1. Lý do nghiên cứu
Trong thời đại hộp nhập và cạnh tranh gay gắt nhưhiện nay, mọi ngân hàng
thương mại đều ý thức được sựtồn tại và phát triển của họphụthuộc vào việc
giành được khách hàng không; có thoảmãn được họkhông; và có duy trì được
lòng trung thành của họkhông? Các ngân hàng thương mại luôn coi khách hàng là
ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình. Vấn đềlà làm nhưthếnào đểcó
thểsửdụng công nghệ, nhân lực và các phương pháp quản lý 1 cách hợp lý đểnắm
bắt được bản chất những lợi ích, hành vi, những giá trịcủa khách hàng qua đó tạo
ra những dịch vụ, chương trình tối ưu phù hợp với nhu cầu và mong muốn của
khách hàng mục tiêu. Đã từlâu, trên thếgiới, Quản trịquan hệkhách hàng
(CRM) được nhắc đến nhưlà 1 cách thức hữu hiệu giúp các nhà quản trịgiải quyết
những vấn đềtrên. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nó
chưa được các doanh nghiệp biết đến và áp dụng nhiều. Vậy, CRM là gì ? nó có
tác dụng nhưthếnào? Trong nội dung phần nghiên cứu này này, em xin được làm
rõ vềkhái niệm CRM, những lợi ích và cơcấu hoạt động của CRM cũng nhưtiến
trình triển khai hệthống này đối với hệthống ngân hàng Thương mại Việt Nam
nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh của hệthống ngân hàng trong thời kỳhội nhập
hiện nay.
2. Cơsởcủa đềtài
Đềtài thực hiện dựa trên mục tiêu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Mục tiêu của đềtài
- Nâng cao năng lực phục vụkhách hàng của hệthống ngân hàng thương
mại.
- Duy trì lòng trung thành của khách hàng
4. Phạm vi nghiên cứu của đềtài
Cung cấp cách thức hoàn thiện hệthống CRM cho toàn bộcác ngân hàng
thương mại Việt Nam theo các khu vực địa lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tảdựa trên những dữliệu thứcấp thu thập từNgân hàng cổ
phần Phương Nam chi nhánh Đà Nẵng.
Tham khảo tài liệu vềCRM.
Phương pháp mô hình hoá.
Phương pháp phân tích.
6. Kết quả đạt được
- Đưa ra tiến trình triển khai cho các hệthống ngân hàng theo các khu vực
địa lý.
- Đưa ra giải pháp hoàn thiện CRM theo triết lý 1:1
- Đưa ra các tiêu thức đánh giá công nghệCRM.
49 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong thời đại hộp nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mọi ngân hàng
thương mại đều ý thức được sự tồn tại và phát triển của họ phụ thuộc vào việc
giành được khách hàng không; có thoả mãn được họ không; và có duy trì được
lòng trung thành của họ không? Các ngân hàng thương mại luôn coi khách hàng là
ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình. Vấn đề là làm như thế nào để có
thể sử dụng công nghệ, nhân lực và các phương pháp quản lý 1 cách hợp lý để nắm
bắt được bản chất những lợi ích, hành vi, những giá trị của khách hàng qua đó tạo
ra những dịch vụ, chương trình tối ưu phù hợp với nhu cầu và mong muốn của
khách hàng mục tiêu. Đã từ lâu, trên thế giới, Quản trị quan hệ khách hàng
(CRM) được nhắc đến như là 1 cách thức hữu hiệu giúp các nhà quản trị giải quyết
những vấn đề trên. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, nó
chưa được các doanh nghiệp biết đến và áp dụng nhiều. Vậy, CRM là gì ? nó có
tác dụng như thế nào? Trong nội dung phần nghiên cứu này này, em xin được làm
rõ về khái niệm CRM, những lợi ích và cơ cấu hoạt động của CRM cũng như tiến
trình triển khai hệ thống này đối với hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ hội nhập
hiện nay.
