NhưK. Marx từng định nghĩa: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị
áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống nhưnó là tinh
thần của một trạng thái không có tinh thần. Tôn giáolàthuốcphiệncủanhân
dân. Tôn giáolàhạnhphúchư ảocủanhân dân củamình”.
Tôn giáo, tínngưỡngViệtNam vôcùngphong phúvà đadạng, nhưng vẫn
mang nhữngnét đặctrưng nhất định. Bên cạnhnhữngtôn giáophổbiếnnhư
Phậtgiáo, Thiên chúa giáo, Đạogiáo, Hồigiáo. thì ĐạoMẫulàmộthình
2
thứctôn giáomang đậm đặctrưng văn hoávàlốisốngcủacon ngườiViệt
Nam.
Nhân vậtcủatín ngưỡngthờMẫu đượcphụng thờ ởcácdi tích màdân gian
gọilàphủ, đền, điện. MẫuLiễuHạnh xuấthiệnvàothờiHậuLêvànhanh
chóngtrởthànhvịthầnchủ đạocủa ĐạoMẫuViệtNam, đượcvinh danh là
MẫuThượngThiên, đượcthờ ởvịtrítrung tâm, mặctrang phụcmàu đỏ.
PhủTây Hồlànơi thờThánhMẫuLiễuHạnh. Tương truyềnrằngQuỳnh
Hoa làcon gáicủaNgọchoàngthượng đế ở Đệnhịthiên cung, do đánhrơi
chénngọcdâng rượuchúcthọnên phảidángxuốngtrầngian làmGiáng
Tiên –con gáithườngdân LêTháiCông ởVụBản –Nam Địnhnăm 1557.
Lớnlên nàngnhan sắctuyệt trần, lạigiỏithi ca, khi lấychồngvàsinh được
mộttrai mộtgáithìGiángTiên chớpmắtthăng thiên đình. Nànggiángtrần
lầnthứnhất đểgặplạingườithân; giángtrầnlầnthứhai đểcứunhân độthế,
trừngphạtkẻbấtlương nên đã đượcnhân dân lậpphủthờ, đặttên làBà
ChúaLiễuHạnh,làmộttrong bốnvị“tứbấttử”, làtấmgương vềsựtựmình
tạolấyhạnhphúc. Ngườidân đi lễMẫu đểcầubìnhan, may mắnvàthểhiện
lòngbiết ơn vớiThánh Mẫu.Có rất nhiều nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh như ở
Nam Định, Thanh Hóa
Từ đóchúngtôi quyết địnhchọnPhủTây Hồ, nơi thờ chúa Liễu Hạnh mà
người ta cho rằng rất thiêng trong việc cầu lộc và cầu duyên đểquan sát các
hành vi cúnglễcủangườidân khi đến đây.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan sát hành vi tôn giáo, thái độ, hành vi của người đi cúng bái của những người đi cầu duyên cầu lộc Phủ Tây Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Mục lục
1. Lý do chọn vấn đề quan sát ..................................................................... 1
2. Mục đích quan sát..................................................................................... 2
3. Đối tượng, thời gian, địa điểm quan sát ................................................. 3
3.1 Đối tượng quan sát ................................................................................ 3
3.2 Thời gian quan sát ................................................................................. 3
3.3 Địa điểm quan sát .................................................................................. 3
4. Phương pháp quan sát.............................................................................. 3
4.1 Phương pháp quan sát không tham dự .................................................. 3
4.2 Phương pháp quan sát có tham dự ........................................................ 3
4.3. Phân công công việc trong nhóm ......................................................... 3
5. Kết quả quan sát ....................................................................................... 3
5.1 Khung cảnh............................................................................................ 3
5.1.1 Cảnh vật .......................................................................................... 3
5.1.2 Người đi lễ....................................................................................... 4
5.2 Hành vi sắp lễ ........................................................................................ 5
5.2.1 Hành vi ............................................................................................ 5
5.2.2 Lễ vật............................................................................................... 5
5.2.3 Cách đặt lễ vật ................................................................................ 6
5.3 Hành vi lễ bái ........................................................................................ 6
5.4 Hành vi chờ lễ tạ.................................................................................... 7
5.5 Hành vi đốt vàng mã ............................................................................. 7
6. Kết luận và bình luận ............................................................................... 8
6.1 Kết luận ................................................................................................. 8
6.2 Bình luận ............................................................................................... 8
7. Biên bản quan sát
1. Lý do chọn vấn đề quan sát
Như K. Marx từng định nghĩa: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị
áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh
thần của một trạng thái không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân. Tôn giáo là hạnh phúc hư ảo của nhân dân của mình”.
Tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng vẫn
mang những nét đặc trưng nhất định. Bên cạnh những tôn giáo phổ biến như
Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo, Hồi giáo... thì Đạo Mẫu là một hình
2thức tôn giáo mang đậm đặc trưng văn hoá và lối sống của con người Việt
Nam.
Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được phụng thờ ở các di tích mà dân gian
gọi là phủ, đền, điện. Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện vào thời Hậu Lê và nhanh
chóng trở thành vị thần chủ đạo của Đạo Mẫu Việt Nam, được vinh danh là
Mẫu Thượng Thiên, được thờ ở vị trí trung tâm, mặc trang phục màu đỏ.
Phủ Tây Hồ là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền rằng Quỳnh
Hoa là con gái của Ngọc hoàng thượng đế ở Đệ nhị thiên cung, do đánh rơi
chén ngọc dâng rượu chúc thọ nên phải dáng xuống trần gian làm Giáng
Tiên – con gái thường dân Lê Thái Công ở Vụ Bản – Nam Định năm 1557.
Lớn lên nàng nhan sắc tuyệt trần, lại giỏi thi ca, khi lấy chồng và sinh được
một trai một gái thì Giáng Tiên chớp mắt thăng thiên đình. Nàng giáng trần
lần thứ nhất để gặp lại người thân; giáng trần lần thứ hai để cứu nhân độ thế,
trừng phạt kẻ bất lương nên đã được nhân dân lập phủ thờ, đặt tên là Bà
Chúa Liễu Hạnh, là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương về sự tự mình
tạo lấy hạnh phúc. Người dân đi lễ Mẫu để cầu bình an, may mắn và thể hiện
lòng biết ơn với Thánh Mẫu. Có rất nhiều nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh như ở
Nam Định, Thanh Hóa…
Từ đó chúng tôi quyết định chọn Phủ Tây Hồ, nơi thờ chúa Liễu Hạnh mà
người ta cho rằng rất thiêng trong việc cầu lộc và cầu duyên để quan sát các
hành vi cúng lễ của người dân khi đến đây.
2. Mục đích quan sát
Chúng tôi quan sát khung cảnh, thái độ và hành động của người dân đi cúng
lễ để tìm hiểu quy trình cúng lễ thông thường của những người đi lễ cầu
duyên và cầu lộc ở Phủ Tây Hồ.
33. Đối tượng, thời gian, địa điểm quan sát
3.1 Đối tượng quan sát: Hành vi cúng lễ
Hành vi cúng lễ ở đây được hiểu bao gồm các hành vi: sắp lễ, lễ bái, đốt
vàng mã, chờ tạ lễ.
3.2 Thời gian quan sát: 13h – 15h thứ 3 ngày 16/03/2010
3.3 Địa điểm quan sát: Phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà
Nội.
4. Phương pháp quan sát
4.1 Phương pháp quan sát không tham dự
Là loại quan sát mà người đi quan sát không tham gia vào các hoạt động của
người được quan sát. Chúng tôi đứng quan sát cách người dân sắp lễ, đốt
vàng mã, chờ lễ tạ...
4.2 Phương pháp quan sát có tham dự
Là loại quan sát mà người đi quan sát tham gia trực tiếp vào các hoạt động
của người được quan sát. Ở đây, chúng tôi tham gia vào quá trình cầu
nguyện, lễ bái của người dân.
4.3. Phân công công việc trong nhóm
Sau khi cả nhóm tiến hành quan sát, để có đánh giá đa dạng và đầy đủ, mỗi
thành viên đều viết bài thu hoạch riêng với những nội dung cụ thể (tìm hiểu
quy trình của hành vi cúng lễ). Sau đó nhóm tổng hợp lại thành một báo cáo
chung và thống nhất.
