Quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ơ Việt Nam hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tiếp cận thị trường để lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh, liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì nhà nước giữ vai trò là người hướng dẫn các doanh nghiệp vào thị trường thế giới vừa đảm bảo các bên cùng có lợi vừa giữ vững được chủ quyền quốc gia.
Từ năm 1988 khi luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, qua hơn 20 năm vận động và phát triển, đến nay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP,cho đàu tư phát triển xã hội, cho kim nghạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Khu vực này luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và chỉ số phát chung của cả nước. Số lao động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài bằng 39-40% tổng số lao động bình quân hằng năm của khu vực nhà nước. Từ đó cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên do đặc điểm đặc thù của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nên việc quản lý của nhà nước dối với khu vực này là hết sức quan trọng đẻ vừa đam bảo dược yêu cầu họi nhập lại vừa đảm bảo cho sự phát triển đúng định hướng XHCN và giữ vững được chủ quyền quốc gia.
Xuất phát từ những lý do trên chúng em quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho mon quản lý nha nước. Do cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn còn hạn chế nên bài viết của chúng em còn nhiều hạn chế rất mong được chỉ bảo của cô.
33 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5243 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ơ Việt Nam hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do tiếp cận thị trường để lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh, liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì nhà nước giữ vai trò là người hướng dẫn các doanh nghiệp vào thị trường thế giới vừa đảm bảo các bên cùng có lợi vừa giữ vững được chủ quyền quốc gia.
Từ năm 1988 khi luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, qua hơn 20 năm vận động và phát triển, đến nay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP,cho đàu tư phát triển xã hội, cho kim nghạch xuất khẩu và tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Khu vực này luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và chỉ số phát chung của cả nước. Số lao động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài bằng 39-40% tổng số lao động bình quân hằng năm của khu vực nhà nước. Từ đó cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên do đặc điểm đặc thù của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nên việc quản lý của nhà nước dối với khu vực này là hết sức quan trọng đẻ vừa đam bảo dược yêu cầu họi nhập lại vừa đảm bảo cho sự phát triển đúng định hướng XHCN và giữ vững được chủ quyền quốc gia.
Xuất phát từ những lý do trên chúng em quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho mon quản lý nha nước. Do cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn còn hạn chế nên bài viết của chúng em còn nhiều hạn chế rất mong được chỉ bảo của cô.
Phần I: Những tìm hiểu chung về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài &
Những khái niệm
Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế: Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước,các cơ hội có thể có,để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đề ra, trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế.
Khái niệm đầu tư nước ngoài
Theo nguồn quốc tế: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục dích là dành quyền thực sự quản lý doanh nghiệp
Điều 12 khoản 3 luật đầu tư năm 2005 định nghĩa: Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Theo quy định tại chương V Luật đầu tư về các hình thức đầu tư nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo một trong các hình thức sau:
µCác hình thức đầu tư trực tiếp:
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoawcjj thành lập tổ chức kinh tế lien doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
Đầu tư theo hình thức hợp đồngBBC,hợp đồng BOT,hợp đồng BTO, hợp đồngBT
Đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thưc:Mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranhĐổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp
Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
µ Các hình thức đầu tư gián tiếp
Mua cổ phần, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Kh oản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại; Pháp luật hiện hành quy định tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Luật Đầu tư 2005 khẳng định nguyên tắc bình đẳng, đảm bảo quyền chủ động, tự quyết định của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư và từng bước thống nhất điều kiện đầu tư, kinh doanh áp dụng chung đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, để phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp đặc thù của nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật đầu tư quy định một số nội dung áp dụng riêng đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khác biệt so với dự án đầu tư trong nước, cụ thể về 6 quy định sau:1. Về lĩnh vực đầu tư có điều kiện;2. Về thẩm quyền chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư;3. Quy định áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập tổ chức kinh tế; 4. Về thủ tục đầu tư; 5. Về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư; 6. Về địa điểm thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh./.
Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước đầu tư một là các nước phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lí đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lí để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoăc vốn điều lệ theo qui định của pháp luật từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
Tỷ lệ đóng góp cuả các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ qui định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận va rủi ro cung chia theo tỉ lệ này.
Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ khong phải lợi tức.
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vè lỗ lãi,nhà đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn lĩnh vực, hình thức,thị trường và quy mô đầu tư.Do đó sẽ đưa ra những quyết định có lợi cho họ.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư,thông qua hoạt động FDI nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến,học hỏi kinh nghiệm quản lý.
Hệ thống chính sách và luật của việt nam đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
I.3.1 Quá trình hình thành hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Điều lệ ban hành kèm theo nghị định số 115/CP ngày 18/4/1997 là văn bản pháp lí riêng biệt đầu tiên được ban hành nhằm khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài tại việt nam. Tuy nhiên do điều lệ đầu tư năm 1997đã thể chế hóa chính sách bao cấp nên chưa tạo được cơ sở pháp lí đầy đủ, môi trường pháp đồng bộ,có hiệu lực cao và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài cũng như hoạt đọng đầu tư nói chung.