2. Cơ sở của đề tài
Đề tài thực hiện dựa trên mục tiêu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Mục tiêu của đề tài
- Nâng cao năng lực phục vụ khách hàng của hệ thống ngân hàng thương
mại.
- Duy trì lòng trung thành của khách hàng
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Cung cấp cách thức hoàn thiện hệ thống CRM cho toàn bộ các ngân hàng
thương mại Việt Nam theo các khu vực địa lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả dựa trên những dữ liệu thứ cấp thu thập từ Ngân hàng cổ
phần Phương Nam chi nhánh Đà Nẵng.
Tham khảo tài liệu về CRM.
Phương pháp mô hình hoá.
Phương pháp phân tích.
6. Kết quả đạt được
- Đưa ra tiến trình triển khai cho các hệ thống ngân hàng theo các khu vực
địa lý.
- Đưa ra giải pháp hoàn thiện CRM theo triết lý 1:1
- Đưa ra các tiêu thức đánh giá công nghệ CRM.
PHẦN I
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
I. KHÁI NIỆM KHÁCH HÀNG - TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁCH
HÀNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm khách hàng và phân loại khách hàng
1.1. Khái niệm
Khách hàng của ngân hàng thương mại là một tập hợp những cá nhân, nhóm
người, doanh nghiệp ... Có nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngân hàng và mong
muốn được thỏa mãn nhu cầu đó của mình. Khách hàng tham gia vào cả quá trình
cung cấp đầu vào như gửi tiết kiệm, mua kỳ phiếu... Đồng thời cũng là bên tiêu thụ
đầu ra khi vay vốn từ ngân hàng. Mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng là
mối quan hệ hai chiều, tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại và phát triển1.
1.2. Phân loại khách hàng của ngân hàng2:
Có thể phân loại khách hàng của các ngân hàng thương mại thành các nhóm như
sau sau:
• Khách hàng thuộc nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng.
• Khách hàng thuộc nghiệp vụ cho vay của ngân hàng.
• Khách hàng thuộc nghiệp vụ có liên quan đến các dịch vụ tài chính tiền tệ,
tài sản của ngân hàng.
2. Tầm quan trọng của khách hàng đối với ngân hàng thương mại
Có lẽ chẳng khó khăn gì khi đề cập đến tầm quan trọng của khách hàng đối
với các ngân hàng thương mại. Vì nhu cầu của khách hàng chính là tiền đề cho việc
kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Bản chất của việc kinh doanh của ngân
hàng thương mại là thu được lợi nhuận thông qua quá trình huy động vốn, cho vay
và các hoạt động giao dịch liên quan đến tiền trên thị trường, quá trình này chỉ có
thể xảy ra khi có khách hàng. Như vậy, có thể khẳng định rằng: Khách hàng chính
là nguồn sống của các ngân hàng. Nếu không có nhu cầu của khách hàng, sẽ không
có bất cứ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nào được diễn ra nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận.
II. TỔNG QUAN QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CRM3)
1. Lợi ích của việc thu hút và duy trì khách hàng có giá trị 4
Các nghiên cứu đã cho thấy được rằng:
Chi phí để tìm kiếm 1 khách hàng mới luôn cao hơn chi phí để giữ 1 khách hàng
cũ. (Cao hơn khoảng gấp 5 đến 15 lần)
Một khách hàng không thoả mãn sẽ chia sẻ sự khó chịu cho từ 8-10 người
khác.Trong khi 1 khách hàng hài lòng về công ty sẽ chia sẻ điều này với 3 người
khác ( Cơ chế làn sóng)
80% doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp thường do 20% số khách hàng
thường xuyên tạo ra (Nguyên lý 80-20)
Nếu giữ được thêm khoảng 5% số lượng khách hàng ở lại với công ty thì công
ty có thể gia tăng thêm từ 25% đến 100% lợi nhuận tuỳ ngành, tuỳ lĩnh vực.
