Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra mạnh
mẽ, sự di chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia ngày càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt đối với ở cac nước đang phát triển
như Việt Nam. Một trong những nguồn lực lớn tham gia vào quá trình di chuyển này là đầu
tư nước ngoài để hình thành trong mỗi nền kinh tế một khu vực mới – khu vực kinh tế có
vốn dầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, quốc gia nào thu hút được nhiều nguồn vốn quốc
tế và sử dụng có hiệu quả thì có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế hơn, qua đó rút ngắn
nhanh hơn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triền. Chính vì vậy các nước đang
phát triển phải cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Ở nước ta, từ khi đổi mới (tháng 12-1986) đến nay, cùng với chủ trương phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
Nhà nước đã ban hành “Luật Đầu tư nước ngoài” (tháng 12-1987) và sau đó hàng loạt văn
bản được ban hành để thu hút va sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Nhờ đó, nguồn vốn
đầu tư nước ngoài đã tang lên và có tác động tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Đại hội IX (năm 2001) của Đảng ta khẳng định, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
là một thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài đã thể
hiện vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần tích cự vào việc thúc
đẩy phát triển công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, thu hẹp khoảng cách về trình độ kinh tế
của nước ta với các nước trong khu vực, nâng dần vị thế chính trị và kinh tế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, để phát triển và sử dụng có hiệu quả kinh tế có vốnb đầu tư nước ngoài, đặc biệt
là nguồn vốn FDI, thì chúng ta cần phải nổ lực về nhiều phương diện.
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứ về vấn đề quản trị tài chính trong
các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trong đó chúng ta sẽ chú trọng tìm hiểu về các chính
sách của Nhà nước tác động lên các doanh nghiệp FDI như thế nào trong quá trình quản trị
điều hành và sử dụng vốn để đầu tư dự án, các nguồn tài trợ, cơ cấu nguồn vốn đầu tư. .
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------ ------
ĐỀ TÀI 11:
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM
GVHD : NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
LỚP : NH2
MÔN : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
NHÓM 5 : ĐÀO THỊ MỸ LINH
VŨ MẠNH TÙNG
PHAN DUY THƯỢNG
ĐINH QUỐC TUẤN
NĂM 2008
1
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra mạnh
mẽ, sự di chuyển các nguồn lực giữa các quốc gia ngày càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt đối với ở cac nước đang phát triển
như Việt Nam. Một trong những nguồn lực lớn tham gia vào quá trình di chuyển này là đầu
tư nước ngoài để hình thành trong mỗi nền kinh tế một khu vực mới – khu vực kinh tế có
vốn dầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, quốc gia nào thu hút được nhiều nguồn vốn quốc
tế và sử dụng có hiệu quả thì có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế hơn, qua đó rút ngắn
nhanh hơn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triền. Chính vì vậy các nước đang
phát triển phải cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Ở nước ta, từ khi đổi mới (tháng 12-1986) đến nay, cùng với chủ trương phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
Nhà nước đã ban hành “Luật Đầu tư nước ngoài” (tháng 12-1987) và sau đó hàng loạt văn
bản được ban hành để thu hút va sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Nhờ đó, nguồn vốn
đầu tư nước ngoài đã tang lên và có tác động tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Đại hội IX (năm 2001) của Đảng ta khẳng định, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
là một thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài đã thể
hiện vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần tích cự vào việc thúc
đẩy phát triển công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, thu hẹp khoảng cách về trình độ kinh tế
của nước ta với các nước trong khu vực, nâng dần vị thế chính trị và kinh tế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, để phát triển và sử dụng có hiệu quả kinh tế có vốnb đầu tư nước ngoài, đặc biệt
là nguồn vốn FDI, thì chúng ta cần phải nổ lực về nhiều phương diện.
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứ về vấn đề quản trị tài chính trong
các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trong đó chúng ta sẽ chú trọng tìm hiểu về các chính
sách của Nhà nước tác động lên các doanh nghiệp FDI như thế nào trong quá trình quản trị
điều hành và sử dụng vốn để đầu tư dự án, các nguồn tài trợ, cơ cấu nguồn vốn đầu tư. . .
2
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong nước và đưa ra các giải
pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả để góp phần
vào quá trình phát triển chung của cả nước.
3
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỂ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
I. Khái niệm
Quản trị tài chính là một môn khoa học quản trị, nó nghiên cứu các mối quan hệ tài
chính của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định nhằm mục tiêu tối đa hoá
lợi ích của chủ sở.
II. Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp
1) Vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ
yếu sau:
Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn
hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho
đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng
đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và tiếp
đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và
bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay
cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh
nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Do vậy vai trò của tài chính doanh nghiệp
ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương
pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và có hiệu quả với phí
huy động vốn ở mức thấp nhất.
T ổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức
sử dụng vốn. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào việc đánh giá và lựa
chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án
4
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
đầu tư từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động vốn kịp thời các nguồn
vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh.
Mặt khác việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và
tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay
vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của
doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng phạt vật chất một cách hợp lý sẽ
góp phần quan trọng thúc đẩy người lao động gắm bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao
năng suất lao động,cải tiến kỹ thuật , nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giám sát, k iểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các
chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tổng hợp và
kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại
hay khó khăn vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định để điều
chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
2) Vai trò quản trị tài chính tại một số quốc gia trên thế giới
Ở nhiều nước như Mỹ và châu Âu, trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như
General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone,... quản trị tài chính được tách rời đối với
công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, quản trị tài chính là tổng hợp, phân tích, đánh
giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như
dài hạn của doanh nghiệp. Bộ phận quản trị tài chính trong các doanh nghiệp Mỹ và châu
Âu dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền
lượng,... do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với
những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp, so sánh kế quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của doanh
nghiệp mình với các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn
mực của ngành. Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản trị tài chính có thể chỉ
ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của doanh nghiệp trong kỳ. Ngoài ra, bộ
5
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
phận quản trị tài chính còn giúp giám đốc hoạch định chiến lược tài chính ngắn và dài hạn
của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân
tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược
tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược
tài chính cho các chương trình, các dự án của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản
xuất... Thông qua đó, đánh giá, dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên
doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính doanh nghiệp của các đối tác cạnh tranh; đề
xuất phương án chia tách hay sáp nhập... Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những
nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho
tiết kiệm, hiệu quả nhất:
Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn
vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối
với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa
đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận để lại
từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh
doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
Quản trị tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài
sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính, bộ não của doanh nghiệp, rộng
hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán - thống kê. Người đứng đầu bộ phận
quan trọng này được gọi là giám đốc tài chính (CFO). Trong các tập đoàn kinh tế đa quốc
gia trên thế giới, giám đốc tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt tài chính kế toán trước
tổng giám đốc và quản trị tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các bộ phận
chức năng của doanh nghiệp.
6
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
CHƯƠNG II:QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
FDI TẠI VIỆT NAM
I. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam rất nhiều công ty được
thành lập có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trừ một số doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại đa số các doanh nghiệp đều chưa hình
thành bộ phận quản trị tài chính và chức danh giám đốc tài chính. Trong nhiều doanh
nghiệp, những nhiệm vụ, chức năng của giám đốc tài chính và bộ phận quản trị tài chính đã
mặc nhiên giao cho một phó giám đốc và kế toán trưởng làm thay. Thế nhưng, trớ trêu
thay, theo Điều lệ kế toán trưởng các doanh nghiệp quốc doanh còn đang có hiệu lực, kế
toán trưởng lại không có những chức năng nhiệm vụ của giám đốc tài chính. Thậm chí,
trong luật kế toán cũng vậy. Do đó, có khá nhiều việc kế toán trưởng làm cũng không được
mà không làm cũng ... vô can. Sự “làm thay tự nguyện” này chính là một trong những
nguyên nhân tạo ra một “khoảng trống về quản trị tài chính” trong các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là sự nhầm lẫn chức năng giữa bộ
phận kế toán và bộ phận tài chính doanh nghiệp, không chỉ có trong nhận thức của các chủ
doanh nghiệp mà cả trong tư duy của không ít nhà làm luật. Chẳng hạn, cho đến nay, trong
hệ thống văn bản pháp quy về kế toán chưa có một văn bản nào quy định về giám đốc tài
chính. Trong một số công ty liên doanh, khi tồn tại song song hai chức danh giám đốc tài
chính và kế toán trưởng, nếu giám đốc tài chính là người nước ngoài và kế toán trưởng là
người Việt Nam thì thông thường kế toán trưởng chỉ tồn tại trên hình thức. Như vậy, có thể
nói để có thể phát triển, tình hình tài chính ổn định thì các doanh nghiệp cần:
Phân định rõ ràng chức năng của giám đốc tài chính và kế toán trưởng như là một bộ phận
quản trị tài chính và bộ phận kế toán trong doanh nghiệp;
Tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp do giám đốc tài chính đứng đầu theo một
cơ cấu thống nhất giữa các doanh nghiệp;
Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản trị tài chính doanh
nghiệp với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ
7
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
phận quản trị tài chính, giám đốc tài chính với giám đốc, tổng giám đốc hay hội đồng quản
trị của doanh nghiệp. Đó là những việc làm cấp thiết giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam
phát triển nhanh hơn, tăng thêm khả năng hội nhập kinh tế thế giới. Một doanh nghiệp phát
triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với tình hình tài chính vững
mạnh và hiệu quả.
II. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI
1. Quản trị tài chính tại các doanh nghiệp FDI
a. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước
Thuế
Thuế là một công cụ được nhà nước sử dụng để điều tiết nền kinh tế. Nó có tác dụng
trực tiếp đến các doanh nghiệp và sự phát triển giữa các lãnh vực, các vùng kinh tế. Ngòai
ra, thuế còn là công cụ điều tiết tái phân phối thu nhập và bảo hộ nên kinh tế trong nước.
Riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai trước đây đã phải gánh chịu sự
phân biệt thuế so với các doanh nghiệp trong nước. Để hiểu rõ hơn về chính sách thuế của
nhà nước Việt nam đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai, chúng ta khái quát
về chính sách thuế của nhà nước trong thời gian qua và lộ trình cải cách thuế sắp tới.
Sự phân biệt thuế đối với các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước:
Thuế thu nhập doanh nghiệp: trước đây các doanh nghiệp FDI phải chịu sự phân
biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 50% so với 35% của các doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, hiện nay đã không còn sự phân biệt về khoản thuế này khi
mà tất cả các doanh nghiệp đều chịu mức thuế 28%.
Thuế chuyển lợi nhuận về nước: trước đây thuế chuyển lợi nhuận về nước của
doanh nghiệp FDI và bản thân người lao động nước ngòai công tác tại Việt nam khi chuyển
lợi nhuận về nước phải chịu mức thuế 10%. Tuy nhiên, hiện nay chính phủ đã bãi bỏ sắc
thuế này.
Nhìn chung hiện nay đã không còn có sự phân biệt về thuế giữa doanh nghiệp FDI
và doanh nghiệp trong nước.
8
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
Lộ trình cải cách thuế: sau khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt nam sẽ tiến hành các
chương trình hoàn thiện chế độ, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI, cụ thể như
sau:
+ Đối với Luật thuế GTGT, dự kiến sẽ sửa đổi bổ sung thêm đối tượng chịu thuế là hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm bớt nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu
thuế. Thuế suất thuế GTGT sẽ được xem xét bỏ dần một số mức thuế suất tiến tới chỉ có
một mức thuế suất. Chỉ áp dụng khấu trừ đối với hoá đơn GTGT mua vào có ghi rõ số thuế
GTGT.
+ Đối với Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, do sẽ có bổ sung thêm đối tượng chịu thuế GTGT
vốn đến nay chỉ là đối tượng chịu thuế TTĐB nên thuế suất thuế TTĐB sẽ được giảm phù
hợp với việc đánh thuế GTGT vào mặt hàng trước đó chỉ chịu thuế TTĐB.
+ Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, sẽ nghiên cứu và áp dụng thí điểm về thuế tuyệt đối
và hạn ngạch thuế quan; việc áp dụng giá tính thuế - tối thiểu sẽ được xem xét bãi bỏ để
chuyển sang thực hiện giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định giá trị hải quan của GATT.
+ Về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
từng bước được thống nhất thành một mức giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
FDI.
Nhập khẩu:
Trước đây, các doanh nghiệp FDI không được phép nhập khẩu hàng hóa từ nước
ngòai về bán lại trong nước, ngoại trừ máy móc thiết bị, nguyên vật liêu phục vụ cho họat
động sản suất của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, từ lâu doanh nghiệp FDI kinh doanh tại
Việt Nam vẫn có quyền nhập khẩu hàng hóa, nhưng chỉ với mục đích trang bị cho doanh
nghiệp hoặc bán thử nghiệm, chứ không được phân phối ở nội địa.
