Ngay từ khi giành được độc lập dân tộc, nhằm giúp đỡ những người nghèo không thể chi trả các khoản chi phí cho luật sư trong các vụ án hình sự, nhà nước ta đã có các quy định về “tư pháp bảo trợ”. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ dừng lại ở hình thức bào chữa mà chưa cung cấp các hình thức dịch vụ pháp lý khác cũng như chưa đáp ứng cho các đối tượng khác. Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách. Tiếp theo đó, năm 2006, Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoàn chỉnh hệ hoạt động trợ giúp pháp lý tại Việt Nam. Tại tỉnh Gia Lai, năm 1998, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 307/1998/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước với nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Từ đó đến nay, quy mô tổ chức và chất lượng vụ việc ngày một hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta, khi mà sự phân hóa giàu nghèo diễn ra một cách sâu sắc, các chủ thể được trợ giúp pháp lý ngày càng khó tiếp cận các dịch vụ pháp lý thì hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn chưa đạt được mục đích đã đề ra. Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý vẫn còn nhiều bất cập, nhất là về vị trí, vai trò của trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động tố tụng, gây cản trở trong quá trình tác nghiệp của đội ngũ này. Việc thu hút người thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia hoạt động này vẫn còn yếu. Hơn nữa, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý chưa được sắp xếp, quy định một cách cụ thể, đội ngũ quản lý còn yếu kém.
Nhà nước với vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của mình, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi cho rằng nghiên cứu vấn đề về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp là cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng cũng như cả nước nói chung. Hơn nữa, thực hiện tốt vấn đề trợ giúp pháp lý là nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ của công dân trước pháp luật. Nhất là trong tình hình hiện nay, vấn đề nhân quyền đang được cộng đồng thế giới quan tâm. Ngoài ra, thông qua đó cũng góp phần thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về cải cách tư pháp của Bộ chính trị mà Đảng và Nhà nước ta quyết tâm thực hiện.
81 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngay từ khi giành được độc lập dân tộc, nhằm giúp đỡ những người nghèo không thể chi trả các khoản chi phí cho luật sư trong các vụ án hình sự, nhà nước ta đã có các quy định về “tư pháp bảo trợ”. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ dừng lại ở hình thức bào chữa mà chưa cung cấp các hình thức dịch vụ pháp lý khác cũng như chưa đáp ứng cho các đối tượng khác. Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách. Tiếp theo đó, năm 2006, Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và hoàn chỉnh hệ hoạt động trợ giúp pháp lý tại Việt Nam. Tại tỉnh Gia Lai, năm 1998, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 307/1998/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước với nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Từ đó đến nay, quy mô tổ chức và chất lượng vụ việc ngày một hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta, khi mà sự phân hóa giàu nghèo diễn ra một cách sâu sắc, các chủ thể được trợ giúp pháp lý ngày càng khó tiếp cận các dịch vụ pháp lý thì hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn chưa đạt được mục đích đã đề ra. Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý vẫn còn nhiều bất cập, nhất là về vị trí, vai trò của trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động tố tụng, gây cản trở trong quá trình tác nghiệp của đội ngũ này. Việc thu hút người thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia hoạt động này vẫn còn yếu. Hơn nữa, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý chưa được sắp xếp, quy định một cách cụ thể, đội ngũ quản lý còn yếu kém.
