Đề tài Quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quốc gia, hướng phát triển trong thời gian tới ở nước ta là phải đi sâu vào kinh doanh nước sạch, phát triển chuyên ngành trên cơ sở hình thành dịch vụ người bán - người quản lý và người mua nước, để dần dần loại bỏ bao cấp trong nước sạch và cơ bản hình thành thị trường nước sạch nông thôn trên phạm vi toàn quốc vào năm 2020. Đây chính là hướng đi bền vững cho chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường. Tổ chức của lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn còn phân tán, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành chưa tốt. Quản lý nguồn nước và cấp nước nông thôn thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình cấp nước sạch mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn. Ngày 02/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 131/2009/QĐ- TTg về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, các dự án, công trình cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho cộng đồng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất

pdf93 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 8 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 8 2. Mục đích của đề tài ........................................................................................... 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 9 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 9 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ............................................................................ 10 1.1 Thực trạng quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn .................................... 10 1.1.1 Kết quả thực hiện của các địa phương và các bộ, ngành năm 2008 ........ 15 1.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .......................................................................................................................... 17 1.2 Nhận xét và phân tích các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn ............................................................................................. 21 1.2.1 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành ......................................................... 22 1.2.2 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành: ................................................... 24 1.2.3 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành ........................... 28 1.2.4 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành ............................................... 31 1.3 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ............................................................................ 36 2.1 Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn ............................................................................................................................... 36 2.1.1 Sơ đồ của mô hình ................................................................................... 36 2.1.2 Giới thiệu mô hình ................................................................................... 37 2.1.3 Nhận xét ................................................................................................... 39 2.2 Xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn ....................................................................................................................... 39 Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 2 2.2.1 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí nước ................................................... 39 2.2.2 Chất lượng nước, lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội ................................ 43 2.2.3 Nguyên tắc định gía tiêu thụ nước sạch nông thôn ................................. 45 2.2.4 Phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch ......................................... 47 2.2.5 Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt .................................................. 50 2.2.6 Đề xuất phương pháp xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sạch nông thôn ......................................................................................... 51 2.3 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH PHÙ HỢP CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH TẠI XÃ DIỄN YÊN, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN ........................................................ 58 3.1 Giới thiệu về dự án cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An ........................................................................................................ 58 3.1.1 Điều kiện tự nhiên vùng dự án ................................................................ 58 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 58 3.1.3 Xác định nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ............................................... 60 3.1.4 Căn cứ thực hiện dự án ............................................................................ 62 3.1.5 Công nghệ và kỹ thuật ............................................................................. 66 3.1.6 Nghiên cứu và ứng dụng ......................................................................... 69 3.2 Mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ................................................................................... 70 3.2.1 Sơ đồ của mô hình ................................................................................... 70 3.2.2 Giới thiệu mô hình ................................................................................... 70 3.2.3 Về nhân lực và tổ chức ............................................................................ 72 3.2.4 Nghiệp vụ và cơ sở vật chất .................................................................... 73 3.2.5 Quản lý và trách nhiệm vận hành dự án .................................................. 73 3.3 Xác định chi phí tài chính phù hợp cho dự án cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ............................................................... 75 3.3.1 Các khoản chi phí .................................................................................... 75 Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 3 3.3.2 Kế hoạch vốn tương ứng với tiến độ thực hiện đầu tư ............................ 