1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong thời gian qua công tác XKLĐ của Việt Nam đã đạt được những kết quả
nhất định, thu về cho đất nước hàng tỷ USD, đã chuyển đổi và mở rộng được sang
các thị trường mới Song XKLĐ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước cũng như tiềm năng tiếp nhận lao động từ các
TTLĐ quốc tế, hiệu quả trong công tác XKLĐ còn chưa cao. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu là hoạt động QLNN về XKLĐ còn nhiều hạn chế và bất cập
như hệ thống chính sách và luật pháp về XKLĐ còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng
và theo kịp được với những biến động của tình hình thực tế; sự phối hợp giữa các cơ
quan chức năng chưa được đồng bộ và chặt chẽ; công tác tổ chức thực hiện quản lý
XKLĐ còn bị buông lỏng; thiếu những chiến lược ở tầm quốc gia về XKLĐ, thủ tục
cấp phép hoạt động XKLĐ, định hướng phát triển TTLĐ ngoài nước còn nhiều bất
cập Do vậy, việc đánh giá thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam và tìm ra
nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về XKLĐ là
một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Với tất cả những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà
nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam”.
12 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong thời gian qua công tác XKLĐ của Việt Nam đã đạt được những kết quả
nhất định, thu về cho đất nước hàng tỷ USD, đã chuyển đổi và mở rộng được sang
các thị trường mới Song XKLĐ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước cũng như tiềm năng tiếp nhận lao động từ các
TTLĐ quốc tế, hiệu quả trong công tác XKLĐ còn chưa cao... Một trong những
nguyên nhân chủ yếu là hoạt động QLNN về XKLĐ còn nhiều hạn chế và bất cập
như hệ thống chính sách và luật pháp về XKLĐ còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng
và theo kịp được với những biến động của tình hình thực tế; sự phối hợp giữa các cơ
quan chức năng chưa được đồng bộ và chặt chẽ; công tác tổ chức thực hiện quản lý
XKLĐ còn bị buông lỏng; thiếu những chiến lược ở tầm quốc gia về XKLĐ, thủ tục
cấp phép hoạt động XKLĐ, định hướng phát triển TTLĐ ngoài nước còn nhiều bất
cập Do vậy, việc đánh giá thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam và tìm ra
nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về XKLĐ là
một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Với tất cả những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà
nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam, luận án đề xuất
hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá và xây dựng cơ sở lý luận về XKLĐ, QLNN về XKLĐ; khảo sát
và tổng kết kinh nghiệm quốc tế QLNN về XKLĐ.
Phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam những năm qua, rút ra
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN về XKLĐ của
Việt Nam
Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực thiễn QLNN về XKLĐ của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hoạt động QLNN về XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn từ
1980 đến nay, chủ yếu tập trung đi sâu phân tích thực trạng theo các nội dung của
QLNN về XKLĐ trong giai đoạn từ 1991 đến nay, tương ứng với cơ chế quản lý mới.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu QLNN đối với hình thức XKLĐ trực tiếp, đó
là hình thức đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Hình thức XKLĐ tại chỗ
sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế
như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh
đó, luận án sử dụng những phương pháp cụ thể mang tính truyền thống như: Phương
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp trừu tượng hoá,
phương pháp mô hình, phương pháp suy diễn và quy nạp... Các phương pháp này
được sử dụng kế hợp và bổ sung cho nhau.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan: (Xem phần B của luận án)
6. Những đóng góp của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Từ lý luận chung về xuất khẩu lao động (XKLĐ) và quản lý nhà nước (QLNN)
về xuất khẩu lao động, luận án tập trung làm rõ :
1. Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
2. Nội dung QLNN về XKLĐ, bao gồm: (1) Xây dựng và ban hành hệ thống luật
pháp tạo môi trường pháp lý cho hoạt động XKLĐ, (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện
chiến lược, kế hoạch và chính sách về XKLĐ, (3) Tổ chức hoạt động XKLĐ, (4) Hợp tác
quốc tế và phát triền thị trường XKLĐ,(5) Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt XKLĐ.