Nhà nước với vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của mình, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi cho rằng nghiên cứu vấn đề về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp là cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực hiện trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng cũng như cả nước nói chung. Hơn nữa, thực hiện tốt vấn đề trợ giúp pháp lý là nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ của công dân trước pháp luật. Nhất là trong tình hình hiện nay, vấn đề nhân quyền đang được cộng đồng thế giới quan tâm. Ngoài ra, thông qua đó cũng góp phần thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về cải cách tư pháp của Bộ chính trị mà Đảng và Nhà nước ta quyết tâm thực hiện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Về các công trình nước ngoài: Có rất nhiều bài viết giới thiệu về hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới như Allen C.Choate với “Trợ giúp pháp lý tại Trung Quốc”. Trong đó, tác giả đề cập một cách tổng quát về trợ giúp pháp lý tại Trung Quốc như khái niệm trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý, hệ thống trợ giúp pháp lý tại Trung Quốc.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong tình hình mới, vấn đề trợ giúp pháp lý được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu, các bài báo nghiên cứu của các chuyên gia. Có thể nêu ra các bài báo như Đỗ Xuân Lân với “Chuyên viên trợ giúp pháp lý với việc đại diện, bào chữa trước Toà án”, Tạ Thị Minh Lý với “Bàn về khái niệm trợ giúp pháp lý” và “Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý”,...Ngoài ra, cũng có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 96 -98 – 034/ĐT: “Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp). Ngoài ra, theo tìm hiểu của tác giả, cũng có một luận văn cử nhân Luật tại trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 bàn về trợ giúp pháp lý, đó là luận văn “Hoạt động trợ giúp pháp lý tại thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị” của tác giả Lê Thị Diệu.
Điểm chung của các công trình nghiên cứu trên là chưa nghiên cứu hoạt động trợ giúp pháp lý dưới góc độ quản lý nhà nước, nếu có đề cập cũng chỉ một phần của hoạt động quản lý nhà nước như đã nêu ở trên như quá trình hình thành và phát triển của trợ giúp pháp lý.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai, từ đó nêu lên những vấn đề tồn đọng và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
Phạm vi nghiên cứu đề tài: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động ban hành văn bản pháp luật quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý, công tác quản lý chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý, quản lý tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức bộ máy quản lý tại tỉnh Gia Lai hiện nay.
4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
Thông qua việc thống kê các số liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp các tài liệu thu thập được trên Internet, sách, báo, tạp chí, các báo cáo của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Gia Lai, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả từng bước giải quyết các nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích của luận văn đặt ra.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:
Luận văn nêu lên những bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai. Tìm ra nguyên nhân những tồn tại, yếu kém trong hoạt động này. Từ đó đề ra những giải pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý.
6. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1 – Những vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý
Chương 2 – Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai
Chương 3 – Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1.1. Khái niệm, đặc điểm trợ giúp pháp lý
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trợ giúp pháp lý trên thế giới và ở Việt Nam
