Đề tài Quản trị sự thay đổi – Văn hóa xanh tại Nielsen

Hiện nay, một số mô hình kinh tế dường như đã không còn phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đã bộc lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó lường. Do đó, quá trình thay đổi và phát triển tổ chức là một quá trình mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải thực hiện để tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên, một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, phong phú, sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại như thế nào đi nữa c ũng v ẫn không thể tồn tại và phát triển được, nếu không thực hiện đúng các bước thay đổi và phát triển tổ chức nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ và sống thân thiện với môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang được một số quốc gia ưu tiên lựa chọn. Theo đó, việc sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường là các doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tất cả mọi khía cạnh hoạt động. Do đó, ngoài việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển bền vững thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn với tiết kiệm chi phí tiêu hao năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm trong nhân viên và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Quản trị sự thay đổi – Xây dựng văn hóa xanh công ty Nielsen” đã được thực hiện

pdf36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị sự thay đổi – Văn hóa xanh tại Nielsen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Quản trị sự thay đổi – Văn hóa xanh tại Nielsen GVHD: TS. Trương Thị Lan Anh SVTH: Nguyễn Anh Thư MSSV: 7701221126 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2014 Mục Lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................................3 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................................3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................................3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................4 4.1. Phương pháp thu thập thông tin......................................................................................................4 4.2. Phương pháp xử lý thông tin............................................................................................................4 5. Kết cấu đề tài ............................................................................................................................................4 NỘI DUNG ...................................................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................................6 1. Khái niệm..............................................................................................................................................6 1.1 Văn hóa............................................................................................................................................6 1.2 Văn hóa doanh nghiệp ...................................................................................................................6 1.3. Văn hóa xanh .................................................................................................................................7 2. Vai trò của văn hóa xanh.....................................................................................................................8 2.1 Ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................................................................................................................9 2.2. Lợi ích của việc áp dụng văn hóa xanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh...........................9 3. Lý thuyết về chuẩn đoán và mô hình nguyên nhân kết quả...........................................................11 3.1 Lý thuyết về chẩn đoán................................................................................................................11 3.2 Mô hình Xương cá – mô hình nguyên nhân kết quả.................................................................14 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VĂN HÓA XANH TRONG CÔNG TY.....................................................17 1. Giới thiệu về công ty Nielsen .............................................................................................................17 1 2. Phân tích thực trạng văn hóa chưa xanh của công ty.....................................................................17 2.1 Thực trạng ....................................................................................................................................17 