Quốc Hội nước ta đã trải qua 60 năm hình thành và phát triển .Trong quá trình đó Quốc Hội luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.Năm 2011 cử tri cả nước sẽ tiến hành bầu cử để bầu ra Quốc Hội khoá XII .Là một sinh viên năm thứ nhất của trường Đại Học Luật Hà Nội,một người sắp được thực hiện quyền bấu cử em rất muốn tìm hiểu về Quốc Hôi nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để có thể cùng cử tri cả nước bầu ra được những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho mình vào Quốc Hội .Lựa chọn đế tài :”Quốc Hội – cơ quan đại biểu cao nhất cửa nhân dân ,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” sẽ giúp em có thêm nhiều hiểu biết về Quốc Hội ,giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập môn luật hiến pháp Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quốc Hội – cơ quan đại biểu cao nhất cửa nhân dân ,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quốc Hội nước ta đã trải qua 60 năm hình thành và phát triển .Trong quá trình đó Quốc Hội luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.Năm 2011 cử tri cả nước sẽ tiến hành bầu cử để bầu ra Quốc Hội khoá XII .Là một sinh viên năm thứ nhất của trường Đại Học Luật Hà Nội,một người sắp được thực hiện quyền bấu cử em rất muốn tìm hiểu về Quốc Hôi nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để có thể cùng cử tri cả nước bầu ra được những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho mình vào Quốc Hội .Lựa chọn đế tài :”Quốc Hội – cơ quan đại biểu cao nhất cửa nhân dân ,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” sẽ giúp em có thêm nhiều hiểu biết về Quốc Hội ,giúp ích cho em rất nhiều trong quá trình học tập môn luật hiến pháp Việt Nam.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Quốc Hội Việt Nam qua các bản Hiến Pháp
Ngày 16-17/8/1945 đại hội Quốc dân đã được triệu tập tại Tân Trào .Quốc dân đại hội gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã họp quyết định nhiều vấn đề quan trọng ,lập ra Uỷ Ban dân tộc giải phóng trung ương.Vì vậy Quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc Hội nước ta.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (2/9/1945) hiến pháp đầu tiên của nước ta đã được ban hành (9/11/1946).Khẳng định rõ:”Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà “ (điều 22).
Tới bản hiến pháp thứ 2- hiến pháp 1959, vai trò của Quốc Hội tiếp tục được khẳng định ,ghi nhận trong điều 48:”Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”
Hiến pháp 1980 được ban hành sau đó cũng đã khẳng định ,củng cố thêm vai trò của Quốc Hội. Điều 82 xác định :”Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Trong hiến pháp hiện hành - hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung 2001).Vai trò của Quốc Hội tiếp tục được nâng cao. Điều 84 chỉ rõ :”Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “.
Như vậy vị trí,tính chất của Quốc Hội luôn luôn được ghi nhận trong hiến pháp.
2. Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Quốc Hội là cơ quan đai biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện như sau:
2.1. Quốc Hội là cơ quan nhà nước duy nhất ở Việt Nam do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc bầu cử :phổ thông ,bình đẳng ,trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Ngày 6/1/1946 cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khoá I đã diễn ra trong cả nước ,hơn 90% cử tri cả nước đã đi bầu cử những đại biểu chân chính của mình vào Quốc Hội khoá I . 333 đại biểu khắp ba miền Bắc – Trung- Nam tượng trưng cho khối đoàn kết toàn dân đã được bầu vào Quốc Hội khoá I (1946-1960).Quốc Hội các khoá sau đó như:Quốc Hội khoá II (1960-1964),Quốc Hội khoá III(1964-1971),Quốc Hộ khoá IV (1971-1975),Quốc Hội khoá V (1975-1976),Quốc Hội khoá VI (1976-1981),Quốc Hội khoá VII (1981-1987),Quốc Hội khoá VIII (1987-1992),Quốc Hội khoá IX(1992-1997). Quốc Hội khoá X(1997-2002),Quốc Hội khoá XI (2002-2007) cũng được hình thành thông qua con đường bầu cử.Quốc Hội khoá XII (2007-2011) được nhân dân bầu ra vào tháng 5 năm 2007. Ngày 20/5/2007 công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp không có quyền bầu cử ) đã tham gia bầu cử đại biểu Quốc Hội khoá XII .Theo thống kê đã có 56.252.543 cử tri đi bầu cử .Tỷ lệ cư tri đi bỏ phiếu đạt 99,64%. Cử tri cả nước đã bầu được 493 đại biểu trong tổng số 876 ứng cử viên vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Do đó Quốc Hội nước ta là Quốc Hội của dân,là đại diện cho nhân dân.