Vào giai đoạn cuối của nền cộng hòa thứ IV trước Công nguyên tại Hy Lạp, xuất phát từ quyền và lợi ích của những người bị giai cấp thống trị bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách độc đoán đã có một số người đứng ra biện hộ nhằm minh oan cho người thân hoặc bạn bè. Ở La Mã cổ đại vào thời kỳ năm 150 trước Công nguyên đến năm 150 sau Công nguyên, cũng đã xuất hiện một đội ngũ những người diễn giải pháp luật và hoạt động thường xuyên, họ không được phép nhận tiền thù lao, tiền công của những người mà họ giúp đỡ. Họ có thể được nhận các khoản thưởng, nhưng tuyệt đối không được đề nghị trả thù lao. Đây cũng chính là những tiền đề đầu tiên của hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL). Tuy nhiên, hoạt động TGPL trở thành một quy định của nhà nước đầu tiên cách đây khoảng 500 năm tại Anh. Ngay từ thế kỷ XIV, pháp luật Anh quốc đã quy định: “Cần dành cho người nghèo khổ sự giúp đỡ để họ được hưởng quyền lợi mà pháp luật ban cho”. Năm 1495, vua Henry VII trong một nghị án đã có quy định cụ thể hơn về vấn đề này: "Chính nghĩa cần được dành chung cho người nghèo và những người thực hiện quyền tự do họ được hưởng - điều đó không có gì thay thế được”. Tuy nhiên, sau các cuộc cách mạng tư sản và phong trào dân quyền phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây và Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã thúc đẩy sự ra đời của hệ thống TGPL cho người nghèo, những người không có khả năng để trả tiền công cho luật sư. Trong số các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa, Pháp là nước tiêu biểu. Sau khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, ở các hiệp hội luật sư dần dần hình thành một tập quán là trước toà luật sư biện hộ cho người nghèo không thu phí. Đến năm 1851, tập quán này trở thành một chế độ trong các quy định pháp luật, gọi là “Luật luật sư trợ giúp”. Đối với vụ án bị xử tội nặng thì phải chỉ định luật sư biện hộ cho bị cáo. Với những vụ án xử tội danh nhẹ, Chánh án cũng có thể chỉ định biện hộ nếu bị cáo yêu cầu và chứng minh được mình thực sự nghèo khó. Ngoài ra, đối với các vụ án tranh chấp liên quan đến tiền dưỡng lão, phạm tội vị thành niên, tai nạn nghề nghiệp, tiền công lao động, thất nghiệp... Pháp luật cũng quy định đều phải có sự trợ giúp khi tiến hành xét xử”. Tại Hoa Kỳ, lần đầu tiên một tổ chức TGPL được thành lập vào năm 1876 tại thành phố New York cho cộng đồng người Đức. Tổ chức này hỗ trợ người Đức nhập cư khỏi sự bóc lột. Năm 1911, liên minh quốc gia về TGPL được thành lập để thúc đẩy sự nhận thức về TGPL cho những người nghèo. Đến những năm 1960, với việc quỹ Ford coi chương trình dịch vụ pháp lý nằm trong nhiều dịch vụ xã hội, dựa trên một triết lý rằng dịch vụ pháp lý phải là một thành phần của một tổng thể nỗ lực chống đói nghèo. Cho đến nay, quỹ hoạt động đã tăng từ khoảng 5 triệu USD vào năm 1965 lên 950 triệu USD vào năm 2006.(()Allan W.Houseman-Linda E Perle (2007), “Securing equal Justice for all: a brief history of civil legal assistance in the United State”, Centre for law and social policy.
) Được phát triển bởi LSC (Legal service community), hoạt động TGPL đã có những phát triển mạnh mẽ ở nhiều mặt khác nhau như cung cấp dịch vụ pháp lý đến nhiều người thu nhập thấp hơn, có nhiều nhà tài trợ cho chương trình hơn, tăng về chất lượng và hiệu quả của chương trình hơn. Tại Anh, tuy các hoạt động TGPL được hình thành từ lâu nhưng hoạt động này có tính hệ thống vào năm 1945 với việc công bố “Báo cáo Rushcliffe 1945”, trong đó đưa ra một số kiến nghị dẫn đến việc thành lập hệ thống TGPL đầu tiên và và Luật trợ giúp pháp lý năm 1949. Đến năm 1988, cùng với việc thông qua Luật trợ giúp pháp lý, một hệ thống mới được thành lập, do Hội đồng TGPL (Legal Aid Board) của chính quyền trung ương quản lý. Với một số trường hợp ngoại lệ, các Hội đồng TGPL được trao trách nhiệm quản lý các nguồn tài trợ của các công việc do nhà nước trả tiền. Năm 1999, Ủy ban Dịch vụ pháp lý được thành lập (LSC- Legal Services Commission), thay thế Hội đồng trợ giúp pháp và thay đổi toàn bộ hệ thống tài chính và quy định về TGPL. LSC bao gồm TGPL về dân sự (CLS- Civil legal service), và TGPL về hình sự (CDS-Criminal Defence Service). Để kỷ niệm 60 năm của Đề án Hỗ trợ pháp lý, Bộ Tư pháp thiết lập một trang web mới: 60 năm trợ giúp pháp lý vào năm 2009 tại địa chỉ
)
Tại Việt Nam, ngay sau giành được độc lập, cùng với sự ra đời của các sắc lệnh liên quan đến tư pháp như: Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư; Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán; Sắc lệnh 163/SL ngày 23/3/1946 về tổ chức các Toà án binh, những hoạt động mang tính chất TGPL đã manh nha hình thành với hình thức “tư pháp bảo trợ”. Hoạt động này có một số đặc điểm như: người thực hiện TGPL chủ yếu do các luật sư, cán bộ, công chức nhà nước và các công dân khác không phải là luật sư thực hiện dưới sự trợ giúp, bảo đảm kinh phí từ phía nhà nước; tập trung ở bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo; người được hưởng “tư pháp bảo trợ” không phải nộp một khoản lệ phí nào, phí tổn này sẽ do công khố chịu cho đến khi thi hành xong bản án.