5. Kết quả quan sát: trong thời gian tiến hành thu được quan sát, chúng tôi
thu được những kết quả tại thời điểm đó như sau:
5.1 Khung cảnh
5.1.1 Cảnh vật:
4- Từ cổng vào đến điện thờ có rất nhiều hàng quán ăn uống với đặc sản
hồ Tây như bánh tôm, bánh đúc, xôi cốm, bún ốc... và các quán buôn
bán đồ lễ như hương, hoa (thường là hoa hồng, hoa cúc có cành lộc),
quả (thường là các quả tươi, có màu đỏ, vàng...), tiền vàng, cành lộc
(được trang trí rất đẹp...), bán sách tử vi, sách tướng số, các dịch vụ
đổi tiền lẻ, viết sớ... Quan sát cảnh mua bán ở đây, chúng tôi quan sát
kĩ qua sự mua bán thu được két quả như sau: hoa hồng 10.000
đồng/cành, hoa vàng (cây hoa làm thủ công được thếp vàng) giá
50.000 đồng/cành, mua 2 cành trở lên giá 45.000 đồng/cành còn
40.000 đồng/cành thì không bán, xoài hoặc thanh Long có giá 50.000
đồng/kg…
- Có 2 gian điện chính, điện bên ngoài thờ Trạng Bùng Phùng Khắc
Khoan, điện phía trong thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh với hệ thống là:
trên cao là tượng Chúa Liễu, hai bên là tượng chầu bà đệ nhị và bà đệ
nhất, ở giữa là tượng vua cha Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Phía
dưới là tứ phủ công đồng: tượng quan hoàng Mười, quan hoàng Bảy
và nhiều di vật có giá trị khác. Phủ Tây Hồ gồm có tam quan, sân phủ,
lầu cô, lầu cậu, phủ chính, động Sơn Trang và nhà khách.
- Ngoài ra còn có 1 đền Kim Ngưu thờ thần Trâu Vàng.
- Trước mỗi gian điện có 1 chỗ thắp hương
- Có 1 dãy bàn sắp lễ
- Có 1 lư hoá vàng
- Có 1 bàn ghi công đức
5.1.2 Người đi lễ
- Số lượng: quan sát từ 14h – 14h15’ có 62 người ra vào Phủ, trong đó
có 39 người vào, 23 người ra; 37 nữ, 25 nam.
5- Độ tuổi: Quan sát những người đi lễ tại Phủ Tây Hồ cho thấy:
+ Trẻ em: Không có
+ Thanh niên: 1/3 tổng số
+ Trung niên: 1/2 tổng số
+ Người già: Không đáng kể (dưới 10 người)
- Giới tính: 2/3 số người đến cúng lễ tại Phủ trong thời điểm quan sát là
nữ giới.
- Mọi nguời vào lễ chùa đều nói ít, thái độ trang nghiêm thể hiện nơi
cửa phủ
5.2 Hành vi sắp lễ
5.2.1 Hành vi
Chúng tôi tiến hành quan sát tại dãy bàn sắp lễ từ 13h30 – 13h40, trong
khoảng đó quan sát được 32 lượt người đến bàn sắp lễ. Họ xách túi đựng
lễ vật lên bàn, cầm theo 1 chiếc khay tròn (được thuê ở các hàng quán
phía ngoài, kích cỡ các khay hầu như giống nhau). Sau đó, họ bày các lễ
vật lên khay. Mọi người vừa sắp lễ vừa nói chuyện nhỏ nhẹ với nhau với
thái độ nhẹ nhàng.
5.2.2 Lễ vật: Trong 32 người được quan sát trong hành vi sắp lễ, chúng tôi
ghi nhận được các hiện vật của họ như sau:
Số lượng Tỷ lệ (%)
Hương 28 87.5
Hoa 25 78.1
Cành lộc 8 25
Quả 24 75
Xôi, bánh chưng 7 21.8
Thịt, giò 9 28.1
6Bánh kẹo 16 50
Rượu 5 15.6
Tiền vàng 32 100
Quần áo vàng mã 9 28.1
Tiền thật 7 21.8
Lễ vật khác 6 18.7
Quan sát kĩ một khách sắp lễ, một mâm lễ gồm 3 lon coca, 3 hộp
chocopie nhỏ, 3 hộp thỏi tiền vàng mã, 3 xấp tiền vàng mã và 1 bó
hương.
