Đề tài Quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe điện Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác của môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến quản trị. Quản trị không chỉ chú ý đến môi trường bên ngoài mà còn quan tâm chú ý đến môi trường nội bộ của doanh nghiệp. Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn ngày càng phát triển phồn vinh thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là con người. Con người nắm vận mệnh của doanh nghiệp, có thể tạo ra tất cả nhưng cũng có thể phá huỷ tất cả, nhưng đây lại là yếu tố phức tạp và đa dạng nhất. Do đó quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt trong các chức năng quản trị. Một công ty, hay một tổ chức nào đó dù có nguồn tài chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, kèm theo các công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa, cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết quản trị nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều chịu sự tác động bởi một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phải quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Quản trị nguồn nhân lực thành công là nền tảng bền vững cho thành công của mọi hoạt động trong tổ chức. Công tác quản trị nguồn nhân lực giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý có chất lượng – những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp họ đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với một hạn chế về lực lượng lao động. Một trong những yêu cầu chính của quản trị nguồn nhân lực là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực cũng như sự quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đề tài : “ quản trị nguồn nhân lực ” nên em chọn đề tài “ Quản trị nguồn nhân lực tại Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội ” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Bài báo cáo thực tập của em được kết cấu thành 2 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội. Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội.

doc53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2689 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác của môi trường kinh doanh thay đổi liên tục, buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến quản trị. Quản trị không chỉ chú ý đến môi trường bên ngoài mà còn quan tâm chú ý đến môi trường nội bộ của doanh nghiệp. Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn ngày càng phát triển phồn vinh thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là con người. Con người nắm vận mệnh của doanh nghiệp, có thể tạo ra tất cả nhưng cũng có thể phá huỷ tất cả, nhưng đây lại là yếu tố phức tạp và đa dạng nhất. Do đó quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt trong các chức năng quản trị. Một công ty, hay một tổ chức nào đó dù có nguồn tài chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, kèm theo các công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa, cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết quản trị nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều chịu sự tác động bởi một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phải quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Quản trị nguồn nhân lực thành công là nền tảng bền vững cho thành công của mọi hoạt động trong tổ chức. Công tác quản trị nguồn nhân lực giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý có chất lượng – những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp họ đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với một hạn chế về lực lượng lao động. Một trong những yêu cầu chính của quản trị nguồn nhân lực là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi. Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực cũng như sự quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đề tài : “ quản trị nguồn nhân lực ” nên em chọn đề tài “ Quản trị nguồn nhân lực tại Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội ” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Bài báo cáo thực tập của em được kết cấu thành 2 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội. Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn Cô giáo đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này, chân thành cảm ơn Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội đã giúp em rất nhiều trong thời gian thực tế và thu thập thông tin để hoàn thành báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP XE ĐIỆN HÀ NỘI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội. 1.1.1. Vài nét sơ lược về Xí nghiệp. - Tên doanh nghiệp : XÍ NGHIỆP XE ĐIỆN HÀ NỘI - Địa chỉ: 69 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội - Điện thoại: (043) 8473922  Fax: (043) 8473812 - Website: www.transerco.com.vn - Email: info@transerco.com.vn 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp. a. Chức năng: Phục vụ vận tải hành khách công cộng và các nhu cầu khác. b. Nhiệm vụ: Kinh doanh vận tải hành khách công cộng, hàng hóa bằng các phương tiện xe buýt, xe taxi tải. Xây lắp các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị quy mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực cấp thoát nước, hè, đường, công viên. Dịch vụ xây dựng hạ tầng buýt - lắp đặt thi công nhà chờ, biển báo, pano phục vụ xe buýt. Xây lắp hệ thống chiếu sáng, đô thị bao gồm cột, đường dây, trạm điện từ 35KV trở xuống. Liên doanh liên kết, đại diện với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước để mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp. Xí nghiệp Xe điện Hà Nội thành lập năm 1899 với tên gọi đầu tiên là Công ty Thổ địa Bắc kỳ, thuộc sự quản lý và điều hành của chính phủ bảo hộ Pháp. Sau 110 năm tồn tại và phát triển, Xí nghiệp xe Điện Hà Nội đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Sở xe Điện Hà Nội (1954); Xí nghiệp xe điện Hà Nội (1955); Quốc doanh xe Điện Hà Nội (1959); Công ty xe Điện Hà Nội (1969) và cuối cùng lại trở về với tên gọi Xí Nghiệp xe Điện Hà Nội. Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội, Xí nghiệp xe điện Hà Nội là một trong những đơn vị luôn có nhiều thành tích trong các lĩnh vực hoạt động vận tải phục vụ hành khách. Trong những năm vừa qua, xí nghiệp đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành Giao thông vận tải nói chung và các thành tích của Tổng công ty nói riêng. Hiện tại, toàn xí nghiệp có 254 xe đang hoạt động trên tổng số 14 tuyến đang vận hành. Một số tuyến hoạt động chính của các xe do xí nghiệp quản lý bao gồm các tuyến 07, 22, 32, 34… 1.2. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội. Là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội nên Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở phân cấp quản lý, thực hiện chức năng nhiệm vụ do Tổng Công ty giao xuống, do đó Xí nghiệp chỉ có một số phòng ban: + Phòng tổ chức – hành chính – bảo vệ + Phòng kế toán – thống kê + Phòng kế hoạch – điều độ + Gara 1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp. * Ban Giám đốc: - Giám đốc Xí nghiệp: Do Tổng Giám đốc Công ty bổ nhiệm, là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của Xí nghiệp; là người đại diện theo pháp luật của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, có quyền quyết định việc điều hành sản xuất của Xí nghiệp theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp, quy chế quản lý nội bộ Tổng Công ty và các quy định của pháp luật; có quyền quyết định bộ máy quản lý điều hành trong Xí nghiệp theo phân cấp, bảo đảm tinh giảm và có hiệu lực. - Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc tham gia điều hành tổ chức sản xuất hoặc chịu sự ủy nhiệm của cơ quan khi Giám đốc vắng mặt. * Các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc: Phòng kế hoạch – điều độ: - Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp trong công tác quản lý điều hành vận hành hành khách công cộng bằng xe buýt trên các tuyến thuộc Xí nghiệp quản lý. - Phối hợp với Công ty và các Xí nghiệp xe buýt khác của Công ty trong công tác xây dựng các biểu đồ chạy xe, các tuyến bảo đảm hợp lý nhất. - Xây dựng, tổ chức và giám sát thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. - Báo cáo và đề xuất các kiến nghị về công tác kế hoạch điều vận và đầu tư phương tiện tại Xí nghiệp, lên thông tin. - Quản lý và điều hành tốt công tác vận chuyển hành khách bằng xe buýt về mặt quản lý lệnh, vé, phiếu, nhiên liệu, thực hiện kế hoạch của từng lái phụ xe và từng xe, từng tuyến. - Quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về