1/ Lý do chọn đềtài:
Sau những thập kỷsuy giảm 80 và 90 của thếkỷ20, những năm đầu của thếkỷ
21 giá nông sản trên thịtrường thếgiới tăng lên. Có thểkể đến những nguyên nhân
sau:
Thứnhất, dân sốtoàn cầu tăng nhanh làm tăng cầu lương thực cũng nhưnền
kinh tếTrung Quốc và Ấn Độtăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụnông sản
của hai nước đông dân nhất thếgiới này.
Thứhai, trong vòng 1 thập kỷtrởlại đây, sựsụt giá USD so với Euro và những
đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu
nông sản chủyếu thu vềbằng đồng đô la. Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho các nhà
đầu cơcó xu hướng chuyển đầu tưtừnắm giữ đô la sang nắm giữcác hàng hóa trong
đó có nông sản.
Thứba, chính sách sản xuất ethanol từngô ởMỹ(và nhiên liệu sinh học từdầu
thực vật ởchâu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản
lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol.
Thứtư, các nhà đầu cơ đang tìm kiếm những cơhội từmột sốmặt hàng mang
lại lợi nhuận cao hơn là đầu tưvà chứng khoán hay bất động sản.
Thứnăm, giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng giá.
Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol đểthay thếdầu mỏ
gây sức ép lên sản xuất lương thực.
Tuy nhiên, trong năm 2008, tình hình kinh tếthếgiới đầy biến động phức tạp đã
làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sựbiến động tỷgiá
và lãi suất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào
tình cảnh khó khăn, điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu vềquản trịrủi ro vềphái
sinh đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng nhưnhững
doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường
của giá cả, lãi suất, và tỷgiá. Người nông dân được mùa thì giá rớt. Những khó khăn
của người nông dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để
em nghiên cứu đềtài: “Quản trịrủi ro đối với mặt hàng nông sản ởViệt Nam”.
2/ Mục tiêu nghiên cứu của đềtài:
- Tìm hiểu thực trạng quản trịrủi ro hàng nông sản ởmột sốnước như: Mỹ,
Brazil, Tanzania. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2
- Phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đối với người nông dân, doanh
nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế.
- Phân tích thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của nông dân, doanh nghiệp
và Chính phủtrước những biến động bất thường trong thời gian qua. Tìm hiểu nguyên
nhân tại sao quản trịrủi ro đối với mặt hàng nông sản vẫn chưa hiệu quả.
- Từ đó, đềra những biện pháp nhằm giúp người nông dân và các doanh nghiệp
kinh doanh nông sản có thểchủ động đối phó với rủi ro.
3/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đềtài chỉnghiên cứu vềlĩnh vực nông sản cụthểlà 3 mặt hàng: gạo, cao su,
cà phê. Do đây là 3 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều và sựbiến động giá cảcủa 3
mặt hàng nông sản này được cảthếgiới và Việt Nam quan tâm hơn cả.
- Phạm vi nghiên cứu chủyếu là ởViệt Nam và sơlược 1 sốnước nhưMỹ,
Brazil, Tanzania.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Đềtài chủyếu sửdụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh
đối chiếu, phương pháp phân tích mẫu thống kê đểkhái quát bản chất tổng thể, sử
dụng thang đo khoảng cách và thang đo Likert trong quá trình điều tra, sửdụng phần
mềm SPSS đểxửlý dữliệu điều tra thực tế.
5/ Nội dung và kết cấu đềtài: Đềtài gồm 4 chương lớn:
Chương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng phó.
Chương II: Phân tích các yếu tốrủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt Nam.
Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua.
Chương IV: Quản trịrủi ro đối với mặt hàng nông sản ởViệt Nam.