5.2.3 Cách đặt lễ vật
Sau khi sắp lễ xong, người dân đi lễ bê khay mang vào điện. Tại thời
điểm chúng tôi quan sát thì các khay đựng lễ vật đều phải đặt dưới đất
trước cửa mỗi gian điện chính. Phía trong điện, chỗ quy định để lễ vật
đều đã chật kín.
Có 2 người vẫn cố gắng mang mâm lễ vật của mình chen vào đặt trong điện
chính, nhưng không tìm được chỗ lại mang ra ngoài cửa.
5.3 Hành vi lễ bái
Chúng tôi quan sát có tham dự ở hành vi này. Mọi người đặt lễ vật xong thì
mang hương cắm ở 2 bát hương tại nơi quy định trước mỗi gian điện. Tuy
nhiên, những người trông coi Phủ chỉ cho mỗi lượt người thắp 1 nén hương.
Có 6 người là cố tình mang hương vào điện nhưng đã được những người
trông coi Phủ nhắc nhỏ, và họ không mang hương vào nữa.
Đầu tiên mọi người đi vào gian điện thờ Phùng Khắc Khoan trước, vào gian
thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh sau.
Trong số những người lễ bái trong điện, tất cả đều chắp tay trước ngực để
cúng bái, cầu nguyện.
73/4 số người trong mỗi gian điện thực hiện hành vi lễ bái tương đối nhanh,
khoảng tử 1 đến 2 phút. 1/4 còn lại thì thực hiện hành vi này lâu hơn, trên 2
phút, họ thưòng nhắm mắt, tay vái liên tục với thái độ tôn kính, nhẹ nhàng,
thành tâm.
Sau khi lễ bái trong 2 gian điện chính, họ ra ngoài lễ ở đền Kim Ngưu.
5.4 Hành vi chờ lễ tạ
Hoá vàng xong, mọi người thường ngồi 30 phút cho tàn một tuần hương rồi
mới vào xin lộc.
Trong lúc ngồi chờ, đa số ngồi ở mép tường bao ngăn cách Phủ với Hồ Tây.
1/4 số người ngồi chờ thì đi thăm vãn cảnh Phủ.
Sau 20 đến 30 phút, họ quay lại 2 gian điện chính, chắp tay và xin lộc.
5.5 Hành vi đốt vàng mã
Thực hiện xong hành vi lễ bái, họ quay ra chỗ để lễ vật của mình mang
những đồ vàng mã (tiền vàng, quần áo giấy...) và những tiền lẻ đặt tại khay
lễ vật ra nơi hoá vàng đốt.
Tại Phủ chỉ có duy nhất 1 lư hoá vàng nên mọi người cũng xếp hàng khá
nghiêm chỉnh.
Trên đường từ 2 gian điện chính ra đến cổng, mọi người hay ghé qua các
hàng quán để thưởng thức các đặc sản của hồ Tây và tham quan những cảnh
xung quanh.
Ngoài ra, chúng tôi còn quan sát được vào ngày mùng 1, lượng người vào
chùa đông, đa dạng, phương tiện giao thông chuyên chở nhiều, nhiều bãi gửi
xe cách xa Phủ hàng trăm mét bao gồm cả xa mang biển số Hà Nội và nhiều
vùng khác như 21, 14, 24,…
86. Kết luận và bình luận
6.1 Kết luận
Quy trình cúng lễ của người dân tại Phủ Tây Hồ đều có những bước như
nhau, tuy nhiên các lễ vật, cách lễ bái của mỗi người lại khác nhau.
Người đi lễ ở phủ rất đông, đến từ nhiều nơi, phần lớn là nữ, trung niên, đôi
khi là đi thang cặp, thường đang còn trẻ bởi đây là nơi nổi tiếng với việc cầu
lộc và cầu duyên. Người vào chùa phần lớn là mang hoa hồng có nhiều lộc
và mang cành lộc vàng nên chúng tôi cho rằng những người vào phủ mang
hoa hồng để cầu duyên và mang cành lộc vàng để cầu lộc.