70% khách hàng sẽ vẫn trung thành với công ty nếu khiếu nại của họ được giải
quyết thoả đáng
Như vậy, mục tiêu của các nhà quản trị là:
Tạo dựng được lòng trung thành với khách hàng
Xác định chi phí hợp lý dành cho việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu.
Đánh giá được lợi nhuận thu được từ các nhóm khách hàng.
Và vấn đề ở đây là làm như thế nào để có thể thực hiện được các mục tiêu
như đã trình bày ở trên. Hiện nay CRM được nhắc đến rất nhiều như là 1 cách thức
giúp các nhà quản trị thực hiện các mục tiêu như trên. Vậy CRM là gì?.
2. Khái niệm về CRM và sự phát triển của CRM
2.1. Khái niệm
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management5. Có nghĩa là
Quản trị quan hệ khách hàng. Quản trị quan hệ khách hàng là một chiến lược kinh
doanh hướng vào việc tìm kiếm, chọn lựa và duy trì quan hệ với những khách hàng
có giá trị nhất”. CRM tập trung vào các quá trình marketing, bán hàng và dịch vụ
và quá trình sản xuất sản phẩm theo nhu cầu khách hàng nhằm phục vụ khách hàng
một cách tốt nhất.
Một cách tổng quát, CRM là hệ thống nhằm phát hiện các đối tượng tiềm
năng, biến họ thành khách hàng (KH), và sau đó giữ các KH này lại với công ty.
Nói như vậy CRM sẽ là một tổng hợp của nhiều kỹ thuật từ marketing đến quản lý
thông tin hai chiều với KH, cũng như rất nhiều công cụ phân tích về hành vi của
từng phân khúc thị trường đến hành vi mua sắm của từng KH.6
Tóm lại, chúng ta có thể hình dung về các khía cạnh của CRM như sau7:
Khía cạnh chức năng Khía cạnh ngoại vi về
KH
Khía cạnh chiến lược
Tập trung vào công
nghệ:
+ Tự động hoá lực lượng
bán.
+ Quản lý chiến dịch
marketing
Tập trung kinh nghiệm
về KH:
+ Để xưây dựng cái
nhìn đơn nhất về KH
qua kênh tiếp xúc.
+ Để phân chia sự hiểu
biết về KH cho tất cả
các chức năng hướng
tới khách hàng
Tập trung vào sự thoả
mãn khách hàng:
+ CRM tự nguyện từ nền
tảng kỹ thuật.
+ Mô tả CRM như 1 quá
trình lấy khách hàng làm
trung tâm trên việc kinh
doanh và xây dựng giá
trị cổ đông.
+ Hiểu biết về khách
hàng ảnh hưởng đến toàn
bộ tổ chức
2.2. Sự phát triển của CRM
Tiền đề của CRM là chương trình PIM (Personal Information Manager -
Quản lý thông tin cá nhân) được dùng để quản lý tên, địa chỉ, điện thoại, thời gian
và những thông tin cá nhân khác. Sau đó, PIM phát triển thành CMS (Contact
Management System - Hệ thống quản lý giao tiếp) dựa vào đó những người bán
hàng, marketing có thể cùng sử dụng và khai thác thông tin chung. Từ CMS người
ta phát triển thành SFA (Sales Force Automation) để tự động hóa các tác vụ bán
hàng. Đây cũng là nền tảng cơ bản của CRM ngày nay8.
