Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gƣơng mặt tiêu biểu
của truyện ngắn đƣơng đại, Nguyễn Ngọc Tƣ giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI, góp phần đƣa truyện ngắn đƣơng đại lên một tầm cao mới. Nhà văn khẳng
định mình ngay từ tập truyện đầu tay và đã có rất nhiều giải thƣởng cao quý nhƣ:
Ngọn đèn không tắt giải Nhất – Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mƣơi
lần II năm (2000). Giải B – Hội văn học Việt Nam với tập truyện: Ngọn đèn
không tắt năm (2001) Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tƣ còn đƣợc bình chọn là
một trong mƣời gƣơng mặt trẻ tiêu biểu (2003) do Trung ƣơng đoàn trao tặng.
Truyện ngắn Cánh động bất tận đƣợc Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006).
Và cũng riêng truyện ngắn này đã đƣa tên tuổi Nguyễn Ngọc Tƣ leo lên đỉnh cao
vinh quang trong lao động nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê
bình văn học đã ghi nhận: “từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt
Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên tuổi
ấy là Nguyễn Ngọc Tư”.
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là một vấn đề rất quan trọng của sáng
tạo nghệ thuật, nếu không có quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thì sẽ không có
tác phẩm nghệ thuật. Vì từ khi con ngƣời xuất hiện trên trái đất cho đến nay, con
ngƣời luôn đƣợc coi là vấn đề số một. Bản thân con ngƣời vốn vô cùng phức tạp,
đa sắc, đa màu và đa diện, nhà văn chỉ chạm đến nó chứ không sờ nắn, nắm bắt
đƣợc bản thể con ngƣời trọn vẹn. Vì vậy, nhà văn cũng không thể nào khám phá
tận cùng cái bí ẩn bên trong con ngƣời. Văn học lấy con ngƣời làm điểm tựa để
nhìn ra thế giới và nhìn vào chính mình. Có vô số cách để thăm dò con ngƣời, thế
nhƣng con ngƣời vẫn mãi mãi là một bí mật, vì “con người là tận cùng của cái tận
cùng” và “tận cùng biến đổi”.
42 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 8953 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gƣơng mặt tiêu biểu
của truyện ngắn đƣơng đại, Nguyễn Ngọc Tƣ giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI, góp phần đƣa truyện ngắn đƣơng đại lên một tầm cao mới. Nhà văn khẳng
định mình ngay từ tập truyện đầu tay và đã có rất nhiều giải thƣởng cao quý nhƣ:
Ngọn đèn không tắt giải Nhất – Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mƣơi
lần II năm (2000). Giải B – Hội văn học Việt Nam với tập truyện: Ngọn đèn
không tắt năm (2001)Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tƣ còn đƣợc bình chọn là
một trong mƣời gƣơng mặt trẻ tiêu biểu (2003) do Trung ƣơng đoàn trao tặng.
Truyện ngắn Cánh động bất tận đƣợc Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006).
Và cũng riêng truyện ngắn này đã đƣa tên tuổi Nguyễn Ngọc Tƣ leo lên đỉnh cao
vinh quang trong lao động nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê
bình văn học đã ghi nhận: “từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt
Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên tuổi
ấy là Nguyễn Ngọc Tư”.
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là một vấn đề rất quan trọng của sáng
tạo nghệ thuật, nếu không có quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thì sẽ không có
tác phẩm nghệ thuật. Vì từ khi con ngƣời xuất hiện trên trái đất cho đến nay, con
ngƣời luôn đƣợc coi là vấn đề số một. Bản thân con ngƣời vốn vô cùng phức tạp,
đa sắc, đa màu và đa diện, nhà văn chỉ chạm đến nó chứ không sờ nắn, nắm bắt
đƣợc bản thể con ngƣời trọn vẹn. Vì vậy, nhà văn cũng không thể nào khám phá
tận cùng cái bí ẩn bên trong con ngƣời. Văn học lấy con ngƣời làm điểm tựa để
nhìn ra thế giới và nhìn vào chính mình. Có vô số cách để thăm dò con ngƣời, thế
nhƣng con ngƣời vẫn mãi mãi là một bí mật, vì “con người là tận cùng của cái tận
cùng” và “tận cùng biến đổi”.
