Đề tài Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trong thời đại hiện nay, với các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và không ngừng được hoàn thiện, ngân hàng đang giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và tiềm ẩn rủi ro cao của cac hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng là một tổ chức dễ bị “tổn thương”, chấn động, gây nguy cơ đổ vỡ hàng hoạt cho hệ thống, ảnh hưởng đến nền kinh tế, thậm chí có thể gây nên những cuộc khủng hoảng trầm trọng, (cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 là một ví dụ điển hình). Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự suy yếu của ngân hàng chính là tình trạng nợ xấu tồn đọng quá cao, lại trong một thời gian dài, mà không được xử lý, khiến tình hình tài chính của ngân hàng rơi vào khó khăn, nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán và đi đến chỗ phá sản. Vì vậy, vấn đề nợ đọng đang được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là những nước có tỷ lệ nợ đọng quá cao so với mức giới hạn an toàn, và những nước nằm trong vùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vừa diễn ra. Trong số các biện pháp xử lý nợ đọng, thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được coi là cách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí nhất, thời gian xử lý lại ngắn nhất Ở nước ta, trước yêu cầu cơ cấu lại ngân hàng, lành mạnh hoá tình hình tài chính nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng, công tác xử lý nợ tồ đọng của các ngân hàng thương mại đang được gấp rút triển khai.Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cũng đang là một trong những lựa chọn của Chính phủ để giải quyết vấn đề này. Để có thể phát huy được tối đa các ưu điểm của phương thức này, công tác nghiên cứu, xem xét, đánh gía kỹ lưỡng về mô hình tổ chức cũng như những hoạt động nghiệp vụ của công ty, từ đó xây dựng, đưa ra một mô hình phù hợp và có thể phát huy hiệu quả hoạt động cao nhất trong điều kiện nước ta hiện nay là điều vô cùng cấp thiết, cần làm ngay. Trước yêu cầu đó của thực tế, đề tài mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, tìm hiểu về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nói chung, đưa ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện hơn nữa mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đang được sử dụng ở các ngân hàng thương mại. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống và làm sáng tỏ các mặt lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, tức là về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Sau đó, dựa trên những lý luận đã có, đề tài sẽ đi vào phân tích, đạnh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể, là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chỉ rõ những tồn tại, và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động của công ty này. Cuối cùng sẽ là hệ thống những giải pháp, kiến nghị để giải toả những khó khăn, tạo đà phát triển cho công ty trong thời gian tới, và những kinh nghiệm tổ chức công ty quản lý nợ và khai thác tài sản tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số phương pháp như: thống kê, phân tích, so sánh. để tiếp cận và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Kết cấu của đề tài được chia thành 3 chương: Chương I là những vấn đề mang tính lý luận, tổng quát nhất về hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Chương II viết về thực trạng hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Cuối cùng, chương III là một số các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

