Đề tài Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THPT

Trong thời đại ngày nay, mỗi một quốc gia đều đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn, đó là sựbùng nổthông tin, sựphát triển nhưvũbão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, dẫn đến sựhình thành xã hội thông tin và nền kinh tếtri thức. Trong đó, trình độdân trí, tiềm lực khoa học - công nghệtrở thành một trong những nhân tốquyết định sức mạnh và vịthếcủa mỗi quốc gia. Do đó, việc tập trung đầu tưcho sựnghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với GD-ĐT, Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tưcho giáo dục. Coi việc đầu tưcho giáo dục là đầu tưcho phát triển và là lĩnh vực đầu tưcó hiệu quảnhất, nhằm đưa chất lượng GD-ĐT của Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với khu vực và thếgiới. Hội nghịlần thứ2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Nghịquyết Đại hội Đảng lần thứIX cũng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện đểphát huy nguồn lực con người – yếu tốcơbản đểphát triển xã hội, tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững” . Nghịquyết Đại hội Đảng lần thứX tiếp tục nêu rõ: “Vềgiáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu đểlĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệthực sựlà quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.

pdf19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 14967 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 2 3 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay, mỗi một quốc gia đều đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn, đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Trong đó, trình độ dân trí, tiềm lực khoa học - công nghệ trở thành một trong những nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia. Do đó, việc tập trung đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với GD-ĐT, Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tư cho giáo dục. Coi việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả nhất, nhằm đưa chất lượng GD-ĐT của Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX cũng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” . Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục nêu rõ: “Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Đánh giá về tình hình giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước đã khẳng định những thành tựu to lớn đạt được như GD-ĐT có bước phát triển khá; việc đổi mới giáo dục đang được triển khai ở các bậc học từ giáo dục mầm non, phổ thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học. Song những tồn tại, hạn chế cũng không ít như chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu; chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa 4 thật phù hợp; công tác quản lý giáo dục (QLGD), đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Đối với thế giới hiện đại, công nghệ thông tin (CNTT) là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Ngày nay, CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực làm thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người. Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT, Đảng ta đã có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Ban chấp hành trung ương Đảng, trong đó đối với ngành GD-ĐT, Chỉ thị nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo”. Vận dụng chủ trương của Đảng, thực hiện việc đổi mới giáo dục, ba năm gần đây, khi xác định nhiệm vụ của toàn ngành, Bộ GD-ĐT đều có nhấn mạnh việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường. Trong đó, năm học 2006-2007, Chỉ thị số 32/2006/CT-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2006 nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học; tăng cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục”. Năm học 2007- 2008, Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 7 năm 2007, nhấn mạnh: “Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống các công cụ phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, đánh giá học sinh: ứng dụng tin học để thực hiện giáo án điện tử, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra tất cả các môn, xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phát triển và ứng dụng các phần mềm mô phỏng phục vụ dạy học”. Đặc biệt, trong năm học 2008- 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động là "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin", Chỉ thị số 47/2008/CT- BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2008 xác định: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học 5 ở từng cấp học. Ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mềm mô phỏng thí nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới triển khai công nghệ học điện tử (e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet”. Thực tiễn đã chứng tỏ, việc ứng dụng CNTT bước đầu nâng cao chất lượng, hiệu quả GD-ĐT. Do đó, việc đưa CNTT vào ứng dụng trong GD-ĐT ở các cấp học, bậc học là hết sức cần thiết, phù hợp xu thế thời đại. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục trung học phổ thông (THPT) có vị trí quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để đạt được mục tiêu này, giáo dục THPT cần phải quan tâm đến đội ngũ giáo viên. Đây được xem là lực lượng nòng cốt và là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, đóng góp vào sự nghiệp phát triển GD-ĐT. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định:“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển GD-ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục, điều quan trọng trước tiên là phải quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Thực hiện đổi mới GD-ĐT, trong đó đặc biệt là việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong những năm gần đây đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đây cũng đang trở thành là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Bởi lẽ, với vai trò to lớn của CNTT, ngành GD-ĐT sẽ đào tạo ra đội ngũ nhân lực có đủ 6 phẩm chất và năng lực đáp ứng cho xã hội mới, trong đó có việc ứng dụng và phát triển CNTT. Chính vì vậy, đội ngũ GV cần phải được định hướng trong hoạt động ứng dụng CNTT để phục vụ tốt cho công tác dạy học của mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó có trường THPT. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường, xem CNTT như là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học, đội ngũ GV các trường THPT đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV nhìn chung vẫn còn chậm, chủ yếu ở lớp GV trẻ, mang tính tự phát nhiều, chưa thật sự trở thành một nhu cầu, kết quả chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn. Hơn nữa việc ứng dụng CNTT còn chịu sự tác động, cách thức quản lý của hiệu trưởng các trường THPT. Mà phần lớn chỉ dừng lại ở mức chủ trương hoặc thực hiện không thường xuyên, chưa sâu rộng, chưa thực sự trở thành một hoạt động quan trọng của nhà trường. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên cần thiết phải có những biện pháp quản lý cụ thể tác động đến hoạt động ứng dụng CNTT của đội ngũ GV, đặc biệt là hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, tạo ra động lực, tìm ra cách thức tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT một cách khoa học và hữu hiệu. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh trong xã hội mới. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV một cách khoa học, hợp lý, khả thi trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng về hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV và công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng trường THPT. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 7 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV được xác lập dựa trên cơ sở lý luận khoa học, vững chắc và phù hợp với thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV trường THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. 4. KHÁCH THỂ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1. Khách thể Công tác quản lý của Hiệu trưởng ở trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV THPT. - Đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV và công tác quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất các biện pháp và thực nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV của Hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh trong xã hội mới. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích- tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp quan sát, phương pháp dự giờ, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm… nhằm khảo sát, đánh giá hoạt động 8 ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV và xác lập các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng. - Nhóm các phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu. Dùng phần mềm tin học để vẽ sơ đồ, đồ thị... 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV ở các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 8. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Mở đầu. Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương: • Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV THPT • Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV của Hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh Đồng Nai. • Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV của Hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh Đồng Nai. Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, một số nước trên thế giới đã ứng dụng CNTT như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cùng với việc ứng dụng ngày càng rộng rãi CNTT, nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT, đặc biệt là ở các nước phát triển, mà một bộ phận quan trọng của chiến lược này là xác định cách thức đưa kiến thức tin học vào dạy trong nhà trường. Theo các tư liệu tổng hợp, đặc biệt là của UNESCO, hầu hết các nước đều đưa các kiến thức Tin học, kỹ năng cơ bản của Công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường phổ thông, thể hiện rõ hơn từ cấp Trung học cơ sở theo nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Cụ thể như: - Xem Tin học là một môn học riêng biệt và là môn học bắt buộc, giống như những môn học khác đối với mọi học sinh (ở nhiều bang của Hoa Kỳ, ở Úc...) - Xem Tin học cũng là môn học riêng biệt nhưng theo hình thức tự chọn (ở Pháp, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...). Ngày nay, vấn đề ứng dụng CNTT trong ngành GD-ĐT, được các nước trên thế giới quan tâm và đã trở nên một vấn đề toàn cầu. CNTT mang đến sự đổi mới về cách dạy và cách học cho mọi cấp học. Từ đó, các quốc gia đã nghiên cứu vai trò, lợi ích của CNTT, ứng dụng CNTT vào công tác dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý giáo dục, xem CNTT như là công cụ, phương tiện dạy học mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, với sự ra đời của các phần mềm dạy học đã hỗ trợ đắc lực cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn như phần mềm Crocodile Physics, Crocodile Chemics, Geometer’s Sketchpad, Encarta... Ở nước ta, việc ứng dụng CNTT trong GD-ĐT bước đầu cũng có thể xem là việc đưa kiến thức tin học vào dạy trong nhà trường. Vào đầu những năm 80, 10 ngành giáo dục nhận thức được sự cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ các kiến thức phổ thông về tin học. Đến năm 1985, những kiến thức nhập môn tin học đã được triển khai dạy thí điểm ở một số địa phương. Từ năm học 1990 - 1991, một số kiến thức tin học đã chính