Đề tài Quản lý cửa hàng điện thoại di động bằng VBnet

Điện thoại di động trong khoảng thời gian gần đây đang được sử dụng rất rộng rãi. Vì vậy, hàng loạt các Cửa hàng mua bán và trao đổi điện thoại di động đã mọc ra và ngày càng tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, công việc quản lý cửa hàng của các cửa hàng này thường được thực hiện bằng phương pháp thủ công dẫn đến những bất cập như: - Quản lý thủ công thường chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố chủ quan do sự tác động của môi trường bên ngoài. - Lưu trữ thông tin khó, dễ bị lộ. - Thông tin thường lưu trữ trên giấy gây lãng phí lớn. - Tốc độ cập nhật, xử lý không cao, không đáp ứng được nhu cầu cần báo cáo đột xuất của ban lãnh đạo. - Không đồng bộ trong việc cập nhật dẫn tới việc sai sót. - Khi mở rộng quy mô hoạt động thì hệ thống quản lý thủ công sẽ không đáp ứng được.

pdf46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4743 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý cửa hàng điện thoại di động bằng VBnet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Đề tài: “Báo cáo quản lý cửa hàng điện thoại di động bằng VBnet” 2 Lời nói đầu Điện thoại di động trong khoảng thời gian gần đây đang được sử dụng rất rộng rãi. Vì vậy, hàng loạt các Cửa hàng mua bán và trao đổi điện thoại di động đã mọc ra và ngày càng tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, công việc quản lý cửa hàng của các cửa hàng này thường được thực hiện bằng phương pháp thủ công dẫn đến những bất cập như: - Quản lý thủ công thường chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố chủ quan do sự tác động của môi trường bên ngoài. - Lưu trữ thông tin khó, dễ bị lộ. - Thông tin thường lưu trữ trên giấy gây lãng phí lớn. - Tốc độ cập nhật, xử lý không cao, không đáp ứng được nhu cầu cần báo cáo đột xuất của ban lãnh đạo. - Không đồng bộ trong việc cập nhật dẫn tới việc sai sót. - Khi mở rộng quy mô hoạt động thì hệ thống quản lý thủ công sẽ không đáp ứng được. Bài toán đặt ra là tìm cách tổ chức một hệ thống mới quản lý các hoạt động liên quan tới quản lý cửa hàng trên cơ sở cách thức hoạt động và quy tác làm việc của đơn vị. Hệ thống mới phải làm sao giải quyết được các vấn đề nêu trên, phù hợp với điều kiện của đơn vị ứng dụng hệ thống. Hiện nay, sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong quản lý ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao, khắc phục được những nhược điểm của hệ thống quản lý cũ, các bài toán quản lý được đưa vào máy tính và ngày càng được tối ưu hoá, giảm được thời gian cũng như chi phí cho quá trình xử lý, mang lại hiệu quả lớn trong kinh doanh. 3 Từ công tác nghiệp vụ liên quan tới hoạt động quản lý cửa hàng để tiến hành phân tích thiết kế một hệ thống nhằm tin học hoá các chức năng có thể được thực hiện trên máy tính. Từ đó xây dựng một chương trình ứng dụng hỗ trợ cho quá trình thực hiện các chức năng như: quản lý, xử lý các hoạt động nhập mua, xuất bán hàng hoá, các nghiệp vụ tiền mặt, lập các báo cáo định kỳ… Cuối cùng đạt được mục tiêu là xây dựng một phần mềm quản lý cửa hàng điện thoại di động hiện đại, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu xử lý các chức năng nghiệp vụ trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh của cửa hàng. 4 Chương 1. Khảo sát hiện trạng cửa hàng. 1.1. Giới thiệu về cửa hàng Điện thoại di động Minh Lương Cửa hàng Điện thoại di động Minh Lương chuyên cung cấp các sản phẩm điện thoại di động. Thị trường chủ yếu của cửa hàng là trong thành phố. Các sản phẩm của cửa hàng được nhập từ nhà sản xuất nội địa và ở nước ngoài. Được thành lập từ năm 2005. Tổng số nhân viên trong cửa hàng là 10 người. Địa chỉ : Số nhà 23 tổ 17- Phương Đồng Quang- TP. Thái Nguyên Điện thoại : 0280 3852 500 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận của cửa hàng Điện thoại di động Minh Lương. 