Theo đà phát triển của thế giới, thế kỷ 21 là một thế kỷ của “Toàn cầ u
hoá” cho nên Việt Nam phải chủ động hội nhập cùng với thế giới. Việc
hội nhập với thế giới không chỉ riêng về phát triển kinh tế mà còn nhằ m
vào phát triển văn hoá và xã hội mà trong đó, giáo dục là phần chủ yếu vì
giáo dục nhằm vào việc đào tạo một thế hệ rường cột để xây dựng nước
nhà.
Bên cạnh đó, nếu đánh giá đúng đắn về chất lượng giáo dục của Việt nam
so với các quốc gia khác trong cùng khu vực thì giáo dục Việt Nam vẫ n
đang ở mức thấp so về kết quả học tập và kỹ năng thực tế của sinh viên.
Thực sự, có một khoảng cách rất lớn cũng như một sự khác biệt rất rõ
ràng trong trình dộ và trong cùng lức tuổi của học sinh.
Cuối năm 2006, VN chính thức gia nhập WTO. Đối với ngành giáo dục,
khi gia nhập WTO, Việt Nam phải trang bị cho mình để đủ tiêu chuẩ n
theo yêu cầu của WTO và để đáp ứng được các điều kiện trong nước.
7 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quốc tế hoá giáo dục những tồn tại cần khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sư phạm
Lớp Nghiệp vụ Sư phạm-T7&CN
Cao đẳng-Đại học
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
MÔN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM & THẾ GIỚI
Đề tài
QUỐC TẾ HOÁ GIÁO DỤC
NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC
Giáo viên: TS. HỒ VĂN LIÊN
Học viên: NGUYỄN THỊ HOÀNG
Tháng 10-2009
I. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA QUỐC TẾ HOÁ GIÁO DỤC:
1. Mục đích của việc quốc tế hoá giáo dục:
Theo đà phát triển của thế giới, thế kỷ 21 là một thế kỷ của “Toàn cầu
hoá” cho nên Việt Nam phải chủ động hội nhập cùng với thế giới. Việc
hội nhập với thế giới không chỉ riêng về phát triển kinh tế mà còn nhằm
vào phát triển văn hoá và xã hội mà trong đó, giáo dục là phần chủ yếu vì
giáo dục nhằm vào việc đào tạo một thế hệ rường cột để xây dựng nước
nhà.
Bên cạnh đó, nếu đánh giá đúng đắn về chất lượng giáo dục của Việt nam
so với các quốc gia khác trong cùng khu vực thì giáo dục Việt Nam vẫn
đang ở mức thấp so về kết quả học tập và kỹ năng thực tế của sinh viên.
Thực sự, có một khoảng cách rất lớn cũng như một sự khác biệt rất rõ
ràng trong trình dộ và trong cùng lức tuổi của học sinh.
Cuối năm 2006, VN chính thức gia nhập WTO. Đối với ngành giáo dục,
khi gia nhập WTO, Việt Nam phải trang bị cho mình để đủ tiêu chuẩn
theo yêu cầu của WTO và để đáp ứng được các điều kiện trong nước.
2. Mục tiêu:
Vì giáo dục là một trong những thành tố quyết định sự phát triển của con
người và nhằm vào mục đích xây dựng mối quan hệ với các nước khác, Việt
Nam cần phải xác định mục tiêu của nình trong việc hợp tác với nước ngoài
về hội nhập về văn hoá và giáo dục. VN cần phải xác định:
Mục đích xây dựng mối quan hệ phù hợp với nền giáo dục trong nuớc và
nền giáo dục hội nhập.
Chất lượng giáo dục Việt nam phải ngang tầm với các nước khác trong
cùng khu vực.
Xây dựng một mô hình công dân toàn cầu, có thể sống và làm việc bất kỳ
nơi đâu, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, thông thạo ngoại ngữ, đầy đủ
kiến thức.
Tăng cường hợp tác với nước ngoài trong việc giảng dạy nhằm vào việc
vừa thỏa mãn nhu cầu học tập của mọi người vừa nhằm vào việc đào tạo
một tầng lớp công dân có trình dộ, có ý thức trách nhiệm, và có tư duy
độc lập.
II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC ĐỐI VỚI VIỆC
QUỐC TẾ HOÁ GIÁO DỤC:
Sau những năm mở cửa đón nhận và thực hiện các chương trình hợp tác
quốc tế về giáo dục, ngành giáo dục Việt Nam đã đạt được một số thành
quả và có một bước tiến trong việc nâng cao tri thức, kiến thức và kỹ năng
cho các tầng lớp học sinh và sinh viên nói riêng và tất cả những người đi học
nói chung.
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặï¨t của nó. Quốc tế hoá giáo dục
cũng vậy. Bên cạnh những thành tựu, việc quốc tế hoá cũng đã lộ ra rất
nhiều hạn chế mà nếu không sớm khắc phực, hậu quả sẽ trở nên nghiêm
trọng và việc xử lý sẽ không đơn giản.