Các nhà nghiên cứu như tiến sĩ Jagdish Sheth, Jim Bessen, Hugh Bishop của
Mỹ vào những năm 1990 đã đưa ra thuật ngữ CRM. Từ khi ra đời đến nay, các
quan niệm về CRM không ngừng thay đổi và cũng có nhiều quan niệm khác nhau
về CRM. Có thể thể thấy rõ các quan điểm về CRM thông qua bảng tóm tắt sau:
Bảng: Tóm tắt về các quan điểm khác nhau liên quan đến CRM9
Quan
niệm
Mô tả
Quan niệm về thành
công của CRM
Khái niệm tiêu biểu
Tiến
trình
Mối quan hệ giữa
người mua và
người bán phát
triển theo thời
gian và phải tiến
tới sự lâu dài
Thành công của CRM
dựa trên năng lực của
công ty trong việc tìm
ra và tiến tới đáp ứng
nhu cầu và mong
muốn của khách hàng
hàng
[CRM đề cập tới] việc
tạo ra cũng như là tác
dụng của việc kết nối
với thị trường, mối quan
hệ với thị trường bên
ngoài, nhất là với các
kênh và người sử dụng
cuối cùng
Chiến
lược
Giá trị theo thời
gian của khách
hàng (A
customer’s
Sự thành công của
CRM đòi hỏi công ty
phải liên tục đánh
giá, ước định và ưu
[CRM cho phép công ty
] đầu tư vào khách hàng
mang lại những giá trị
hữu ích cho công ty,
lifetime value)
quyết định số
lượng và chủng
loại nguồn lực
đầu tư vào mối
quan hệ nói riêng
với khách hàng
tiên cho những mối
quan hệ có giá trị dựa
trên lợi nhuận theo
thời gian mà họ mang
lại
nhưng cũng giảm tối
thiểu đầu tư của họ vào
những khách hàng không
mang lại lợi ích
Triết
lý
Việc duy trì khách
hàng (mang lại lợi
nhuận cao) là kết
quả tốt nhất xuyên
suốt các mục tiêu
của quá trình xây
dựng và duy trì
các mối quan hệ
Sự thành công của
CRM đòi hỏi công ty
phải là trung tâm
phục vụ khách hàng
và phải nỗ lực trong
việc tìm hiểu về
những nhu cầu của
khách hàng
CRM không phải là 1 dự
án độc lập, riêng lẻ, mà
nó là 1 triết lý kinh
doanh, lấy khách hàng là
trung tâm của các hoạt
động trong công ty
Năng
lực
Trong dài hạn, kết
quả của các mối
quan hệ mang chỉ
lại lợi ích khi các
công ty có khả
năng liên tục thích
nghi các hành vi
của họ với những
mong muốn của cá
nhân từng khách
hàng
Thành công của CRM
phụ thuộc vào việc
công ty có thể sở hữu
được những nguồn
lực hữu hình và vô
hình mà có khả năng
linh hoạt thay đổi
theo nhu cầu của từng
cá nhân các khách
hàng trên cơ sở phát
triển các dữ liệu của
khách
[CRM] có nghĩa là sẵn
sàng và có khả năng thay
đổi tuỳ theo nhu cầu của
cá nhân mỗi khách hàng
dựa trên những gì mà
khách hàng nói với bạn
và những gì mà bạn biết
được về khách hàng
Công
nghệ
Kiến thức và công
nghệ quản trị sự
tương tác mô tả
các nguồn lực
quan trọng, cần
thiết của công ty
để xây dựng trong
dài hạn lợi nhuận
mang lại từ các
mối quan hệ với
khách hàng
Sự thành công của
CRM là chìa khoá
trong cuộc chạy đua
theo chức năng và sử
dụng công nghệ của
các công ty nhằm
mục đích xây dựng
nền tảng kiến thức về
khách hàng và quản
trị sự tương tác
CRM là công nghệ được
sử dụng đẻ hỗ trợ, phối
hợp các bộ phận bán
hàng, marketing, sản
xuất theo yêu cầu và
dịch vụ, cung cấp cho
các bộ phận này thông
tin để xây dựng mối
quan hệ với khách hàng
Những cách nhìn nhận về CRM càng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
Thông qua mô hình về sự tiến hoá và tăng trưởng của CRM, có thể thấy quan niệm
về CRM hiện nay đã nâng lên tầm chiến lược, nhiệm vụ quản trị quan hệ khách
hàng là nhiệm vụ của toàn bộ tổ chức, toàn bộ tổ chức phải cùng hướng tới khách
hàng, với mục tiêu cuối cùng là giảm chi phí, tăng doanh thu từ các khách hàng
mục tiêu và cuối cùng là phải tạo ra lợi thế cạnh tranh từ chính hoạt động CRM của
mình.