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận * Chủ cửa hàng: + Quản lý và phân phối hoạt động của cửa hàng. + Quản lý và điều hành hoạt động của nhân viên. Chủ cửa hàng Bộ phận tài chính Bộ phận kho Bộ phận bán hàng Bộ phận kỹ thuật 5 + Phân loại khách hàng. + Quyết định giá chính thức cho từng loại mặt hàng. Tuy nhiên, giá được chia theo từng loại tuỳ vào loại khách hàng. + Nhận báo cáo từ các bộ phận khác. + Theo dõi biến động giá cả và đưa ra bảng giá thích hợp cho từng loại hàng. * Bộ phận bán hàng: Cửa hàng không có phương thức bán thiếu nhưng khách hàng phải đăng ký ở Bộ phận bán hàng các thông tin về minh để dễ liên lạc và quản lý như: tên khách hàng, địa chỉ liên lạc, số điện thoại,… và mỗi khách hàng được quản lý bằng mã số riêng. Khách hàng có thể tự chọn những điện thoại bằng cách tự chọn từ quầy thông qua tờ bảng giá. Mỗi loại hàng hoá được gián tem có in tên của cửa hàng. Khi khách hàng mua hàng, Bộ phận bán hàng sẽ trao đổi thông tin cùng khách hàng, chịu trách nhiệm hướng dẫn, làm đơn đăng ký mua hàng (trong trường hợp khách mua). Sau khi tiếp nhận yêu cầu trên Bộ phận bán hàng sẽ làm hoá đơn và thanh toán tiền. Trong trường hợp nhiều công ty, cửa hàng,… có yêu cầu đặt hàng qua điện thoại thì cửa hàng nhanh chóng làm phiếu đăng ký mua hàng, phiếu giao hàng cho từng loại hàng và giao hàng theo yêu cầu. Các công việc vụ thể cho bộ phận bán hàng: + Theo dõi được hàng hoá trong kho. + Nhân viên bán hàng cần phải nhập những thông tin cần thiết của từng mặt hàng với mã số riêng của từng loại. + Nhập thông tin khách hàng với mã số riêng biệt. + Lưu phiếu bảo hành cho hàng hoá. * Bộ phận kỹ thuật: 6 Xem xét thông tin tính năng điện thoại của các đơn vị, cá nhân hay các hãng nổi tiếng,.. và nắm rõ từng đặc tính cụ thể, những sai sót của từng loại linh kiện, thiết bị. Bảo hành, sửa chữa theo yêu cầu phiếu đăng ký sửa chữa theo từng thứ tự ưu tiên. Trong trường hợp có thay thế linh kiện thì nhân viên có nhiệm vụ liên lạc với khách hàng để báo giá nếu may đã hết hạn bảo hành hoặc máy không mua của cửa hàng. Ghi nhận thông tin các lần bảo hành. Giao hành đúng thời hạn, thời gian yêu cầu. Mỗi mặt hàng sửa chữa đều có mã số riêng và có kèm mã nhân viên kỹ thuật. * Bộ phận kho: Chức năng chính của bộ phận kho là nhập hàng, xuất hàng cho bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật và theo dõi số lượng hàng tồn kho. Nhân viên phải thường xuyên kiểm tra để biết được số lượng hàng hoá bị hư hỏng, sắp hết sau đó đề xuất Chủ cửa hàng. + Quản lý hàng hoá: Nguồn hàng được lấy từ các nhà phân phối,….. Các mặt hàng kinh doanh đều phải có một loại mã số riêng để phân biệt với hàng hoá khác. Các mặt hàng đều phải đầy đủ thông tin như: tên hàng, các chi tiết hàng, giá cả, thông tin nhà sản xuất,… Các quy định về mã số hàng hoá của cửa hàng thường được lữu trữ nội bộ do Chủ cửa hàng đặt ra. + Quá trình đặt hàng với nhà cung cấp: Hàng ngày nhân viên kho