Năm 1982, Việt Nam ký kết, tham gia hai công ước lớn: Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá và Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Đây chính là tiền đề để Pháp lệnh Luật sư ra đời vào năm 1987 với các quy định về giảm phí hoặc miễn thù lao cho công dân và tổ chức trong một số trường hợp cụ thể khi được tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác. Trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm mô hình TGPL tại tỉnh Cần Thơ và tỉnh Hà Tây, ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg thành lập hệ thống tổ chức TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách. Theo đó, thành lập Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp và Trung tâm TGPL của Nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp.
Đến năm 2006, để kịp thời thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn đường lối và chính sách của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, cải cách tư pháp được nêu trong các Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật trợ giúp pháp lý. Sự ra đời của luật này đã thể hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giúp đỡ pháp luật, hỗ trợ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nhân dân đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách, đánh dấu bước chuyển về chất và đưa công tác TGPL lên một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nước.
1.1.2. Khái niệm trợ giúp pháp lý
Hiện nay trên thế giới và ở nước ta có nhiều cách hiểu khác nhau về TGPL. Hầu hết pháp luật các nước trên thế giới dựa trên lý luận về nhân quyền và bảo đảm nhân quyền, coi TGPL như là một biện pháp bảo đảm tư pháp dành cho người không có điều kiện kinh tế để tiếp cận sử dụng pháp luật như pháp luật của Đức thì coi TGPL là giúp đỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước toà án (()
). Khái niệm này tương tự như khái niệm được đưa ra trong từ điển Oxford, theo đó TGPL được hiểu là khoản tiền mà chính phủ hoặc tổ cung cấp cho những người cần để trả cho các dịch vụ pháp lý (()
). Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ TGPL được biết với thuật ngữ “legal aid” (đối với hoạt động vào những năm 1960), legal services, civil legal assistance (được sử dụng từ năm 1965 trở lại đây) được hiểu là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những người không thể đáp ứng được chi phí pháp lý (()Allan W.Houseman-Linda E Perle (2007), “Securing equal Justice for all: a brief history of civil legal assistance in the United State”, Centre for law and social policy.
). Trong tiếng Trung Quốc TGPL được gọi là “fa lu yuan zhu” có nghĩa là cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp cho người xứng đáng được miễn phí hoặc với tỷ lệ giảm bớt hoặc trợ cấp thường trong các vụ kiện, tranh chấp (()Allen C. Choate (2000), “Legal aid in China”, Working paper series, The Asia Foundation, Working Paper #12.
). Dựa trên hình thức thực hiện, TGPL cũng được hiểu: Giáo dục, tư vấn, thông tin pháp luật; bất cứ dịch vụ pháp luật nào do luật sư cung cấp; các dịch vụ khác trong phạm vi thẩm quyền của TGPL bao gồm dịch vụ của luật sư theo nghĩa vụ, tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp luật theo Luật Trợ giúp pháp lý 1978 (bản sửa đổi ngày 01/01/2010) của bang Victoria, Australia. Quy định tại Đạo luật về hành nghề luật B.E 2528 năm 1985 của Thái Lan, TGPL được hiểu là việc tư vấn và đưa ra ý kiến; soạn thảo các hợp đồng; cung cấp các dịch vụ pháp lý phục vụ hoạt động tranh tụng cho những người nghèo và người bị đối xử bất công.
Ở nước ta cũng tồn tại hai trường phái, hiểu khái niệm TGPL ở hai phạm vi, rộng và hẹp, khác nhau:
Theo nghĩa rộng, TGPL được hiểu là sự giúp đỡ miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội (() Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp 1999 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 96 -98 – 034/ĐT: “Mô hình tổ chức và hoạt động TGPL, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay”, Hà Nội, trang 22;
).