1 Những tồn tại trong việc quốc tế hoá giáo dục:
i. Về liên kết đào tạo: bên cạnh ưu điểm, việc liên kết trong đào tạo còn
nhiều bất cập như:
Chưa giám sát được các dự án đầu tư giáo ducï quốc tế tại VN, chưa
đánh giá chính xác về tầm cỡ của các dự án dó, cơ sở vật chất chưa
đầy đủ.
Thiếu xác minh nguồn vốn của đối tác. Thiếu thông tin về khả năng
chuyên môn cũng như khả năng tài chính của đối tác. Không có
nguồn hoặc nguồn thông tin không chính xác, thiếu dộ tin cậy.
Phát triển quá nhanh làm phát sinh nhiều bất cập như chất lượng đào
tạo, quản lý, giảøng dạy, thành phần giáo viên… Sự gia tăng nhanh
chóng về số lượng trường quốc tế, hay nói chung là trường học có yếu
tố nước ngoài, khiến cho chất lượng giảng dạy không đảnm bảo,
không xác định được thành phần và đội ngũ giáo viên, thiếu bộ phận
chuyên môn đủ khả năng để nhận xét và đánh giá chất lượng.
Tầm nhìn chiến lược chưa hoàn chỉnh, thiếu cơ chế quản lý. Chưa
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chưa chú trọng đến đánh gía và tự
đánh giá. Các trường quốc tế hiện nay chỉ đơn thuần là dạy học
những môn phổ thông và ngoại ngữ là chủ yếu, Ngoài ra, một số
trường quốc tế để chuyên dạy cho con em người nước ngoài đang làm
việc tai TPHCM nên việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học chua
được quan tâm và đẩy mạnh. Học sinh chủ yếu là học theo chương
trình của nhà trường mà hiện nay, việc kiểm tra và đánh giá chất
lượng chương trình vẫn chưa chặt chẽ và hiệu qủa.
Chưa hệ thống hoá các loại văn bằng, tạo sự chênh lệch về giá trị và
giá trị sử dụng của văn bằng. Trừ những chứng chỉ đánh giá trình độ
học sinh về ngoại ngữ đã được công nhận chính thức theo từng quoấ
gia (Td. TOEIC, TOEFE là của các trường thuộc khu vực châu Aâu
và châu Mỹ, IELTS là hệ thống trường của Uùc), các loại văn bằng
khác vẫn chưa được hệ thống, tạo sự chênh lệch về giá trị của văn
bằng cũng như sự sử dụng của văn bằng đó trên thế giới.
Nghiêng về phần kinh doanh, thu học phí cao. Một số trường khi
nâng lên chữ “Quốc tê’” thì tự động nâng học phí trong khi cơ sở vật
chất thì không có và không dủ tiêu chuẩn theo yêu cầu. Ngoài ra, việc
du học dễ dàng, học bổng được cấp nhiều và rộng rãi, thu hút nhân tài
cho phía nước ngoài, xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám mà hiện
nay, ta chưa có chế độ đãi ngộ đúng mức đối với những người có trình
độ cao khiến cho du học sinh đi nhiều về ít.
ii. Về xây dựng chương trình:
Chưa chủ động trong chương trình, chưa xác định rõ chuyên môn phù
hợp. Mỗi trường tự quảng cáo cho mình một chương trình riêng, các
cơ quan giáo dục Việt Nam thực sự chưa kiểm tra hay quản lý tất cả
các chương trình đó. Ngoài ra, mỗi nơi đều có một số giáo viên cơ
hữu và giáo giêng dạy theo giờ, Do đó, ta chưa thể kiểm soát hết khả
năng và kỷ năng của giáo viên gây ra sự sai lệch trong tiếp thu của
học sinh.
Thiếu chuyên môn về lập dự án và thiếu dự báo phát triển lâu dài.
Chính sự phát triển tràn lan mà một số trường mang danh nghĩa quốc
tế sau khi hoạt động một vài tháng, một vài năm, đã lẳng lặn đóng
của, để lại các em học sinh giữa dòng mà các cơ quan chức năng phải
đau đầu xử lý. Khi lên kế hoạch thành lập nhà trường, ta không chú ý
đến dự báo phát triển của trường dó.
Hợp tác không đúng chức năng và chuyên môn giữa các khoa, ngành.
iii. Về hệ thống pháp lý:
Năng lực cán bộ còn hạn chế, thiếu ngoại ngữ để giao tiếp và kiểâm
tra. Muốn kiểm tra và điều hành tốt, người cán bộ quản lý phải có đủ
năng lực và có ngoại ngữ tốt . Thiếu ngoại ngữ sẽ phát sinh ra tâm lý
mặc cảm, ngại nói, ngại tiếp xúc.
Nặng về nguyên tắc hành chính, thiếu năng động, còn giữ tính bao
cấp, không sâu sát trong chuyên môn, không quan tâm đến kết quả
thưcï tế mà chỉ kiểm tra theo dõi theo báo cáo giấy.