sẽ kiểm tra hàng hoá trong kho và đề xuất lên Chủ cửa hàng về những mặt hàng cần nhập. Trong quá trình đặt hàng thi Chủ cửa hàng sẽ 7 có trách nhiệm xem xét các đề xuất về những mặt hàng yêu cầu và quyết đinh loại hàng, số lượng hàng cần đặt và phương thức đặt hàng với nhà cung cấp. + Quá trình nhập hàng vao kho: Quá trình nhập hàng vào kho có những loại sau: - Mua từ bên ngoài - Hàng bị trả lại - Nhập hàng do nhà cung cấp giao lại vì hàng không đạt yêu cầu. Sau khi nhận yêu cầu đặt hàng từ cửa hàng, nhà cung cấp sẽ giao hàng cho cửa hàng có kèm theo hoá đơn hay bảng kê chi tiết các loại hàng hoá. Thủ kho sẽ kiểm tra lô hàng của từng nhà cung cấp và trong trường hợp hàng giao không đúng yêu cầu đặt hàng hay kém chất lượng,…. Thì thủ kho sẽ trả lại nhà cung cấp và yêu cầu giao lại những mặt hàng bị trả lại và thủ kho phải ghi lại những hàng hoá đó. Kế tiếp thủ kho sẽ kiểm tra chứng từ giao hàng để gán giá trị thành tiền cho từng loại sản phẩm. Những loại hàng này sẽ được cung cấp một mã số và được cập nhật ngay vào giá bán. Thủ kho nhập chứng từ giao hàng vào máy tính để làm phiếu nhập và in một phiếu nhập để lưu trữ trong hồ sơ. + Quá trình xuất hàng: Quá trình xuất hàng có những hình thức sau: - Xuất hàng theo hoá đơn bán hàng. - Xuất hàng theo phiếu giao hàng. - Trả lại cho nhà cung cấp trong trường hợp hàng không đạt yêu cầu, kém chất lượng, bán chậm,… kem theo các giấy tờ có liên quan. - Xuất hàng để thanh lý vì quá hạn hay hư hỏng nặng. 8 + Định giá: Việc định giá cho một mặt hàng tuỳ vào sự quyết định của bộ phận kho, giá không đúng với giá khung khi nhập hàng mà cộng thêm các chi phí phát sinh khác. Công thức cụ thể: - Giá nhập = giá mua + chi phí khác (thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển,…). - Giá vốn = giá nhập + chi phí khác (bao bì, quảng cáo,….). - Giá bán = giá thị trường. - Lãi lỗ = giá bán – giá vốn. - Số lượng tồn kho cuối kỳ = tồn kho đầu ky + số lượng nhập – số lượng xuất. * Bộ phận tài chính: + Theo dõi công nợ đối với khách hàng. Là bộ phận trực tiếp nhập số tiền theo hóa đơn bán hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. + Lập bảng thanh toán thu – chi hàng tháng cho công ty. + Báo cáo tình hình tài chính lên Chủ cửa hàng. 1.2.3. Mục tiêu - yêu cầu cho hệ thống mới. * Đánh giá về hệ thống hiện hành. Cửa hàng đã đưa ra bộ máy tổ chức rất gọn, vừa đủ cho hoạt động của 1 doanh nghiệp nhỏ: + Chủ cửa hàng + Bộ phận kỹ thuật. + Bộ phận bán hàng. + Bộ phận kho. + Bộ phận tài chính. 9 Điểm bất cập ở đây chính là ở chỗ, các phòng ban này hoạt động và làm việc không thật sự hợp lý. Các công đoạn trong khâu bán hàng, nhận hàng còn trồng chéo lên nhau. Nhiệm vụ của các phòng ban không đúng với lý thuyết, cơ cấu của một hệ thống bán hàng chuyên nghiệp. Ví dụ về cái bất hợp lý trong hoạt động: + Bộ phận kho ở đây kiêm luôn cả giao dịch với nhà cung cấp, lập đơn đặt hàng rồi nhập hàng. Điều đó làm giảm đi tính chuyên nghiệp trong khâu nhập hàng, gây ra khó khăn cho việc kiểm tra hàng về từ đó ảnh hưởng đến chất lượng bán ra cho khách. + Bộ phận bán hàng chỉ có chức năng duy nhất là bán hàng, giao dịch, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm mà công ty mình đang có. Phòng bán hàng không thể trực tiếp quyết định việc nhập một sản phẩm mới vào công ty. Việc này cần phải có một bộ phận khác, thu thập tin tức thị thường để đưa ra quyết định chính xác nhất. + Quản