2.2 Những nguyên nhân làm văn hóa chưa xanh của Nielsen ........................................................18 2.3. Những biện pháp nhằm hỗ trợ xây dựng văn hóa xanh trong công ty...................................21 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỘNG LỰC VÀ SỰ KHÁNG CỰ LẠI SỰ THAY ĐỔI.................................25 1. Những kháng cự và ủng hộ sự thay đổi:...........................................................................................25 1.1. Nhân viên các phòng, ban...........................................................................................................25 1.2. Cấp quản lý, lãnh đạo của công ty.............................................................................................27 2. Các giải pháp quản trị sự thay đổi....................................................................................................28 2.1. Thiết lập hệ thống nhân sự hỗ trợ sự thay đổi..........................................................................28 2.2. Các chương trình đối với các phòng, ban của công ty .............................................................28 2.3. Các chương trình đối với cấp quản lý, lãnh đạo của công ty ..................................................29 3. Một số hành động cụ thể cho chiến dịch văn hóa xanh...................................................................30 3.1 Những mẫu biểu cổ động cho chiến dịch....................................................................................30 3.2 Chiến dịch hưởng ứng tuần lễ trái đất .......................................................................................32 KẾT LUẬN.................................................................................................................................................35 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, một số mô hình kinh tế dường như đã không còn phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đã bộc lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó lường. Do đó, quá trình thay đổi và phát triển tổ chức là một quá trình mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải thực hiện để tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên, một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, phong phú, sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại như thế nào đi nữa cũng vẫn không thể tồn tại và phát triển được, nếu không thực hiện đúng các bước thay đổi và phát triển tổ chức nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ và sống thân thiện với môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang được một số quốc gia ưu tiên lựa chọn. Theo đó, việc sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường là các doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tất cả mọi khía cạnh hoạt động. Do đó, ngoài việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển bền vững thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn với tiết kiệm chi phí tiêu hao năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm trong nhân viên và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Quản trị sự thay đổi – Xây dựng văn hóa xanh công ty Nielsen” đã được thực hiện 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu của tiểu luận nhằm 2 mục đích chính, đó là: - Đưa ra thực trạng và nguyên nhân về văn hoá chưa xanh tồn tại trong doanh nghiệp - Đề xuất mô hình và xây dựng văn hóa xanh trong công ty Nielsen. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Văn hóa xanh hiện tại ở công ty như thế nào? - Làm thế nào để xây dựng văn hóa xanh trong doanh nghiệp? - Những biện pháp nhằm hỗ trợ xây dựng văn hóa xanh trong doanh nghiệp? 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là môi trường văn hóa trong công ty Nielsen, con người Nielsen. Nghiên cứu những mô hình văn hoá xanh đã được đưa vào sử dụng. Từ đó áp dụng vào công ty Nielsen. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận nảy thực hiện tại công ty Nielsen Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu thông qua các nguồn sách, báo, các báo cáo hội thảo về ý tưởng xây dựng văn phòng xanh tại Việt Nam. - Phương pháp quan sát thực tế nhằm điều tra mức độ xanh thân thiện môi trường của các phòng ban trong công ty Nielsen. 