2.2. Quốc Hội nước ta có cơ cấu thành phần đa dạng.
Quốc Hội Việt Nam bao gồm các đại biểu đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo. Cơ cấu thành phần này thể hiện sự đoàn kết rộng rãi các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Như tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định“ các đại biểu trong Quốc Hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào cả mà là đại diện cho toàn thể quốc dân Việt Nam”, “Quốc Hội là tiêu biểu cho ý chí thống nhất của dân tộc, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi”. Nhìn vào cơ cấu thành phần của Quốc Hội khoá XII (2007-2012) ta sẽ thấy được tính đại biểu cho nhân dân của Quốc Hội . Trong số 493 người trúng cử đại biểu Quốc Hội có 153 người do trung ương giới thiệu ,340 người do các địa phương giới thiệu, có 473 người (95,94%) có trình độ đại học trở lên, dân tộc thiểu số: 87 người(17,65%), đại biểu là phụ nữ có 127 người( 25,76%), đại biểu trẻ tuổi( dưới 40 tuổi): 68 người( 8,72%), đại biểu khoá XI tái cử: 136 người(27,59%),đại biểu các khoá trước tái cử12 người( 2,43%), tôn giáo: 14 người( 2,84%)trong đó có 6 vị có chức sắc, đại biểu tự ứng cử 1 người( 0,20%)
2.3. Đại biểu Quốc Hội phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cử tri cả nước.
Mối quan hệ giữa đại biểu giữa đại biểu Quốc Hội với cử tri cả nước là mối quan hệ ràng buộc hai chiều. các đại biểu quốc Hội khi được nhân dân lựa chọn làm người đại diện cho mình tại Quốc hội phải có trách nhiệm gần gũi với nhân dân,lắng nghe những ý kiến của nhân dân,phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Mội việc mà đại biểu Quốc Hội quyết định đều phải xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân. Điều 8,hiến pháp 1992 quy định:”các cơ quan nhà nước ,cán bộ,viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân,tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân,lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan lieu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng “.
Nhân dân cả nước giám sát mọi hoạt động của Quốc Hội và đại biểu Quốc Hội thông qua việc Quốc Hội phải đảm bảo cho nhân dân theo dõi quá trình làm việc của Quốc Hội. Chương I, điều 1 văn bản hướng dẫn chất vấn đại biểu Quốc Hội quy định: “trong khoảng 20 ngày kể từ sau ngày bế mạc kỳ họp Quốc Hội, đại biểu Quốc Hội có trách nhiệm tiếp xúc với cử tri ở địa phương mình ứng cử để báo cáo kết quả kỳ họp Quốc Hội và kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri.
Mỗi năm một lần, vào cuối năm kết hợp với việc tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc Hội phải báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra mình về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc Hội và thực hiện chương trình hoạt động của mình đã hứa trước cử tri”.
Các phiên họp thường kỳ , các buổi chất vấn và trả lời chất vấn phải được thông tin tới người dân thông qua báo chí , truyền hình. Hiện nay các kỳ họp của Quốc Hội đã được đài truyền hình Việt Nam đưa tin trực tiếp tới nhân dân trên sóng VTV1 để nhân dân mọi miền đất nước như biên giới, hải đảo vùng sâu vùng xa đều theo dõi, nắm bắt được hoạt động của Quốc Hội , đại biểu Quốc Hội mà mình bầu ra.
3. Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Tính quyền lực cao nhất của Quốc Hội được cụ thể hoá thành các chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Quốc Hội. Điều 83, hiến pháp 1992( sửa đổi bổ sung năm 2001) đã chỉ rõ Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có 3 chức năng : lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt đông của nhà nước.
3.1 Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thông qua luật và sửa đổi luật.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước do Quốc Hội ban hành. Đạo luật này quy định các vấn đề quan trọng về quyền lực nhà nước về chế độ chính trị, chế độ văn hoá... để một bản hiến pháp được sửa đổi hoặc thông qua thì phải được 2/3 số đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành. Hiến pháp mang tính cương lĩnh, nền tảng các bộ luật, văn bản luật khác đều phải dựa trên những quy định của hiến pháp. Có thể nói hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý sau hiến pháp. Kế hoạch xây dựng luật của Quốc Hội thường được xác định vào kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khoá đó. Một dự án luật muốn được thông qua phải được tiến hành theo trình tự sau : thứ nhất : trình bày dự án luật ra trước Quốc Hội .Thứ hai: thuyết trình thẩm tra các dự án luật. Thứ ba: thảo luận các dự án.Thứ tư: biểu quyết để thông qua các dự án. Quốc Hội khoá XII kỳ họp thứ 8 đã thông qua được 9 dự án luật: luật thuế bảo vệ môi trường , luật thanh tra (sửa đổi), luật tố tụng hành chính, luật viên chức, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, luật khoáng sản( sửa đổi), luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật bầu cử đại biểu Quốc Hội và hội đồng nhân dân .Hiến Pháp và luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Dảng đã được nhà nước thể chế hóa và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ nước ta. Các quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải dựa vào Hiến Pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội .
3.2. Quốc Hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc Hội quyết định gồm có:
Quyết định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Quốc Hội bầu miễn nhiệm bãi nhiệm chủ tịch nước, phó chủ tịch nước, chủ tịch Quốc Hội và các uỷ viên ban thường vụ Quốc Hội, thủ tướng chính phủ , chánh án toàn án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của chủ tịch nước về thành lập hội đồng quốc phòng và an ninh ; phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiêm bãi nhiệm cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ. Quốc Hội khoá XII kỳ họp thứ nhất đã bầu ra chủ tịch quốc hội là đồng chí Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Nguyễn Minh Triết được bầu giữ chức vụ chủ tịch nước phó chủ tịch nước là đồng chí Nguyễn Thị Doan. Với đa số phiếu thuận ngày 31 tháng 7 năm 2007 Quốc Hội đã thông qua cơ cấu chính phủ mới gồm 5 phó thủ tướng và 22 bộ, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được đại biểu Quốc Hội bầu giữ chức vụ thủ tướng chính phủ.
Trong lĩnh vực kinh tế xã hội, Quốc Hội quyết định các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách dân tộc , chính sách tôn giáo,quyết định đại xá,hàm cấp trong các lực lượng vũ trang...trong chính sách phát triển kinh tế của nước ta hiện nay kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển... Nhờ có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn mà hiện nay kinh tế việt nam phát triển mạnh đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
Ngoài ra Quốc Hội còn quy định về tình trạng khẩn cấp , các biện pháp đặc biệt khác để bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. Trong đối ngoại , quốc hội phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia.
3.3. Chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
Quốc Hội thực hiện chức năng nay nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà nước đúng pháp luật vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng ,dân chủ văn minh. Quốc Hội giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước thông qua việc xét báo cáo công tác của các chủ thể trong bộ máy nhà nước như: báo cáo của chủ tịch nước ,uỷ ban thường vụ Quốc Hội ,chính phủ. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá XII(tháng10 năm 2010) Quốc Hội đã xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan nhà nước, báo cáo công tác của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, báo cáo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.... Bên cạnh đó trong các kỳ họp Quốc Hội đại biểu Quốc Hội có quyền chất vấn các chủ thể trong bộ máy nhà nước. Người bị chất vấn phải trả lời truớc Quốc Hội về những vấn đề mà đại biểu Quốc Hội đã đặt ra. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc Hội có thể quyết định cho trả lời trước uỷ ban thường vụ Quốc Hội hoặc tai kỳ họp sau của Quốc Hội hoặc cho trả lời bằng văn bản. Đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị chủ tịch Quốc Hội đưa ra thảo luận trước Quốc Hội hoặc uỷ ban thường vụ Quốc Hội. Qua 3 ngày chất vấn trong kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa XII các đại biểu Quốc Hội đã chất vấn chính phủ một loạt vấn đề nóng được công luận quan tâm như: dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên, vấn đề triển khai gói kích cầu, các dự án lấy đất nông nghiệp làm sân golf.
Không những thế Quốc Hội còn thực hiện quyền giám sát của mình trong một số lĩnh vực khác như kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá XII Quốc Hội đã giám sát chuyên đề về thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vưc liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cái cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn hiện nay thời kỳ đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới ,hội nhập kinh tế quốc tế . Vai trò của Quốc Hội là rất quan trọng. Để xứng đáng với vị trí là cơ quan đại diên cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc Hội nước ta cần nhận ra được những hạn chế trong hoạt đông của mình. Từ đó đưa ra được các biện pháp để nâng cao chất lượng của kỳ họp Quốc Hội, cũng như hoạt động của các cơ quan khác thuộc Quốc Hội (ủy ban thường vụ Quốc Hội, ủy ban dân tộc,..)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà nội, giáo trình luật hiến pháp Việt Nam Nxb.CAND, Hà Nội ,2008,2009
Khoa luật – đại học quốc gia Hà Nội, giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb.ĐHQG,Hà Nội, 2005
Hiến pháp Việt Nam năm 1946,năm 1959,năm 1980, năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001)
Luật về tổ chức Quốc Hội
Luật về hoạt động giám sát của Quốc Hội
60 năm Quốc hội Việt nam
MỤC LỤC
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Quốc Hội Việt Nam qua các bản Hiến Pháp 2
2. Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. 2
2.1. Quốc Hội là cơ quan nhà nước duy nhất ở Việt Nam do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc bầu cử :phổ thông ,bình đẳng ,trực tiếp và bỏ phiếu kín. 3
2.2. Quốc Hội nước ta có cơ cấu thành phần đa dạng. 3
2.3. Đại biểu Quốc Hội phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cử tri cả nước. 4
3. Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. 5
3.1 Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thông qua luật và sửa đổi luật. 5
3.2 Quốc Hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. 6
3.3 Chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. 7
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9