lý còn làm việc thủ công trên giấy bút nên việc tổng hợp và so sánh tốn nhiều thời gian và không thật sự chính xác. Có thể nói, với sự tổ chức trong bộ máy vận hàng hoạt động của cửa hàng còn nhiều điều bất hợp lý và có thể còn không đem lại hiệu quả công việc, doanh thu tối đa cho cửa hàng. Trong đó ta còn thấy, việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết khâu quản lý bán hàng của cửa hàng là điều hoàn toàn cần thiết. Bởi khi đưa kỹ thuật hiện đại vào khâu quản lý sẽ làm giảm sức lao động, giảm số lượng sổ sách tránh được những sai sót không đáng có. * Mục tiêu của hệ thống mới. Hệ thống quản lý cửa hàng có nhiệm vụ, chức năng nghiệp vụ về bán hàng. Nó hỗ trợ người dùng trong việc quản lý các đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng, lượng hàng nhập, lượng hàng xuất, quản lý công nợ đối với khách hàng. Nó góp phần làm 10 nâng cao khả năng hoạt động cho cửa hàng, thúc đẩy quá trình buôn bán một cách chính xác và hiệu quả, tạo dựng uy tín. Từ đó thu hút khách hàng, để đạt được hiệu quả cuối cùng đó là đem lại doanh thu tối đa cho cửa hàng. * Yêu cầu của hệ thống. Thực hiện tốt các chức năng của hệ thống hiện hành. Đảm bảo tuân thủ đúng quy cách của hệ thống quản lý bán hàng chuyên nghiệp. Tốc độ xử lý thông tin nhanh đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và kịp thời hỗ trợ cho nhà quản lý. Theo dõi chi tiết hàng nhập, hàng xuất, hàng tồn một cách chính xác nhất. Quản lý công nợ của khách hàng, quản lý thu chi của công ty một cách nhanh chóng và chính xác. Đưa ra những giải pháp hợp lý đối với hoạt động bán hàng để thu được lợi nhuận tối đa cho cửa hàng. Một số yêu cầu khác của hệ thống đó là : Hệ thống phải có giao diện thân thiện, quen thuộc, dễ dàng cho người sử dụng. Hệ thống phải có chế độ sao lưu và phục hồi nhằm đảm bảo an toàn về mặt dữ liệu cho cửa hàng. Hệ thống phải có chế độ bảo mật tốt, chỉ làm việc đối với người có quyền sử dụng hệ thống. Hệ thống phải được cài đặt trên các máy hiện tại của công ty. * Xây dựng chương trình quản lý cửa hàng, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý: 11 Phần cơ sở dữ liệu: xây dựng bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Sever. Phần lập trình: sử dụng công cụ Microsoft Visual Studio. Hệ thống được cài đặt và phát triển dựa trên nền hệ điều hành Windows XP. Hệ thống xây dựng xong có thể đi vào vận hành tại tất cả các máy tính trong cửa hàng. Tất cả các máy tính trong hệ thống phải nối mạng LAN với nhau để trao đổi dữ liệu một cách tốt nhất. Hệ thống với giao diện thân thiện sẽ giúp các nhân viên sử dụng được nhanh chóng mang lại hiệu quả công việc tốt nhất. Có thể nói rằng, việc xây dựng, phân tích và thiết kế hệ thống hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu chức năng, công tác nghiệp vụ của công ty, là cơ sở để xây dựng các ứng dụng sau này. 12 Chương 2. Phân tích hệ thống. 2.1. Phân tích hệ thống về mặt chức năng. 2.1.1. Biểu đồ phân cấp chức năng BFD. Cập nhật thông tin nhà cung cấp QUẢN LÝ CỬA HÀNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Quản lý bán hàng Quản lý tài chính Quản lý kho Nhận đơn đặt hàng Lập hoá đơn bán Lập phiếu bảo hành Cập nhật thông tin khách hàng Lập báo cáo bán hàng Nhận hoá đơn Quản lý thu- chi Lập báo cáo tài chính Lập đơn đặt hàng Lập phiếu nhập kho Lập phiếu xuất kho Lập báo cáo thống kê Lập phiếu xuất hàng Bảo hành Nhận phiếu bảo hành Lập báo cáo