toàn bộ phương tiện của Xí nghiệp hiện có, lập và giải trình kế hoạch đầu tư, đổi mới phương tiện khi cần thiết. - Tham gia xây dựng và đề xuất với Xí nghiệp để bổ xung, hiệu chỉnh quy chế về tổ chức quản lý điều hành xe buýt trong phạm vi Xí nghiệp và toàn Công ty. - Chủ động phối hợp với các phòng ban trong Xí nghiệp cùng giải quyết các công việc chung. Phòng tổ chức – hành chính – bảo vệ: - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức sắp xếp bộ máy tổ chức của Xí nghiệp, xây dựng và quản lý quỹ lương của Xí nghiệp. - Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý điều hành của Xí nghiệp. Xây dựng tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp. Tổ chức cán bộ, công nhân viên làm việc và nghỉ luân phiên đảm bảo ngày công, thu nhập và theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. - Nắm chắc cơ cấu tổ chức, nhân sự của từng đơn vị, phòng ban Xí nghiệp và từng công nhân viên Xí nghiệp để giúp Giám đốc bố trí sắp xếp hợp lý và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên phù hợp với mục đích, chức năng của Xí nghiệp. - Quản lý sự biến động tăng giảm, theo dõi ngày công, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ về nâng bậc lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...và các chế độ khác do Nhà nước quy định. - Lập kế hoạch xây dựng quỹ lương phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. - Thực hiện công tác hành chính và quản lý văn phòng Xí nghiệp. - Bảo vệ tốt tài sản, trật tự trị an, phòng chống cháy nổ tại bến, bãi đổ xe và khu văn phòng Xí nghiệp. - Tham gia xây dựng và đề xuất với Xí nghiệp để bổ xung, hiệu chỉnh quy định về quản lý điều hành xe buýt, xe tải trong phạm vi Xí nghiệp. - Phối hợp với các phòng ban khác trong Xí nghiệp trong việc theo dõi kiểm tra hoạt động xe buýt, xe tải khi ra vào Xí nghiệp, tại bến đỗ và các công việc chung khác có liên quan. Phòng kế toán – thống kê: - Hàng ngày phối hợp các phòng nhiệm vụ liên quan trực tiếp đối chiếu, kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao, xác nhận và cập nhật vé, phơi lệnh, hạch toán doanh thu, mức tiêu hao nhiên liệu của hoạt động xe buýt, xe tải. - Nghiệm thu sản phẩm xe buýt, xe tải hàng ngày, tháng, quý, năm. - Theo dõi, cập nhật thu – chi các khoản phát sinh, tổng hợp và báo cáo Giám đốc Xí nghiệp, công ty định kỳ tháng, quý, năm. - Lập báo cáo tài chính định kỳ vào cuối năm. - Phân tích đánh giá tình hình kết quả sản xuất kinh doanh về tài chính, lập kế hoạch về thu – chi tài chính, kế hoạch giá thành theo định hướng phát triển của Xí nghiệp. - Chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan cùng giải quyết các công việc chung của xí nghiệp. Ban Gara: Là đơn vị quản lý kỹ thuật và trực tiếp sản xuất. - Phối hợp với phòng Điều độ tổ chức xây dựng kế hoạch sửa chữa điều dưỡng thường xuyên, sửa chữa đột xuất, bảo dưỡng sửa chữa theo kỳ, cấp, sửa chữa lớn. - Hướng dẫn lái, phụ xe bảo quản chăm sóc xe, sửa chữa theo quy định của xí nghiệp. - Đề xuất các biện pháp để quản lý tốt chất lượng, tiến độ sửa chữa xe, bảo đảm thường xuyên số xe tốt theo kế hoạch. - Căn cứ các quy định của Xí nghiệp về việc biên bản kiểm tra, ghi phiếu sửa chữa, thống kê tổng hợp, đầy đủ các chứng từ về bảo dưỡng sửa chữa theo quyết định. - Chủ động tổ chức phân công cán bộ công nhân viên thường trực 24/24h để hoàn thành nhiệm vụ sửa chữa theo yêu cầu. - Quản lý tốt trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, tổ chức sản xuất khoa học, vệ sinh lao động, an toàn lao động trong Gara. - Tham gia xây dựng và đề xuất với Xí nghiệp để bổ xung, hiệu chỉnh các định mức kỹ thuật, quy trình sửa chữa và quy chế về quản lý điều hành xe buýt, xe tải trong phạm vi Xí nghiệp và toàn Công ty. - Chủ động phối hợp với các phòng ban trong Xí nghiệp để khắc phục kịp thời hư hỏng của xe và thực hiện các nhiệm vụ chung. 1.2.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận của Xí nghiệp. - Quan hệ cộng sự và giúp việc giữa Phó Giám đốc với Kế toán trưởng đó là quan hệ vừa chịu trách nhiệm với pháp luật vừa chịu trước doanh nghiệp. - Đối với các phòng ban chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong công tác quản lý doanh nghiệp. Đây là đơn vị cấp dưới của Giám đốc nhưng có chức năng giúp Giám đốc Xí nghiệp chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong Xí nghiệp. - Các đơn vị sản xuất trực tiếp là cấp dưới của Giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo quản lý theo từng chức năng chuyên ngành của phòng ban chức năng của Xí nghiệp. 