Hiện nay theo cam kết của Việt nam về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, ngay
thời điểm trở thành thành viên thứ 150, doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
được hưởng quyền nhập khẩu 100%. Đến 1/1/2009, khối FDI được hưởng mọi chính sách,
quyền lợi, kinh doanh như doanh nghiệp trong nước, không phân biệt đối xử. Hiện nay tại
Việt nam, một số các nhà phân phối lớn như: Metro, Bic C, Parkson đã được hưởng trọn
vẹn quyền lợi này.
9
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
b. Chính sách giá:
Hiện nay, các doanh nghiệp FDI vẫn phải chịu sự phân biệt về giá cả nguyên liệu
đầu vào đối với một số mặt hàng như:
Giá bán điện cho sản xuất trong nước là 1.400 đ/kwh, cho doanh nghiệp FDI là 1.710
đ/kwh - chênh lệch 15,6%.
Giá vé máy bay HN-HCM: cho hành khách trong nước là 1,2 tr. đồng/lượt, người nước
ngoài là 1,8 tr. đồng/lượt.
Giá dịch vụ cảng biển: Tàu Việt nam chở hàng hoá xuất nhập khẩu được giảm 40% phí
trọng tải, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu.
2. Phân tích khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp FDI trên thị trường
tài chính Việt nam
Mục đích của quản trị tài chính là tìm kiếm nguồn tài trợ cho các khoản vốn ngắn
hạn tạm thời thiếu hụt và nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp nhất. Ngòai ra, quản trị tài
chính còn nhằm mục đích tìm kiếm các cơ hội đầu tư cho các nguồn vốn tạm thời dư thừa
trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp FDI với những đặc điểm riêng của mình nên việc tiếp
cận với các nguồn vốn trong nền kinh tế Việt nam cũng có những khó khăn riêng của mình
so với các doanh nghiệp khác. Sau đây là những phân tích về khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp FDI trên các kênh huy động vốn của thị trường tài chính Việt nam.
a. Doanh nghiệp FDI với TTCK:
Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt nam
Tổng KLGD Tổng GTGD
Năm
( CP) (1.000 đồng)
2000 3,641,000 90,214,760
2001 19,028,200 946,019,653
2002
10
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
35,028,200 959,329,653
2003 28,074,150 502,022,234
2004 76,393,008 2,003,868,457
2005 141,383,180 3,304,742,639
2006 738,814,685 42,092,408,962
2007 2,620,574,731 269,154,980,694
Nguồn: Công ty chứng khoán Kim Long
(
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây, thị trường chứng
khóan Việt nam trong thời gian qua nổi nên như là một trong những kênh huy động vốn
hiệu quả. Bằng chứng là tuy mới ra đời được 5 năm và thật sự bùng nổ khoản 2 năm gần
đây nhưng tổng số lượng giao dịch trên TTCK vào khoảng 269 ngàn tỷ vào năm 2007. Trải
qua nhiều thăng trằm, vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc với giá trị vốn hóa đạt 43,7%
GDP-một con số không nhỏ so với một thị trường còn non trẻ như Việt nam.
Lợi ích từ việc huy động vốn trên TTCK
Quản bá thương hiệu: thị trường chứng khóan là kênh quảng bá thương hiệu rất tốt. Khi
tham gia thị trường chứng khoán, hình ảnh và tên tuổi công ty sẽ được xuất hiện thường
xuyên trên các bản tin tài chính của báo đài, đặc biệt là những công ty làm ăn hiệu quả có
khối lượng giao dịch lớn và tăng trưởng đều đặn. Đây được xem như một sự quảng cáo
miễn phí cho doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng, việc công ty được niêm yết trên
TTCK sẽ mặc nhiên được xem là một công ty tốt, làm ăn có hiệu quả vì để được niêm yết
trên thị trường công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhất định trong đó có chỉ tiêu lợi
nhuận.
Minh bạch hóa tình hình tài chính: tham gia TTCK, các công ty phải thường xuyên cung
cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty dưới sức ép của
11
Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Nhóm 05
hội đồng quản trị phải luôn cố gắng nâng cao hiệu quả họat động của công ty để đánh bóng
hình ảnh công ty.
Là kênh huy động vốn hiệu quả: nguồn vốn huy động được từ TTCK được xem là nguồn
vốn tự có của công ty và do đó công ty không bị đặt dưới sức ép trả nợ như việc huy động
từ các thị trường khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy chi phí từ
việc huy động