Chưa xây dựng chính sách thích hợp để cán bộ tham gia nghiên cứu
khoa học. Trong khi giáo dục đã mở cửa một thời gian khá lâu, ta vẫn
chưa có một chính sách thích hợp để các cán lộ tham gia mà mọi
chương trình phó thác cho phía nước ngoài. Ngay cả một đại học tại
Việt nam mang danh nghĩa trường Quốc tế, ban giám hiệu nhà trường
tự ý sắp đặt một số môn gọi là quốc tế trong khi thực chất chỉ là
những môn rất bình thường, không mang tính học thuật, không mang
tính khoa học và thiếu cán bộ chuyên trách môn đó.
Không nắm vững hệ thống văn bản pháp qui để quản lý và tiếp nhận
dự án. Cán bộ quản lý thiếu kiến thức về luật pháp không phải là ít.
Những cán bộ tham gia công tác quản lý và kiểm tra các trường quốc
tế phải nắm vững các văn bản pháp luật để có cơ sở kiểm tra, thẩm
định các dự án về mặt pháp luật, pháp qui.
2. Hướng khắc phục và giải pháp thực hiện:
Trước mắt, để việc quốc tế hoá đi đúng hướng và đạt hiệu quả, cần phải:
Có một chương trình hợp tác cụ thể, về phương thức hợp tác, về phương
thức đào tạo, về phương thức liên kết… , hợp tác với các trường nước
ngoài, trao đổi sinh viên, trao đổi giáo viên, trao đổi các chuyển giao phát
minh, sở hữu trí tuệ…
Lấy người học làm trọng tâm, hợp tác trao đổi về nội dung đào tạo, kinh
nghiệm đào tạo và tạo sự tương đồng và bình đảng trong giáo viên và
học sinh.. Để thực hiện được việc trao đổi như trên, ta cần phải liên kết
với các trường, liên kết bán phầøn, toàn phần, xây dựng chương trình đào
tạo từ xa, du học tại chỗ, cấp học bỗng hoặc tài trợ….
Phân định rõ những loại bằng cấp khác nhau, bằng được cấp và công
nhận tại nước ngoài, bằng được cấp tại Việt Nam, giá trị và giá trị sử
dụng của bằng cấp…
Cần định hướng giáo dục về con người, môi trường, về phương pháp dẫn
đến xác định mục tiêu, chất lượng, uy tín nhà trường. Giáo dục con em
trong việc hoà nhập mà không hoà tan.
Qui định Luật giáo dục, thị trường hoá giáo dục và sự điều tiết của nhà
nước, ngăn ngừa tiêu cực trong các trường quốc tế tại VN hiện nay. (Td:
ĐH Hồng bàng),
Tư doanh hoá trường công, xây dựng tập đoàn trường học và liên kết đào
tạo trường nghề,
Nhà nước phải hỗ trợ và có chiến lược vĩ mô, tránh trường hợp cấp giấy
phép đại trà gây ra thiếu kểim soát. Nhà nước phải bảo đảm các chính
sách và chế độ cho các trường học có yếu tốâ nước ngoài hoạt động tốt
và đúng pháp luật Tránh thay đổi văn bản, qui định liên tục và nên sửa
dổi các văn bản cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Hợp tác chặt chẽ với trường nước ngoài trong việc xây dựng chương
trình, trao đổi sinh viên, trao đổi chuyển giao phát minh, thay đổi
phương pháp dạy và học, lấy người học làm trọng tâm, trao đổi kinh
nghiệm giữa các giáo viên và ban lãnh đạo.
KẾT
Quản Tử nói: “Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch 10 năm
không gì bằng trồng cây, kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người” cho
nên giáo dục con người là phải qua một quá trình xuyên suốt. Do đó, ta cần
phải có một kế hoạch tầm vĩ mô trong việc hợp tác với nước ngoài trong
giảng dạy để nâng tầm của Việt Nam lên ngang với nước ngoài. Theo kết
quả của các cuộc thi Olympic quốc tế, Việt nam luôn đạt huy chương vàng,
nhưng, kết quả và kỷ năng thực tiễn của học sinh Việt Nam vẫn còn rất thấp.
Ơ’ các mặt hoạt động khác của Việt nam, thể thao chẳng hạn, VN đã dần
dần được nêu tên lên bảng xếp hạng và thoát được những mặt cảm thua kém
với nước người thì, giáo dục Việt nam cũng vậy, ta sẽ ngang tầm với thế giới
trong một thời gian không xa.
******************
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Về khuôn mặt mới của giáo dục Đại học VN (GS Phạm Phụ)
2) Đại học VN trong trào lưu hợp tác và hội nhập quốc tế (Phạm Chí
Dũng)
3) Báo Người Lao động Online
4) Báo Lao Động Online
5) Báo Dân trí Online
6) Website Bộ Giáo dục