79 3.4 Quản lý tài chính ........................................................................................... 81 3.4.1 Cơ cấu nguồn vốn của dự án ................................................................... 81 3.4.2 Kế hoạch dòng tiền mặt của dự án .......................................................... 83 3.5 Phân tích kinh tế - tài chính cho dự án cấp nước sạch sinh hoạt tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ...................................................... 85 3.5.1 Dòng tiền của dự án ................................................................................. 85 3.5.2 Xác định các chỉ tiêu kinh tế của dự án ................................................... 85 3.6 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 88 1. Những kết quả đạt được của luận văn .......................................................... 88 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90 Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 4 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Hình ảnh nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm Hình 1.2 Mô hình tư nhân quản lý, vận hành Hình 1.3 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang Hình 1.4 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tại tỉnh Bình Thuận Hình 1.5 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành Hình 1.6 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch liên xã cho nông thôn tỉnh Nam Định Hình 1.7 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Quảng Trị Hình 1.8 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành Hình 1.9 Hình ảnh về mô hình cấp nước sạch cho nông thôn tỉnh Đắk Nông Hình 1.10 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành Hình 1.11 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Tiền Giang Hình 1.12 Hình ảnh về mô hình cấp nước cho nông thôn tỉnh Phú Thọ Hình 2.1 Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp tư nhân quản lý, vận hành Hình 2.2 Các nguyên tắc cơ bản về chi phí của nước Hình 3.1 Mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sạch tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Hình 3.2 Mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sạch tái cơ cấu tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Xác định giá thành toàn bộ của nước sạch Bảng 2.2: Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt cho nông thôn Bảng 3.1: Danh sách các tập thể đăng ký tham gia dự án Bảng 3.2: Danh sách hộ gia đình đăng ký tham gia dự án Bảng 3.3: Dự báo tổng nhu cầu dùng nước Bảng 3.4: Kết quả kiểm định mẫu nước thô kênh N1 Bảng 3.5: Cơ cấu tổ chức và nhân lực Trung tâm Nước SH&VSMTNT tỉnh Bảng 3.6: Tổng hợp chi phí khấu hao Bảng 3.7: Bảng tính trích khấu hao theo năm Bảng 3.8: Chi phí điện năng cho 1m3 nước sạch Bảng 3.9: Chi phí mua nước thô, hóa chất xử lý Bảng 3.10: Các định mức liên quan Bảng 3.11: Chi phí nhân công cho 1m3/ nước sạch Bảng 3.12: Bảng giá nước trong suốt chu kỳ hoạt động của công trình Bảng 3.13: Đề xuất kế hoạch sử dụng vốn và tiến độ Bảng 3.14: Cơ cấu các nguồn vốn và hình thức đóng góp Bảng 3.15 Cơ cấu các nguồn vốn Bảng 3.16: Khái toán vốn lưu động Bảng 3.17: Dự kiến kế hoạch huy động tài chính đầu tư dự án Bảng 3.18: Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 6 VIẾT TẮT NS&VSMTNT – Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn HTX – Hợp tác xã PTNT - Phát triển nông thôn BC - Báo cáo DPMT - Dự phòng môi trường WB – Ngân hàng thế giới TW - Trung ương NĐ – Nghị định QĐ – Quyết định CP – Chính phủ CT-BNN – Chỉ thị - Bộ nông nghiệp UBND - Ủy ban nhân dân TNHH - Trách nhiệm hữu hạn HPI-I – Chỉ số về sự nghèo nàn của con người GDP – Tổng sản phẩm nội địa TSCĐ – Tài sản cố định TCN - Tiêu chuẩn cấp nước ADB – Ngân hàng phát triển Châu Á BHXH – Bảo hiểm xã hội ODA – Hỗ trợ phát triển chính thức NPV – Giá trị hiện tại IRR – Suất thu hồi nội bộ TTLT – Thông tư liên tịch BTC – Bộ Tài chính BYT - Bộ Y tế BNN - Bộ Nông nghiệp KPHĐ – Không phát hiện được Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 7 LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân, các thầy cô trong khoa Sau đại học, khoa Kinh tế và Quản lý và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi. Cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, thư viện trường Đại học Thủy lợi và những người đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên thiếu xót và khuyết điểm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Hoàng Thị Thắm Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quốc gia, hướng phát triển trong thời gian tới ở nước ta là phải đi sâu vào kinh doanh nước sạch, phát triển chuyên ngành trên cơ sở hình thành dịch vụ người bán - người quản lý và người mua nước, để dần dần loại bỏ bao cấp trong nước sạch và cơ bản hình thành thị trường nước sạch nông thôn trên phạm vi toàn quốc vào năm 2020. Đây chính là hướng đi bền vững cho chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường. Tổ chức của lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn còn phân tán, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành chưa tốt. Quản lý nguồn nước và cấp nước nông thôn thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình cấp nước sạch mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn. Ngày 02/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 131/2009/QĐ- TTg về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, các dự án, công trình cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho cộng đồng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất. Theo đó, các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, quản lý khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ về nước sạch nông thôn sẽ được hưởng những ưu đãi về đất đai, về thuế, được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động vốn, được hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn. Để được hưởng những ưu đãi trên, các tổ chức, cá nhân phải có phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chuyển giao công nghệ; có năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 9 dịch vụ nước sạch phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, thay đổi chính sách và môi trường quản lý ngành, trong đó quản lý tài chính là một thách thức lớn đối với ngành cấp nước sạch nông thôn và cũng là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn cần được nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài - Đề xuất mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn; - Xác định chi phí tài chính phù hợp dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn; - Áp dụng cho dự án cấp nước sạch nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các mô hình quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn; - Các văn bản về cơ chế tài chính; 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Điều tra khảo sát thực tế ở một số trung tâm cấp nước sạch nông thôn; - Thu thập các văn bản về cơ chế tài chính; - Phân tích tính toán. Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 10 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN 1.1 Thực trạng quản lý cấp nước sinh hoạt nông thôn Trong khoảng thời gian trước năm 1960, lĩnh vực cấp nước nông thôn Việt Nam phát triển một cách tự phát và chưa được quan tâm đúng mức .Từ những năm 1960 ÷ 1970, ở miền Bắc có phong trào khuyến khích xây dựng giếng nước, nhà tắm và hố xí cho từng hộ. Kết quả là đã làm gia tăng một số lượng lớn các công trình này. Vào những năm 1980 và đầu những năm 1990, chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là chương trình chủ yếu của nhà nước được UNICEF hỗ trợ mạnh mẽ, có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn. Do vậy, trong một mức độ nào đó đã phát triển khả năng cấp nước sạch nông thôn ở các tỉnh trong phạm vi cả nước. Hiện nay, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đang được Chính phủ quan tâm và ưu tiên nhiều, năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 200-TTg đề ra mục tiêu lớn của Nhà nước là đến năm 2000 có 80% dân số được sử dụng nước sạch. Ngày 14/01/1998, Chính phủ đã đưa chương trình Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong bảy chương trình mục tiêu Quốc gia và đã ra quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03/12/1998 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Như vậy, Nhà nước đã có sự chú trọng vào tính bền vững lâu dài hơn là tỷ lệ phục vụ trước mắt, và có sự thay đổi chung từ cách thức cung cấp nước truyền thống sang một cách có hệ thống, tiếp cận được với công nghệ hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kết thúc giai đoạn 1999 - 2005, Chương trình đã đạt được kết quả đáng khích lệ như sau: 1. Nâng cao một bước nhận thức của chính quyền và nhân dân nông thôn về việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Đây là cơ sở hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng nông thôn mới. Các hoạt động của cộng đồng với nhiều phong trào như “Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường“, "làng văn hoá xanh, sạch, đẹp", "một mái nhà, một bể nước, một con bò" đã phát huy nội lực và sức sáng tạo của người dân. Sự Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 11 phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong lồng ghép chương trình NS & VSMTNT với các chương trình xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm ở nhiều địa phương đã mang lại kết quả tốt. Sự tham gia của cộng đồng vào chương trình đã có nhiều tiến bộ, vai trò của người sử dụng và của phụ nữ, các tổ chức chính trị, xã hội nhất là ở cơ sở vào quá trình quyết định đầu tư và quản lý được tăng cường, từ đề xuất nhu cầu, lựa chọn quy mô, loại hình công trình, hình thức tham gia vốn đầu tư đến giới thiệu người thay mặt cộng đồng để quản lý đầu tư và vận hành công trình. 2. Đến năm 2005, tỷ lệ người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong cả nước đạt 62%, số hộ có hố xí vệ sinh đạt 50%, số chuồng trại hợp vệ sinh tăng thêm hàng năm là 300.000 chuồng/năm. Môi trường nông thôn đã có bước cải thiện tiến bộ theo mức độ khác nhau đối với từng vùng, đến năm 2010 có khoảng 85% số hộ nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh với tiêu chuẩn cấp nước là 60 lít/người trên 1 ngày đêm, 70% gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, đến năm 2020 tất cả các hộ dân ở nông thôn đều được cấp nước sinh hoạt với tiêu chuẩn là 60lít/người/ng.đ và có nhà tiêu hợp vệ sinh. 3. Đã có các mô hình để huy động vốn đầu tư cho Chương trình đạt hiệu quả bao gồm các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, lồng ghép từ các Chương trình khác, các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế và sự đóng góp của nhân dân. Nhiều địa phương đã ban hành cơ chế thực hiện Chương trình phù hợp nên mang lại hiệu quả tốt. 4. Cơ bản hoàn thành quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn toàn quốc. Một số địa phương đã và đang triển khai quy hoạch đến cấp huyện. Các quy hoạch này làm căn cứ xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm phù hợp với từng vùng trong tỉnh để xác định nguồn vốn đầu tư, quy mô các dự án và khu vực ưu tiên, các công trình cần ưu tiên xây dựng trong thời gian tới. 5. Đã xác định và ứng dụng được một số giải pháp khoa học công nghệ trong cấp nước và vệ sinh phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đặc điểm dân cư, tập Luận văn thạc sĩ Hoàng Thị Thắm Lớp CH17KT 12 quán và truyền thống sử dụng nước sinh hoạt của từng địa phương. Ngoài ra còn có nhiều loại hình cấp nước phân tán và nhiều giải pháp phù hợp để cấp nước cho các vùng nhiễm mặn, vùng núi cao, vùng đá vôi, vùng lũ lụt. Việc kết hợp công trình nước sạch với các công trình thủy lợi đã tạo sự ổn định về nguồn nước, nhờ đó việc cấp nước được đảm bảo. Đã ban hành Tiêu chuẩn chất lượng nước sạch và các mô hình hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn. 6. Đã hình thành được nhiều mô hình về quản lý vận hành các công trình cấp nước như: tổ dịch vụ nước sạch của hợp tác xã nông nghiệp, HTX dịch vụ nước sạch, doanh nghiệp tư nhân, Trung tâm NS&VSMT tỉnh trực tiếp quản lý khai thác công trình. Các mô hình này đã và đang hoạt động có hiệu quả và đang tiến dần đến các mô hình bền vững. 7. Từng bước hoàn thiện được bộ máy quản lý thực hiện từ tỉnh đến xã. Các tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình và do Sở Nông nghiệp và PTNT làm thường trực; đối với các huyện và các xã có đủ điều kiện được tỉnh phân cấp thực hiện nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, giám sát, làm chủ đầu tư tùy theo quy mô công trình. Kiện toàn, đổi mới ban quản lý, tăng cường sự phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội và thu hút sự tham gia giám sát của người dân ở c
Luận văn liên quan