Nhìn chung Nguyễn Ngọc Tƣ là một nhà văn phức tạp, phức tạp bắt
nguồn từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đƣợc chị phá vỡ nên đã gây ra “hiệu
ứng” của hai luồng ý kiến khen chê dữ dội. Với truyện ngắn Cánh đồng bất tận,
chị bị kiểm điểm và bị đòi trục xuất ra khỏi quê hƣơng. Nhƣng bạn đọc hôm nay
2
thật công bằng, họ đánh giá chính xác, không a dua, không ăn theo. Vì họ biết
chừng nào chƣa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thì sự tái
hiện các hiện tƣợng đời sống khác nhau, chỉ có ý nghĩa mở rộng về lƣợng trên
cùng một chiều sâu. Thật khó nói đến sự phát triển của tƣ duy nghệ thuật mà
thiếu sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời.
Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhƣng Nguyễn Ngọc Tƣ đã tỏa sáng rực rỡ trong
nền văn học, điều này không phải cây bút trẻ nào cũng có đƣợc. Chính vì thế mà
chị có một vị trí không thể thiếu đƣợc khi nhắc đến truyện ngắn đƣơng đại.
Xuất phát từ lí do trên cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quan
niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” để
nghiên cứu và có thêm cái nhìn mới mẻ về khía cạch nghệ thuật này.
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút trẻ đƣợc biết đến nhiều trong thời gian
khoảng một thập niên trở lại đây, với những truyện ngắn đầu tiên đƣợc đăng trên
tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau, sau đó là một loạt những giải thƣởng cao mà
nhà văn nhận đƣợc. Cho đến nay, Ngọc Tƣ đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện
ngắn đƣợc xuất bản nhƣ: Ngọn đèn không tắt (2000), Nước chảy mây trôi (2005),
Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008)và gần đây nhất là tập Khói trời lộng
lẫy mới đƣợc ra mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 cùng với sự kiện chuyển thể
thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của mình. Có thể
nói ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của mình, “những đứa
con đẻ” của Ngọc Tƣ đã nhận đƣợc rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả.
Nhìn chung truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc nghiên cứu và phê bình,
đánh giá dƣới nhiều góc độ khác nhau. Có nhà nghiên cứu gọi cô là “Đặc sản
miền Nam” sau khi đã đi tìm hiểu về giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm
của cô (Trần Hữu Dũng – Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam – diễn đàn viet-
studies.info, 2/2004). Hay Hồ Anh Thái – Tuổi trẻ (22/11/2003), “Văn học hôm
nay: trẻ trung đâu cần mỹ phẩm”. Hạ Anh – Thanh niên (19/1/2006), “Đọc tạp
văn Nguyễn Ngọc Tư – Quen mà lạ”. Nguyễn Thị Hồng Hà – Công an nhân dân
(3/2/2006), “Đằng sau thành công là gánh nặng”. Nguyễn Văn Tám (2006), Đặc
điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học sƣ
3
phạm Huế. Thảo Vy (2005), Nỗi đau trong cánh đồng bất tận, Tạp chí văn hóa
Phật giáo số 11
Không gian trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ cũng là đối tƣợng cho
nhiều nhà nghiên cứu hƣớng đến. Có thể kể đến những bài đăng tải trên webside:
www.viet-studies.info nhƣ Nguyên Ngọc với: “Không giancủa Nguyễn Ngọc
Tư”, Đoàn Nhã Văn với bài: “Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa những cánh đồng bất
tận”, Thụy Khê với bài “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư”Từ đó có những nghiên cứu, đánh giá về phong cách truyện ngắn của
chị.
Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cập
đến vấn đề con ngƣời ở một số bình diện nhƣ: Hình tượng người nghệ sĩ, nông
dân, thế giới vịt và người, số phận con người trên những cánh đồng bất tận
Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy là những gợi mở quý giá giúp ích cho
chúng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Vì vậy, khi chọn đề tài trên, chúng
tôi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, tiếp thu có chọn lọc những ý tƣởng từ các bài
viết của các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đƣa ra những ý kiến, những
cảm nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
trong một số truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, nhằm góp thêm một cách nhìn mới
mẻ về những giá trị trong truyện ngắn của nhà văn.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận đối tƣợng mà chúng tôi tập trung hƣớng đến đó chính là:
Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư.