3. Các yếu tố tác động đến QLNN về XKLĐ theo hai nhóm nhân tố tác động
chủ yếu là: Nhóm các yếu tố thuộc ngoài nước XKLĐ và nhóm các yếu tố thuộc về
nước XKLĐ.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Luận án đã đề xuất bốn quan điểm và sáu định hướng lớn cho hoạt động XKLĐ
của Việt Nam trong thời gian tới phù hợp với bối cảnh quốc tế và định hướng phát
triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trong đó, như Chiến lược XKLĐ phải được coi là
một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
phát triển XKLĐ phải gắn với phát triển bền vững; chính sách XKLĐ phải ưu tiên
các huyện nghèo; XKLĐ phù hợp với cơ chế thị trường,hoàn thiện chính sách hậu
XKLĐ.
Luận án đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt
Nam, trong đó tập trung vào kiện toàn, bổ sung thêm bộ phận và nhân sự cho các
khâu thông tin và dự báo về thị trường cũng như quản lý lao động ở nước ngoài để
hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ; Về thể chế XKLĐ cần điều chỉnh, sửa
đổi và bổ sung về loại hình doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động XKLĐ, bổ
sung nội dung chi hỗ trợ rủi ro, chi tái hòa nhập sau khi lao động hoàn thành hợp
đồng về nước; Chính phủ đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát triển thị trường
XKLĐ; đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở đạo tạo nghề mang tính chuyên nghiệp trên
cả 3 miền của cả nước để phát triển nguồn cho hoạt động XKLĐ; xây dựng chính
sách hậu XKLĐ; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp XKLĐ nhằm thúc đẩy và nâng
cao hiệu quả hoạt động XKLĐ của nước ta trong thời gian tới.
3
7. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm ba phần như sau:
PHẦN A: LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN B: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN
PHẦN C: NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động
và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2 : Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
của Việt Nam
Chương 3 : Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
về xuất khẩu lao động của Việt Nam
4
PHẦN B
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI
Trong thời gian qua XKLĐ của Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định,
thu về cho đất nước hàng tỷ USD, đã chuyển đổi và mở rộng được sang các thị
trường mới. Giải quyết công ăn việc làm cũng như nâng cao trình độ cho hàng vạn
lao động... góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát
triển đất nước. Cho đến nay, chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn là tiếp
tục đẩy mạnh XKLĐ, coi XKLĐ là một quốc sách. Với tình hình và bối cảnh mới
hiện nay, để góp phần vào việc thực hiện thành công chủ trương trên của Đảng và
Nhà nước, tác giả chọn chủ đề QLNN về XKLĐ của Việt Nam.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, sự di chuyển quốc tế về lao động chủ yếu được nghiên cứu và đề
cập trên góc độ di dân hay di cư lao động quốc tế, ít được đề cập đến dưới hình thức
xuất - nhập khẩu lao động, tại các tài liệu các cơ quan nghiên cứu về di cư lao động
quốc tế ở các nước cũng như của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Di cư quốc tế
(IOM), các cơ quan nghiên cứu của Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),
các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Các nghiên cứu thường được thực hiện
theo nhiều quan điểm khác nhau và tập trung chủ yếu vào mô tả, phân tích về mặt số
học dựa trên các thống kê liên quan đến hoạt động di chuyển quốc tế của NLĐ để giải
quyết các vấn đề như: Tìm hiểu nguyên nhân di chuyển quốc tế của NLĐ và các yếu
tố tác động, ảnh hưởng Từ đó, đưa ra các khuyến nghị về chính sách quản lý di cư
lao động quốc tế có hiệu quả và đạt được lợi ích lớn nhất đối với sự phát triển của các
nước. Xuất phát từ các quan điểm và cách tiếp cận như vậy nên hầu hết các nghiên
cứu này đều chưa đề cập hoặc đề cập rất hạn chế đến QLNN về XKLĐ đối với các
quốc gia thực hiện hoạt động XKLĐ.
