Hồ Chủ Tịch đã từng nói rằng: “Làm việc gì cũng phải có cái tâm và yêu nghề
thì chúng ta mới thành công được”. Để bước lên bục giảng dạy, một người giảng viên
trẻ luôn phải đặt ra cho mình rất nhiều yêu cầu như làm thế nào để học viên thích học,
làm thế nào để truyền đạt phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho học viên, làm thế
nào để học viên hứng thú với tiết học của mình Lời dạy của Bác luôn là phương
hướng hành động, là kim chỉ nam để người giảng viên hoàn thành tốt công việc của
mình:
Thứ nhất, mỗi giảng viên, giáo viên thấm nhuần tư tưởng của Người: “Giáo dục
phải tạo ra được những người lao động mới” là người vừa có tài vừa có những phẩm
chất cách mạng, lòng yêu nước, có đạo đức trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên,
không sợ hy sinh gian khổ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, giản dị, và
sức khỏe để sẵn sàng đi xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Giảng
viên, giáo viên phải có ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo
dục, nâng cao ý thức trách nhiệm để hoàn thành tốt nhất công việc của mình là sự thể
hiện rõ nhất việc “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Thứ hai, là rèn luyện tài, phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Bác dạy: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến
bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng
tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào
thải mình”.
Thứ ba, là rèn luyện đức, Bác từng nói: “Có tài mà không có đức thì vô dụng, có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người thầy cần có thái độ, tác phong,
ngôn ngữ ứng xử chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối sống của mình.
Người thầy cần phải có cái tâm trong sáng, thể hiện ở đạo đức và hành vi hết lòng vì
học sinh, tận tâm dạy bảo học sinh, luôn tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách dạy hay nhất.
3
Người thầy phải công bằng, công tâm đối với học viên, không bị “khúc xạ” bởi những
cám dỗ vật chất tầm thường, kiên quyết đấu tranh chống những cái xấu, cái sai trong xã
hội, trong chính bản thân mình và trong đồng sự.
Thứ tư, là rèn luyện tâm, người thầy phải có tâm huyết với nghề. Nghề giáo là
nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý! Tâm yêu nghề thể hiện ngay trong bài
giảng của mình, trong từng trang giáo án mà người thầy hàng ngày bổ sung kiến thức.
Tâm huyết với nghề còn được đánh dấu và ghi nhận bằng sự sáng tạo của người giáo
viên trong sự nghiệp “trồng người”. Câu khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” làm
kim chỉ nam hành động đối với những người làm công tác giáo dục, đào tạo. Hết lòng
trong từng tiết giảng, công tâm trong từng điểm chấm đối với học viên là biểu hiện rõ
nét của ý thức trách nhiệm ở từng giảng viên.
Những điều nêu trên đã thể hiện rõ rằng để làm một người giảng viên vừa có
năng lực vừa có phẩm chất đạo đức tốt không phải là một chuyện dễ dàng, nhất là khi
xã hội ngày này có nhiều thay đổi, bao gồm cả sự tác động tiêu cực của chính nền kinh
tế thị trường đến phẩm chất cũng như là năng lực của giảng viên. Trong năng lực và
phẩm chất luôn tồn tại một mối quan hệ song hành, chúng tương hổ và bổ sung cho
nhau. Nếu có năng lực mà thiếu đi phẩm chất cũng không xứng đáng với tư cách của
một người làm thầy và ngược lại. Vậy quan niệm và thực trạng của giảng viên đại học
ngày nay đối với mối quan hệ này như thế nào và tác động của nó đến nền giáo dục
Việt Nam ra sao? Bài tiểu luận này của nhóm tác giả sẽ đi vào phân tích, đặt vấn đề
cũng như là đưa ra các đề xuất, biện pháp để góp phần giải quyết những mâu thuẫn tồn
đọng, góp phần xây dựng một đội ngũ giảng viên có năng lực và phẩm chất, đáp ứng
yêu cầu của một nền giáo dục tiên tiến, vững mạnh.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4320 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất - Năng lực và ảnh hưởng đối với chất lượng giáo dục đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------
BỘ MÔN:
TÂM LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
QUAN NIỆM CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC VỀ
MỐI QUAN HỆ PHẨM CHẤT - NĂNG LỰC
VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Giảng viên hướng dẫn:
Ths. LÊ TUYẾT ÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH - 2013
DANH SÁCH NHÓM THUYẾT TRÌNH
STT Họ và tên SĐT Email Đánh giá
1 Lê Thị Ngọc Ánh 01689936077 ngocanhtought@gmail.com
2 Nguyễn Bửu Duy 0996787977 nguyenbuuduy@gmail.com
3 Ngô Thị Tuyết Đông 0987716056 dongtuyetbank@gmail.com
4 Dương Thị Ngọc Dàu 0909468388 duongthingocdau@yahoo.com
5 Nguyễn Như Hùng 0986045659 bienhoaspace@gmail.com
6 Phạm Quốc Huy 01692870989 Huyrua1808@gmail.com
7 Trần Hiếu Huy 01657207520 tranhieuhuy10@gmail.com
8 Nguyễn Đăng Khoa 0988937740 Khoa.teddy@gmail.com
9 Lương Ngọc Lan 01225627515 lgngoclan@gmail.com
10 Nguyễn Thị Xuân Lan 01668366440 Xuanlan1501@yahoo.com.vn
11 Nguyễn Thị Tuyết Lê 01656542269
Nguyenthituyetle.k35@gmail.