doc101 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại hiện nay, với các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và không ngừng được hoàn thiện, ngân hàng đang giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và tiềm ẩn rủi ro cao của cac hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng là một tổ chức dễ bị “tổn thương”, chấn động, gây nguy cơ đổ vỡ hàng hoạt cho hệ thống, ảnh hưởng đến nền kinh tế, thậm chí có thể gây nên những cuộc khủng hoảng trầm trọng, (cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 là một ví dụ điển hình). Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự suy yếu của ngân hàng chính là tình trạng nợ xấu tồn đọng quá cao, lại trong một thời gian dài, mà không được xử lý, khiến tình hình tài chính của ngân hàng rơi vào khó khăn, nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán và đi đến chỗ phá sản. Vì vậy, vấn đề nợ đọng đang được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là những nước có tỷ lệ nợ đọng quá cao so với mức giới hạn an toàn, và những nước nằm trong vùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vừa diễn ra. Trong số các biện pháp xử lý nợ đọng, thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được coi là cách hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí nhất, thời gian xử lý lại ngắn nhất Ở nước ta, trước yêu cầu cơ cấu lại ngân hàng, lành mạnh hoá tình hình tài chính nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng, công tác xử lý nợ tồ đọng của các ngân hàng thương mại đang được gấp rút triển khai.Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cũng đang là một trong những lựa chọn của Chính phủ để giải quyết vấn đề này. Để có thể phát huy được tối đa các ưu điểm của phương thức này, công tác nghiên cứu, xem xét, đánh gía kỹ lưỡng về mô hình tổ chức cũng như những hoạt động nghiệp vụ của công ty, từ đó xây dựng, đưa ra một mô hình phù hợp và có thể phát huy hiệu quả hoạt động cao nhất trong điều kiện nước ta hiện nay là điều vô cùng cấp thiết, cần làm ngay. Trước yêu cầu đó của thực tế, đề tài mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, tìm hiểu về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nói chung, đưa ra những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện hơn nữa mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đang được sử dụng ở các ngân hàng thương mại. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống và làm sáng tỏ các mặt lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, tức là về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Sau đó, dựa trên những lý luận đã có, đề tài sẽ đi vào phân tích, đạnh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể, là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chỉ rõ những tồn tại, và nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động của công ty này. Cuối cùng sẽ là hệ thống những giải pháp, kiến nghị để giải toả những khó khăn, tạo đà phát triển cho công ty trong thời gian tới, và những kinh nghiệm tổ chức công ty quản lý nợ và khai thác tài sản tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số phương pháp như: thống kê, phân tích, so sánh... để tiếp cận và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Kết cấu của đề tài được chia thành 3 chương: Chương I là những vấn đề mang tính lý luận, tổng quát nhất về hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Chương II viết về thực trạng hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Cuối cùng, chương III là một số các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN - NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN. Tổng quan về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Ngày nay chúng ta được nghe nhắc rất nhiều tới “nền kinh tế tri thức”, nơi mà sự tăng trưởng, ổn định của nhiều lĩnh vực với hàm lượng chất xám cao, nhân viên có tay nghề được coi là nhân tố trọng tâm của sự phát triển. Một trong những khu vực trọng tâm đó chính là khu vực Tài chính - Ngân hàng. Trên thực tế, hệ thống Tài chính – Ngân hàng cũng đang ngày càng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng và tầm ảnh hưởng vô cùng rộng lớn của mình tới sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia nói riêng cũng như sự phát triển chung của cả khu vực và toàn thế giới. Sự lành mạnh, ổn định của hệ thống ngân hàng là tiền đề cho sự hưng thịnh của nền kinh tế. Ngược lại, “sức