2.2. Các nghiên cứu liên quan ở trong nước
Về mặt lịch sử, ở Việt Nam, việc di chuyển của người lao động ra nước ngoài
làm việc để kiếm sống hoặc vì các mục đích khác đã có từ lâu, song để trở thành hệ
thống và đặc biệt là có sự tham gia của vai trò QLNN có thể được xem là bắt đầu từ
thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Khi đó, hoạt động này gắn liền với những quan điểm, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam theo các điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Theo đó, xuất hiện các tên gọi
khác nhau và đi kèm với đó là các chính sách điều hành, quản lý khác nhau của Nhà
nước về việc tổ chức cho NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như: hợp tác
quốc tế về lao động, đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, XKLĐ, đưa NLĐ
5
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng... Gắn liền với sự phát triển đó của
hoạt động này, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về
lĩnh vực XKLĐ. Các công trình nghiên cứu tập trung vào giải quyết một số vấn đề
như: (1) Phân tích và xây dựng lý luận chung về di chuyển lao động quốc tế, hoạt
động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hay hoạt động XKLĐ và đưa ra một số mô
hình tính hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động này; (2) Luận giải tính tất yếu
của XKLĐ và sự cần thiết của hoạt động này, chủ yếu trong giai đoạn từ 1980 đến
đầu những năm 1990; phân tích nguyên nhân và tác động của di chuyển lao động
quốc tế hay hoạt động XKLĐ; (3) Khảo sát, phân tích kinh nghiệm quốc tế của một
số nước về XKLĐ; (4) Đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính
sách quản lý và mô hình tổ chức hoạt động XKLĐ của Việt Nam.
Từ đó dẫn đến việc đề cập và nghiên cứu về QLNN về XKLĐ cũng chưa thực sự
thống nhất và đầy đủ. Đặc biệt các nghiên cứu hầu hết chưa được đặt trong bối cảnh
mà ảnh hưởng của nó rất nặng nề đến XKLĐ như bối cảnh quốc tế có tác động đến
XKLĐ còn nhiều diễn biến phức tạp... Đó chính là những khoảng trống cần nghiên
cứu, có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Chính vì vậy, trong nghiên cứu
luận án này sẽ xuất phát từ nghiên cứu tổng quan, lý luận, kinh nghiệm quốc tế về
QLNN về XKLĐ, kết hợp với điều tra khảo sát thực trạng, phân tích dựa trên mô hình
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu để thấy rõ được các yếu tố tác
động và mối quan hệ giữa chúng trong hoạt động QLNN về XKLĐ của Việt
Nam...Trên cơ sở đó luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về
XKLĐ của Việt Nam.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỂ TÀI
3.1. Câu hỏi quản lý
Với đề tài QLNN về XKLĐ của Việt Nam, tác giả xác định câu hỏi quản lý là
cần phải hoàn thiện công tác QLNN về XKLĐ của Việt Nam như thế nào?
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi quản lý và đạt được mục tiêu trên của luận án, cần làm rõ các
câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Chất lượng (hiệu quả) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam
hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của
Việt Nam?
3.3. Lý thuyết nghiên cứu
Các lý thuyết liên quan đến XKLĐ như: Lý thuyết về lao động, hàng hóa sức lao
động, thị trường, thị trường hàng hóa sức lao động, thị trường lao động, XKLĐ;
Các lý thuyết liên quan đến QLNN về XKLĐ: Lý thuyết về quản lý, quản lý
kinh tế, QLNN, QLNN về XKLĐ; lý thuyết về các yếu tố tác động tới hoạt động
XKLĐ cũng như QLNN về XKLĐ...