Còn về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu quan
niệm nghệ thuật về con ngƣời qua 16 truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Ngọc
Tƣ, cụ thể nhƣ sau: Bởi yêu thương, Biển người mênh mông, Chuyện vui điện
ảnh, Cuối mùa nhan sắc, Cải ơi, Cánh đồng bất tận, Cái nhìn khắc khoải,
Chuyện của Điệp, Đời như ý, Đau gì như thể, Làm má đâu có dễ, Một mối tình,
Mối tình năm cũ, Ngọn đèn không tắt, Ngày đùa, Qua cầu nhớ người.
Ngoài ra ngƣời viết còn tham khảo thêm một số truyện ngắn khác để so
sánh, đối chiếu.
4
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp sau đây:
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp thống kê, phân loại
1.5. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lý luận, Khóa luận là một công trình nghiên cứu có hệ thống quan
niệm nghệ thuật về con ngƣời trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ.
Từ đó, cho thấy tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật về con ngƣời – con
ngƣời đóng vai trò trung tâm, không thể vắng mặt trong tác phẩm nghệ thuật.
Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, chúng
ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn đã gửi gắm vào trong tác phẩm và thông qua tác
phẩm ta biết đƣợc tƣ tƣởng nhà văn.
Về mặt thực tiễn, Khóa luận góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu
hơn một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Bên cạnh đó, Khóa luận này có
thể là một định hƣớng, một gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu quan
niệm nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả cụ thể hoặc của nhiều tác giả viết
truyện ngắn trong dòng văn học đƣơng đại Việt Nam.
1.6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa
luận đƣợc trình bày trong hai chƣơng:
Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ TRONG HÀNH TRÌNH
TRUYỆN NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI
Chuơng 2: CÁC KIỂU CON NGƢỜI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA
NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƢ
5
II. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ TRONG HÀNH
TRÌNH TRUYỆN NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Giới thiệu vài nét về truyện ngắn sau 1975
1.1.1. Đặc điểm truyện ngắn sau 1975
Nhƣ chúng ta đã biết, rƣớc 1975, do tác động của điều kiện hoàn cảnh
chiến tranh và yêu cầu của Đảng về một nền văn nghệ cổ vũ, động viên cho hai
cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng
mang đặc trƣng “ký hoá” và “sử thi hoá” rõ nét. Trong điều kiện hoàn cảnh mới
của đất nƣớc sau 1975, thể loại nhạy cảm này chắc chắn có những thay đổi quan
trọng. Giới nghiên cứu cũng nhƣ giới sáng tác hầu nhƣ đều thống nhất sau 1975,
truyện ngắn là thể loại gặt hái nhiều thành công, “được mùa thể loại”. Nhà văn
Nguyên Ngọc cho rằng tiếp theo “những vụ được mùa của truyện ngắn, đây có
thể coi là giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam”. Nhà
nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong công trình “Truyện ngắn, những vấn đề lý
thuyết và thực tiễn thể loại” cũng khẳng định sự thành công của truyện ngắn sau
1975: “...truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng”, “truyện
ngắn có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổi mới”. Thật vậy,
lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đƣơng đại Việt Nam gắn liền với
truyện ngắn. Thế kỷ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vƣợt trội lên
trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mƣơi với sự đóng góp của
Nguyễn Bá Học, Phạm Huy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch
Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ BằngTừ sau cánh mạng
tháng Tám truyện ngắn có chửng lại nhƣng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần
Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị
Thƣờng, Lê Minh, Nguyễn Minh ChâuChiến tranh kết thúc, truyện ngắn vƣợt
lên tỏ rõ sự ƣu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhất là
năm 1986 trở đi, truyện ngắn gần nhƣ đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày
trên các báo và các tạp chí có trên dƣới hai mƣơi truyện ngắn đƣợc in. Thực tế ấy
đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình – lí luận về truyện ngắn những
năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn đƣợc khởi xƣớng. Nhiều cuộc
6
hội thảo đã đƣợc mở ra và nhiều ý kiến có khi trái ngƣợc nhau cũng đã đƣợc
trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại đƣợc các nhà văn quan
tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốc
xoáy văn học. Gần đây không khí văn chƣơng đƣợc nóng lên bởi tên tuổi Đỗ
Hoàng Diệu – Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tƣ – Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một
bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và đƣợc gắn với các tên gọi
“bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã
đƣợc đổi mới.
Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống nhƣ
một cuộc nhận đƣờng toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành vi sáng
tạo, từ tƣ tƣởng đến thi pháp. Sự vận động ấy hƣớng mạnh mẽ đến những nỗ lực
cách tân nhằm đổi mới thể loại. Về mặt hình thức, truyện ngắn Việt Nam sau
1975 đổi mới rõ rệt nhất ở ba phƣơng diện: dạng thức cấu trúc cốt truyện, trần
thuật và ngôn ngữ truyện. Những cách tân ở ba phƣơng diện ấy đã góp phần tạo
nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam.
1.1.2. Quan niệm về con ngƣời đa chiều trong truyện ngắn sau 1975
Sau 1975, đất nƣớc chuyển đổi trên nhiều phƣơng diện trong đó có đời
sống văn hoá, tƣ tƣởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, bên
cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịchtruyện ngắn dƣờng nhƣ đã trở thành một thể loại
rực rỡ của văn học Việt Nam sau 1975. Nó đƣợc xem là một “cú hích” mạnh mẽ
có tác dụng “kích nổ” sự phát triển truyện ngắn với rất nhiều gƣơng mặt tiêu biểu
nhƣ: Vũ Thị Thƣờng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Phan Thị
Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu,
Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Tƣ
Nhìn chung ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều phƣơng diện,
trong đó đặc biệt chú ý nhất là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngƣời.
Đây chính là một bƣớc chuyển quan trọng cho truyện ngắn, ứng với mỗi giai đoạn
văn học có một cách thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời khác nhau. Văn
học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm hứng ngợi ca, con ngƣời xã thân vì quê
hƣơng đất nƣớc, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với cộng đồng, con ngƣời sống với cái
7
“Ta” to lớn, không hoặc ít đối diện với cái “Tôi” nhỏ bé của chính mình, không
gian cộng đồng chiếm ƣu thế hơn cả. Sau năm 1975, con ngƣời bắt đầu có ý thức
nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn lao mà đào
sâu vào cái “Tôi”, cái lẫn khuất bên trong đƣợc khui mở. Bằng nhiều cách tiếp cận
khác nhau, các nhà văn đã hƣớng vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm
linh, thấy đƣợc ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm. Cho nên, nhà văn thể hiện
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ở nhiều chiều hƣớng khác nhau, chuyển hƣớng
cách nhìn nhận, cách cảm nhận và cách đánh giá con ngƣời đƣợc coi là tự làm mới
mình về mặt nhận thức, tƣ duy bản thể con ngƣời. Con ngƣời luôn phải tự đấu
tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngả rẽ của xã hội bởi con ngƣời bao giờ cũng
tồn tại hai mặt: đẹp – xấu, thiện – ác, cao cả – thấp hèn, yêu – ghét, vui – buồn,
trong sáng – tối tăm, hạnh phúc – khổ đau, tự nhiên – xã hội.
Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, ngƣời từ trong cuộc chiến đi ra,
một trong những tác giả tiên phong thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngƣời.