Lễ vật thường là những thứ đặc trưng cho việc thờ cúng như trứng, gạo,
bánh chưng, thịt, vàng, hương. Lễ vật là quả có màu hồng, vàng là mong có
nhiều lộc, nhiều tiền. Mọi người luôn nghĩ, thần thánh sẽ nghĩ đến lòng
thành của họ hơn là những lễ vật nhưng tùy vào điều kiện để họ có thể dâng
lễ vật.
Vàng hương cũng được sự quản lí chặt chẽ của ban quản lí nhà chùa nên
hương ít được thắp, vàng cũng được đốt đúng nơi quy định và lần lượt. Việc
đốt vàng mã không gây ra ô nhiễm.
6.2 Bình luận
Tuy Phủ Tây Hồ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mà đặc trưng của Đạo Mẫu là
nghi lễ lên đồng và hát văn, nhưng khi đến đây thì mọi nghi lễ đều giống
như những nơi thông thường khác. Chỉ đến ngày Hội Phủ Tây Hồ từ 3/3 đến
7/3 âm lịch mới có hội rước, dâng hương và hát văn. Những người vào chùa
đều với thái độ thành tâm. Phủ Tây Hồ nổi tiếng với cầu duyên, cầu lộc và
mọi người vào đây rất đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề và địa điểm khác
nhau. Đây là nơi thờ thánh mẫu nhưng không làm mất đi vẻ thiêng liêng và
đặc điểm chung của một ngôi phủ. Mặc dù chỉ mang tính địa phương nhưng
9thu hút được nhiều khách thập phương. Trong thời điểm quan sát, chúng tôi
thấy được sự lãng phí của việc mua hoa nhiều vào phủ, sau đó lại bỏ đi. Hiện
tượng mất trộm trong thời điểm quan sát không có mà chỉ có những cảnh
báo của những quản lí Phủ.
Phủ tuy không rộng nhưng mang tính trang nghiêm, đông nhưng không quá
ồn ã. Song những dịch vụ ở đây quá mức so với thị trường mà phải chăng đã
được thương mại hóa. Các sản phẩm và đồ lễ bán với giá cao. Phải chăng
cần chỉnh lý cho phù hợp.
7. Biên bản quan sát
Biên bản số 1
- Thành phần tham gia:
+ Trong vòng từ 14h đến 14h15 có: tổng cộng 62 người ra vào Phủ.
Trong đó có: 39 người vào, 23 người ra
37 nữ, 25 nam
+ Phần lớn là thanh niên và trung niên, rất ít người già và trẻ em.
- Cách thức tiến hành nghi lễ
+ Khách mang đồ lễ ra một cái bàn được quy định ở gần gốc cây si to nhất
để sắp lễ ra khay và viết sớ.
(Lễ vật thường là hoa quả, bánh kẹo, hương, tiền vàng, rượu…)
+ Sau đó họ bê lễ vào gian chính nhưng không tìm được chỗ để ở nơi quy
định nên đặt phía ngoài. Họ vào gian điện thờ Phùng Khắc Khoan chắp tay
đứng lễ. Tiếp theo là đi sang gian điện thờ thánh mẫu Liễu Hạnh lễ tiếp.
+ Sau khi lễ xong họ mới ra bồ hồ đi dạo nghỉ ngơi chờ hạ lễ.
+ Khi hạ lễ, họ đem tiền vàng ra lư đốt. Có 1 số người còn mang tiền thả vào
hòm công đức. Ở bàn công đức có 2 bác ngồi ghi sổ.
- Các dịch vụ:
10
+ Ngay gần cổng Phủ có rất nhiều hàng quán. Có hàng bán đồ lễ (hoa, tiền
vàng, bánh kẹo, quả…). Các hàng ăn, các hàng bán đồ lưu niệm (đặc biệt ở
đây có rất nhiều lợn đất)
+ Từ cổng Phủ vào đến 2 gian điện chính cũng có rất nhiều hàng quán ở bên
trái đường. Giá các mặt hàng ở đây đắt hơn so với ở ngoài.
