinh, người có tuổi, hồi sức cấp cứu, v.v…, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học. Trong hơn 50 năm qua kể từ khi thành lập, với chức năng và nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong điều trị và dự phòng, bệnh viện đã đạt được rất nhiều thành tựu trong phát triển Y học cổ truyền Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc y học cổ truyền, nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế và tiêu chuẩn hóa thuốc y học cổ truyền, nghiên cứu ứng dụng các phương pháp dùng thuốc, không dùng thuốc Y học cổ truyền trong điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp, các bệnh mãn tính, khó chữa… đã được thực hiện và được đánh giá cao tại nhiều hội nghị Y học cổ truyền trong nước và quốc tế. Với vai trò là trung tâm trao đổi thông tin trong và ngoài nước, hàng năm bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương xuất bản và phát hành tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền. Các chuyên gia và bác sĩ của bệnh viện thường xuyên được cử đi nước ngoài để tham dự các hội nghị, hội thảo, giảng dạy, và nghiên cứu chuyên sâu. Bệnh viện cũng thường xuyên có nhiều chuyên gia, học sinh nước ngoài đến trao đổi kinh nghiệm, học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về Y học cổ truyền Việt Nam. Trong tiến trình phát triển, hội nhập Y học cổ truyền với các nước trong khu vực và thế giới, bệnh viện đang từng bước hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững bản sắc của Y học cổ truyền, kết hợp tinh hoa của hai nền Y học cổ truyền và Y học hiện đại góp phần phục vụ cho sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn. 1.1.1 - Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Gồm 3 trung tâm được chia thành 3 khối: 1.1.1.1 - Khối lâm sàng Khoa khám bệnh Trưởng khoa: Bs. Ths. Nguyễn Thị Tuyết Lan Phó trưởng khoa: Bs. Trịnh Thị Minh Lan Khoa Nội Phụ trách khoa: Bs. Ts. Nguyễn Thị Vân Anh Phó trưởng khoa: PGs. Ts. Nguyễn Nhược Kim Khoa Lão Trưởng khoa: Ths. Bs. Kiều Đình Khoan Phó trưởng khoa: Ths. Bs. Nguyễn Quang Vinh Khoa Châm cứu dưỡng sinh Trưởng khoa: Bs. Nguyễn Thị Phương Chi Phó trưởng khoa: Bs. Phạm An Thuật Khoa Ngoại Trưởng khoa: Bs. CKII. Hoàng Đình Lâm Phó trưởng khoa: Ths. Lê Mạnh Cường Khoa Nội Nhi Trưởng khoa: Bs. Lê Thị Ngọc Diệp Phó trưởng khoa: Bs. Ts. Nguyễn Bội Hương Khoa Phụ Trưởng khoa: Bs. Ths. Đỗ Thanh Hà Phó trưởng khoa: PGs. Ts. Lê Thị Hiền Khoa Điều trị tăng cường Trưởng khoa: Bs. Trần Thị Thủy Khoa Dinh Dưỡng Phụ trách khoa: Bùi Thị Bích Ngà 1.1.1.2 - Khối cận lâm sàng Khoa Xét nghiệm Trưởng khoa: Bs. Mạc Lan Hương Phó trưởng khoa: Bs. Đặng Quốc Bình Khoa Chẩn đoàn hình ảnh và thăm dò chức năng Trưởng khoa: Ts. Vũ Nam Phó trưởng khoa: Bs. Chu Đình Khánh Phòng đông y thực nghiệm Trưởng khoa: Bs. Ths. Mai Mạnh Tuấn Khoa Dược Trưởng khoa: Ts. Ds. Nguyễn Thị Minh Tâm Phó trưởng khoa: Ds. Lê Thanh Bình Khoa chống nhiễm khuẩn Trưởng khoa: CN Bùi Thị Bích Ngà 1.1.1.3 - Khối phòng chức năng Phòng kế hoạch tổng hợp Trưởng phòng: Bs. Lê Hữu Tuấn Phòng tổ chức cán bộ Trưởng phòng: Bs. Phạm Minh Dương Phòng hành chính quản trị Trưởng phòng: CN. Đặng Cao Thông Phòng tài chính kế toán Trưởng phòng: Nguyễn Thúy Hằng Phòng vật tư kĩ thuật Trưởng phòng: Ks. Nguyễn Đức Thắng Phòng điều dưỡng Phòng chỉ đạo ngành Trưởng phòng: Bs. Trần Quốc Hùng Trung tâm hợp tác quốc tế Thư kí thường trực: Bs. Tạ Thu Thủy Trung tâm quản trị mạng Trung tâm đào tạo 1.1.2. Quy trình khám chữa bệnh trong bệnh viện Bệnh nhân đến bệnh viện khám chữa bệnh theo quy trình sau: Bước 1: Bệnh nhân đến nơi tiếp nhận bệnh nhân để xác lập việc khám bệnh và được chỉ định một vị trí khám bệnh (thường được phát một phiếu khám bệnh). Bước 2: Bệnh nhân được một bác sĩ khám bệnh. Bước 3: Sau khi khám bệnh xong, bệnh nhận thuộc một trong hai loại: điều trị tại nhà hay nhập viện: Bước 3.1: Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ cho một đơn thuốc, trên đó ghi đầy đủ tên thuốc, số lượng và cách dùng. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì đến nơi cấp thuốc bảo hiểm y tế để nhận thuốc và trả một phần giá thuốc theo quy định phần trăm trên thẻ bảo hiểm. Ngược lại, bệnh nhân phải trả tất cả chi phí khám bệnh và tự mua thuốc ở quầy thuốc. Bước 3.2: Nếu bệnh nhân phải nhập viện thì bác sĩ khám bệnh cho một phiếu yêu cầu nhập viện, trên đó ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân, căn bệnh dự đoán và đưa đến khoa điều trị. Bước 4: Tại khoa điều trị, bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán và lập một bệnh án chi tiết. Trên bệnh án có ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân và căn bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Quá trình điều trị bệnh nhân được thể hiện đầy đủ trên bệnh án. Trong một khoảng thời gian quy định tùy theo bệnh nhân, bệnh nhân sẽ được một bác sĩ khám và cho một đơn thuốc, trên đơn thuốc có ghi rõ tên thuốc, số lượng và cách dùng. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khám bệnh như: Xét nghiệm, X_quang, siêu âm,… Việc sử dụng cũng theo chỉ định của bác sĩ khám chữa bệnh. Mỗi dịch vụ có giá tiền riêng. Bước 5: Thanh toán viện phí: khi đến đăng kí khám chữa bệnh, bệnh nhân phải thanh toán một khoản lệ phí khám bệnh. Nếu sau khi khám sơ bộ và có yêu cầu nhập viện của bác sĩ thì bệnh nhân (nếu nhập viện) sẽ phải đóng một số tiền tạm ứng (tùy theo điều kiện,khả năng của từng bệnh nhân). Sau khi xuất viện nhân viên sẽ căn cứ vào số tiền tạm ứng trên, tính toán để biets được bệnh nhân đã thanh toán đầy đủ viện phí hay chưa. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo bảo hiểm thì chỉ đóng phần trăm viện khí theo bảo hiểm bao gồm tiền thuốc và các dịch vụ hỗ trợ chữa trị và khám bệnh. Riêng tiền phòng thì bệnh nhân không được giảm. Khi xuất viện, bệnh nhân phải thanh toán toàn bộ số viện phí còn lại Trong quá trình điều trị, nếu có bệnh nhân trốn viện, không thanh toán viện phí, bệnh viện lưu lại tất cả các thông tin về bệnh nhân trốn viện. Nếu sau khi chữa trị 3 ngày mà bệnh nhân không đóng tạm ứng tiền viện phí (hay tiền tạm ứng viện phí trước đó đã hết) thì khoa (phòng) nơi điều trị bệnh nhân trình ban lãnh đạo để xem xét giải quyết. Bước 6: Theo chu kì mỗi tháng, bệnh viện xẽ thanh toán tiền viện phí với Bảo hiểm y tế. II - TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN Sau khi khảo sát hiện trạng của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, em nắm bắt được những thông tin chính cần quản lý sau: 1.2.1 - Quản lý nhân viên bệnh viện(chủ yếu là Y, Bác sĩ) - Mỗi nhân viên bệnh viện được quản lý các thông tin sau đây: Họ tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, dân tộc, trình độ chuyên môn, đơn vị công tác, chức vụ, tôn giáo. - Địa chỉ quản lý: Tỉnh(Thành phố), Quận(Huyện), Phường(xã), Số nhà, (Thôn)… 1.2.2 - Quản lý dữ liệu về Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện: - Mỗi khi có bệnh nhân nhập viện lần đầu tiên, bệnh viện lưu những thông tin sau: Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, đối tượng. - Bệnh nhân được chia làm hai loại: Loại có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì quản lý: Số thẻ bảo hiểm y tế, thời gian hiệu lực, phần trăm bảo hiểm, nơi khám bệnh ban đầu. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế là công nhân viên của một tổ chức, cơ quan nào đó thì quản lý thêm tên, địa chỉ, điện thoại,fax của cơ quan công tác. - Địa chỉ bệnh nhân và cơ quan quản lý: Số nhà, đường(thôn, ấp), xã(phường), quận(huyện), Tỉnh(Thành phố). - Trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện, bệnh nhân có yêu cầu dùng thêm một số dịch vụ, chúng ta quản lý thêm trong quá trình đó bệnh nhân đã dùng những dịch vụ gì, chi phí là bao nhiêu? - Quản lý hồ sơ, chứng từ về các khoản mà bệnh nhân phải đóng cho bệnh viện cũng như đã đóng cho bệnh viện(Tạm ứng) 