6/ Điểm mới của đềtài:
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3443 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A – Lời mở đầu ....................................................................................................... 1
B – Nội dung
Chương 1: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và
các phương pháp ứng phó ....................................................................................... 3
1.1. Các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản...................................... 3
1.2. Các chính sách bảo hộ hàng nông sản ................................................................ 4
1.3. Các thị trường sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro.................................... 5
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................................................ 6
Chương 2: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến
hàng nông sản Việt Nam....................................................................................... 11
2.1. Nông nghiệp – nền kinh tế chủ lực của Việt Nam ........................................... 11
2.2. Giới thiệu sơ lược về cuộc điều tra khảo sát thực tế ........................................ 14
2.3. Phân tích các yếu tố rủi ro tác động trong lĩnh vực nông nghiệp ..................... 15
Chương 3: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua............ 27
3.1. Cách đối phó của người sản xuất .................................................................... 27
3.2. Thực trạng quản trị ở các doanh nghiệp .......................................................... 31
3.3. Các chính sách của chính phủ ......................................................................... 41
Chương 4: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam ................... 45
4.1. Phòng ngừa rủi ro tự nhiên – xây dựng mối quan hệ giữa
nông dân và doanh nghiệp ...................................................................................... 45
4.2. Thiết lập hệ thống thông tin đến với nông thôn ............................................... 46
4.3. Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh ......................................................... 47
4.4. Các chính sách của chính phủ ......................................................................... 48
4.5. Phát triển và nâng cao hoạt động dự báo chuyên nghiệp ................................. 49
C – Kết luận . ....................................................................................................... 50
D – Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 51
E – Phụ lục ............................................................................................................ 52
1
LỜI MỞ ĐẦU
Y WX Z
1/ Lý do chọn đề tài:
Sau những thập kỷ suy giảm 80 và 90 của thế kỷ 20, những năm đầu của thế kỷ
21 giá nông sản trên thị trường thế giới tăng lên. Có thể kể đến những nguyên nhân
sau:
Thứ nhất, dân số toàn cầu tăng nhanh làm tăng cầu lương thực cũng như nền
kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụ nông sản
của hai nước đông dân nhất thế giới này.
Thứ hai, trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá USD so với Euro và những
đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu
nông sản chủ yếu thu về bằng đồng đô la. Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho các nhà
đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong
đó có nông sản.
Thứ ba, chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu sinh học từ dầu
thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản
lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol.
Thứ tư, các nhà đầu cơ đang tìm kiếm những cơ hội từ một số mặt hàng mang
lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản.
Thứ năm, giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng giá.
Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu mỏ
gây sức ép lên sản xuất lương thực.
Tuy nhiên, trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã
làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá
và lãi suất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào
tình cảnh khó khăn, điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái
sinh đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những
doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường
của giá cả, lãi suất, và tỷ giá. Người nông dân được mùa thì giá rớt. Những khó khăn
của người nông dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để
em nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”.
2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước như: Mỹ,
Brazil, Tanzania. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2
- Phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đối với người nông dân, doanh
nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế.
- Phân tích thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của nông dân, doanh nghiệp
và Chính phủ trước những biến động bất thường trong thời gian qua. Tìm hiểu nguyên
nhân tại sao quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản vẫn chưa hiệu quả.
- Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm giúp người nông dân và các doanh nghiệp
kinh doanh nông sản có thể chủ động đối phó với rủi ro.
3/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ nghiên cứu về lĩnh vực nông sản cụ thể là 3 mặt hàng: gạo, cao su,
cà phê. Do đây là 3 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều và sự biến động giá cả của 3
mặt hàng nông sản này được cả thế giới và Việt Nam quan tâm hơn cả.
- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là ở Việt Nam và sơ lược 1 số nước như Mỹ,
Brazil, Tanzania.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh
đối chiếu, phương pháp phân tích mẫu thống kê để khái quát bản chất tổng thể, sử
dụng thang đo khoảng cách và thang đo Likert trong quá trình điều tra, sử dụng phần
mềm SPSS để xử lý dữ liệu điều tra thực tế.
5/ Nội dung và kết cấu đề tài: Đề tài gồm 4 chương lớn:
Chương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng phó.
Chương II: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt Nam.
Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua.
Chương IV: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam.
6/ Điểm mới của đề tài:
Kế thừa và học hỏi từ những tài liệu cũng như những đề tài đi trước, đề tài này
có những điểm mới sau:
- Cập nhật những số liệu về biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất trong thời gian qua
cũng như nêu ra một số nhân tố mới tác động mới đến giá cả nông sản ngoài những
nhân tố cơ bản trước kia. Qua đó, thấy được rủi ro đối với mặt hàng nông sản là ngày
càng lớn và phức tạp hơn.