Tháng 12/1987 trong điều kiện việt nam đang thực hiện công cuộc đổi mơi toàn diện đất nước. Quốc hội đã ban hanh luật đầu tư nước ngoài tai Việt Nam.Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 ngay sau khi ra đời đã có ảnh hưởng mạnh tới việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế mới với nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên qua một thời gian thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã bộc lộ nhiều thiếu sót cụ thể là đối với các đối tác trong nước luật dường như mới chỉ áp dụng cho các tổ chức kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, hạn chế về kinh tế tư nhân. Khắc phục những hạn chế ấy ngày 30/6/1990 quốc hội ban hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng khuyến khích và tạo thêm điều kienj thuận lợi cho các doanh nghiêp tư nhân.
Đến năm 1992 sau hai năm thực hiện luật nhiều vấn đề pháp lý đã phát sinh vì vậy ngày 23/12/1992 Quốc Hội đã ban hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại việt nam lần thứ hai.
Năm 1996 khi nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài đã bộc lộ nhiều nhượng điểm cần khắc phục.Vì vậy 22/11/1996 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua 9/6/2000 Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đối với doanh nghiệp có đầu vốn tư nước ngoài.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoạt động chu yếu theo luật đầu tư năm 2005 quy định một số điều như: thủ tục đăng kí đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ VNĐ và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đâng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu của dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết chính phủ quyết định thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Ngoài ra các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cung hoạt đông dựa theo các văn bản dưới luật khác của nhà nước như: quyết định số 121/2008QĐ-BTC, quyết định số 55/2009/QĐ-TTg,và quyết định số 88/2009 QĐ-TTg quy định về chủ thể có thể tiến hành hoạt động ĐTNN tại việt nam
Ngoài ra còn những chính sách khác mà doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải thực hiện như chính sách về tiền lương tối thiểu quy định tại Nghị định 107/2010/NĐ-CP quy định: Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với lao động Việt Nam làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) theo vùng như sau:
1. Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
2. Mức 1.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
3. Mức 1.170.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
4. Mức 1.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Phần II : Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tình hình thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam từ năm 2000 tới nay
Thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có những dự án lên tới hàng tỷ USD có tác động mạnh tới hàng loạt địa phương, hoặc ngành, lĩnh vực sản xuất. Có thể lấy ví dụ như dự án Công ty TNHH Thép Vinashin Lion của nhà đầu tư Malaysia với tổng vốn đăng ký đầu tư 9,7 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 6,2 tỷ USD... Dòng vốn đăng ký vào lĩnh vực dịch vụ cũng gia tăng đột biến với sự xuất hiện của nhiều dự án lớn, như các dự án Công ty TNHH NewCity Việt Nam, tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD; Công ty TNHH Hồ Tràm, tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD; Công ty TNHH Tập đoàn Bãi Biển Rồng, tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD lần lượt của các nhà đầu tư Brunei, Canada, Hoa Kỳ. Nếu như năm 2000, ĐTNN vào lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm 7% tổng vốn đăng ký, thì đến cuối năm 2009, tỷ lệ này đã là 77%. Thực tế này rất đáng ghi nhận, bởi nó tạo ra sự dịch chuyển trong thu hút đầu tư theo cơ cấu ngành/lĩnh vực kinh tế theo hướng hiện đại là dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp. Mặt khác, các địa phương có dự án ĐTNN có điều kiện tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng tới nguồn thu ngân sách và giá trị kinh tế cao hơn với từng sản phẩm.
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư. Từ năm 2001 đến hết năm 2009 đã có 3.767 lượt dự án mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư với tổng vốn hơn 22,87 tỷ USD, tăng gấp 3,64 lần so với giai đoạn trước. Theo kết quả khảo sát thường niên của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, có hơn 70% DN ĐTNN có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất trong thời gian tới, thể hiện sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Cũng trong thời gian trên, khoảng 65% dự án triển khai với mức thực hiện đạt hơn 47,9 tỷ USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đăng ký, trong đó vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 39 tỷ USD, chiếm 81,5% tổng vốn thực hiện. Giai đoạn 2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, đến giai đoạn 2006-2009 vốn thực hiện đạt 33,6 tỷ USD, cao gấp 2,35 lần so với 5 năm trước. Năm 2007 vốn FDI thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 96% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007. Năm 2009, trong bối cảnh suy thoái, vốn giải ngân đạt 10 tỷ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm trước
Tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2011 có thể đạt tới con số 4 tỷ USD, tăng 900 triệu USD so với năm ngoái và đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.Đáng chú ý các dự án tăng vốn chiếm 50% của tổng dự án mới. Trong tổng số vốn 3,7 tỷ USD tính đến hết tháng 11 thì có 1,8 tỷ USD vốn tăng. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả, kinh doanh có lãi nên mới tăng vốn đầu tư
Hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiTrong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP.
Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu.
Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN cũng gia tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000, gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005 (đạt 1,29 tỷ USD, tăng 39,5% so với năm trước và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (10%). Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích ĐTNN của Nhà nước ta nên các doanh nghiệp ĐTNN đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000 (đạt 1,49 tỷ USD). Lý do một số doanh nghiệp ĐTNN đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000. Năm 2007, dự kiến thu ngân sách đạt 1,576 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) năm2009 đạt 27,02 tỷ USD, bằng 84,5 % so với cùng kỳ và chiếm 52,5% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu 21,2 tỷ USD, chiếm 41,3 % tổng xuất khẩu và bằng 96,1% so với cùng kỳ 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 22,4 tỷ USD, bằng 86,8% so với cùng kỳ và chiếm 36,6 % tổng nhập khẩu cả nước. Trong 11 tháng đầu năm 2009, khu