Hình: Sự tiến hoá và tăng trưởng của CRM10
Sự tiến hoá và tăng trưởng của CRM
>1990 >1996 >2002
Cung cấp dịch vụ khách hàng
Hoà nhập hướng về khách hàng Chiến lược CRM
Tích hợp với EPR
Phân tích khách hàng
Tích hợp với Web
Scope:
Chức năng bán hàng
Mục tiêu:
Cải thiện hoạt động dịch vụ
Gia tăng hiệu quả bán hàng
Chức năng marketiting
Chức năng dịch vụ
Chức năng bán hàng
Giảm chi phí của việc tương tác
Tăng khả năng giữ khách hàng
Tăng kinh nghiệm về khách hàng
Lợi thế cạnh tranh
Tự động hoá lực lượng bán
Thế hệ thứ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3
Quản lý Trung tâm trả lời KH
Front-end ( marketing, sales, service)
Quản lý chiến dịch Marketing
Chức năng dịch vụ
Toàn bộ tổ chức
Giảm chi phí và tăng dpanh thu
III. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CRM TẠI CÁC NGÂN HÀNG TM
Trên thế giới, 75% DN thất bại trong ứng dụng CRM. Hơn một nửa trong số
công ty đầu tư vào CRM tỏ ra thất vọng. Theo nghiên cứu thì có tới 30-40% CRM
thất bại ở mức chiến thuật, 60% thất bại trong chiến lược triển khai. Việc nhìn nhận
đúng đắn CRM ở các góc độ khác nhau sẽ làm giảm rủi ro đầu tư đối với DN ứng
dụng11. Tổng hợp từ các dự án về CRM trên thế giới, tổ chức Gartner đã đúc kết ra
7 nguyên nhân khiến các dự án CRM thất bại:
• Sự khác biệt giữa người sử dụng trong ngành kinh doanh và CNTT
• Thiếu kế hoạch chiến lược
• Các dữ liệu không đầy đủ
• Thiếu chuyên môn
• Thiếu quan hệ khách hàng
• Chu trình tự động hóa không hợp lý
• Các yếu tố chính trị và văn hóa
Làm thế nào để có thể triển khai 1 hệ thống CRM hiệu quả tại 1 ngân hàng
thương mại. Một CRM hiệu quả không chỉ là việc cài đặt gói phần mềm vào là
xong. Sự nhìn nhận đúng đắn về CRM là bước sống còn để có được một chính sách
CRM tích cực và hiệu quả. Để có 1 cái nhìn đúng đắn về 1 hệ thống CRM, ta cần
phải hiểu rõ những yếu tố quyết định thành công của hệ thống CRM?
1. Các bộ phận tạo nên thành công của hệ thống CRM tại ngân hàng thương
mại12
1.1. Chiến lược khách hàng
Nếu chiến lược khách hang không được tạo ra trước khi triển khai chương
trình quản trị quan hệ khách hang thì chương trình đó sẽ có nguy cơ bị thất bại.
Chiến lược khách hang đó có nhiệm vụ thu hút khách hang và làm thế nào để có thể
duy trì những khách hang có giá trị theo thời gian (LVC) và những khách hàng có
mức độ tin cậy cao hay những khách hàng phù hợp với mục tiêu của ngân hàng.
Khi một chiến lược được xây dựng, nó sẽ tạo nên trách nhiệm và cam kết những nỗ
lực nhằm đưa ngân hàng đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.