Ông không còn nhìn con ngƣời một chiều mà nhìn con ngƣời trong nhiều mối
quan hệ bộn bề phức tạp. Con ngƣời tự thú, con ngƣời thức tỉnh, con ngƣời sám
hối, con ngƣời bản năng tính dục. Con ngƣời luôn khát khao vƣơn tới chân –
thiện – mỹ, tiêu biểu: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát,
Dấu chân người lính, Khách ở quê ra
Nhắc tới văn học đƣơng đại ta không thể không nhắc đến tên tuổi Nguyễn
Huy Thiệp, một cây bút độc đáo, một hiện tƣợng văn học đã làm “vang bóng một
thời”. Với giọng văn sắc lạnh, gai góc, xƣơng xẩu đến tàn nhẫn đã đào bới xới
tung lên những mảng tối, những góc khuất của mỗi thời, của cuộc đời và của xã
hội. Nguyễn Huy Thiệp trăn trở nhiều về đời tƣ và thế sự, tình yêu và thù hận, sự
sống và cái chết, nhƣng bao giờ cũng để ngõ kết thúc. Chính vì vậy nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn sống trong ốc đảo cô đơn, đau
khổ đến tột cùng, đến bất tận, đó là cách thể hiện độc đáo con ngƣời trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Làm nên sự phong phú đa dạng trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời,
văn học sau năm 1975 còn phải kể đến đội ngũ sáng tác đông đảo nữ giới. Sự
8
đóng góp của các nhà văn nữ này có vai trò vô cùng to lớn, làm cao thêm văn học
nƣớc nhà cả về chất lẫn về lƣợng.
Nhiều tác phẩm của các nhà văn nữ đã có giải thƣởng cao trong các cuộc
thi truyện ngắn. Đạt danh hiệu “thủ khoa” và “á khoa” trong lĩnh vực văn học
nhƣ: Người sót lại rừng cười của Võ Thị Hảo, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân,
Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc TƣSự phá
cách về phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật của các cây bút nữ đã tạo
nên sắc màu mới cho truyện ngắn, trƣớc hết đƣợc thể hiện ở sự phong phú đa
dạng về phong cách và cách thể hiện độc đáo về con ngƣời. Ở đó vừa có cái
chung của thời đại vừa có cái riêng, cái cá biệt của mỗi tác giả trong cách cảm
thụ cuộc sống, tạo ra lối đi riêng trên con đƣờng sáng tạo nghệ thuật. Và sự xuất
hiện đông đảo các cây bút nữ đã cho chúng ta thấy ở họ sự cống hiến hết mình
trong sự nghiệp sáng tác văn chƣơng.
Đội ngũ nhà văn nữ viết nhƣ vắt kiệt sức mình để dâng hiến cái đẹp cho
đời. Song chƣa có sự dấn thân quên mình cho nghề nghiệp, âu cũng là do yếu tố
khách quan và chủ quan mang lại. Vì vậy, chƣa có nhiều tác phẩm xuất sắc, danh
hiệu viết truyện ngắn xuất sắc nhất từ sau 1975 đến nay đƣợc trao tặng cho
Nguyễn Huy Thiệp chứ không phải một cây bút nữ nào đó. Nhƣng chúng ta phải
thừa nhận rằng, sự đóng góp của đội ngũ viết truyện ngắn nói chung, các nhà văn
nữ nói riêng, đặc biệt sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Hoàng Diệu đã
góp phần làm sống dậy nền văn hóa đọc nƣớc nhà, điều mà chúng ta tƣởng chừng
bị teo tóp, vì sau hiện tƣợng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất
lâu mới có lại một đỉnh núi cao, tạo dƣ luận xôn xao trên văn đàn Việt Nam. Đó
là những nỗ lực đóng góp đáng ghi nhận trong sự làm mới quan niệm nghệ thuật
về con ngƣời của thế hệ viết văn trẻ.
1.2. Tìm hiểu sơ lƣợc về truyện ngắn Nam Bộ sau 1975
1.2.1.Truyện ngắn Nam Bộ - một dòng chảy trầm lặng
Nam Bộ đƣợc gọi vùng đất mới của Tổ quốc, hình thành muộn, lƣu dân
ngƣời Việt mở cõi từ cuối thế kỷ XVII đến nay đã trên 300 năm. Quá trình khai
hoang, mở cõi đã hình thành trên vùng đất này những nét văn hoá cộng cƣ đặc
sắc của bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Khi chữ Quốc ngữ vào nƣớc ta
9
thì ngƣời Nam Bộ có phong cách, nếp sống, lời ăn tiếng nói, suy nghĩ lại có đặc
thù riêng biệt; thể hiện ở sự thoáng đạt, sởi lởi, nghĩa khí, hào hiệp, thẳng
thắnđậm hơn những vùng khác kể cả trong chiến đấu cũng đƣợc phô bày một
nét rất riêng nhƣng về phƣơng diện văn học nghệ thuật lại không có gì nổi bật.