4.2. Phương pháp xử lý thông tin - Phương pháp thống kê những cải tiến trong các mô hình văn phòng xanh, liệt kê các số liệu mức độ hiệu quả của một số phòng ban sau khi kinh tế xanh được áp dụng. - Phương pháp so sánh nhằm chỉ ra những khác biệt của một văn phòng trước và sau khi thay đổi để thân thiện môi trường. - Phương pháp phân tích nhằm phân tích rõ vai trò của mô hình xanh đối với sự phát triển của công ty, cũng như trong việc bảo vệ môi trường. - Phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được, những bài học đã được rút ra từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng văn hoá xanh trong công ty. 5. Kết cấu đề tài Bài tiểu luận được trình bày thông qua các nội dung chính như sau: - Giới thiệu vấn đề và cơ sở lý thuyết. 4 - Phân tích thực trạng văn hóa chưa xanh của công ty. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hỗ trợ xây dựng văn hóa xanh trong công ty. - Những động lực và sự kháng cự lại sự thay đổi văn hoá trong công ty. Mặc dù thời gian thực hiện ngắn và gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thông tin dữ liệu để thực hiện tiểu luận. Nhưng nhóm cũng đã cố gắng trình bày một cách rõ ràng theo cách hiểu của nhóm, hy vọng tiểu luận sẽ cung cấp một số kiến thức hữu ích góp phần vào việc nghiên cứu mô hình văn phòng xanh áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp, chung tay xây dựng kinh tế - chính trị bền vững, phát triển văn hóa - xã hội tiến bộ, môi trường xanh, sạch đẹp. Nhóm rất mong sự góp ý chân thành từ cô và các bạn để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về việc xây dựng và áp dụng văn hoá xanh trong doanh nghiệp. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm 1.1 Văn hóa Văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian... Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật...). Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh...). Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ...). Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hoà Bình, văn hóa Đông Sơn...)... Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Theo UNESCO thì “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa mang lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho con người trở thành sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân” 1.2 Văn hóa doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp. 6 Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. 1.3. Văn hóa xanh Doanh nghiệp quyết định mua sắm trang thiết bị mới là đồng nghĩa với việc thải ra thiết bị không muốn sử dụng nữa. Những thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng cũng cần cân nhắc có nên mua hay không, nếu không cần thiết thì không nên đấu tranh để có nó. Nhiều khách sạn ngày nay đã sử dụng hệ thống làm ấm nước bằng năng lượng mặt trời, ngay cả toà thánh Vatican và tu viện Bích Nham ở New York cũng đã cho sử dụng một phần hoặc hoàn toàn hệ thống làm sáng hay làm nóng bằng năng lượng mặt trời. Việc doanh nghiệp giảm thiểu sử dụng thiết bị tiêu tốn quá nhiều năng lượng sẽ tạo nên ý thức tiết kiệm trong cộng đồng nhân viên, họ sẽ trở nên có ý thức trong việc tiết kiệm, tránh đi những công việc lạm dụng máy móc quá đáng hay lúc nào cũng nghĩ rằng chỉ có máy móc mới tạo nên hiệu quả công việc cao nhất. Doanh nghiệp xanh luôn ý thức giảm thiểu việc sử dụng các thiết bị gây sự nóng dần của trái đất. Tác hại của điện thoại di động đối với sự nóng dần của trái đất là rất lớn, đó là chưa nói những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Doanh nghiệp hỗ trợ cho nhân viên ý thức phân loại rác vô cơ và rác hữu cơ ngay trong doanh nghiệp để có thể tái chế hay sử dụng được từ các loại rác đó. Văn phòng làm việc thường thải ra nhiều loại rác vô cơ hơn là hữu cơ, nhưng không phải vì thế mà không có rác hữu cơ. Tập cho nhân viên thói quen phân loại rác là một hành vi có văn hóa và tiến bộ. Rác phải quý như vàng, biết bao người đã trở nên giàu có nhờ rác. Doanh nghiệp muốn trở nên xanh cũng phải giảm thiểu việc sử dụng xe hơi hay đi lại bằng máy bay. Trong khi cả thế giới đang chung lo tiết kiệm, yêu cầu phát động những phong trào không đi xe hơi, chỉ đi xe đạp hay xe điện để bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu, thì lại có nhiều người sắm sửa xe hơi đời mới hoặc máy bay hạng sang, cốt yếu để chứng tỏ bản thân, nhưng kỳ thực chỉ làm cho doanh nghiệp trở nên kém xanh. 7 Tóm lại Văn hóa xanh, đó là sự kết hợp hài hòa giữa con người và môi trường để duy trì sự phát triển của văn hóa loài người. Trong đó bao gồm sự duy trì nông lâm nghiệp, ý thức, đạo đức và các khía cạnh khác của con người trong hệ sinh thái. Nói cách khác, đặc trưng của văn hóa xanh là sự thích nghi của con người với môi trường, cụ thể là các loài thực vật, được thể hiện qua các hoạt động như săn bắt, nông lâm nghiệp, đô thị xanh, và các nghiên cứu khoa