com
12
Nguyễn Thị Minh
Thúy
0908178456 minhthuy2212@yahoo.com
13 Phạm Minh Trang 0933554829 Phantrang829@yahoo.com
14 Lê Thị Kim Tú 0902491954 lekimtu1@gmail.com
1
Mục lục
Lời mở đầu ................................................................................................................... 2
1. Phẩm chất của người giảng viên ............................................................................ 4
1.1. Định nghĩa về phẩm chất của giảng viên ........................................................ 4
1.2. Phân loại phẩm chất của giảng viên ............................................................... 4
1.2.1. Phẩm chất tư tưởng chính trị: ................................................................. 4
1.2.2. Phẩm chất đạo đức: ................................................................................. 5
2. Năng lực của người giảng viên ............................................................................... 8
2.1. Định nghĩa về năng lực của giảng viên: ......................................................... 8
2.2. Phân loại năng lực của giảng viên: ................................................................ 8
2.2.1. Năng lực chung và năng lực riêng: ......................................................... 8
2.2.2. Chức năng của giảng viên : .................................................................... 9
3. Thực trạng về quan niệm phẩm chất và năng lực của giảng viên đại học
ngày nay ..................................................................................................................... 11
3.1. Quan niệm phẩm chất quan trọng hơn năng lực .......................................... 12
3.2. Quan niệm năng lực quan trọng hơn phẩm chất .......................................... 14
4. Giải pháp để nâng cao phẩm chất và năng lực của giảng viên đại học ............ 16
4.1. Giải pháp để nâng cao phẩm chất của giảng viên đại học ........................... 16
4.2. Giải pháp để nâng cao năng lực của giảng viên đại học ............................. 18
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 22
2
Lời mở đầu
Hồ Chủ Tịch đã từng nói rằng: “Làm việc gì cũng phải có cái tâm và yêu nghề
thì chúng ta mới thành công được”. Để bước lên bục giảng dạy, một người giảng viên
trẻ luôn phải đặt ra cho mình rất nhiều yêu cầu như làm thế nào để học viên thích học,
làm thế nào để truyền đạt phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho học viên, làm thế
nào để học viên hứng thú với tiết học của mình… Lời dạy của Bác luôn là phương
hướng hành động, là kim chỉ nam để người giảng viên hoàn thành tốt công việc của
mình:
Thứ nhất, mỗi giảng viên, giáo viên thấm nhuần tư tưởng của Người: “Giáo dục
phải tạo ra được những người lao động mới” là người vừa có tài vừa có những phẩm
chất cách mạng, lòng yêu nước, có đạo đức trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên,
không sợ hy sinh gian khổ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, giản dị, và
sức khỏe để sẵn sàng đi xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Giảng
viên, giáo viên phải có ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo
dục, nâng cao ý thức trách nhiệm để hoàn thành tốt nhất công việc của mình là sự thể
hiện rõ nhất việc “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Thứ hai, là rèn luyện tài, phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Bác dạy: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến
bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng
tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào
thải mình”.
Thứ ba, là rèn luyện đức, Bác từng nói: “Có tài mà không có đức thì vô dụng, có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người thầy cần có thái độ, tác phong,
ngôn ngữ ứng xử chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối sống của mình.
Người thầy cần phải có cái tâm trong sáng, thể hiện ở đạo đức và hành vi hết lòng vì
học sinh, tận tâm dạy bảo học sinh, luôn tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách dạy hay nhất.
3
Người thầy phải công bằng, công tâm đối với học viên, không bị “khúc xạ” bởi những
cám dỗ vật chất tầm thường, kiên quyết đấu tranh chống những cái xấu, cái sai trong xã
hội, trong chính bản thân mình và trong đồng sự.
Thứ tư, là rèn luyện tâm, người thầy phải có tâm huyết với nghề. Nghề giáo là
nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý! Tâm yêu nghề thể hiện ngay trong bài
giảng của mình, trong từng trang giáo án mà người thầy hàng ngày bổ sung kiến thức.
Tâm huyết với nghề còn được đánh dấu và ghi nhận bằng sự sáng tạo của người giáo
viên trong sự nghiệp “trồng người”. Câu khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” làm
kim chỉ nam hành động đối với những người làm công tác giáo dục, đào tạo. Hết lòng
trong từng tiết giảng, công tâm trong từng điểm chấm đối với học viên là biểu hiện rõ
nét của ý thức trách nhiệm ở từng giảng viên.
Những điều nêu trên đã thể hiện rõ rằng để làm một người giảng viên vừa có
năng lực vừa có phẩm chất đạo đức tốt không phải là một chuyện dễ dàng, nhất là khi
xã hội ngày này có nhiều thay đổi, bao gồm cả sự tác động tiêu cực của chính nền kinh
tế thị trường đến phẩm chất cũng như là năng lực của giảng viên. Trong năng lực và
phẩm chất luôn tồn tại một mối quan hệ song hành, chúng tương hổ và bổ sung cho
nhau. Nếu có năng lực mà thiếu đi phẩm chất cũng không xứng đáng với tư cách của
một người làm thầy và ngược lại. Vậy quan niệm và thực trạng của giảng viên đại học
ngày nay đối với mối quan hệ này như thế nào và tác động của nó đến nền giáo dục
Việt Nam ra sao? Bài tiểu luận này của nhóm tác giả sẽ đi vào phân tích, đặt vấn đề
cũng như là đưa ra các đề xuất, biện pháp để góp phần giải quyết những mâu thuẫn tồn
đọng, góp phần xây dựng một đội ngũ giảng viên có năng lực và phẩm chất, đáp ứng
yêu cầu của một nền giáo dục tiên tiến, vững mạnh.
4
1. Phẩm chất của người giảng viên
1.1. Định nghĩa về phẩm chất của giảng viên
Phẩm chất là những biểu hiện bản chất đạo đức của con người đã được rèn
luyện trong cuộc sống, tạo thành nếp sống, nếp nghĩ, nếp hành động vì cộng đồng,
được cộng đồng đánh giá.
Phẩm chất nhà giáo là thế giới quan của họ (hay nói cách khác là phẩm chất
chính trị của nhà giáo), nền tảng định hướng thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên. Bên
cạnh đó, phẩm chất, đạo đức, nhân văn của người thầy giáo thể hiện qua lòng thương
yêu con trẻ, thương yêu học trò.
1.2. Phân loại phẩm chất của giảng viên
1.2.1. Phẩm chất tư tưởng chính trị:
A. Thế giới quan khoa học:
Trong phẩm chất nhân cách của người giảng viên, yếu tố trước tiên là thế giới
quan khoa học. Đây là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, nó không những
quyết định niểm tin chính trị, mà còn quyết định toàn bộ hành vi cũng như ảnh hưởng
của người dạy đối với người học.
Thế giới quan của giảng viên là thế giới quan duy vật biện chứng bao hàm
những quan điểm duy vật biện chứng về những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Nó chi phối thái độ và cách thức hoạt động của giáo viên đối với việc lưa
chọn nội dung và phương pháp dạy học - giáo dục, việc kết hợp giáo dục và nhiệm vụ
chính trị xã hội, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống cũng như cách nhìn
nhận và đánh giá mọi biểu hiện tâm lý của người. Thế giới quan khoa học không phải
là bản tính tự nhiên của nhà giáo, nó được hình thành trong quá trình học tập của họ và
dưới nhiều ảnh hưởng khác nhau.
5
B. Lý tưởng nghề nghiệp:
Giảng viên không phải là thợ dạy mà là nhà giáo thực thụ. Nhà giáo cũng có
những tiêu chuẩn chung, trước hết họ đều là những người có lý tưởng nghề nghiệp. Lý
tưởng nghề nghiệp của nhà giáo nói chung và giảng viên nói riêng là đem lại hạnh
phúc cho người đi học. Nó là cái hồn, là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của nhà
giáo.
Lý tưởng nghề nghiệp biểu hiện ở niềm say mê nghề nghiệp, tận tụy hi sinh vì
công việc, cần cù, có trách nhiệm, có lối sống giản dị và thân tình. Lý tưởng nghề
nghiệp không có sẵn mà được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động tích
cực của nhà giáo. Chính trong quá trình đó, nhận thức về nghề ngày càng được nâng
cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng sâu sắc.
1.2.2. Phẩm chất đạo đức:
A. Lòng tin yêu con người và lòng yêu nghề:
Yêu quý và tin yêu con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý
của con người, riêng đối với người giảng viên thì đây là phẩm chất đặc trưng trong
nhân cách của họ. Có phẩm chất đặc trưng này, người giảng viên sẽ nhận ra đúng
những ưu điểm và hạn chế của người học để từ đó có những biện pháp dạy học và giáo
dục phù hợp.
Lòng tin yêu con người và lòng yêu nghề của nhà giáo được biểu hiện ờ những
điểm cơ bản sau:
- Say sưa làm viêc hết mình, khi cần sẵng sàng hi sinh cả lợi ích cá nhân cho công
việc dạy học và giáo dục.
- Có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện bằng
được kế hoạch đề ra.
6
- Gần gũi, yêu thương quan tâm đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và
tin tưởng vào khả năng và sự tiến bộ của họ.
- Nhà giáo luôn học tập tu dưỡng để nâng cao trình độ giáo dục của mình.
B. Đạo đức lối sống:
Nhà giáo tác động đến người học không những bằng những hành động trực tiếp
của mình mà còn bằng sự mẫu mực, bằng thái độ và hành vi của chính mình đối với thế
giới xung quanh. Để làm được đều đó, nhà giáo phải biết lấy các quy luật khách quan
là chuẩn mực cho mọi tác động sư phạm của mình, mặt khác phải có những phẩm chất
đạo đức và phẩm chất ý chí cần thiết. Những phẩm chất đạo đức và những phẩm chất ý
chí đó là tinh thần nghĩa vụ, tinh thần nhân đạo, lòng tôn trọng con người, thái độ công
bằng, tính ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn; tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên
nhẫn, tính tự kiềm chế, biết chiến thắng thói hư tật xấu; kỹ năng điều kiển tình cảm,
tâm trạng của bản thân cho phù hợp với tình huống sư phạm.
Trong thời đại mới, một số phẩm chất nhân cách dưới đây không những cần
thiết đối với giảng viên mà còn cần được hình thành từ người học:
- Lý tưởng nghề nghiệp
- Tính trung thực trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp
- Lòng tin, trước hết tin vào đạo học và tin vào chính mình.
Muốn xây dựng được nhân cách cho người học, người thầy trước hết phải có
phẩm chất đạo đức thể hiện ở thái độ, tác phong chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và
trong lối sống, trở thành tấm gương, vừa là người thầy, vừa là người cán bộ ưu tú,
chuẩn mực cho người học noi theo.
Cái phẩm chất của người thầy thể hiện ở sự hi sinh vô tư “tất cả vì học sinh thân
yêu”, giúp đỡ người học một cách chân thành, không vì vụ lợi, không phân biệt đối xử,
giúp đỡ trong hỗ trợ kiến thức phải đến nơi đến chốn; giúp đỡ không có nghĩa là cho
7
điểm cao, dễ dãi đối với người học trong học tập. Phẩm chất ấy còn được biểu hiện ở
sự kiên quyết đấu tranh chống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong chính bản thân
mình và trong đồng sự.
Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn của Harry Murray ở đại học Western Ontario, một giáo
viên có phẩm chất tốt thường có những biểu hiện của các hành vi đặc trưng như sau:
(1) Nhiệt tình :
- Sử dụng cử chỉ, điệu bộ để thu hút sự chú ý và hứng thú của học sinh
- Nói có hồn và diễn cảm
- Đi lại hoặc cử động trong khi giảng
- Có điệu bộ (bàn tay, cánh tay) thích hợp, không kể những cử chỉ, điệu bộ
do thói quen cá nhân làm xao lãng sự tập trung của học sinh
- Duy trì sự giao tiếp bằng mắt với học sinh
- Đi lại trong lớp
- Không đọc lại bài giảng y nguyên như trong tài liệu, giáo trình
- Mỉm cười trong khi giảng
(2) Quan hệ
- Gọi tên học sinh khi hỏi, trao đổi
- Thông báo những dịp trao đổi ngoài giờ học
- Sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi có vướng mắc
- Chấp nhận những quan điểm khác biệt
- Trò chuyện với học sinh trước hoặc sau giờ học
8
- Chấp nhận sự đa dạng ở học sinh cũng như sự đa dạng về đặc điểm văn hoá
của họ
(3) Lãnh đạo
- Thái độ công dân gương mẫu, là người thận trọng và tôn trọng sự đa dạng
(trong văn hoá)
- Mẫu mực và yêu cầu học viên có thái độ thích hợp cho việc dạy và học
- Mẫu mực trong cách tiếp cận các ý tưởng, khái niệm và tài liệu
- Đưa ra những đòi hỏi phù hợp với tất cả các mức năng lực của người học
- Thể hiện sự tôn trọng đối với tính đa dạng và yêu cầu lớp học cũng có một
thái độ tương tự
2. Năng lực của người giảng viên
2.1. Định nghĩa về năng lực của giảng viên:
Năng lực là tổng hợp các khả năng của giảng viên trong các lĩnh vực hoạt động
chuyên môn bao gồm giảng dạy và nghiên cứu.
2.2. Phân loại năng lực của giảng viên:
2.2.1. Năng lực chung và năng lực riêng:
Năng lực chung là loại năng lực mà bất kì ai làm việc cũng phải có mới đạt kết
quả tốt đẹp như năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp
tác…
Năng lực riêng hay gọi là năng lực sư phạm là loại năng lực chuyên biệt bao
gồm năng lực tìm hiểu sinh viên và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục nhân cách,
năng lực đánh giá kết quả giáo dục, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực kết hợp
giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Và các kĩ năng bao gồm kĩ năng tổ chức lớp
9
học, soạn giáo án cụ thể như: kĩ năng tạo tình huống có vấn đề, kĩ năng thuyết trình
khúc chiết – mạch lạc – hấp dẫn – lí thú, kĩ năng đặt câu hỏi, ra bài tập đúng lúc, đúng
chỗ, đúng trọng tâm, đúng bản chất sáng tạo và thiết thực, kĩ năng trình bày bảng logic,
trực quan, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học.
Năng lực sư phạm liên quan chặt chẽ với năng lực chung. Năng lực sư phạm
được thể hiện rõ ở người giáo viên như: phẩm chất trí tuệ (quan sát, sáng tạo), phẩm
chất ngôn ngữ (thuyết phục, nghiêm túc, logic), phẩm chất tưởng tượng là khả năng đặt
mình vào vị trí học sinh và hiểu họ.
Những giáo viên có kinh nghiệm và thâm niên công tác nhiều năm, có trình độ
đại học sư phạm thì vẫn có thể thiếu năng lực cần thiết. Thâm niên công tác không thể
hiện trình độ cao của tay nghề sư phạm mà muốn nắm vững tay nghề sư phạm thì phải
có năng lực sư phạm.
Như vậy, giảng viên phải có tài năng chung biểu hiện trong các năng lực chung
cũng như các năng lực riêng, thể hiện ở đặc điểm ngôn ngữ tư duy, tưởng tượng; biểu
hiện trong các nét ý chí, tính cách của ngừơi giáo viên và bị lôi cuốn bới các hoạt động
chuyên môn khác.
2.2.2. Chức năng của giảng viên :
Hiện nay ở các trường đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên đại học
được định nghĩa trong ba chức năng chính: Nhà giáo, Nhà khoa học, và Nhà cung ứng
dịch vụ cho cộng đồng.