Theo nghĩa hẹp, TGPL được hiểu là việc thực hiện các dịch vụ pháp lý miễn phí của các tổ chức TGPL cho người nghèo và người được hưởng chính sách ưu đãi và một số đối tượng khác (() Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2004), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng pháp lệnh TGPL”, Hà Nội, tr 21.
). Ngoài ra cũng có quan niệm cho rằng TGPL là việc giúp đỡ pháp luật miễn phí cho người nghèo và đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước để họ có điều kiện tiếp cận, sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (() Dự thảo Pháp lệnh TGPL.
).
Qua các khái niệm được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của các nước, cũng như các khái niệm đang tồn tại ở nước ta có thể nhận thấy, TGPL được hiểu là sự giúp đỡ về mặt pháp lý, bằng nhiều hình thức khác nhau, của Nhà nước và xã hội cho những người không có khả năng chi trả cho các chi phí pháp lý. Các quan niệm trên chưa mang tính bao quát, toàn diện, chưa chỉ ra được các thuộc tính cơ bản mà chỉ đưa ra khái niệm thông qua các hình thức biểu hiện bên ngoài.
TGPL, trước hết về mặt ngữ nghĩa thì “trợ giúp” là sự giúp đỡ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến (() Nguyễn Như Ý (1999), “Đại từ điển Tiếng Việt”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr 1756.
) hoặc cũng có thể là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho một ai đó một việc mà người đó đang cần (() Hoàng Phê (2000), “Từ điển tiếng Việt”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 987.
). Còn thuật ngữ “pháp lý” được hiểu là lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật nói một cách khái quát; pháp lý là lý luận, luận điểm cơ bản đối với pháp luật của một chế độ (()Ngô Văn Thâu, Nguyễn Hữu Đắc, Lê Kim Quế, Nguyễn Hữu Viện, Lê Đức Tiết (1999), “Từ điển Luật học”, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 410.
). Trong điều kiện hiện nay, pháp luật là hệ thống các quy phạm do Nhà nước ban hành để quản lý xã hội. Mọi người dân phải lấy pháp luật làm chuẩn mực để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Theo hướng tiếp cận này, TGPL là sự giúp đỡ thực hiện một việc, hay nói cách khác là cung cấp một dịch vụ pháp lý cho những người đang cần sự giúp đỡ về mặt pháp lý bảo vệ các quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.
TGPL có các thuộc tính cơ bản sau:
Một là, khả năng người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt, không thể tiếp cận các dịch vụ pháp lý để tự bảo vệ mình (mà trong một số tài liệu gọi là người yếu thế) được thụ hưởng một dịch vụ pháp lý từ chuyên gia pháp luật mà không phải chi trả tài chính hoặc chi trả khoản tài chính thấp hơn mức bình thường.
Hai là, việc cung cấp dịch vụ pháp lý này nhằm mục đích giúp người được TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Ba là, dịch vụ pháp lý này được thực hiện xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước đối vối công dân, đặc biệt là những người trong tình trạng không thể tự bảo vệ mình, nhưng cũng có thể xuất phát từ trách nhiệm của xã hội đối với thành viên của cộng đồng. Ngoài ra, trách nhiệm nghề nghiệp, của những cá nhân có khả năng chuyên môn cũng thực hiện TGPL như là sự đóng góp cho xã hội.
TGPL được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, đó là:
- Hoạt động TGPL miễn phí cho người được TGPL do hệ thống TGPL của Nhà nước thực hiện dựa trên quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2005. Đây là hoạt động mà xét về bản chất là sự giúp đỡ pháp luật miễn phí mà Nhà nước dành cho các đối tượng nhất định (gồm người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) đối với các dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ thuê luật sư đại diện, bào chữa... Các tổ chức trong xã hội được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động TGPL.
- Hoạt động bào chữa miễn phí của luật sư, bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự. Quy định nhằm bảo vệ quyền của bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử