Đề tài Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng, đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện đối với người lao động ngay từ sau Cách mạng tháng Tám thành công. Chính sách đó đã từng bước được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử đấu tranh thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước sang thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách BHXH đã được Nhà nước kịp thời điều chỉnh. Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ V ngày 25/06/1994, quy định tại chương 12 về BHXH áp dụng với người lao động ở mọi thành phần kinh tế. Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước (Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995) và đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng (Nghị định 45/CP ngày 15/07/1995). Để triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động theo các Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc ba cấp là: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổ chức thu BHXH, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, thực hiện các hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có liên quan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH cho phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn. Qua 5 năm hoạt động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tăng nhanh số đối tượng tham gia BHXH. Quỹ BHXH chủ yếu do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp tăng nhanh. Tổ chức chi trả các chế độ cho người lao động tương đối kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động và nghỉ hưu; góp phần làm ổn định, an toàn xã hội; tạo ra sự công bằng, dân chủ và làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi đã tham gia các hoạt động đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã đem lại hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình hoạt động đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế ngay trong chính sách, chế độ và tổ chức triển khai thực hiện. Vì vậy để thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn đối với mọi người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH; hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần phải tiếp tục cải tiến, hoàn thiện quản lý trên tất cả các hoạt động của toàn ngành, đặc biệt là công tác quản lý tài chính. Là người đã và đang tham gia trực tiếp quản lý trong lĩnh vực kế hoạch tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tôi chọn đề tài " Quản lý tài chớnh trong Bảo hiểm xó hội Việt Nam - Thực trạng và giải phỏp " nghiên cứu để nhằm góp phần quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các loại vốn, nguồn vốn và tài sản của Nhà nước, góp phần thúc đẩy BHXHVN phát triển ổn định, vững chắc.

doc127 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanan.DOC
  • docA-0.DOC
  • docBia - ThS.DOC
  • docDe cuong TS.DOC
  • docKet cau luan van - A0.DOC
  • docMuc luc.DOC
  • docSo do 1 - 2 - 3.DOC
  • docViet tat.DOC
Luận văn liên quan