- Phát phiếu điều tra thực tế và dùng phần mềm SPSS xử lý dữ liệu để cập nhật
tình hình đối phó với rủi ro của nông dân và doanh nghiệp hiện nay. Qua đó, tìm ra
những bức xúc của họ và đưa ra những giải pháp phù hợp.
- Việt Nam đã là thành viên của WTO, đã tham gia vào quá trình hội nhập toàn
cầu do đó những giải pháp và chính sách cũng phải thay đổi để thích ứng linh hoạt với
luật chơi chung.
3
CHƯƠNG 1: RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ỨNG PHÓ
Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn nữa lại là nước xuất khẩu nông sản có
hạng trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề sản xuất ra các loại nông sản lại phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên (mưa, bão, lũ lụt…). Vì thế ảnh hưởng không ít đến chất
lượng cũng nhưng giá cả của các mặt hàng nông sản. Và đó cũng là điều mà những
nhà sản xuất, cả cá nhân lẫn doanh nghiệp lo ngại trong suốt quá trình trồng trọt, kinh
doanh của mình.
1.1. CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNG NÔNG SẢN
1.1.1. Rủi ro giá cả hàng hóa
Rủi ro giá cả hàng hóa xuất hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào
(phân bón, thuốc trừ sâu, giống…) tăng sau khi người sản xuất đã quyết định đầu tư.
Rủi ro về giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh doanh, vì giá cả do cung cầu
quyết định. Tuy nhiên, khác với những loại hàng hóa khác, trong hoạt động xuất khẩu
nông sản, giá cả còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết của quốc gia xuất khẩu nông sản
lớn.
Đối với người sản xuất, rủi ro giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và ảnh hưởng
nhiều nhất đến thu nhập của họ. Người nông dân đứng trước một mâu thuẫn là khi
được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhưng không có hàng để bán. Ở
trường hợp nào đi chăng nữa thì người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Giá đầu vào có xu hướng ngày càng tăng trong khi giá nông sản đầu ra lên xuống thất
thường. Rủi ro giá thường được đo lường bằng biến động giá nông sản và có thể được
giảm nhẹ bằng các biện pháp trợ giá.
1.1.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát
sinh trong quan hệ tín dụng, theo đó ngân hàng hoặc công ty có những khoản đi vay
hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị
trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu cho vay theo lãi suất thả nổi,
khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi vay giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt
quan trọng khi nào chúng ta có khoản vay hoặc đầu tư tài chính khá lớn theo lãi suất
thả nổi trên thị trường.
Có hai loại lãi suất: thả nổi và cố định. Thông thường khi đi vay, doanh nghiệp
muốn vay lãi suất cố định nhằm tối ưu hóa hạch toán chi phí vốn để dự án đạt hiệu quả
cao nhưng ngân hàng lại chỉ mong muốn doanh nghiệp vay với lãi suất thả nổi do ngân
hàng chỉ huy động được nguồn vốn với lãi suất thả nổi và ngắn hạn. Mặc dù ý muốn
4
của doanh nghiệp là vậy, nhưng thực tế, lãi suất luôn biến động với bất kỳ một đồng
tiền nào.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, vốn luôn là yếu tố hết sức
quan trọng trong kinh doanh. Doanh nghiệp vay tiền đồng để thu mua nông sản từ
nông dân. Nếu lãi suất tiền đồng không ổn định sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp biến động dẫn tới làm sai lệch các kế hoạch kinh doanh, giảm lợi nhuận
thậm chí đối với 1 số doanh nghiệp có doanh thu thấp sẽ lâm vào tình trạng kiệt quệ tài
chính.
1.1.3. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá xuất hiện do biến động tỷ giá hối đoái khi chi phí đầu vào và
nguồn thu từ đầu ra bằng các đồng tiền khác nhau. Rủi ro này xảy ra với người xuất
khẩu hoặc có nguồn thu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hoạch hoặc bán
sản phẩm. Hay có thể hiểu rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự chênh lệch giữa tỷ giá giao
ngay tương lai so với tỷ giá kỳ vọng.