thức được đưa vào dạy trong chương trình của lớp 10 Trung học phổ thông. Từ năm học 1993 - 1994, tin học đã trở thành một môn học có giáo trình riêng. Bên cạnh đó, CNTT được đưa vào nhà trường với tư cách là công cụ hỗ trợ công các quản lý như quản lý học sinh, quản lý nhân sự, quản lý thư viện, quản lý kết quả học tập, xếp thời khoá biểu, trao đổi dữ liệu tuyển sinh giữa các trường cao đẳng, đại học. Hướng thứ ba của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường là máy vi tính cùng với các phần mềm và Internet được sử dụng với tư cách là phương tiện dạy học mới. Là ngành khoa học ra đời muộn, nhưng rõ ràng CNTT đã và đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT nên đã có nhiều tài liệu, công trình, báo cáo viết về ứng dụng CNTT trong GD-ĐT, đặc biệt là đối với giáo dục phổ thông như: - Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số 8; - Lưu Lâm (2002), “Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 20; - Lê Hồng Sơn (2002), “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 32; - Đỗ Trung Tá (2004), “Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 84; - Đào Thái Lai (2006), “Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp”, Nghiên cứu Khoa học Giáo dục số 5; - Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo dục; 11 - Võ Ngọc Vĩnh (2006), Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học. - Trần Khánh (2007), “Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số 161; - Ngô Quang Sơn (2007), “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý trường THCS- Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục số 174; - Nguyễn Văn Hiền (2007), “Một số kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản cần trang bị cho giáo viên Sinh học ở trường THPT hiện nay”, Tạp chí Giáo dục số 179; - Nguyễn Mạnh Hưởng (2008), “Công nghệ thông tin và truyền thông với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 185; - Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” do PGS. TS. Đào Thái Lai làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm (2003-2005), với sự tham gia thực hiện của nhiều cá nhân, đơn vị trong và ngoài Viện. Sau thời gian thực hiện đề tài đã thu được những kết quả nhất định và là tài liệu tham khảo quý báu. Đề tài đã đưa ra được những nguyên tắc chung và phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học một số môn. Ngoài ra, còn có các Hội thảo khoa học với chủ đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo” nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục... Có thể thấy các bài viết, đề tài, công trình thường chỉ chú ý nhấn mạnh đến vai trò của CNTT và việc ứng dụng nó trong hoạt động nghề nghiệp mà chưa đề cập nhiều đến quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường, mà cụ thể là quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV một cách rõ ràng, có hệ thống. 12 Ngay từ năm 2003 ngành Giáo dục Đồng Nai đã triển khai thực hiện đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin đối với bậc THPT". Đề án này bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc dạy và học. Một trong những kết quả rõ nét nhất từ khi triển khai đề án Ứng dụng công nghệ thông tin đối với các trường THPT là song song với cách dạy học truyền thống “phấn trắng bảng đen” lâu nay, học sinh Đồng Nai sớm được làm quen với tiết giảng có ứng dụng CNTT. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo xu hướng hiện đại. Từ chỗ chỉ có số ít giáo viên biết tin học, đến nay qua các khoá tập huấn, 100% giáo viên THPT đã có trình độ căn bản bộ môn này, trong đó có nhiều giáo viên có trình độ ứng dụng những phần mềm CNTT trong dạy học. Việc soạn giáo án điện tử cũng không còn mang tính thể nghiệm mà đã trở thành một trong những điều kiện chuẩn hoá giáo viên bậc THPT. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học cho đội ngũ GV trường THPT hiện nay nói chung và đội ngũ GV trường THPT ở tỉnh Đồng Nai nói riêng rất cấp bách nhưng lại chưa có tài liệu, công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Do đó, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu về vấn đề này là hết sức cần thiết. Với hy vọng sự đóng góp của mình có thể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở trường THPT, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Quản lý 1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 1.2.3. Công nghệ thông tin (Information Technology – IT) 1.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin 1.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 1.2.6. Hoạt động 1.2.7. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin 13 1.2.8. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 1.2.9. Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học 1.3. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT 1.3.1. Chức năng quản lý của hiệu trưởng a. Kế hoạch hoá hoạt động ứng dụng CNTT b. Tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT c. Chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT d. Kiểm tra hoạt động ứng dụng CNTT 1.3.2. Phương tiện quản lý của hiệu trưởng a. Chế định GD-ĐT b. Bộ máy tổ chức và nhân lực ứng dụng CNTT c. Nguồn tài lực - vật lực ứng dụng CNTT d. Môi trường ứng dụng CNTT đ. Hệ thống thông tin ứng dụng CNTT 1.3.3. Phương pháp quản lý của hiệu trưởng a. Phương pháp tổ chức – hành chính b. Phương pháp kinh tế c. Phương pháp tâm lý – giáo dục 1.3.4. Các yêu cầu đặt ra đối với hiệu trưởng 1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CỦA GV THPT 1.4.1. Nâng cao nhận thức cho GV 1.4.2. Quản lý việc nâng cao trình độ về CNTT cho GV 1.4.3. Quản lý việc ứng dụng CNTT của GV trong hoạt động dạy học 1.4.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV 1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV 14 1.5. NHỮN