Đề tài Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán

Hiện nay, thời đại của chúng ta là thời đại mang xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá. Hoà nhập với không khí này, Việt nam vừa gia nhập và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi được trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì đồng nghĩa Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và đồng thời cũng gặt hái được nhiều thành công. Để thu được kết quả tốt từ quá trình hội nhập chúng ta phải đánh giá, nhận định về cơ hội cũng như là thách thức đang đặt ra, chúng ta phải biết đâu là thế mạnh mình phải phát huy và đâu là điểm yếu cần phải khắc phục. Và đặc biệt hơn nữa chúng ta phải nhận định được xu hướng đi chung của Thế giới, những yếu tố nào các nước đang chú trọng. Chính vì điều đó, mà em thấy rằng thị trường chứng khoán trên thế giới hiện nay là một trường nóng bỏng và có nhiều triển vọng đi lên. Nó không chỉ là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn ra suôn xẻ hơn. Cho nên em chọn đề tài luận văn là “QLNN Về thị trường chứng khoán”.

docx108 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, thời đại của chúng ta là thời đại mang xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá. Hoà nhập với không khí này, Việt nam vừa gia nhập và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi được trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì đồng nghĩa Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và đồng thời cũng gặt hái được nhiều thành công. Để thu được kết quả tốt từ quá trình hội nhập chúng ta phải đánh giá, nhận định về cơ hội cũng như là thách thức đang đặt ra, chúng ta phải biết đâu là thế mạnh mình phải phát huy và đâu là điểm yếu cần phải khắc phục. Và đặc biệt hơn nữa chúng ta phải nhận định được xu hướng đi chung của Thế giới, những yếu tố nào các nước đang chú trọng. Chính vì điều đó, mà em thấy rằng thị trường chứng khoán trên thế giới hiện nay là một trường nóng bỏng và có nhiều triển vọng đi lên. Nó không chỉ là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn ra suôn xẻ hơn. Cho nên em chọn đề tài luận văn là “QLNN Về thị trường chứng khoán”. Đối tượng của đề tài Vai trò của Nhà nước trong quản lý các hoạt động của TTCK Việt Nam. Vai trò này được biều hiện qua các hoạt động cụ thể của Nhà nước trong quản lý các hoạt động của TTCK Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá và làm rõ một số một số nội dung cơ bản về TTCK, và QLNN đối với TTCK. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được và hạn chế. -Nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam; đồng thời đề xuất giải pháp để nâng cao vai trò QLNN đối với TTCK Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán, nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu, nắm bắt thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm ra những thành công và những thất bại của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nội dung của đề tài bao gồm: Chương I: Tổng quan chung về chứng khoán, thị trường chứng khoán và QLNN đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương II: Thực trạng QLNN đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. Tổng quan về chứng khoán 1. Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán Chứng khoán được coi là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó. Thuật ngữ “giấy tờ có giá” có nghĩa rộng hơn là thuật ngữ “ chứng khoán”. Theo Luật chứng khoán được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 của Việt Nam, chứng khoán được định nghĩa như sau: “Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành”. Chứng khoán là một tài sản tài chính và nó có các đặc điểm sau: Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào cung cầu vốn; thời gian, chi phí cần thiết cho việc chuyển đổi. Tính rủi ro: Chứng khoán là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung của nền kinh tế như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất... Rủi ro không có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hay một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành. Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư có thể nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. 2. Phân loại chứng khoán Tuỳ theo cách chọn tiêu thức, người ta có thể phân loại chứng khoán thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên ở đây, chứng khoán được chia thành ba tiêu thức chủ yếu, đó là theo tính chất của chứng khoán, theo khả năng chuyển nhượng và theo khả năng thu nhập. 2.1. Phân loại chứng khoán theo tính chất Theo tính chất của chứng khoán, các loại chứng khoán được phân thành: Chứng khoán vốn; chứng khoán nợ và chứng khoán phái sinh. a. Chứng khoán vốn: Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành. Đại diện cho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanh toán là vô hạn. b. Chứng khoán nợ Chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người đi vay) phải trả cho người sở hữu chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm gốc và lãi trong thời gian cụ thể. Là một loại giấy tờ có giá xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành nên về hình thức chứng khoán nợ thường có những đặc điểm như sau: + Mệnh giá (giá trị danh nghĩa của chứng khoán) + Lãi suất (là mức lãi suất mà tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữu khi chứng khoán đáo hạn) +Thời gian đáo hạn (là khoảng thời gian mà tổ chức phát hành chứng khoán phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người sở hữu chứng khoán) c. Chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán. Có thể phân loại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau: Quyền mua trước Quyền mua trước hay là đặc quyền mua là một quyền ưu đãi được gắn với một cổ phiếu đang lưu hành, do công ty phát hành ra cổ phiếu đó để huy động thêm vốn cổ phần, quyền mua trước cho phép người sở hữu những cổ phần đang lưu hành được mua một số nhất định cổ phiếu trong đợt phát hành mới của công ty, tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Chứng kế (bảo chứng phiếu) Chứng kế hay còn gọi là bảo chứng phiếu (cam kết bán) là một loại chứng khoán được phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi mà người sở hữu nó có quyền được mua một số lượng chứng khoán nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa người mua và người bán thực hiện một giao dịch hàng hoá ở một thời điểm chắc chắn trong tương lai với mức giá và khối lượng xác định. Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là một thoả thuận để mua hoặc bán một tài sản vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với mức giá xác định. Quyền chọn Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định trong một thời gian nhất định. 2.2. Phân loại chứng khoán theo khả năng chuyển nhượng Theo cách thức này chứng khoán được phân thành chứng khoán ghi danh và chứng khoán vô danh Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không ghi tên chủ sở hữu nên việc chuyển nhượng quyền sở hữu các chứng khoán này đơn giản, dễ dàng và thuận tiện. Chứng khoán ghi danh là giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ có ghi tên chủ sở hữu. Loại chứng khoán này được phép chuyển nhượng nhưng phải tuân theo những quy định pháp lý cụ thể. 2.3. Phân loại chứng khoán theo thu nhập Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư có thể nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Tuỳ theo thu nhập, chứng khoán được chia thành các loại sau: a. Chứng khoán có thu nhập cố định. Chứng khoán có thu nhập cố định là loại chứng khoán có số thu nhập cố định không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của tổ chức phát hành. Nó có thể là chứng khoán vô danh hoặc chứng khoán ghi danh, có thể là tín phiếu, trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi. Thông thường, việc phát hành các loại chứng khoán có thu nhập cố định phải kèm theo những quy định pháp lý cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. b. Chứng khoán có thu nhập không cố định Là loại chứng khoán không xác định tỷ lệ lãi được hưởng. Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) có thể được coi là đại diện cho loại chứng khoán có thu nhập biến đổi. Thu nhập do việc sở hữu cổ phiếu mang lại gọi là cổ tức (hay lợi tức cổ phần), nó biến động theo kết quả kinh doanh của công ty. c. Chứng khoán có hình thức hỗn hợp Các chứng khoán có hình thức này là những chứng khoán vừa mang tính chất của chứng khoán có thu nhập cố định, vừa mang tính chất của chứng khoán có thu nhập biến đổi. Ví dụ, có cổ phiếu ưu đãi có quyền được hưởng một mức lãi suất cố định hàng năm, đồng thời lại được hưởng thêm lợi tức được chia từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành. Việc phát hành loại chứng khoán này nhằm để thích ứng với nhu cầu đặc biệt của thị trường vốn. 3.Cổ phiếu Cổ phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Cổ phiếu là loại chứng khoà nó có những tính chất sau: Xác nhận việc đầu tư vốn vào tổ chức phát hành ra cổ phiếu Không có kỳ hạn, cổ phiếu tồn tại cùng với sự tồn tại của tổ chức phát hành ra nó Có thể được phát hành khi thành lập tổ chức hoặc khi tăng vốn Người sở hữu cổ phiếu sở hữu một phần vốn/tài sản của tổ chức phát hành và chịu trách nhiệm hữu hạn về tình hình hoạt động của tổ chức đó Cổ phiếu có thể được chuyển nhượng Căn cứ vào quyền lợi của người sở hữu cổ phiếu thì cổ phiếu có những loại như sau: - Cổ phiếu phổ thông: lợi tức phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành. Người sở hữu cổ phiếu là cổ đông và có quyền bỏ phiếu bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, các quyết định lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty theo chế độ Đại hội cổ đông. - Cổ phiếu ưu đãi: cổ phiếu có những đặc quyền nhất định, chẳng hạn như được hưởng lãi cố định, được ưu tiên chia lãi trước, được ưu tiên trong bỏ phiếu….Cổ phiếu ưu đãi gồm có: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ; cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ; cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi; cổ phiếu ưu đãi có quyền chuộc lại. Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng thì cổ phiếu gồm: - Cổ phiếu ghi danh: có ghi tên chủ sở hữu - Cổ phiếu vô danh: không ghi tên chủ sở hữu 4. Trái phiếu Trái phiếu là loại chứng khoán nợ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ xác định nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữ trái phiếu. Là chứng khoán nợ nên trái phiếu có những tính chất sau: Xác nhận việc vay nợ của tổ chức phát hành Chủ yếu là có kỳ hạn Lãi suất thường cố định Có thể chuyển nhượng Chủ thể phát hành trái phiếu là các đơn vị sản xuất kinh doanh và cả Chính phủ. Trái phiếu là công cụ quan trọng của thị trường tài chính. ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, qui mô giao dịch trái phiếu thường gấp 3-4 lần qui mô giao dịch cổ phiếu. Trái phiếu có thể được chia làm các loại sau: Trái phiếu công ty: Chủ thể phát hành trái phiếu là các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trái phiếu công ty có các loại như trái phiếu thế chấp; trái phiếu tín chấp; trái phiếu chuyển đổi; trái phiếu chiết khấu; trái phiếu thả nổi. Trái phiếu chính phủ: Chủ thể phát hành trái phiếu là Chính phủ. Chính vì vậy các loại trái phiếu chính phủ được coi là có hệ số an toàn và tính thanh khoản cao nhất. Các loại trái phiếu chính phủ thường gặp ở Việt Nam bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái xây dựng đất nước…. II. Thị trường chứng khoán 1. Bản chất của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK. 2. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán 2.1. Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của thị trường chứng khoán trong tổng thể thị trường tài chính được thể hiện như sau: - Thị trường tài chính: Là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người dư thừa vốn tới những người thiếu vốn. - Thị trường tiền tệ: là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, …  - Thị trường vốn : là thị trường diễn ra mua bán các công cụ tài chính dài hạn, gồm thị trường cho thuê tài chính, thị trường thế chấp ( thị trường tín dụng trung và dài hạn) và thị trường chứng khoán. - Thị trường hối đoái : là nơi giao dịch các công cụ tài chính tương đối ngắn hạn, nhưng chúng được định giá bằng các loại đồng tiền khác nhau, và ở thị trường hối đoái cũng chỉ có các giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau mới được thực hiện.  - Thị trường bảo hiểm: Bảo hiểm là hoạt động tài chính dưới hình thức tổ chức kinh doanh, bằng cách thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiềm để bồi thường cho những rủi ro bất ngờ gây ra tổn thất của người tham gia bảo hiểm nhằm duy trì tái sản xuất và đời sống cho con người. Theo em thì thị trường bảo hiểm là nơi diễm ra các giao dịch giữa đối tượng cần được bảo hiểm và các cơ quan tiến hành bảo hiểm. - Mối quan hệ : Giữa bốn thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường hối đoái, thị trường bảo hiểm đều nằm trong thị trường tài chính. Chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. 2.2. Cấu trúc của thị trường chứng khoán Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của thị trường chứng khoán có thể phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ta có thể xem xét 3 cách thức cơ bản là theo hàng hoá giao dịch trên thị trường, theo hình thức tổ chức thị trường và theo quá trình luân chuyển vốn. Các phân tích sau đây sẽ thể hiện từng cách thức phân loại đó. a. Theo hàng hoá giao dịch trên thị trường Theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân chia thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường dẫn suất (thị trường các công cụ phái sinh). Thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành công cụ này là phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi. Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ có xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty, khi tài sản này được đem bán. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không xác định. Thị trường công cụ dẫn suất là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho công cụ này là hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư. Theo hình thức luân chuyển vốn Theo hình thức này, thị trường chứng khoán được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp I là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp II là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp thể hiện trên các giác độ sau: - Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản (tính lỏng) của các chứng khoán đã phát hành. Việc này làm tăng tính ưa chuộng của chứng khoán và làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn. Việc tăng tính lỏng của tài sản sẽ tạo điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi thời hạn của vốn, từ vốn ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc phân phối một cách có hiệu quả. Sự di chuyển vốn đầu tư trong nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế “bàn tay vô hình”, cơ chế xác định giá chứng khoán và thông qua hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp. - Thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. - Thông qua việc định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển đến công ty nào làm ăn có hiệu quả nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội. Tóm lại, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp, đồng thời, thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị trường sơ cấp. Theo hình thức tổ chức của thị trường Thị trường chứng khoán có thể được tổ chức theo hai cách sau: Thị trường giao dịch tập trung, thị trường được tổ chức thành sở giao dịch, tại đây, người mua và người bán( hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy, người ta còn gọi sở giao dịch chứng khoán là sở giao dịch tập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. Thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường giao dịch phi tập trung (OTC: Over- The- Counter Market) là thị trường giao dịch của các nhà buôn, những người tạo thị trường( Market Makers). Ngoài hai thị trường nói trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba, thị trường dành cho các chứngkhoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trường tập trung và thị trường OTC. Ngoài ra, người ta còn phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường mở và thị trường đàm phán, thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Việc phân loại thị trường chứng khoán sẽ giúp việc phân tích cụ thể hơn vai trò của thị trường chứng khoán. 2.3. Các chủ thể trên thị trường chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành 3 nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. 2.3.1. Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành là người cung cấp các chưng khoán- hàng hóa của thị trường chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian... Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể chủ yếu phát hành các chứng khoán nợ như: Trái phiếu Chính phủ; Tr
Luận văn liên quan