Mặc dù Nam Bộ chính là vùng đất thai nghén và sinh thành nền văn xuôi Việt
Nam nhƣ: Trƣơng Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản,
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, văn học Nam Bộ có những cây bút
tiêu biểu: Sơn Nam, Hoàng Văn Bổn, Trần Kim Trắc, Phạm Tuân, ngƣời ta
nhìn thấy thành tựu ấy qua một giải thƣởng khá quy mô lúc đó, giải thƣởng Văn
nghệ Cửu Long Nam bộ năm 1952. Đến chống Mỹ dòng văn học Nam bộ bình
lặng chảy cùng văn học cả nƣớc trong không khí hào hùng “tất cả cho tiền
tuyến”. Tuy nhiên, đứng trên bình diện khách quan mà xét, văn học Nam Bộ
nghèo nàn hơn so với hai miền Bắc, Trung. Tại đây, nhiều ý kiến đƣợc đƣa ra
bàn luận, nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai đã bộc lộ chân thật về con đƣờng văn
chƣơng: say mê cuồng nhiệt khi nhập hồn vào trang viết cùng trạng thái tâm lý
hụt hẩng khi “đẻ” xong một “đứa con tinh thần”. Say mê, háo hức là vậy nhƣng
cái gánh nặng áo cơm xƣa nhƣ trái đất đã làm cho giới viết văn trẻ cảm thấy viết
là “viết chơi theo kiểu tài tử” vì “chưa thể sống bằng nghề viết văn”. Vũ Hồng
phát biểu về đội ngũ viết văn trẻ nhƣ sau: số lƣợng ngày càng phát triển, mỗi cây
bút đều tạo đƣợc dấu ấn phong cách riêng, có sự nối tiếp giữa các thế hệ, mà điển
hình gần đây nhất có Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nhiều nhà văn
chƣa đào sâu vào miền bí ẩn tâm linh của con ngƣời với những xung đột giữa cái
thiện và cái ác giữa cái cao cả và cái thấp hèn, dẫn đến hệ quả, nhiều truyện
ngắn miêu tả hiện thực sống sƣợng theo kiểu bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và
thăng hoa về cảm xúc, phong cách thể hiện, chƣa xây dựng đƣợc những nhân vật
có tính cách, tầm vóc ngang tầm hay cao hơn nguyên mẫu.
Do cách nhìn thiển cận này làm ảnh hƣởng nhiều đến sáng tác của nhà
văn, dẫn đến độc giả trong cả nƣớc ít biết và xa lạ với những đứa con tinh thần
nơi tận cùng của Tổ quốc. Vì thế, truyện ngắn Nam Bộ đang trải qua bƣớc
chuyển mình đầy trăn trở trƣớc hiện thực xô bồ của đời sống. Một dòng chảy
10
trầm lặng cần đƣợc khơi thông để đƣa văn học Nam Bộ lên tầm cao mới, sánh
vai cùng văn học trong và ngoài nƣớc.
Nhìn chung, lĩnh vực truyện ngắn có khởi sắc và phát triển liên tục, hết
sức tự nhiên, có đóng góp tích cực vào việc hình thành một mảng văn học vùng
miền mang màu sắc Nam Bộ. Đồng thời, hòa quyện và bổ sung vào dòng văn học
chung cả nƣớc. Thế nhƣng chƣa có tác giả nào tạo ra sự đột biến, phải đợi đến
Nguyễn Ngọc Tƣ văn học Nam Bộ mới thực sự có “đỉnh núi cao”, tạo ra “cú
hích” mạnh cho truyện ngắn hôm nay.
1.2.2. Thành tựu của truyện ngắn Nam Bộ
Văn học Nam bộ nói chung và truyện ngắn nói riêng trong nhữn