Trong các loại rủi ro, rủi ro tỷ giá là rủi ro thường gặp và đáng lo ngại nhất đối
với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nó làm thay đổi giá trị kì vọng của các khoản
phải thu chi ngoại tệ trong tương lai, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra, thay đổi trong tỷ giá còn tạo ra những
đối thủ mạnh mới.
1.2. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ HÀNG NÔNG SẢN
Bảo hộ nông nghiệp là những biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ
sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong nước và đối phó với
hàng hóa nhập khẩu có thể gây “thiệt hại” cho nền kinh tế hoặc cho những sản phẩm
nông nghiệp của quốc gia nhập khẩu. Bảo hộ nông nghiệp thường được thực hiện bởi
hai cách: một là, các rào cản về thương mại hàng nông sản như thuế quan và phi thuế
quan; hai là, các biện pháp “hỗ trợ trong nước” bao gồm: trợ cấp giá đầu vào, thu mua
và bán hàng, cho vay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,… nhằm tăng vị thế cạnh tranh
của sản phẩm.
Bản chất của bảo hộ không phải chỉ là tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm
nhập của hàng hóa nước ngoài vào trong nước, hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho
sản xuất nông nghiệp mà quan trọng hơn là phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hướng
tới nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
Điều này cũng có nghĩa là không nên bảo hộ cho những ngành sản xuất không có tiền
đồ phát triển và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. (Xem Phụ lục 1)
Tóm lại, các chính sách can thiệp vào thị trường nông sản của Chính phủ nhằm
điều chỉnh giá nông sản đều dựa trên nguyên tắc căn bản là làm cho đường cầu, đường
5
cung hoặc cả hai dịch chuyển. Trong thực tế, tùy vào đặc điểm của mỗi nước ở từng
giai đoạn phát triển, Chính phủ các nước sẽ áp dụng phối hợp đồng thời một số chính
sách để đạt được hiệu quả cao trong thực hiện chính sách.
1.3. CÁC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO
1.3.1. Các thị trường sản phẩm phái sinh
a) Hợp đồng kỳ hạn (forward)
Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận giữa hai bên tham gia nhằm mục đích
trao đổi hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai.
Hợp đồng kỳ hạn xảy ra khi bên bán kỳ vọng giá sản phẩm sẽ giảm trong tương
lai và bên mua kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai. Như vậy, hợp đồng kỳ hạn được
thiết lập do hai bên có kỳ vọng khác nhau.
Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. (Xem Phụ lục 2)
b) Hợp đồng giao sau (future)
Là hợp đồng mua bán hàng hóa hay chứng khoán mà tại ngày giao dịch 2 bên
thỏa thuận với nhau các điều khoản như: loại hàng hóa, số lượng, giá cả, ngày thực
hiện hợp đồng.
Đặc điểm và mục tiêu của hợp đồng giao sau. (Xem Phụ lục 3)
c) Hợp đồng quyền chọn (option)
Một công cụ khác để giảm rủi ro là quyền chọn. Quyền chọn là những hợp đồng
đưa cho người mua quyền, quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa nào đó tại giá cả
chỉ định gọi là giá thực hiện trong một khoảng thời gian đến ngày đáo hạn.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: quyền chọn theo kiểu Mỹ có thể thực hiện tại bất kỳ
thời gian nào cho tới ngày đáo hạn của hợp đồng; quyền chọn theo kiểu châu Âu chỉ
thực hiện hợp đồng tại ngày đáo hạn.
Đặc điểm và các dạng hợp đồng quyền chọn. (Xem Phụ lục 4)
d) Hợp đồng hoán đổi (swap)
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối
tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được tính trên
những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được hoán đổi
cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa trên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng
chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa B
và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ
hạn,…
Chức năng và các loại hợp đồng hoán đổi. (Xem Phụ lục 6)
1.3.2. Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh (Xem Phụ lục 7)
a) Quản trị rủi ro
6
b) Thông tin hiệu quả hình thành giá
c) Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả
Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ
thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền
kinh tế nào. Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa chung vào hơi thở chung của nền kinh tế
toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ và điều kiện áp dụng ở Việt Nam còn có những hạn chế
nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ thống giải pháp tích cực để triển
khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài chính.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.4.1. Nguyên nhân Việt Nam phòng ngừa rủi ro kém hiệu quả
- Thiếu tầm nhìn chiến lược: ít có những biện pháp chuẩn bị trước để phòng
ngừa rủi ro mà đối phó bằng những biện pháp hành chính khắc phục hậu quả của rủi ro
giá.