Lập phiếu xuất linh kiện 13 Quản lý bán hàng: do bộ phận bán hàng và bộ phận kỹ thuật đảm nhiệm. Quản lý tất cả các sản phẩm bán ra và các thông tin về khách hàng, đồng thời đảm nhiệm việc vận chuyển, bàn giao sản phẩm đến tận tay khách hàng và bảo trì sửa chữa sản phẩm khi khách hàng có yêu cầu. - Nhận đơn đặt hàng: Khi tiếp nhận yêu cầu về sản phẩm từ phía khách hàng, kiểm tra thấy đủ điều kiện cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Bộ phận bán hàng sẽ lập đơn đặt hàng. - Lập hóa đơn bán hàng: Sau khi đã thương lượng với khách hàng xong. Đơn đặt hàng đã có, bộ phận bán hàng sẽ lập hóa đơn bán hàng để thanh toán với khách hàng. - Lập phiếu xuất hàng: Sau khi xác định trong kho có sản phẩm khách hàng cần. Bộ phận bán hàng lập phiếu xuất hàng gửi xuống kho để lấy sản phẩm bàn giao cho khách hàng. - Lập phiếu bảo hành: Sau khi lấy hàng từ trong kho hàng thì nhân viên bán hàng lập phiếu bảo hành để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. - Cập nhật thông tin khách hàng: lấy thông tin khách hàng, lưu vào kho dữ liệu, chuyển giao thông tin khách hàng cho bộ phận tài chính. - Lập báo cáo bán hàng: Báo cáo về tình hình bán hàng trong tháng sẽ được gửi cho Chủ cửa hàng. Quản lý tài chính: do bộ phận tài chính đảm nhiệm. Với chức năng Thu – chi, quản lý công nợ đối với khách hàng. Đây là phần quan trọng nhất quyết định đến sự vận hàng của cả cửa hàng. - Nhận hóa đơn thanh toán: sau khi hàng được chuyển đến tay khách hàng. Khách hàng sẽ thanh toán hóa đơn bán hàng hoặc nợ lại theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Bộ phận bán hàng sẽ gửi trả lại và báo cáo với bộ phận tài chính về 14 hóa đơn thanh toán của khách hàng. Từ đó bộ phận tài chính sẽ quản lý công nợ đối với khách hàng thông qua hóa đơn thanh toán. - Quản lý thu – chi: là nhiệm vụ đặc trưng của bộ phận tài chính. Nó có chức năng quan trọng để đảm bảo hoạt động của công ty. - Lập báo cáo tài chính : Cuối tháng bộ phận tài chính sẽ phải lập những báo cáo về tình hình thu – chi của cửa hàng gửi cho Chủ cửa hàng. Quản lý kho hàng: do bộ phận kho hàng đảm nhiệm. Với chức năng lưu trữ hàng hóa, theo dõi nhập – xuất – tồn, lưu chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng thông qua quy trình bán hàng. - Lập đơn đặt hàng: Sau khi có các thông tin đầy đủ từ nhà cung cấp sản phẩm. Bộ phận nhập hàng sẽ tiến hàng lập đơn đặt hàng để mua sản phẩm. - Lập phiếu nhập kho: sau khi bộ phận bán hàng đã thương lượng và thống nhất với khách hàng. Bộ phận bán hàng sẽ lập phiếu xuất hàng gửi tới kho hàng, yêu cầu xuất hàng cho khách đúng chủng loại, số lượng... Sau đó kho hàng sẽ xuất hàng và lập phiếu xuất kho. - Lập phiếu xuất kho: khi có hàng mới về, bộ phận nhập hàng sẽ chuyển hàng đến kho hàng của cửa hàng. Sau khi tiếp nhận đủ về số lượng hàng, chủng loại hàng, bộ phận kho hàng sẽ lập phiếu nhập kho để chứng nhận rằng đã nhận đủ lượng hàng vào kho. - Cập nhật thông tin nhà cung cấp: lấy thông tin khách hàng, lưu vào kho dữ liệu, chuyển giao thông tin khách hàng cho bộ phận tài chính. - Lập báo cáo thống kê: là việc không thể thiếu, để báo cáo tình hình hàng trong kho đến Chủ cửa hàng. Qua đó thông tin cho bộ phận bán hàng về lượng hàng có trong kho để trao đổi buôn bán với khách hàng. Cuối tháng bộ phận kho sẽ phải lập những báo cáo về tình hình nhập - xuất - tồn của cửa hàng gửi cho Chủ cửa hàng. 15 2.1.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức vật lý. 2.1.2.1. Phân hệ bán hàng. - Lưu đồ hồ sơ công việc bán hàng trực tiếp tại cửa hàng. Khách hàng Bộ phận bán hàng Bộ phận kế toán Bộ phận kho . - Lưu đồ hồ sơ công việc bán hàng qua điện thoại, email. Ghi nhận yêu cầu caàu Đặt mua hàng Lưu trữ Hoá đơn bán hàng Xuất hàng theo yêu cầu Phiếu bảo hành Kiểm tra thông tin hàng hoá Lập hoá đơn bán hàng Đúng Sai Thu tiền Hết a & b b a Tiếp nhận hàng và hoá đơn Nhận hàng, hoá đơn, phiếu bảo hành Lập phiếu bảo hành 16 Khách hàng Bộ phận bán hàng Bộ phận kế toán Bộ phận kho 2.1.2.2. Phân hệ mua hàng. Đúng Sai b a Đúng Sai Ghi nhận yêu cầu Đặt mua qua điện thoại, email Lưu trữ Hoá đơn bán hàng Lập phiếu đăng ký mua hàng Phiếu giao hàng Lưu trữ Xuất hàng theo yêu cầu Tiếp nhận hàng Phiếu bảo hành Kiểm tra thông tin hàng Lập hoá đơn bán hàng Thu tiền Lưu trữ Phiếu đăng ký Lập phiếu giao hàng Hết a  b Giao hoá đơn cho khách Lập phiếu bảo hành Nhận hàng và trả tiền Kho nhaän laïi haøng 17 Bộ phận kho Chủ cửa hàng Nhà cung cấp Bộ phận kế toán 2.1.2.3. Phân hệ bảo hành. Đề xuất mua hàng Ghi nhận yêu cầu và quyết định mua các loại hàng cần Lập phiếu yêu cầu báo giá Phiếu yêu cầu báo giá Tiếp nhận yêu cầu và gửi lại bảng báo giá Bảng báo giá Thương lượng Lập đơn đặt hàng Đơn đặt hàng Lưu trữ Tiếp nhận và xử lý Hoá đơn Giao hàng theo đơn đặt hàng Tiếp nhận và kiểm tra hàng Nhập kho và lưu thông tin hàng hoá Lưu trữ Lập phiếu nhập Phiếu nhập Thanh toán theo phiếu nhập Nhận tiền Lập hoá đơn Nhận hoá đơn Sai Đúng 18 2.1.3. Biểu đồ luồng dữ liệu DFD. Khách hàng Bộ phận kế toán Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kho Phiếu đăng ký bảo hành/ sửa chữa Tiếp nhận bảo hành/ sửa chữa Lưu trữ Nhận hàng và tiến hành trả lại cho khách Kiểm tra thời gian bảo hành và mức độ hư hỏng Sai Ý kiến khách Đúng Lưu thông tin khách hàng mới Lưu trữ Tiếp nhận hàng Nhận hàng Phiếu báo giá tam thời Lập phiếu hen ngày trả và tiến hành sửa chữa 19 2.1.3.1. Biểu đồ DFD mức khung cảnh. 2.1.3.2. Biểu đồ DFD mức đỉnh. Hệ thống quản lý cửa hàng ĐTDĐ Khách hàng Chủ cửa hàng Nhà cung cấp Hàng + phiếu giao hàng Giao dịch + đơn đặt hàng Thông tin trả lời Thông tin khách hàng Nhu cầu mua hàng Đơn đặt hàng Hàng, hoá đơn bán hàng, phiếu bảo hành Yêu cầu báo cáo Bản báo cáo 20 2.1.3.3. Biểu đồ DFD mức dưới đỉnh. 1. Quản lý bán hàng 3. Quản lý kho 2. Quản lý tài chính Khách hàng Chủ cửa hàng Nhà cung cấp Thông tin khách hàng Tư vấn Đơn đặt hàng hoá đơn bán, phiếu bảo hành Thanh toán hoá đơn Khách hàng Hoá đơn bán hàng Hoá đơn thanh toán Yêu cầu Bản báo cáo Nhập – xuất – tồn Mã hàng, số tiền Yêu cầu báo cáo Bản báo cáo Yêu cầu báo cáo Bản báo cáo Yêu cầu mua hàng Chấp nhận mua hàng Nhà cung cấp Thương lượng Thông tin nhà cung cấp, thông tin về hàng, báo giá, hoá đơn Nhà cung cấp Thanh toán hoá đơn Thông tin về hàng Phiếu xuất hàng Khách hàng Xuất hàng cho khách Khách hàng Thông tin khách hàng Hoá đơn thanh toán Mã hàng, thông tin khách Phiếu bảo hành 4. Bảo hành Chủ cửa hàng Yêu cầu báo cáo Bản báo cáo Mã hàng, mã khách Khách hàng Yêu cầu bảo hành Hoàn thành giao lại hàng Phiếu xuất linh kiện Linh kiện bảo hành Hoá đơn mua hàng Bảo hành 21 + Chức năng quản lý bán hàng: + Chức năng quản lý tài chính: Khách hàng Hoá đơn bán hàng 1.1. Nhận đơn đặt hàng 1.2. Lập hoá đơn bán 1.3. Lập phiếu xuất hàng 1.5. Cập nhật thông tin khách hàng 1.6. Lập báo cáo bán hàng
Luận văn liên quan