khỏe” của nền kinh tế cũng sẽ phản ánh và ảnh hưởng sâu sắc tới tình trạng hoạt động của các ngân hàng. Qua nhiều cuộc khủng hoảng, mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997, nhận định này càng được khẳng định. Một trong những nhân tố dẫn tới khủng hoảng 1997 chính là “nguy cơ dễ bị tổn thương” (Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông á) của khu vực Tài chính – Ngân hàng, là các bất cập, thiếu hợp lý trong đường lối phát triển, huy động và cho vay của hệ thống các ngân hàng. Và khi khủng hoảng nổ ra, ngành ngân hàng, đến lượt mình, lại cũng là “nạn nhân” chịu những cú sốc nặng nề nhất. Các nước đã phải thực hiện một loạt các biện pháp nhằm cơ cấu lại, tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngân hàng, trong đó có việc thành lập công ty khai thác nợ và quản lý tài sản (Asset Management Company – AMC) để xử lý số nợ tồn đọng khó đòi khổng lồ, “làm sạch” bảng cân đối tài sản của các ngân hàng. Một bài học rút ra là không nên chỉ coi công ty khai thác nợ và quản lý tài sản như một hình thức “xử lý hậu quả”, để sự việc đã xảy ra rồi mới nghĩ tới chuyện thành lập công ty mà nên sử dụng công ty quản lý nợ và khai thác tài sản như một biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xấu đi của hệ thống ngân hàng, tăng cường sự lành mạnh, và do đó, sức cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập phát triển ngày càng cao như hiện nay. Khái niệm về công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Loại hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được sử dụng ở nhiều nước. Tại mỗi nước, tuỳ theo điều kiện kinh tế và chính sách phát triển từng nước mà công ty quản lý nợ và khai thác tài sản lại có những tên gọi, đặc trưng, quyền và nghĩa vụ riêng. Nhưng chung nhất, có thể coi công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là một định chế có mục tiêu đặc biệt, có trách nhiệm và quyền lực đặc biệt trong việc thực hiện chức năng mua, quản lý các khoản nợ khó đòi từ hệ thống ngân hàng và xử lý các khoản nợ đó một cách tối ưu. Mục tiêu hoạt động: Như vậy, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được thành lập nên nhằm mục tiêu phục hồi sức mạnh cho hệ thống ngân hàng. Ngân hàng chính là kênh dẫn truyền các khoản tiết kiệm trong dân cư, trong xã hội vào việc đầu tư cho các hoạt động kinh tế. Một khi các khoản đầu tư, cho vay của ngân hàng là không có hiệu quả, mà thể hiện trước tiên và trực quan nhất là qua tỷ lệ các khoản nợ quá hạn khó đòi trên tổng dư nợ cao, thì có nghĩa sự lành mạnh cũng như năng lực tài chính của ngân hàng đang bị suy giảm, ngân hàng đang đứng trước các nguy cơ rủi ro lớn. Khi đó, để củng cố lại hệ thống ngân hàng, các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản sẽ mua, tiếp quản các khoản nợ khó đòi đó và tìm cách xử lý chúng một cách “thông minh” và hiệu quả nhất. Hoạt động của công ty này sẽ luôn hướng tới việc làm sao để tối đa hoá được giá trị của các khoản nợ tồn đọng được giao và giảm thiểu chi phí cho quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp. Khác với các loại hình công ty khác, ở hầu hết các nước, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Hơn nữa, đối tượng mua bán của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là các khoản nợ khó đòi tồn đọng với ít tài sản đảm bảo có giá trị, thậm chí có giá trị bằng 0 hoặc tài sản không đủ giấy tờ, không còn đối tượng để thu nợ... nên hầu như công ty cũng không thể tạo ra lợi nhuận được. Chức năng: Như khái niệm đã trình bày rõ, hai chức năng cơ bản nhất của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là mua lại nợ tồn đọng khó đòi và tối đa hoá khả năng thu hồi các khoản nợ đó. Việc mua lại nợ khó đòi từ hệ thống ngân hàng được thực hiện theo những phương thức và các mức giá cả khác nhau, tuỳ thuộc vào “tình trạng” của khoản nợ cũng như sự thoả thuận giữa 2 bên, bên bán và bên mua. Thường, ngân hàng sẽ có nhu cầu bán lại nợ khê đọng cho quản lý nợ và khai thác tài sản khi tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống đã vượt quá 5% (mức tối đa cho phép theo thông lệ quốc tế). Vì nợ được mua bán là những khoản nợ tồn đọng khó đòi, với rất nhiều khó khăn và vướng mắc trong việc thu hồi nợ từ khách nợ hay từ việc xử lý tài sản đảm bảo, nên khả năng thu hồi toàn bộ giá trị món vay gần như là không thể. Để có thể tối đa hóa được giá trị thu hồi của khoản vay và các nguồn lực từ khoản vay, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản phải rất linh hoạt và chủ động trong việc xử lý số nợ khê đọng đã mua. Một số biện pháp công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thường sử dụng là: dùng tài sản thế chấp để góp vốn liên doanh liên kết hay cho thuê, sửa chữa, đầu tư để tăng giá trị tài sản trước khi đem bán, chuyển nợ thành vốn cổ phần... Quyền lực hoạt động: Để giải quyết các khoản nợ tồn đọng, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cần có một quyền lực đặc biệt. Quyền lực này được quy định và bảo vệ bởi những nghị định, quy định, quyết định do các cơ quan chức năng ban hành, thậm chí là cả một đạo luật riêng do Quốc hội ban hành. Việc xử lý nợ khê đọng, tài sản đảm bảo tiền vay có liên quan tới rất nhiều các nhánh luật khác nhau như luật phá sản, luật doanh nghiệp, luật đất đai, pháp lệnh về hợp đồng kinh tế... và nhiều khi sự mâu thuẫn giữa các luật này trong hoạt động nghiệp vụ của công ty là điếu khó tránh khỏi. Đồng thời, quá trình xử lý tài sản đảm bảo cũng luôn làm phát sinh những mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên: chủ nợ, khách nợ, chính quyền địa phương... và các bên liên quan khác. Vì vậy, xét riêng trên khía cạnh giải quyết cho hết tất cả những mâu thuẫn, tranh chấp về mặt pháp lý, nếu không có được những quyền hạn và kỹ năng đặc biệt, việc giải quyết các khoản nợ khê đọng khó đòi của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản sẽ rất mất thời gian, thậm chí trong nhiều trường hợp, có nhiều món nợ vì lý do này mà không thể được xử lý. Lịch sử hình thành - Sự cần thiết thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Lịch sử hình thành. Nền kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều những bước thăng trầm, những đợt khủng hoảng nặng nề của hệ thống tài chính – ngân hàng. Hậu quả của những cuộc khủng hoảng này là sự suy yếu, xáo động của không chỉ bộ máy ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế. Những khoản nợ khó đòi khổng lồ là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống ngân hàng rơi vào khó khăn, đồng thời nó cũng lại là một trở lực trong quá trình cải cách và phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Có nhiều cách để xử lý số nợ này. Đơn giản nhất là xoá nợ hoặc cơ cấu lại các khoản nợ này bằng nguồn vốn của Chính phủ. Nhưng với số nợ của hệ thống ngân hàng vô cùng lớn thì chi phí sẽ rất tốn kém. Mặt khác, làm như vậy sẽ không thúc đẩy được quá trình cải cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống ngân hàng. Có một phương pháp khác, đáp ứng được cả hai mục tiêu tiết kiệm chi phí và thúc đẩy quá trình cải cách hệ thống ngân hàng, đó là mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được đưa ra áp dụng lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1989. Trong những năm 80, một cuộc khủng hoảng các quỹ tiết kiệm và cho vay (S&L) với quy mô lớn đã diễn ra ở Mỹ. Do một số quỹ tiết kiệm quá lớn để có thể đóng cửa một cách đơn giản mà không gây ra những tác động nhất định tới xã hội nên Chính phủ Mỹ đã phải đưa ra giải pháp thành lập “Công ty uỷ thác xử lý tài sản” (Resolution Trust Company) (hay “Công ty tín thác xử lý các đổ vỡ ngân hàng”), một loại hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Công ty này với tư cách là một cơ quan Trung ương đứng ra mua lại các khoản nợ khó đòi của các quỹ tiết kiệm và sau đó tìm cách làm tối đa hoá khả năng thu hồi của các khoản nợ thông qua việc bán trên thị trường. Sau Mỹ, vào những năm 1992-1995, một loạt các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cũng được