1.3. Đặc điểm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội. 1.3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Xí nghiệp xe điện Hà Nội là một trong những thành viên của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội nên có những đặc điểm sản xuất kinh doanh khác với những ngành khác. - Thời gian hoạt động chủ yếu vào ban ngày. - Chạy theo những hành trình tuyến cố định. - Chạy xe trong thành phố, đô thị cho nên yêu cầu về chất lượng phương tiện cao hơn so với xe đường dài và mức đầu tư phương tiện lớn hơn, do đó chi phí cao hơn. - Các công trình và trang thiết bị tương đối lớn nên giá thành vận tải lớn. - Yêu cầu về chạy xe cao, tần xuất xe hoạt động lớn, phải đảm bảo chính xác về thời gian và không gian. - Hoạt động xe buýt do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vận tải thực hiện nhưng được Nhà nước trợ giá cho hành khách. - Chi phí nhiên liệu và chi phí cố định khác chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí vận chuyển. - Xe buýt sử dụng trong thành phố thường bố trí cả chỗ đứng và ngồi, đáp ứng về số lượng cửa, chiều rộng cửa, chiều cao bậc lên xuống. - Xe buýt là một loại hình vận tải hành khách công cộng đang được khuyến khích hoạt động vì nó không những bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan văn minh, lịch sự, tạo sự ổn định, trật tự xã hội. Tóm lại mọi hoạt động của xe buýt trong đô thị đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội rất lớn. 1.3.2. Đặc điểm lao động trong Xí nghiệp. * Lái xe buýt: Đây là loại lao động mang tính đặc thù thể hiện ở các điểm sau: - Tính độc lập tương đối cao thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về quá trình vận tải. Mặt khác hoạt động vận tải diễn ra bên ngoài không gian của Xí nghiệp đòi hỏi lái xe phải có tính độc lập, tự chủ, độc lập sáng tạo, linh hoạt xử lý tình huống trên đường. - Lao động vận tải là một loại lao động kết hợp chân tay và lao động trí óc. - Là loại lao động phức tạp, nặng nhọc, nguy hiểm đòi hỏi lái xe có sức khỏe tốt, tay nghề vững. * Thợ bảo dưỡng sửa chữa: Phải có trình độ tay nghề vững phù hợp với yêu cầu công việc và có ý thức trách nhiệm. Đây là công việc phức tạp nặng nhọc đòi hỏi thợ bảo dưỡng sửa chữa phài có sức khỏe, tay nghề tốt, phát hiện hỏng hóc kịp thời chỉnh lý đảm bảo xe luôn ở tình trạng tốt nhất. *Lao động quản lý: Đây là loại lao động đặc biệt ( thiên về lao động trừu tượng ) sản phẩm của lao động quản lý tạo ra khó có thể đánh giá và định hướng một cách chính xác. Tính chất công việc đòi hỏi người quản lý phải có trình độ cao và khả năng xử lý thông tin nhanh. *Nhân viên điều độ vận tải: Loại lao động này cũng giống như lao động quản lý nhưng có trình độ về kỹ thuật quản lý khai thác, điều hành vận tải. Loại lao động này có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, ngược lại trình độ lao động này yếu kém thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. 1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2008 -2010. Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng xe Buýt của Xí nghiệp từ năm 2008 - 2010. TT  Chỉ tiêu  Đơn vị  Năm 2008  Năm 2009  Năm 2010   I  Sản lượng       1  Số xe có  Xe  190  230  280   2  Số xe hoạt động  Xe  176  210  254   3  Tổng lượt  Lượt xe  418.365  570.327  949.884   4  Tổng hành trình  Km  7.842.123  10.788.777  13.118.396   5  Khách vé tháng  Lượt HK  3.815.327  7.981.032  10.486.564   6  Khách vé lượt  Lượt HK  5.799.927  11.179.435  17.491.909   7  Tổng khách  Lượt HK  9.615.254  19.160.457  27.978.473   II  Doanh thu       1  Vé tháng  Đồng  806.580.000  2.314.542.000  3.657.045.000   2  Vé lượt  Đồng  14.488.762.500  27.948.587.500  43.729.772.500   3  Tổng cộng  Đồng  15.295.342.500  30.263.129.500  47.486.817.500   III  Chi phí  Đồng  29.008.122.854  50.050.066.232  69.448.129.330   IV  Trợ giá  Đồng  13.712.780.354  19.786.936.732  21.961.311.830   Hình 1.1: Tổng hợp doanh thu - chi phí của Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội từ năm 2008 – 2010  Mặc dù doanh thu luôn tăng trưởng qua các năm nhưng Xí nghiệp Xe điện Hà Nội có đặc trưng là chi phí luôn cao hơn doanh thu. Điều này là do Xí nghiệp Xe điện Hà Nội là một Đơn vị còn phụ thuộc vào Tổng Công ty Vận Tải Hà Nội. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP XE ĐIỆN HÀ NỘI 2.1. Tình hình nhân lực và quản trị nhân lực tại Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội. 2.1.1. Tình hình nhân lực. 2.1.1.1. Hình thức tổ chức: + Đối với lái xe: bố trí mỗi xe một lái xe và một nhân viên bán vé làm việc theo ca, một ngày chia làm hai ca. + Thợ bảo dưỡng sửa chữa: Tổ chức theo đội tổng hợp + Lao động gián tiếp: Tổ chức theo các phòng ban nghiệp vụ 2.1.1.2. Tình hình phân bố lao động tại Xí nghiệp: Tình hình phân bố lao động tại Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình phân bố lao động tại Xí Nghiệp năm 2010 Stt  Đơn vị  Số lao động  Trong đó      Nữ  Nam   1  Giám Đốc  1  0  1   2  Phó Giám Đốc  1  0  1   3  Phòng Kế hoạch –Điều độ  446  6  440   4  Phòng Tổ chức – hành chính – bảo vệ  442  220  222   5  Phòng Kế toán – Thống kê  33  25  8   6  Ban Gara  155  60  95    Tổng cộng:  1.078  311  767   (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động) Phân loại theo loại hình năm 2010: Bảng 2.2: Tình hình phân bố lao động theo loại hình tại Xí Nghiệp năm 2010 Phân loại theo loại hình  Năm 2010    Số lượng ( người)  Tỷ lệ (%)   Lao động trực tiếp  26  2,41   Lao động gián tiếp  933  86,55   Lao động trực tiếp khác  119  11,04   Tổng số lao động:  1.078  100   (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động) Hình 2.1: Phân loại theo loại hình của Xí nghiệp từ năm 2010. Phân theo loại hình  Số lượng   Trực tiếp  165 người   Gián tiếp  17 người   Nghỉ không lương  6 người   Với Xí nghiệp Xe điện Hà Nội thì số lượng lao động trực tiếp như lái xe, bảo vệ, thợ bảo dưỡng sửa chữa… sẽ chiếm phần lớn trong tổng số lao động. Đây là đội ngũ đông đảo để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của khách hàng. Còn lao động gián tiếp như Giám đốc, Phó Giám đốc, Cán bộ quản lý các phòng ban nghiệp vụ, các nhân viên là những người gián tiếp để điều hành hoạt động của tổ chức, phân bổ nguồn lực…sẽ chiếm số lượng lao động ít hơn trong tổng số. Xí nghiệp Xe điện Hà Nội tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải là chủ yếu nên lao động trực tiếp (97,6%) nhiều hơn lao động gián tiếp(2,4%), điều này là hợp lý. Phân loại theo giới tính năm 2010: Bảng 2.3: Tình hình phân bố lao động theo giới tính tại Xí Nghiệp năm 2010 Phân loại theo giới tính  Năm 2010    Số lượng (người)  Tỷ lệ (%)   Nam  767  71   Nữ  311  29   Tổng số lao động:  1.078  100   (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động) Hình 2.2: Phân loại theo giới tính của Xí nghiệp từ năm 2010  Qua biểu đồ ta thấy, số lượng lao động nam ( 767 người ) chiếm 71% nhiều hơn số lao động nữ ( 311 người ) chiếm 29%, nhưng sự chênh lệch này là hợp lý. Vì số lao động trong bộ phận bảo vệ chiếm đến 42,76%, lái xe chiếm 40,63%. Để đảm bảo an ninh trật tự cũng như phục vụ nhu cầu dịch vụ vận tải hành khách công cộng này khá đông đảo. Đồng thời, đây là công việc phù hợp với đại đa số là nam giới. Ngoài ra, số lao động nam còn làm rải rác trong các bộ phận khác nữa. Còn những công việc như thu ngân, phát vé, thủ kho, tạp vụ… thì cần nhiều sự cẩn thận nên sẽ phù hợp với lao động nữ. Vì vậy số lao động nam nhiều hơn nữ không có gì là bất hợp lý. Để hiểu rõ hơn tình hình lao động tại Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội ta xem xét bảng cơ cấu lao động. 2.1.1.3. Cơ cấu lao động trong Xí nghiệp: Bảng 2.4: Cơ cấu lao động trong Xí nghiệp năm 2010 TT  Chỉ tiêu  Đầu kỳ  Tăng giảm trong năm  Cuối kỳ      Tăng  Giảm        Thôi việc  CĐ HĐ  Lý do khác    A  Lao động gián tiếp  26  1     27   1  Cán bộ quản lý  12      12    Lãnh đạo Xí nghiệp  2      2    Cán bộ quản lý phòng ban nghiệp vụ  10  1     11   2  Nhân viên  14      14   B  Lao động trực tiếp  933    1   932   1  Lái xe  438      438   2  Nhân viên bảo vệ  432    1   431   3  Thợ bảo dưỡng sửa chữa  65      65   C  Lao động trực tiếp khác  119      119   1  Tuyến trưởng/ ĐHT/ Quy chế  14      14   2
Luận văn liên quan