Đề tài Quản lý cùa Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước

PHÀN MỞ ĐÀU 1. 'rinh cấp thiết Quân lý của Nhà nước đôi với vôn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là hoạt động quân lý vữa mang tinh chức năng của Nhà nước đỏi với nên kinh tê nói chung, vừa mang tính quản lý của người chủ sỡ hừu đê đâm bão von đầu tư của Nhà nước được khai thác và sử dụng hiệu quả. góp phản ỏn định và phát triên kinh tê đảt nước. Von Nhà nước được đầu tư vào các DNNN có nhừng đặc tính tương tự như việc đầu tư cũa các chủ thế khác, song cùng có nhiều điêm khác biệt. Với quy mô vốn đâu tư rất lớn vào các DNNN, yêu câu đâm bão hiệu quá tài chính mang tính bat buộc, đong thôi còn pliãi đảm bão phát triên toàn diện về kinh te - xã hội. Công tác quân lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước rất phức tạp. liên quan đến nhiều vấn đề chiến lược phát ưiển kinh te - chính trị và xã hội của quỏc gia. Do đó, nghiên cứu chuyên sâu vê quản lý của Nhà nước đôi với vỏn Nhà nước là cân thiêt nhảm đáp ứng nhu câu hoàn thiện cơ sở lý luận và nhùng đòi hỏi thực tế ở Việt Nam. đặc biệt ưong nhùng điểu kiện về minh bạch hóa. cạnh tranh vù hội nhập kinh tế quốc te hiện nay. Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời là một khung pháp lý thống nhất quan trọng áp dụng điêu chinh đôi với tảt cã các doanh nghiệp thuộc mọi thánh phân kinh tê. Theo đó. các doanh nghiệp đêu được bình đãng, tự do cạnh tranh, hợp tác và phát triên. Nội dung chủ yêu của Luật Doanh nghiệp nám 2005 quy định vê việc tliãnh lập. đãng ký kinh doanh; mỏ hình tô chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp và tô chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đe liên quan đen quyền của chủ sở hừu vòn Nhà nước, việc sử dụng vỏn Nhà nước đâu tư vào kinh doanh, quan hệ giừa chủ sỡ hữu Nhà nước với đại diện chủ sở hừu. người đại diện phân vòn góp tại doanh nghiệp khác chưa được đê cập. Do đó. cản plũi nhùng quy định bò sung vê việc quân lý. sù dụng vốn Nhà nước khi đâu tư vào doanh nghiệp. Ngày 26/11/2014. Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật quản lý. sử dụng von Nhà nước đâu tư vào sân xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật so 69/2014/QH13) có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Đe triển khai thực hiện Luật này một cách hiệu quả. cơ che và các chính sách liên quan đến quân lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cần sớm được sửa đôi và hoàn thiện.

pdf12 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý cùa Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là hoạt động quản lý vừa mang tính chức năng của Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, vừa mang tính quản lý của người chủ sở hữu để đảm bảo vốn đầu tư của Nhà nước được khai thác và sử dụng hiệu quả, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Vốn Nhà nước được đầu tư vào các DNNN có những đặc tính tương tự như việc đầu tư của các chủ thể khác, song cũng có nhiều điểm khác biệt. Với quy mô vốn đầu tư rất lớn vào các DNNN, yêu cầu đảm bảo hiệu quả tài chính mang tính bắt buộc, đồng thời còn phải đảm bảo phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội. Công tác quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề chiến lược phát triển kinh tế - chính trị và xã hội của quốc gia. Do đó, nghiên cứu chuyên sâu về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện cơ sở lý luận và những đòi hỏi thực tế ở Việt Nam, đặc biệt trong những điều kiện về minh bạch hóa, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời là một khung pháp lý thống nhất quan trọng áp dụng điều chỉnh đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo đó, các doanh nghiệp đều được bình đẳng, tự do cạnh tranh, hợp tác và phát triển. Nội dung chủ yếu của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về việc thành lập, đăng ký kinh doanh; mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến quyền của chủ sở hữu vốn Nhà nước, việc sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh, quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước với đại diện chủ sở hữu, người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp khác chưa được đề cập. Do đó, cần phải những quy định bổ sung về việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp. Ngày 26/11/2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Để triển khai thực hiện Luật này một cách hiệu quả, cơ chế và các chính sách liên quan đến quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cần sớm được sửa đổi và hoàn thiện. Từ thực trạng nêu trên, vấn đề quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN đang trở thành vấn đề thời sự thu hút được sự quan tâm của cả nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và xã hội nói chung. Trong bối cảnh đó, đề tài: “Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty 2 xây dựng Nhà nước” được Nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, nhằm huy động và sử dụng được vốn Nhà nước một cách hiệu lực và hiệu quả. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài: Các nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến chủ đề quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính: - Nhóm 1: Các vấn đề về quản trị chung (trong đó bao gồm cả quản lý vốn) của Nhà nước đối với các DNNN. Một trong những tài liệu nghiên cứu nổi bật liên quan đến chính sách quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước là “Hướng dẫn của OECD về quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Nhà nước” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2005). Trong hướng dẫn này, OECD đề cập đến những khó khăn chính của các quốc gia khi quản lý các DNNN, đó là: (1) Cân bằng giữa trách nhiệm của Nhà nước đối với việc chủ động thực hiện chức năng sở hữu, như bổ nhiệm và bầu chọn ban kiểm soát, đồng thời lại không được áp đặt hay can thiệp chính trị quá mức đối với tình hình quản trị của doanh nghiệp; (2) Đảm bảo có một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và các DNNN, trong đó Nhà nước không tác động vào sự cạnh tranh thông qua các quy định hoặc quyền giám sát. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, hướng dẫn này cung cấp các đề xuất cụ thể nhằm giải quyết các tình thế khó khăn của các quốc gia. - Nhóm 2: Nghiên cứu về hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại các DNNN. Lý thuyết và thực tiễn cho thấy, một trong các mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN là phải đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, trong đó chỉ tiêu đo lường quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích và kiểm nghiệm mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến hiệu quả sử dụng vốn. Có thể khái quát thành hai nhóm: (1) Quan sát mối quan hệ giữa các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn; (2) Tập trung nghiên cứu tác động của cấu trúc ban quản trị với kết quả hoạt động của DNNN. 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước: Một số nghiên cứu tiêu biểu trong nước có liên quan đến quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN có thể kể đến như: 3 Đề tài:“Cải cách phương thức quản lý, giám sát phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp” năm 2009 của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Công trình tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản của phương thức quản lý và giám sát vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, trong đó khuyến nghị cần sớm đổi mới tăng quyền chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, giảm sự can thiệp của Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh, tăng cường giám sát thông qua kiểm toán độc lập, tiêu chuẩn của người đại diện chủ sở hữu, tách biệt chức năng quản lý kinh tế và chức năng quản lý Nhà nước trong doanh nghiệp và hướng đến giảm dần số lượng DNNN ở một số lĩnh vực ngành nghề không cần thiết nắm giữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra ưu nhược điểm của một số mô hình quản lý vốn Nhà nước tại DNNN ở một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Newzeland, Australia, Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa làm rõ được cơ sở lý thuyết và những vấn đề cốt lõi thực tiễn, chưa chỉ ra được mô hình quản lý vốn áp dụng tại Việt Nam. Đề tài: “Hệ thống hoá và đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về vấn đề sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh” năm 2006, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chú trọng phân tích, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về chính sách đầu tư vốn Nhà nước vào kinh doanh và vai trò chủ sở hữu vốn của Nhà nước. Qua đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, phương thức đầu tư vốn và quản lý vốn tại DNNN, đưa ra kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhằm tăng cường tính chủ động cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình triển khai, xác định được chức năng vai trò của chủ sở hữu vốn của Nhà nước, đánh giá thực trạng quản lý vốn Nhà nước tại DNNN và tình hình sắp xếp, đổi mới DNNN. Mặc dù vậy, hạn chế của nghiên cứu này là chưa phân tích điểm mới của hệ thống văn bản pháp luật về chính sách quản lý vốn, thiếu sự kiểm định và đo lường giữa chính sách và thực tiễn. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại tại dẫn chứng số liệu nhưng còn chưa mang tính hệ thống. Đề tài: “Đổi mới, sắp xếp và vấn đề quản trị doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam”, năm 2006, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá về tình hình hoạt động của DNNN giai đoạn 1990-2005. Trong đó, các tác giả đã nêu bật được nội dung của các văn bản pháp luật về quản lý vốn Nhà nước tại DNNN, quyền và nghĩa vụ của Bộ chủ quản, Bộ Tài chính, UBND tỉnh/thành phố, tổng công ty và người đại diện vốn, đồng thời nêu nên những phát sinh trong quá trình quản lý vốn tại DNNN như: Công tác quản lý 4 vốn Nhà nước lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, không hiệu quả; việc quyết định đầu tư vốn Nhà nước được thực hiện bởi nhiều cấp dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, không thống nhất, kém hiệu quả; việc giao vốn, cấp vốn trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước (NSNNN) hoặc cho vay ưu đãi vẫn mang nặng tính hành chính, bao cấp, Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra nguyên nhân do cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý vốn còn chưa đầy đủ, không rõ ràng, chưa theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế và chưa “đặt” nền kinh tế nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài: “Cơ chế quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam” năm 2005, tác giả Trần Thị Mai Hương đã đưa ra một số luận giải về cơ chế hoạt động và vận hành của DNNN từ đó chỉ ra những đặc điểm, cơ chế trong quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, phần lý thuyết của luận án chưa mang tính hệ thống, chưa làm nổi bật được cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Phần thực trạng mới chỉ đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế quản lý vốn, chưa có sự gắn kết giữa lý thuyết với thực tế; phương pháp điều tra và sử dụng các bảng hỏi mới chỉ thống kê tập hợp ý kiến trả lời, chưa xây dựng được mô hình định lượng đo lường mối quan hệ giữa cơ chế quản lý cho vốn nói chung với hiệu quả của vốn Nhà nước đầu tư tại DNNN. Phần giải pháp còn chung chung, chưa được rõ ràng và cụ thể. TS. Đỗ Thị Thục và TS. Nguyễn Thị Thu Hương, đồng tác giả của sách tham khảo: “Quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp Việt Nam” năm 2011. Các tác giả đã tiếp cận và luận giải khá thành công các vấn đề mang tính thời sự về quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các DNNN, chỉ ra nhiều vấn đề phức tạp như chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm của người đại diện hoặc kiêm nhiệm đại diện vốn; đầu tư của DNNN còn dàn trải, chồng chéo; cơ chế thoái vốn, cơ chế cung cấp thông tin và giám sát hoạt động đối với người đại diện vốn; chưa tách bạch được chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu, Cuốn sách đề cập đến một số mô hình quản lý vốn Nhà nước tại DNNN của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp và điều kiện áp dụng giải pháp để quản lý vốn Nhà nước tốt hơn. Tuy nhiên, các tác giả chưa xây dựng được mô hình quản lý vốn của Nhà nước đầu tư vào DNNN tại Việt Nam một cách cụ thể để giải quyết các hạn chế nêu trên. Tóm lại, kết quả, những thành công và hạn chế cơ bản của các nghiên cứu nêu trên có thể khái quát như sau: 5 - Về hướng nghiên cứu đã được thực hiện: Các nghiên cứu về quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại DNNN chủ yếu tập trung vào 3 hướng: (1) Hệ thống hoá và đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về vấn đề sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh; (2) Cơ chế huy động và sử dụng vốn tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; (3) Cơ chế, chính sách quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại DNNN và một số kinh nghiệm trên thế giới. - Những kết quả nghiên cứu đạt được: + Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra một số bài học kinh nghiệm về mô hình về quản lý vốn của Nhà nước đầu tư tại DNNN của một số nước trên thế giới. + Đã phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Từ đó chỉ ra những bất cập của cơ chế, chính sách và mô hình đã áp dụng tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, đồng thời nêu ra các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp đối với quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại DNNN. + Nhận dạng và đo lường được tâm lý của nhà quản lý, người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DNNN thông qua các phương pháp như: Điều tra bảng hỏi, phỏng vấn, - Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu: + Cơ sở lý luận về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước đầu tư tại DNNN chưa được bổ sung và hoàn thiện, đặc biệt chưa được luận giải để gắn với thực tế sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và xu thế hội nhập quốc tế; + Chưa xây dựng được mô hình tổ chức của cơ quan quản lý chuyên trách, thống nhất thực hiện chức năng quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN; + Chưa xây dựng được mô hình đo lường mối quan hệ giữa hiệu quả đầu tư vốn và các yếu tố thuộc về quản trị và đặc điểm tài chính của doanh nghiệp. + Chưa có nghiên cứu cụ thể đối với việc quản lý vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước. Trong khi việc quản lý vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước hiện nay phát sinh nhiều bất cập: vốn Nhà nước bị thất thoát với quy mô lớn và hiệu quả sử dụng thấp, thậm chí không hiệu quả và có thể mất vốn, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và đại diện sở hữu của một số Tổng công ty Nhà nước hiện nay chưa xác định rõ. Nhiều câu hỏi quản lý được đặt ra nhưng vẫn chưa được lý giải một cách đầy 6 đủ và có luận cứ như: Cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng trong mối quan hệ giữa Nhà nước, công ty mẹ và các công ty thành viên; Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước trong mối quan hệ với quản lý các nguồn vốn khác tại các Tổng công ty xây dựng, Đây chính là những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung. Nói một cách khác, nghiên cứu lý thuyết và kiểm định thực nghiệm về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước đầu tư tại các DNNN, đặc biệt là các Tổng công ty xây dựng Việt Nam còn chưa nhiều và còn những khoảng trống cần hoàn thiện. Luận án xác định mục tiêu nghiên cứu để khỏa lấp, hoàn thiện và bổ sung những khoảng trống nghiên cứu này. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu của luận án là: - Làm rõ cơ sở lý luận về quản l ý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN, từ đó xác định và hoàn thiện khung lý thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN, ứng dụng vào điển hình nghiên cứu là các Tổng công ty xây dựng Nhà nước của Việt Nam; - Làm rõ thực trạng công tác quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước trên cơ sở phân tích định tính và phân tích định lượng nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này. - Đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng và hệ thống các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN gồm những mục tiêu và nội dung gì? Tiêu chí nào để đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN? - Mô hình và cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN trên thế giới? Những bài học kinh nghiệm quan trọng nào có thể rút ra cho Việt Nam? - Thực trạng vốn Nhà nước và quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay như thế nào? Nguyên nhân của những điểm yếu trong quản lý của Nhà nước đối 7 với vốn đầu tư Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam chưa đạt hiệu quả? - Định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam? 5. Phạm vi nghiên cứu: • Đối tượng nghiên cứu: Các Tổng công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam có vốn Nhà nước đầu tư từ 50% vốn điều lệ trở lên. • Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước được nghiên cứu theo cách tiếp cận quá trình quản lý với các nội dung: (1) Ban hành chính sách, quy định pháp luật về quản lý vốn (bao gồm các chính sách, quy định về đầu tư vốn vào các doanh nghiệp, về huy động vốn, về sử dụng vốn, về tái cơ cấu vốn); (2) Tổ chức thực hiện quản lý vốn; (3) Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý vốn. Chủ thể quản lý trong luận án được xác định là Nhà nước với vai trò người chủ sở hữu các DNNN và các Tổng công ty xây dựng Nhà nước. - Về không gian: Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại 29/35 Tổng công ty xây dựng Nhà nước tại Việt Nam. - Về thời gian: số liệu thứ cấp chủ yếu từ năm 2009 -2012. Giải pháp đề xuất cho đến năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp: là các tài liệu được công bố chính thức, bao gồm: các văn bản, quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu về quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước như luận án tiến sĩ, giáo trình, bài báo, tạp chí chuyên ngành, đề tài nghiên cứu khoa học, sách kham thảo, thông tin được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Nguồn số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu. Đối tượng điều tra, khảo sát: các Tổng công ty xây dựng Nhà nước, các chuyên gia kinh tế, cán bộ quản lý Nhà nước, người đại diện sở hữu vốn Nhà nước, người đại diện quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN (người điều hành DNNN, Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị); Ban kiểm soát/kiểm soát viên tại các công ty mẹ và các đơn vị thành viên thuộc các Tổng công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam. 8 Tổng số phiếu phát ra: 150 phiếu, số phiếu thu về là 122 phiếu, trong đó có 4 phiếu không hợp lệ, 118 phiếu hợp lệ (Mẫu phiếu điều tra tại Phụ lục 1). Ngoài phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi, tác giả luận án còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 chuyên gia. Thời gian tiến hành điều tra: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2014 Để xử lý số liệu điều tra, luận án sử dụng phần mềm SPSS và phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với 3 công cụ chính là (1) thảo luận nhóm, (2) thảo luận tay đôi và (3) quan sát trong phân tích thực trạng cơ chế quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả Luận án sử dụng phương pháp điều tra chuyên gia (phương pháp khảo sát) và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu thực trạng quản lý vốn của Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước và hiệu quả quản lý vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp này. 7. Những đóng góp khoa học của luận án: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước; - Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, rút ra một số bài học về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các tổng công ty xây dựng Nhà nước; - Phân tích, đánh giá thực trạng vốn Nhà nước và quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các tổng công ty xây dựng Nhà nước thông qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và điều tra chuyên gia. - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các tổng côngty xây dựng Nhà nước, đồng thời có một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp đã nêu. 8. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước. Chương 2: Thực trạng quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước của Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước 1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước Quy định của đa số các nước trên thế giới cũng như sự thống nhất của các nhà quản lý về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là những doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, được thành lập trên cơ sở vốn của Nhà nước, được quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh của Nhà nước. Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp được ban
Luận văn liên quan