- Quan điểm, nhận thức lạc hậu và thiếu năng động: không dám đi tiên phong
trong việc áp dụng những công cụ tài chính mới để giải quyết vấn đề. Nếu có áp dụng
thì cũng với tâm lý ngập ngừng, e ngại.
- Hiệp hội ngành nghề hoạt động kém hiệu quả và vai trò của họ trong cuộc
chiến chống rủi ro giá quá mờ nhạt.
- Chưa có thị trường các công cụ phòng ngừa rủi ro giá mà cụ thể là thị trường
chứng khoán phái sinh.
1.4.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước
a) Mỹ
Mỹ là nước tiên phong trong phòng ngừa rủi ro giá cả. Sự bất ổn giá cả làm
tăng rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Để tránh tình trạng đó, thương
nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận giá cả trước.
Như vậy, rủi ro về giá của cả hai bên đã được giải quyết.
Năm 1848, trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT) đã được
thành lập. Ở đó, người nông dân và các thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt
và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui định. Nhưng các
giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức
mua bán chỉ là nhận hàng – trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt. Trong
vòng vài năm, một kiểu hợp đồng mới là các bên cùng thỏa thuận mua bán với nhau
một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương lai. Nhờ
đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn
thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với nhau một hợp
7
đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ mua bán này là
hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng không dừng lại ở đó, quan
hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử
dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu
mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý. Giá cả
hợp đồng lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Các quy định cho loại
hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn
lúa mì mà chuyển sang lập các hợp đồng giao sau lúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch
loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả
cho chính hàng hóa của họ. Từ đó trở đi, những người nông dân có thể bán lúa mì của
mình bằng cả 3 cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn (forward) hoặc
tham gia vào thị trường giao sau (futures).
Năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên thành
Chicago Mercantile Exchange (CME), giao dịch thêm một số loại nông sản khác và trở
thành thị trường giao sau lớn nhất Hoa Kỳ.
Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market (IMM) để
thực hiện các loại giao dịch hợp đồng giao sau về ngoại tệ. Sau đó, xuất hiện thêm các
loại hợp đồng giao sau tài chính khác như hợp đồng giao sau tỉ lệ lãi suất (Interest
rates), hợp đồng giao sau về chỉ số chứng khoán…
Từ đó đến nay, Mỹ không ngừng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và
nó là công cụ quản lý rủi ro nông sản và các sản phẩm khác rất hiệu quả. Và tháng
7/2007, CBOT được sát nhập với Sàn Chicago Mercantile Exchange (CME), được
thành lập vào năm 1874, để trở thành CME group, một trong những sàn giao dịch hàng
hóa lớn nhất thế giới với các sản phẩm được giao dịch trên sàn từ nông sản (bắp, đậu,
lúa mì,..), gia cầm, gia súc đến trái phiếu kho bạc của chính phủ Mỹ.
b) Brazil
Nông dân mất các khoản tín dụng khi chính phủ Brazil ngừng tài trợ cho khu
vực nông nghiệp từ những năm 80. Khu vực sản xuất nông nghiệp không thể tìm được
những khoản tài trợ khác để bù đắp thiệt hại. Khi đó các ngân hàng tìm cách bù đắp lỗ
thủng khi Chính phủ ngưng tài trợ. Tuy nhiên công việc này không phải dễ dàng mà có
thể thực hiện được vì khả năng hoàn trả của các nông dân không phải lúc nào cũng tốt
cả. Chính vì vậy trong năm 1994 Chính phủ Brazil thông qua State – Owned Banco do
Brazil (đây là một ngân hàng nông nghiệp lớn nhất trên thế giới) đi đến quyết định
khắc phục những ảnh hưởng do chương trình tín dụng của Chính phủ gây ra bằng cách
giới thiệu các cơ chế mua bán mới trên th