+ Đặc biệt ở đây còn có dịch vụ đánh giầy: sau khi lễ xong, khách ra bờ hồ
ngồi đợi hạ lễ và ai có nhu cầu thì đánh giầy luôn.
- Nhận xét: Các mặt trái còn tồn tại:
+ Vì số lượng người đến lễ rất đông nên không thể tránh khỏi việc mất trật
tự.
+ Có người đứng từ ra lễ vọng vào, có người lại vô tư chen trước mặt người
khác đang hành lễ để lễ cho mình.
+ Hoa sau khi lễ xong, họ hạ lễ và vứt ngay thành một đống rác ngay cạnh
chiếc bàn dài quy định để sắp lễ.
+ Các dịch vụ thì chèo kéo khách và giá cả đắt đỏ…
+ Tại một nơi tôn nghiêm lại xuất hiện hiện tượng đánh giầy
+ Trong Phủ có tồn tại hiện tượng trộm cắp, móc túi. Gần đây ban quản lý
bắt được một số đối tượng và chụp ảnh lại để cảnh giác cho người dân.
Biên bản số 2
- Vị trí:
+ Phủ nằm trong 1 con đường nhỏ, bên cạnh là Hồ Tây. Xung quanh Phủ có
nhiều cây to, thoáng mát.
+ Trước khi đặt chân vào 2 gian điện chính có 1 khoảng sân rộng. Trên
tường bên phải ghi truyền thuyết về thánh mẫu Liễu Hanh, bên trái là bảng
đề nghị cẩn thận với 1 số đối tượng trộm cắ lừa đảo tại Phủ (bị bắt trong dịp
tết Canh Dần)
- Lượng người vào Phủ:
11
+ Quan sát từ 13h30 đến 14h có hơn 100 lượt người vào Phủ, trong đó đa số
là thanh niên và phụ nữ trung niên.
+ Khi vào Phủ thì số lượng người đông hơn 300 – 400 người, họ đang chuẩn
bị đồ cúng hoặc đang lễ bái.
- Nơi cúng lễ và đồ lễ
+ Trong gian điện thờ Phùng Khắc Khoan có rất đông người đứng cầu khấn.
Một số người trong tay có cầm vài tờ tiền lẻ.
+ Đồ lễ được xếp thành một dải dài từ trong điện ra ngoài sân, xếp chồng
chất lên nhau.
+ Các đồ lễ chủ yếu là hoa quả, bánh kẹo. Hoa thì có các loại như hoa hồng
có lộc, hoa cau… Quả có các loại như xoài, cam, táo…thường là những quả
màu đỏ. Ngoài ra còn có bánh chưng, xôi gấc, xôi cốm. Tất cả sắp vào một
chiếc khay, bên trên để mấy tờ tiền lẻ và xấp tiền vàng, cắm 1 nén hương.
+ Gian điện thờ Thánh Mẫu cũng rất đông. Mọi người chen chúc nhau lễ bái
vì trong này chật hơn bên gian thờ Phùng Khắc Khoan. Trong này có nhiều
tượng, sáng bóng và lộng lẫy.
+ Bên ngoài có đền Kim Ngưu. Lúc lễ bái ở đây họ cũng chắp tay, kẹp vài
đồng tiền lẻ 500 – 1.000đ
+ Khi lễ bái xong họ ra ngoài chờ hạ lễ trên bức thềm vây quanh hồ Tây
hoặc đi ngắm cảnh.
+ Một số người đi làm công đức. Hòm công đức co 2 người trông và ghi
chép sổ sách. Họ thường công đức 50.000 – 200.000đ
- Nhận xét
+ Các đồ lễ được xếp chồng chất lên nhau, trải dài từ điện chính ra ngoài
sân.
+ Vì Phủ quy định chỉ được đốt 1 nén hương ở ngoài nên nhiều người không
đợi hương tàn mà rút hương của người khác ra để cắm hương của mình vào.
12
+ Hoa cúng lễ vừa dâng lên xong cũng bị vứt ngày xuống
+ Có rất nhiều trẻ em đi hành nghề đánh giầy tại đây.
=> Mất đi sự tôn kính trong Phủ