1.2. Chiến lược tương tác khách hàng
Chiến lược tương tác với khách hàng cho phép các ngân hàng xác định các
phương thức tiếp xúc với khách hàng của mình cũng như là các cách thức cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ, có thể xác định được khi nào khách hàng muốn tương tác
với tổ chức và thông qua các kênh nào.
1.3. Chiến lược về nhãn hiệu
Chiến lược nhãn hiệu sẽ tạo ra sự tin cậy trong quyết định giao dịch của
khách hàng đối với các ngân hàng, tăng cường danh tiếng, tạo ra rào cản đối với
đối thủ và do vậy gớp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Một nhãn
hiệu mạnh sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho ngân hàng và tạo ra sự tin tưởng đối với
khách hàng bên ngoài và thậm chí đối với cả nhân viên bên trong tổ chức, do vậy
tạo nên chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
1.4. Chiến lược sáng tạo ra giá trị
Quản trị mối quan hệ là hoạt động tạo thêm giá trị xuyên suốt quá trình
tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa ngân hàng-khách hàng. Do vậy, việc tạo nên
giá trị tăng thêm chính là mục đích chính của sự tồn tại hệ thống quản trị mối quan
hệ, nó cũng là 1 điều kiện để hình thành chiến lược marketing. Bất kỳ chiến lược
sáng tạo giá trị nào cũng cần phải mang đến lợi ích cho ngân hàng cũng như là
khách hàng của họ.
1.5. Văn hoá
Văn hoá của ngân hàng là tổng thể những giá trị, lòng tin, giúp các cá nhân
hiểu rõ về ngân hàng, hiểu rõ về nhau và nó quy ước 1 khuôn mẫu hành vi chung
cho họ.Văn hoá có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong cách thực hiện chiến lược
quản trị mối quan hệ . Một sự thay đổi về cách thức hướng tới khách hang trong
toàn bộ tổ chức là điều tất yếu. Định hướng khách hang là 1 kiểu văn hoá tổ chức
và nó làm cho ngân hàng đáp ứng 1 cách tốt hơn nhu cầu của khách hang. Hơn nữa,
văn hoá là 1 yếu tố thiết yếu quyết định đến chất lượng giao dịch của ngân hàng và
yếu tố tạo nên sự hiểu biết về khách hàng.
1.6. Con người
Con người rất cần thiết trong mỗi tổ chức. Họ là những người làm nên ngân
hàng, quản lý ngân hang và đóng vai trò tương tác với khách hàng. Do vậy, ngân
hàng cần phải duy trì được lòng trung thành không những của khách hàng mà còn
của nhân viên giỏi . Điều này đòi hỏi nhân viên phải được công nhận và có những
hình thức khen thưởng cho những thành tích về việc thu hút và duy trì khách hàng
có giá trị cho ngân hàng.
1.7. Tổ chức
Những nguyên lý đóng vai trò thiết yếu trong quản trị quan hệ khách hàng đó
chính là làm thế nào để thu thập, phối hợp và phân tích 1 cách chính xác các dữ liệu
về khách hàng, qua đó phát triển những chiến lược marketing trên cơ sở quản trị
mối quan hệ. Làm cực đại lợi nhuận của tổ chức thông qua việc tập trung vào
những khách hàng có giá trị. Nên điều này đòi hỏi cơ cấu tổ chức phù hợp để thúc
đẩy sự hợp tác cao độ của các bộ phận chức năng, nâng cao hiệu quả truyền thông
giữa khách hàng với tổ chức và các bộ phận trong tổ chức với nhau. Điều này lẫn
nữa đòi hỏi cơ cấu tổ chức cần phải mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu khách
hàng, với những sự hợp tác chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ
chức.
1.8. Công nghệ thông tin
Vai trò của các công cụ công nghệ thông tin trong quản trị quan hệ khách
hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hang trong việc phân đoạn khách hàng
thành từng nhóm khác nhau thông quá giá trị của họ hay các dự đoán về hành vi
của khách hang. Yêu cầu với hệ thống công nghệ thông tin đối với lĩnh vực ngân
hàng là
- Các công cụ công nghệ thông tin cần được tổ chức tốt và có cấu trúc hiệu
quả giúp cho việc thông tin lien lạc được dễ dàng xuyên suốt hệ thống ngân hàng.