6
Có thể khái quát sơ đồ khung lý thuyết như sau:
PHẦN C: NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao động
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động
XKLĐ là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hoá sức lao động
giữa Chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức lao động của nước
đó với Chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng sức lao động nước ngoài trên cơ sở Hiệp
định hay hợp đồng cung ứng lao động
1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động
XKLĐ là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt
Đây là một hoạt động kinh tế đối ngoại
XKLĐ thể hiện rõ tính chất nhân văn
Là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động, tự
chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện XKLĐ
Hoạt động XKLĐ diễn ra trong điều kiện, môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt
Hoạt động XKLĐ phải đảm bảo lợi ích trong quan hệ ba bên
Hoạt động XKLĐ chịu sự tác động mạnh mẽ của các biến động của thị trường
sử dụng lao động
N
ội
d
u
n
g
- XD chiến lược, KH XKLĐ
- Tổ chức thực hiện
(đưa đi, quản lý LĐ về nước)
- Sử dụng LĐ sau khi về nước
- Kiểm tra giám sát
H
Ìn
h
t
h
ứ
c
- XD luật, VB dưới luật
- Chính sách
- Cơ chế
HĐ
XKLĐ
QLNN
XKLĐ
Các nhân tố
tác động
Các nhân tố
tác động
7
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động
1.1.2.1. Căn cứ vào cách thức thực hiện bao gồm
XKLĐ theo hiệp định Chính phủ giữa hai Nhà nước; XKLĐ trực tiếp thông qua hợp
đồng cung ứng lao động; XKLĐ đi làm các công trình bao thầu ở nước ngoài
1.1.2.2. Căn cứ vào cơ cấu hàng hoá sức lao động, gồm có:
Chuyên gia, kỹ thuật viên trình độ cao; Thợ lành nghề và lao động giản đơn.
1.1.2.3. Căn cứ vào việc di chuyển sức lao động (di chuyển lao động), gồm có:
XKLĐ trực tiếp ra nước ngoài làm việc và XKLĐ tại chỗ
1.1.3. Nội dung của công tác xuất khẩu lao động
Tìm kiếm, khai thác thị trường
Đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động
Công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục, huấn luyện NLĐ trước khi đi
Tổ chức thực hiện dịch vụ kinh tế, hành chính, luật pháp để đưa NLĐ ra nước
ngoài làm việc
Về chế độ tài chính đối với NLĐ và tổ chức xuất khẩu lao động
Công tác quản lý lao động ở nước ngoài
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
QLNN về XKLĐ là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể QLNN
lên đối tượng bị quản lý là hoạt động XKLĐ và khách thể của QLNN là các doanh
nghiệp hoạt động đưa lao động ra nước ngoài làm việc và NLĐ tham gia thị trường
thông qua các công cụ QLNN nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiểm năng, các cơ hội
của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
1.2.2. Một số nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai
đoạn hiện nay
Một là, QLNN về XKLĐ phải đảm bảo nguyên tắc gắn phát triển kinh tế với
phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo định hướng XHCN, tôn trọng các quy luật của
kinh tế thị trường. Hai là, QLNN về XKLĐ phải đảm bảo phù hợp và tuân thủ các
yêu cầu, quy tắc mà Việt Nam đã cam kết khi tham gia vào các tổ chức quốc tế như
WTO. Ba là, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi
hoạt động QLNN về XKLĐ. Bốn là, kết hợp hài hòa các loại lợi ích xã hội. Năm là,
QLNN về XKLĐ đảm bảo nguyên tắc mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. Sáu là, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, trong phạm vi nghiên cứu của luận án
này, tác giả đề xuất đi sâu vào xem xét một số nội dung cơ bản của QLNN về XKLĐ
như sau:
Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý cho hoạt
động xuất khẩu lao động
8
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách về xuất khẩu
lao động
Tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động
Hợp tác quốc tế và phát triền thị trường xuất khẩu lao động
Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
1.2.4.1. Chỉ tiêu chung: Quy mô thị trường, số lao động tuyển chọn, số lao
động đào tạo, giáo dục định hướng, chỉ tiêu về quản lý lao động, cơ cấu bộ máy hoạt
động của doanh nghiệp.