học... Nền văn hóa là một thuật ngữ được hình thành thông qua quá trình và những đúc kết từ nền văn hóa cũng như các hoạt động của con người. Những sản phẩm nhân tạo ngày nay (âm nhạc, hội họa, đường phố, làng mạc.....) là những biểu hiện cụ thể nhất về văn hóa. Sự hình thành và phát triển của môi trường tự nhiên trải qua ba giai đoạn: xanh, vàng, và đen. Quá trình săn b ắt, hái lượm là giai đoạn xanh. Lúc này, con người và môi trường có mối quan hệ by-student. Tiếp đến là sự phát triển xã hội theo hướng nông nghiệp được biết đến với giai đoạn vàng. Cụ thể, màu vàng được coi là biểu tượng cho sự thành công và là một nền văn minh cao quý (nền phong kiến Huandi Chong, Trung Quốc là một điển hình). Khi công nghiệp phát triển, xã hội dần bị bao phủ bởi màu đen với sự phát minh ra khí đốt, dầu, và các khí tự nhiên tạo ra nguồn năng lượng to lớn và tích lũy của cải. Trong 20 năm qua, với tầm nhìn xa và giáo dục thực tế đã tạo nên nền văn hóa xanh, mối quan hệ ý thức giữa môi trường tự nhiên và văn minh nhân loại. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đạo đức và việc giáo dục đạo đức của con người về môi trường xanh. Vì thế, nền văn hóa xanh, qua quá trình phát triển công nghiệp, và hệ thống môi trường đã tạo nên một mâu thuẫn rõ nét thông qua các hiện tượng tự nhiên. Thế hệ trẻ nên trau dồi và bồi dưỡng nhận thức về môi trường xanh. Văn hóa xanh nên được xem như một phong cách sống với những cân nhắc trong việc lựa chọn và quyết định giảm thiểu lượng tiêu dùng nguồn nguyên liệu hoặc sử dụng nguồn tài nguyên có thể tái chế. 2. Vai trò của văn hóa xanh Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi loại hình doanh nghiệp. Do đó nếu thiếu yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp không thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm, hay hình thức kinh tế xã hội nào. Đặc biệt là văn hóa xanh, một doanh nghiệp biết sử dụng màu xanh làm tiêu chí cho văn hóa đàm 8 phán là một doanh nghiệp biết cách làm ăn, có trách nhiệm, còn doanh nghiệp chỉ biết tìm cách xa rời thiên nhiên, biến thiên nhiên thành công cụ của khai thác và bóc lột, vô cảm trước sự chảy máu của thiên nhiên, doanh nghiệp đó chưa thật sự biết cách làm ăn. Bởi vẻ đẹp của không gian làm việc được xây dựng hòa hợp với thiên nhiên sẽ tạo cảm giác làm việc đầy sáng tạo cho nhân viên và từ đó giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. 2.1 Ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường thiên nhiên đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại của loài người. Tuy nhiên vì các lợi ích kinh tế, lợi nhuận mà con người khai thác và hủy hoại môi trường tự nhiên. Dưới đây là một số vấn đề môi trường hàng đầu và hệ quả của chúng đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp Bảng 1: Các vấn đề môi trường hàng đầu và hệ quả với kinh doanh Mô tả Hệ quả cho kinh doanh Thay đổi khí hậu Nước biển dâng cao, lượng mưa thay Thay đổi trong nông nghiệp, khu nghỉ đổi, hạn hán và lụt lội nguy hiểm hơn, dưỡng trượt tuyết, quản lý ngành bảo bão mạnh hơn, những phương thức hiểm, thảm họa tự nhiên, tài trợ của lây nhiễm bệnh mới chính phủ, tăng cường quản lý pháp lý và quy định Năng lượng Sản xuất năng lượng làm ảnh hưởng Tăng chi phí quản lý hoạt động và các môi trường, tăng nhu cầu năng lượng cơ sở sản xuất, quy định và pháp lý, toàn cấu, giá năng lượng tăng nhận thức thị trường, cố phiếu của cổ đông Nước Dân số tăng và kinh tế phát triển Các công ty thường dùng quá nhiều trong những khu vực khô hạn tạo áp nước hoặc làm hại chất lượng nước sẽ lực về chất lượng và số lượng đối mặt với tấn công chính trị, phản đối của công chúng, quy chế và các hành động pháp lý Đa dạng sinh học và Thực vật và động vật bảo toàn chuỗi Vị trí của nhà máy và cửa hàng, ngành sử dụng đất thực phẩm hiện tại dược phẩm nghiên cứu động thực vật Hóa chất, chất độc và Hóa chất trong không khí và nước tạo Quy chế, chi phí xử lý hóa chất và rác kim loại nặng ra rủi ro lớn về sức khỏe cộng đồng thải, theo dõi, trách nhiệm pháp lý như ung thư và dị tật khi sinh. 2.2. Lợi ích của việc áp dụng văn hóa xanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh Áp dụng văn hóa xanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho việc kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng văn hóa xanh. 9 Tăng doanh thu và thị phần thông qua  Quan hệ công chúng và nhận thức của  Thuê nhân tài hàng đầu thị trường  Giữ chân nhân viên quan trọng  Khả năng tiềm tàng để triển khai các  Cam kết và đồng thuận của nhân viên sản phẩm mới  Tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh  Tăng lò
Luận văn liên quan