thành lập ở các nước Châu Âu như Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan khi những nước này rơi vào khủng hoảng ngân hàng với khối lượng lớn nợ tồn đọng trong nền kinh tế. Tại Đông Nam á, để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cũng được thành lập ở các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đến nay, trên toàn thế giới đã có khoảng trên 20 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản được thành lập. Ở Việt Nam, mặc dù những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu á tới hoạt động của hệ thống ngân hàng không mạnh và khốc liệt như đối với trường hợp của nhiều nước trong cùng khu vực, nhưng nó cũng gây ra những tác động nhất định. Bài học quý giá từ cuộc khủng hoảng là phải xây dựng cho được một hệ thống tài chính – ngân hàng thật sự lành mạnh, vững chắc. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế, hệ thống ngân hàng đứng trước sự canh tranh ngày càng cao, đòi hỏi củng cố, tăng cường sức mạnh cho các ngân hàng càng trở nên cấp thiết. Trước tình hình đó, ngày 15/9/2000 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 305/2000/QĐ-NHNN5 về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của ngân hàng thương mại. Năm 2001, quyết định 1389/2001/QĐ-NHNN do phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn ký ngày 07/11/2001, ban hành quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại ra đời thay thế cho quyết định 305/2000 ở trên. Hiện nay, nhiều công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân hàng thương mại quốc doanh và cả ngân hàng thương mại cổ phần đã được thành lập như công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sài Gòn thương tín... Sự cần thiết thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra vô cùng khốc liệt, muốn tồn tại các doanh nghiệp buộc phải làm ăn có hiệu quả thì mới có thể trụ vững. Mà để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ nguồn vốn cần thiết để tiến hành hoạt động, sẽ có lúc doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn, nhưng cũng có lúc sẽ dư thừa vốn. Do vậy, việc phát sinh các khoản công nợ giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với nhà nước, doanh nghiệp với ngân hàng trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn vốn là một điều tất yếu. Như vậy, có thể nói các khoản nợ cũng chính là một phần nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi các khoản nợ này thành nợ tồn đọng khó đòi với số lượng ngày càng lớn thì có nghĩa nguồn vốn đang bị chiếm dụng, đang bị sử dụng một cách không hiệu quả của doanh nghiệp ngày càng nhiều. Đối với một doanh nghiệp, đây là điều vô cùng nguy hiểm, nó báo hiệu sự suy yếu của doanh nghiệp đó. Suy rộng ra, đối với một nền kinh tế, các khoản nợ tồn đọng khó đòi thể hiện sự lãng phí nguồn lực, ngăn trở sự phát triển, thậm chí có thể gây nên những tác động hết sực tiêu cực tới nền kinh tế. Tựu chung lại, nợ tồn đọng cần phải được xử lý vì: Nợ tồn đọng có tác động xấu tới nền kinh tế, thể hiện: Thứ nhất, vốn tồn đọng trong nền kinh tế làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập quốc dân (GNP) của một quốc gia. Theo lý thuyết về cầu tiền tệ của Irving Fisher thì: P.Y = M.V = GNP Trong đó: P: mức giá cả Q: tổng sản phẩm M: khối lượng tiền tệ V: vòng quay tiền tệ Vốn tồn đọng chính là đại diện cho một lượng lớn vồn bị “nằm chết” trong nền kinh tế. Lượng vốn “chết” này sẽ khiến cho vòng quay tiền tệ (V) bị chậm lại. Vốn tồn đọng càng lớn thì V sẽ càng nhỏ. Và như vậy, giả sử M không đổi, V giảm càng nhiều dẫn đến GNP cũng sẽ giảm nhiều tương ứng. Hơn nữa, thu nhập quốc dân thấp lại ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhân dân quốc gia đó, thu nhập bình quân đầu người thấp, phúc lợi xã hội giảm... Thứ hai, tình trạng nợ đọng sẽ làm ảnh hưởng đến lượng vốn đầu tư từ bên ngoài vào. Đối với những nhà đầu tư nước ngoài, quyết định có đầu tư vào một quốc gia nào hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là sự thông thoáng và ưu