1.2.4.2. Chỉ tiêu cụ thể
Số lượng lao động được giải quyết việc làm ở ngoài nước hàng năm
Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm trong nước
Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài đem lại bổ sung vào thu nhập
quốc dân
1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QLNN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.3.1. Những yếu tố thuộc ngoài nước xuất khẩu lao động
Một là, bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay. Hai là, sự phát triển nhanh chóng của
khoa học - công nghệ. Ba là, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước XKLĐ. Bốn là,
đặc điểm thể chế chính trị, văn hóa, xã hội, luật pháp, phong tục tập quán đa dạng,
phức tạp của các nước nhập khẩu lao động. Ngoài ra, còn các yếu tố không thường
xuyên và bất khả kháng khác
1.3.2. Những yếu tố thuộc về nước xuất khẩu lao động
Một là, môi trường kinh tế-chính trị và xã hội trong nước. Hai là, chủ trương và
định hướng của Đảng và Nhà nước. Ba là, chất lượng nguồn lao động trong nước.
Bốn là, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và thực hiện hoạt động XKLĐ
như. Năm là, quan hệ chính trị với các nước. Sáu là, chất lượng của các doanh nghiệp
XKLĐ.
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của một số nước
Châu Á: Philippines, Thái lan, Trung Quốc, Indonexia, Hàn Quốc
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm gợi ý cho Việt Nam
Về chủ trương và cơ sở pháp lý đối với hoạt động XKLĐ; về quản lý chung, về
công tác quản lý đào tạo LĐXK; về quản lý lao động, về quản lý thị trường XKLĐ
9
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN
QUA
2.1.1. Khái quát tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua
Ba mươi ba năm qua (1980-2013), nước ta đã đưa được gần 132 vạn lao động đi
làm việc ở nước ngoài, trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000, sau khi Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, bằng cố gắng của chính phủ, các Bộ,
Ngành, các doanh nghiệp XKLĐ, chúng ta đã đưa đi được khoảng 8 vạn lao động đi
làm việc ở các nước, đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội nhất
định. Căn cứ vào số lượng lao động XKLĐ trong 33 năm qua, chúng ta thấy năm
2011 là năm đưa đi được nhiều nhất, với 88298 người và năm 2013 là năm đưa đi
nhiều thứ hai với 88155 người, năm 1992 đưa đi được ít nhất chỉ có 810 người, số
lượng người đi XKLĐ hàng năm tăng giảm thất thường và trong 25 năm qua có 3
thời điểm lượng người đi XKLĐ giảm hẳn: 1983-1985, 1990-1992 và thời điểm
1988-1999.
2.1.2. Một số nét đặc trưng trong xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua
2.1.2.1. Giai đoạn 1980-1990
XKLĐ trở thành nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong đường lối phát triển kinh tế -
xã hội của nhiều nước cũng như ở nước ta. Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước ta
có chủ trương như sau: Hợp tác sử dụng lao động với các nước XHCN để giải quyết
việc làm cho một bộ phận lao động nước ta; Cử chuyên gia sang giúp các nước đang
phát triển ở châu Phi và Trung Cận Đông.
Trong giai đoạn này chúng ta đã đưa được gần 30 vạn người đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài theo các hình thức sau:
+ Đi theo Hiệp định liên Chính phủ là: 236.872 người, trong đó có 91.595 lao
động nữ.
+ Đi theo hợp đồng cung ứng lao động: Tổng số là 30.782 người.
+ Thực tập sinh học nghề tại các nước Đông Âu chuyển sang XKLĐ là 23.713
người.
+ XKLĐ theo các công trình bao thầu ở nước ngoài (số lượng đi theo hình thức
này còn rất nhỏ)
Cơ cấu thị trường: Thời kỳ này lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các
nước XHCN như Liên Xô cũ, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari. Một bộ phận lao
động không nhỏ được đưa đi làm việc tại IRắc, Libya. Mốt số chuyên gia trong các
lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp được đưa đi làm việc tại các nước Châu Phi như
Angieri, Angôla, Mozambique, Côngo...
10
Nhìn chung lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn này có tỷ
trọng lao động không nghề lớn (63,1%).
2.1.2.2. Giai đoạn 1991 đến 1999
Đặc trưng của giai đoạn này là sự thay đổi về cơ chế XKLĐ và qui mô XKLĐ
phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của TTLĐ quốc tế.
Hình thức XKLĐ: XKLĐ theo Hiệp định Chính phủ; XKLĐ thông qua các hợp
đồng cung ứng lao động; XKLĐ theo hình thức bao thầu c