- Phải tạo ra khả năng dễ tiếp cận đối với nhân viên ngân hàng trong việc thu
thập, phân tích và tiếp xúc với khách hàng.
- Phải đảm bảo rằng tất cả những đầu tư về công nghệ này phải có hiệu quả,
đòi hỏi sự tổng hợp thông tin, phân tích và tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống.
Thông thường, các công nghệ CRM sẽ có các chức năng sau
Các chức năng của công nghệ CRM.
Theo quan điểm mới, hệ thống CRM bao gồm cả toàn bộ tổ chức, có nghĩa là
toàn bộ tổ chức cùng hướng tới khách hàng, việc quản trị quan hệ khách hàng
không phải là nhiệm vụ của riêng 1 phòng ban nào cả, tuy nhiên xét về mặt công
nghệ, các phần mềm trên thị trường hiện nay chia thành các chức năng hỗ trợ 3 bộ
phận cơ bản trong ngân hàng: marketing, bán hàng, dịch vụ- cung cấp13 14 15 . Các
chức năng của công nghệ CRM mang lại thường là:
Bán hàng Dịch vụ hỗ trợ KH Marketing
- Công cụ Tự động hóa
lực lượng bán hàng (Sale
Force Automation)
- Công cụ Trung tâm trả
lời KH (call center)
- Công cụ Quản trị dây
chuyền cung cấp
(demand-chain).
- Công cụ Quản trị dịch
vụ hỗ trợ:
- Công cụ Đường dây
nóng:
- Công cụ Quản trị các
dịch vụ tại chỗ:
- Công cụ Quản lý khách
hàng tiềm năng ( Lead
Management)
- Công cụ Phân tích lợi
nhuận khách hàng.
- Công cụ Quản lý chiến
dịch Marketing.
- Công cụ E-marketing
- Các công cụ tự động
hóa tiếp thị khác
1.9. Những tiến trình trong quản trị quan hệ khách hàng
Chúng ta có thể hình dung cơ chế hoạt động của các hệ thống CRM đối với
các công ty, trong đó có ngân hàng thương mại như hình sau: Hệ thống CRM giúp
cho các khách hàng có thể dễ dàng trao đổi thông tin với ngân hàng qua nhiều cách.
Những thông tin mà ngân hàng thu nhận được sẽ được tập trung vào các cơ sở dữ
liệu mà CRM tạo ra. Các cơ sở dữ liệu này sẽ được phân tích, đánh giá, tập hợp tại
1 trung tâm xử lý điều hành, và cùng với sự hỗ trợ của bộ phận marketing, sẽ giúp
cho việc xác định, phân loại tầm quan trọng của các loại khách hàng được chính
xác và nhanh chóng hơn. Sau đó hệ thống CRM sẽ trợ giúp xác định các công cụ,
các chương trình CRM thoả mãn các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mục
tiêu. Tất cả những kết quả này sẽ được tổng hợp trở lại cơ sở dữ liệu của khách
hàng, giúp cho việc nắm bắt, thoả mãn nhu cầu khách hàng được tốt hơn. Quá trình
này không chỉ diễn ra 1 lần với 1 khách hàng mà được lặp đi lặp lại, diễn ra thường
xuyên liên tục, Cập nhập những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Như vậy,
chúng ta có thể nhận thấy rằng: Sự thành công của hệ thống CRM thể hiện ở mức
độ dễ dàng khi KH trao đổi thông tin với ngân hàng: theo bất cứ cách nào KH
thích, vào bất cứ lúc nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ
nào và thông qua hệ thống CRM thì khách hàng luôn có cảm giác đang giao tiếp
với