đãi trong hệ thống luật pháp, sự ổn định về môi trường đầu tư cũng như môi trường chính trị – xã hội, sự hấp dẫn của những cơ hội làm ăn có khả năng sinh lời cao, của nguồn lực, khả năng hấp thụ và sử dụng vồn một cách hiệu quả của nền kinh tế... Khối lượng những khoản nợ tồn đọng lớn trong nền kinh tế, có thể nói, là sự thể hiện rõ ràng nhất của việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực về vốn. Và tất nhiên, khi nguồn lực đã không được sử dụng một cách có hiệu quả thì môi trường đầu tư của quốc gia đó cũng khó có thể được gọi là hấp dẫn nữa. Kết quả là nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài không tăng trưởng, quốc gia không có đủ số vốn cần thiết để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Một khi nền kinh tế bị thu hẹp vào nội bộ của một nước thì sẽ rất bất lợi cho quốc gia đó trong bối cảnh các nước trên thế giới đang tiến nhanh tới toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế. Nợ tồn đọng khó đòi ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, thể hiện: Thứ nhất, nợ tồn đọng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các ngân hàng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ rủi ro gây đổ vỡ ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng thực chất là việc sử dụng nguồn vốn tiền gửi của dân cư và nguồn đi vay để tiến hành cho vay, đầu tư trở lại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản thu được từ những món đầu tư đó chính là nguồn ngân hàng thanh toán cho các khản tiền tiết kiệm và các khoản ngân hàng đã đi vay, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khi việc cho vay, đầu tư của ngân hàng là không hiệu quả, các khoản nợ tồn đọng khó đòi ngày càng nhiều, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ bị yếu đi, và đến một lúc nào đó, ngân hàng không còn khả năng đáp ứng được những đợt rút tiền ồ ạt của dân chúng, ngân hàng sẽ bị phá sản. Trong điều kiện mỗi ngân hàng đều có quan hệ giao dịch, trao đổi với những ngân hàng khác, mỗi ngân hàng đều giữ một vai trò nhất định trong cả bộ máy thì chỉ cần một ngân hàng bị phá sản sẽ gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống, thậm chí trầm trọng hơn, có thể gây ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ và gây ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến đời sống kinh tế – xã hội của một quốc gia, làm suy giảm uy tín và vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Vì vậy, nhìn chung, tuỳ theo đặc điểm, tình hình từng nước mà có nước thành lập một tổ chức xử lý nợ tồn đọng cho cả hệ thống, có nước chỉ thành lập riêng cho những ngân hàng mà sự sụp đổ của nó có thể có tác động dây chuyền đến cả hệ thống. Thứ hai, việc mua bán nợ tồn đọng ngân hàng không chỉ giúp lành mạnh hoá, đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng mà còn giúp các tổ chức tín dụng: +) Đa dạng hoá các nghiệp vụ hoạt động: Bên cạnh những nghiệp vụ mà ngân hàng vẫn thực hiện từ trước đến nay như huy động, cho vay, thanh toán,... thì nh còn được thực hiện việc bán những khoản nợ cho các công ty, tổ chức khác trong và ngoài ngành ngân hàng. +) Khắc phục khó khăn về tài chính trong kinh doanh: Việc bán các khoản nợ tồn đọng sẽ giải phóng một phần nguồn vốn đang bị ứ đọng tại những dự án đầu tư không hiệu quả. Nguồn thu từ hoạt động bán nợ khó đòi này sẽ góp phần bù đắp chi phí, đáp ứng yêu cầu về thanh khoản, tái tạo vốn đầu tư, giải quyết những khó khăn về tài chính. Hơn nữa, với quy định trích lập quỹ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn, các ngân hàng sẽ gánh một chi phí rất lớn trong trường hợp các khoản nợ tồn đọng khó đòi phát sinh nhiều. Nhưng nếu ngân hàng được phép bán nợ tồn đọng cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản xử lý thì sẽ không còn phải trích lập dự phòng cho những khoản vay đó nữa, điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng về tài chính cho ngân hàng. +) Mở rộng cho vay đối với khách hàng, tăng cường khả năng chuyển dịch c
Luận văn liên quan