A. Giảng viên là nhà giáo:
Đây là vai trò truyền thống, nhưng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng
viên. Một giảng viên giỏi trước hết phải là một người Thầy giỏi. Thế nào là một người
thầy giỏi? Đó là một người uyên bác về kiến thức chuyên ngành mà mình giảng dạy? –
Đúng nhưng chưa đủ, uyên bác về kiến thức chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần, chứ
10
chưa phải điều kiện đủ cho một thầy giáo giỏi. Theo các nhà giáo dục thế giới thì một
giảng viên tòan diện là người có (được trang bị) 4 nhóm kiến thức/ kỹ năng sau:
- Kiến thức chuyên ngành: Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và
chuyên môn học mà mình giảng dạy.
- Kiến thức về chương trình đào tạo: Tuy mỗi giảng viên đều đi chuyên
về một chuyên ngành nhất định, nhưng để đảm bảo tính liên thông, gắn
kết giữa các môn học thì giảng viên phải được trang bị (hoặc tự trang bị)
các kiến thức về cả chương trình giảng dạy.
- Kiến thức và kỹ năng về dạy và học: bao gồm khối kiến thức về
phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và dạy / học trong từng
chuyên ngành cụ thể.
- Kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo
dục, giá trị giáo dục… Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làm
nền tảng cho các hoạt động dạy và học.
B. Giảng viên là nhà khoa học:
Ở vai trò thứ hai này, giảng viên thực hiện vai trò nhà khoa học với chức năng
giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa
có lời giải.
Ba chức năng chính của một nhà khoa học bao gồm : Nghiên cứu khoa học, tìm
cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các
kết quả nghiên cứu cho cộng đồng (cộng đồng khoa học, xã hội nói chung, trong nước
và quốc tế). Trong vai trò nhà khoa học, giảng viên đại học không chỉ phải nắm vững
kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiên cứu mà còn phải có kỹ năng viết báo khoa
học.
C. Giảng viên là nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội:
11
Đây là một vai trò mà rất nhiều giảng viên đại học Việt Nam đang thực hiện –
nó cũng là một vai trò mà xã hội đánh giá cao và kỳ vọng ở các giảng viên. Ở vai trò
này, giảng viên cung ứng các dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho các
tổ chức xã hội – đoàn thể, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung. Cụ thể đối với nhà
trường và sinh viên, một giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham gia công tác
quản lý, công việc hành chính, tham gia tổ chức xã hội, cố vấn cho sinh viên, liên hệ
thực tập, tìm chỗ làm cho sinh viên… Với ngành của mình, giảng viên làm phản biện
cho các tạp chí khoa học, tham dự về tổ chức hội thảo khoa học.
Đối với cộng đồng, giảng viên trong vai trò của một chuyên gia cũng thực hiện
các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin, viết báo. Trong chức năng này, giảng viên
đóng vai trò là cầu nối giữa khoa học và xã hội, để đưa nhanh các kiến thức khoa học
vào đời sống cộng đồng. Viết báo thời sự (khác với báo khoa học) là một chức năng
khá quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc truyền bá kiến thức khoa học và nâng cao
dân trí.
3. Thực trạng về quan niệm phẩm chất và năng lực của giảng viên đại học
ngày nay
Phẩm chất và năng lực là yếu tố có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời đối
với người làm công tác giảng dạy. Ở môi trường giáo dục Cao đẳng và đại học thì hai
mối quan hệ này lại càng được nâng cao hơn, tinh tế hơn bao giờ hết do người giảng
viên phải giáo dục một lớp thế hệ trẻ đang sung sức, nhiệt huyết và sáng tạo, những
sinh viên trẻ này cần ở người giảng viên sự tận tâm, năng lực cao để họ làm nền tảng,
cơ sở cho hành trang bước vào con đường sự nghiệp lớn trong tương lai.
Thời kỳ đổi mới đòi hỏi sản phẩm giáo dục phải có phẩm chất, có năng lực đáp
ứng nhu cầu xã hội. Vì lẽ đó, phẩm chất và nhân cách nhà giáo cũng được quy định
thêm bởi nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và lòng yêu thương học sinh. Nhà
giáo có thâm niên hay mới vào nghề muốn tồn tại và phát triển nghề nghiệp thì phải
12
luôn có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp thêm tình thương
yêu, tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, thực trạng ngày nay cho thấy hiện đang tồn tại