1.2.3 - Những yêu cầu cần giải quyết: - Bệnh nhân có những yêu cầu sau: + Tổng chi phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện. + Tổng số tiền đã đóng. + Tổng số tiền mà bệnh nhân phải đóng. + Cần biết chi tiết các khoản phải đóng. - Các bác sĩ cần biết những thông tin sau: + Cần biết rõ diễn biến bệnh của bệnh nhân mà mình đang điều trị. + Cần tìm kiếm một số trường hợp tương tự để tìm lấy một số giải pháp chữa trị hữu hiệu nhất. + Thống kê bệnh nhân theo từng loại bệnh - Đối với nhân viên tài chính của bệnh viện: + Tổng số tiền Tạm ứng mà bệnh nhân đã đóng và chưa đóng(còn lại là bao nhiêu). + Tổng số bệnh nhân điều trị trong tháng có BHYT, và tổng chi phí của những bệnh nhân này để thanh toán với BHYT III. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG – HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1.3.1 - Nhiệm vụ của hệ thống: Hệ thống quản lý nhân sự là một hệ thống giúp cho chúng ta quản lý bệnh nhân đã và đang điều trị tại bệnh viện, cũng như trong quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện. Quản lý việc thanh toán tạm ứng của bệnh nhân với bệnh viện cũng như của bệnh viện với bảo hiểm y tế, quản lý lượng bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện trong những khoảng thời gian xác định. Đồng thời chúng ta đi thống kê số lượng bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh nào đó trong một thời gian trong năm để đưa ra phương pháp điều trị và đề phòng … Bên cạnh đó, chúng ta còn thống kê được một số căn bệnh mà Bộ Y tế và Nhà nước quan tâm. 1.3.2 - Hướng phát triển của hệ thống quản lý bệnh nhân hiện nay: Ngày nay với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của máy tính đã làm thay đổi phong cách làm việc và quản lý của hầu hết các cơ quan tư nhân, cũng như nhà nước. Trước kia, mọi thủ tục cũng như lưu trữ đều dựa trên giấy tờ do đó rất khó khăn trong việc tìm kiếm một hồ sơ về một người cũng như tìm kiếm một vấn đề nào đó trong rất nhiều hồ sơ lưu trữ, chưa kể đến việc thống kê theo một tiêu chí nào đó… Ngày nay, với sự trợ giúp của máy tính, chúng ta có thể thực hiện công việc đó một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Với hệ thống quản lý bệnh nhân chúng ta có thể thực hiện công việc tìm kiếm bệnh nhân, cũng như việc thông kê bệnh nhân theo một tiêu chí mà ban lãnh đạo bệnh viện đưa ra một cách chính xác và hiệu quả… CHƯƠNG II PHÂN TÍCH - THIẾT KẾ HỆ THỐNG I - PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT CHỨC NĂNG 2.1.1 - Biểu đồ phân cấp chức năng Biểu đồ phân cấp chức năng là một loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, và quan hệ duy nhất giữa các chức năng, diễn tả bởi các cung nối liền các nút, là quan hệ đạo hàm. Như vậy, biểu đồ phân cấp chức năng tạo thành một cấu trúc cây. Các bước xây dựng: Bước 1: - GD1:Sử dụng phương pháp bottom up tìm các chức năng chi tiết.Từ kết quả của quá trình khảo sát ta có bảng ghi lại toàn bộ hoạt động của hệ thống.Gạch chân tất cả các động từ ,xét xem chúng có thể là chức năng của hệ thống không. - GD2:Trong danh sách chức năng đã chọn ra ở giai đoạn 1 tìm và loại bỏ chức năng trùng lặp - GD3:Trong danh sách GD2 gom nhóm các chức năng đơn giản do 1 người thực hiện lại . - GD4:Trong dang sách các chức năng của giai đoạn 3 loại bỏ chức năng không có ý nghĩa với hệ thống. - GD5:Sửa lại tên của chức năng trong GD4 cho hợp lí. Bước 2 : Sử dụng phương pháp top down để gom nhóm các chức năng chi tiết thành các chức năng cao hơn . Một số định hướng trong việc gom nhóm các chức năng : - Cung cấp sản phẩm. - Quản lý sản phẩm - Thực hiện nghiệp vụ Sau khi khảo sát ta có thể nhận được các chức năng của hệ thống như sau Tiếp nhận bệnh nhân Chẩn đoán và điều trị Thanh toán viện phí Tìm kiếm , thống kê Ngoài ra do vấn đề về an toàn thông tin nên cũng cần phải có chức năng quản lý người dùng è Từ phân tích trên ta thu được biểu đồ phân cấp chức năng như sau: Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng: Cho một cách nhìn khái quát, dễ hiểu, từ đại thể đến chi tiết về các chức năng, nhiệm vụ cần thực hiện (thường ở mức diễn tả logic). Rất dễ thành lập, bằng cách phân rã dần các chức năng từ trên xuống. Có tính chất tĩnh, bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý. Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa các chức năng. Vì những lý do trên nên biểu đồ phân cấp chức năng thường được sử dụng làm bô hình chức năng trong bước đầu phân tích, hoặc cho các hệ thống đơn giản. Nếu hệ thống phức tạp thì biểu đồ phân cấp chức năng là quá sơ lược và còn thiếu sót nêu trên, nên không thể châm trước được. Khi đó chúng ta thường dùng biểu đồ luồng dữ liệu 2.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu Biểu đồ luồng dữ liệu là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu sau: Sự diễn tả ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi: “Làm gì?” mà bỏ qua câu hỏi “làm như thế nào?”. Chỉ rõ các chức năng (con) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả. Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng. Kỹ thuật phân mức: Kỹ thuật này còn được gọi là “phân tích từ trên xuống”(top – down analysis) tiến hành phân tích chức năng của hệ thống bằng cách đi dần từ một mô tả đại thể đến những mô tả chi tiết thông qua nhiều mức. Sự chuyển dịch từ một mức tới mức tiếp theo thực chất là phân rã một chức năng thành một số chức năng con ở mức dưới. Với biểu đồ luồng dữ liệu thì quá trình phân tích từ trên xuống lạ là quá trình thành lập dần dần các biểu đồ luồng dữ liệu diễn tả các chức năng của hệ thống theo từng mức. Mỗi mức là một tập hợp các biểu đồ luồng dữ liệu Các bước xây dựng. Bước 1 Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh (mức 0): Xác định giới hạn của hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh gồm một chức năng duy nhất biểu thị toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu, chức năng này được nối với tất cả tác nhân ngoài của hệ thống. Các luồng dữ liệu giữa chức năng với tất cả tác nhân ngoài chỉ thông tin vào ra của hệ thống. Bước 2 Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 1) : Với mức đỉnh tác nhân ngoài của hệ thống ở mức khung cảnh được giữ nguyên với các thông tin vào ra. Hệ thống được phân rã thành các tiến trình mức đỉnh và là các chức năng chính bên trong hệ thống theo biểu đồ phân cấp chức năng mức 1. Xuất hiện thêm các kho dữ liệu và luồng thông tin trao đổi giữa các chức năng mức đỉnh. Bước 3 Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ( mức 2) : Thực hiện phân rã đối với mỗi tiến trình của mức đỉnh. Khi thực hiện phân rã ở mức này vẫn phải căn cứ vào biểu đồ phân cấp chức năng để xác định các tiến trình con sẽ xuất hiện trong biểu đồ luồng dữ liệu Qua khảo sát và tìm hiểu hệ thống quản lý bệnh nhân của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương ta có biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống như sau: Biểu đồ luồng dữ liệu ở mức ngữ cảnh (mức 0): trong biểu đồ luồng dữ liệu ở mức ngữ cảnh chỉ có một chức năng là quản lý bệnh nhân. Các tác nhân của hệ thống gồm có: Bệnh nhân, khoa điều trị và phòng tài chính. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh(mức 1): Chức năng quản lý bệnh nhân được phân rã thành các chức năng: tiếp nhận bệnh nhân, chẩn đoán điều trị, thanh toán viện phí, tìm kiếm thống kê và quản lý người dùng. Ngoài ra ở đây còn xuất hiện thêm các tác nhân ngoài như khoa điều trị, phòng hành chính và toàn bộ kêt quả khám bệnh của bệnh nhân được lưu vào một tệp có tên là thông tin bệnh nhân (TT BN), tất cả các thông tin về bệnh nhân cũng được lưu trữ tại đây. Thông qua tệp này mà phòng tài chính sẽ gửi giấy thanh toán viện phí đến cho bệnh nhân và bảo hiểm y tế. Chức năng tiếp nhận bệnh nhân: chức năng tiếp nhận bệnh nhân được phân ra thành ba chức năng nhỏ hơn là: cập nhập thông tin bệnh nhân